• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

DOANH NGHIỆP NHỎ CHỌN SEO HAY GOOGLE ADS TRƯỚC?

Trước khi đầu tư quảng bá website, chúng ta luôn băn khoăn sau khi thực hiện, kết quả nhận được sẽ như thế nào? Có hiệu quả hay không? Liệu nó sẽ tốt hơn lên, hay là dậm chân tại chỗ?

Trong bài viết này, IMASO VN đề cập đến hai giải pháp quảng bá website nổi tiếng nhất là SEO từ khóa và Google Ads. Cùng là hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google, nhưng cách thức hoạt động hoàn toàn khác. Với chiến lược hiện có, vậy doanh nghiệp nên lựa chọn như thế nào?

1. So sánh giữa SEO và Google Ads

Trước khi bắt đầu so sánh giữa SEO và Google Ads, bạn cần nhớ về mục đích ban đầu là tăng lượt truy cập cho website. Từ đó, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Và dù bạn sắp chọn SEO, Google Ads hay kết hợp cả hai, thì website vẫn đang là trung tâm cần được đầu tư đúng chiến lược.

a. Sự xuất hiện

Các website chạy Ads sẽ được hiển thị ở 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí ở cuối trang kết quả tìm kiếm trên Google. Dưới 4 vị trí này mới là 10 vị trí của những website làm SEO. Bạn cũng có thể nhận biết các website đang chạy quảng cáo bằng các ký hiệu Ad hoặc Qc.


Vậy với cách hiển thị này, các website chạy quảng cáo sẽ tiếp cận đầu tiên với khách hàng tiềm năng.

b. Thời gian hiện lên Google

Với Ads, dù website bạn xấu đẹp thế nào, chỉ cần trả phí đều được xuất hiện ngay trên Google. Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị một cách nhanh chóng. Nhưng ngay khi bạn hết tiền, website cũng sẽ ngay lập tức không còn được hiển thị nữa.

Với SEO thì khác, bạn cần nỗ lực để lên được top, bao gồm:

  • Thân thiện với Google.
  • Trải nghiệm người dùng tốt.
  • Hiển thị chuẩn trên thiết bị di động.
  • Nội dung chất lượng và không được copy từ nguồn khác.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung mới lẫn tối ưu nội dung cũ.
  • Được nhiều site công nhận và trỏ link tới.
  • ….
Khi làm SEO bạn cần có một quá trình tối ưu trong vòng ít nhất 6 tháng để website lên top. Nhưng khi bạn không tiếp tục làm SEO nữa, thì website không ngay lập tức bị mất đi trên kết quả tìm kiếm. Website của bạn sẽ rớt top dần nếu có các đối thủ khác mạnh hơn đẩy bạn xuống. Trong trường hợp website của bạn có đủ nội lực vẫn có thể duy trì được vị trí top của mình.

c. Về chi phí

Với Ads hết tiền là hết hiện. Chi phí đối với Google Ads được tính trên mỗi lượt click vào quảng cáo. Khi có người dùng click vào website của bạn, bạn sẽ bị trừ một khoản phí.


Với SEO thì ngược lại, chi phí được tính theo số lượng từ khóa. Khi từ khóa lên top bạn sẽ phải trả phí cho người làm SEO. Nhưng bù lại, bao nhiêu người click cũng được. Số lượng click càng nhiều càng có lợi cho bạn. Lúc đó website được đánh giá tốt và có thêm người liên hệ mua hàng.

d. Về rủi ro

SEO hay Google Ads luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Như bạn đã biết, quảng cáo Google tính phí dựa trên lượt click. Do đó, trong trường hợp nhà quảng cáo không kiểm soát được tình trạng click tặc thì bạn có thể tốn kém nhiều chi phí.

Còn riêng với SEO, rủi ro dành cho các nhà đầu tư là có thể sau 6 tháng tối ưu website vẫn chưa lên top.

Các rủi ro này được IMASO VN nêu ra không phải để khiến các chủ website lo lắng. Mà điều đó nhằm giúp bạn hiểu và biết cách lựa chọn các đơn vị uy tín hợp tác để có thể giảm thiểu các rủi ro này.

2. Vậy nên sử dụng cái nào?

IMASO VN không bắt buộc khách hàng phải lựa chọn giữa SEO và Google Ads. Mà bạn có thể linh động và kết hợp cả hai.

SEO là công việc cần có thời gian và phải duy trì liên tục. SEO thường được sử dụng trong chiến lược đường dài của doanh nghiệp. Do đó, những lúc từ khóa chưa lên top, hoặc đang cần triển khai một đợt khuyến mãi nào đó gấp rút hơn. Bạn nên khéo léo kết hợp với quảng cáo Ads cho chiến lược ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngân sách của các doanh nghiệp có hạn và buộc phải có sự lựa chọn. Doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược hiện tại là trong ngắn hạn hay dài hạn để đưa ra quyết định.

3. Website mới thiết kế nên dùng SEO hay Ads?


Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ website quan tâm. Nhiều người vẫn nghĩ là website mới chỉ nên làm Ads. Vì quá mới, chưa có một độ “chín” nhất định để Google đánh giá, nên làm SEO cũng không có nhiều tác dụng. Và họ thường chờ khoảng 3 tháng trở lên mới làm.


Đó cũng là một khía cạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tiếp nhận website của khách hàng và chiêm nghiệm, IMASO VN phát hiện ra một vấn đề lớn.

Đa số sau khi thiết kế website, chủ doanh nghiệp không đầu tư làm SEO ngay, dẫn đến việc phát triển website không chuẩn SEO, nội dung bài viết thiếu chất lượng, không được tối ưu… khiến cho Google đánh giá thấp website.

Đến khi quyết định làm SEO, lại phải tốn nhiều công sức sửa chữa sai lầm cũ, chờ Google cập nhật lại thông tin mới, làm thời gian bị kéo dài ra nhiều.

Do đó chúng tôi có lời khuyên website mới vẫn nên làm SEO ở một mức độ nhất định, để mọi thông tin nội dung đều được tối ưu ngay từ đầu, thì khi đẩy top từ khoá sẽ nhanh hơn rất nhiều. Trong lúc đó, có thể chạy Ads để tạo ra những lượng truy cập đầu tiên cho website.

Thậm chí, triển khai SEO giúp tối ưu chất lượng trang đích còn có tác động tốt đến điểm chất lượng quảng cáo.

4. Làm sao có hiệu quả từ SEO hay Ads?


Dù bạn chọn SEO hay Google Ads, điều tôi muốn bạn lưu ý thêm là làm sao để có được hiệu quả từ nó.

Rất nhiều người mắc sai lầm khi sử dụng link trang chủ chạy quảng cáo Ads hay chọn những từ khoá chung chung để làm SEO.

Có một sự thật là người dùng Google có thể nhấn vào link website của bạn, nhưng không phải ai cũng liên hệ và mua hàng trong lần đầu tiên. Sau khi đã dẫn được traffic từ các công cụ SEO và quảng cáo, việc còn lại bạn cần làm là có các chiến lược Marketing phù hợp để dẫn dắt khách hàng và tạo nên chuyển đổi cuối cùng.
Share:

5 CÁCH ĐỂ CÓ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TỪ KHÁCH HÀNG

Hầu hết, các Marketer thành công đều nhận định rằng Marketing truyền miệng (word-of-mouth) là phương thức tiếp thị có hiệu quả vượt trội khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới. Khác với những quảng cáo thông thường, Marketing truyền miệng là những đánh giá của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định của những khách hàng tiềm năng. 


Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, nhận xét/đánh giá của khách hàng chính là phương thức truyền miệng kiểu mới. Mọi người tìm kiếm những đánh giá và tìm hiểu sản phẩm từ đó, cũng như dựa vào nó để quyết định mua sản phẩm. Vì thế, các đánh giá tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có khả năng lan truyền nhanh chóng và dẫn đến doanh số bùng nổ. Trong khi đó, những đánh giá tiêu cực lại có thể kìm hãm doanh số bán hàng và khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng về danh tiếng.

Có thể thấy rằng, để nhận được những đánh giá tuyệt vời của khách hàng không chỉ đơn giản là đưa sản phẩm ra thị trường và hy vọng, mà đó là một quá trình lên kế hoạch để lấy lòng người tiêu dùng một cách khéo léo. Trong bài viết này gợi ý những chiến thuật cụ thể mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, khiến họ sẵn sàng để lại một đánh giá tích cực cho sản phẩm.

Tại sao mọi người lại nhìn vào đánh giá trực tuyến?



Thông thường, có bốn lý do để một người tìm đọc những đánh giá trực tuyến: 


1. Để có được bằng chứng xã hội (social proof) từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ trước đó. 

2. Tìm hiểu về sản phẩm họ đang mua 

3. Giảm khả năng mua phải hàng không tốt 

4. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và hạn chế của sản phẩm 

Đương nhiên, mục đích của bất kỳ nhãn hàng nào cũng là nhận được những đánh giá tích cực từ người tiêu dùng và sử dụng chúng để thúc đẩy doanh số bán hàng trên các nền tảng trực tuyến. Dưới đây là 5 chiến thuật giúp bạn có thể áp dụng để đạt được mục đích của mình. 
Xem thêm: 03 chiến thuật giúp tăng doanh thu dịp cuối năm

1. Yêu cầu đánh giá trên nhiều nền tảng

Bước đầu tiên đó là giúp khách hàng đánh giá sản phẩm một cách dễ dàng nhất trên các nền tảng. Nếu trong trường hợp khách hàng cảm thấy quá trình đánh giá này rắc rối và mất thời gian thì họ không sẵn sàng để lại những nhận xét tích cực cho doanh nghiệp. Vì vậy, các phương tiện truyền thông xã hội và trang web đánh giá của bên thứ ba là những nền tảng tuyệt vời để giúp giới thiệu thương hiệu và sản phẩm - dịch vụ của bạn với khách hàng bằng những nhận xét thiện chí.


Một số nền tảng hiệu quả nhất có thể kể đến là:
  • Mạng xã hội: LinkedIn, Facebook Business Page, Instagram, Manta, Youtube (tạo video và yêu cầu đánh giá bên dưới)
  • Google - sử dụng tính năng Google doanh nghiệp của tôi
  • Yellowpages - cung cấp thông tin doanh nghiệp theo từng lĩnh vực như một cuốn danh bạ trực tuyến
  • Foursquare - dịch vụ tìm kiếm và khám phá địa điểm mới trong lĩnh vực khách sạn - nhà hàng
Ngoài những nền tảng trên, còn có nhiều loại trang web đánh giá cho một sản phẩm cụ thể (niche site), tùy thuộc vào ngành bạn đang kinh doanh.

Một số ví dụ điển hình như TripAdvisor là trang web chuyên cung cấp những đánh giá liên quan đến du lịch hay mạng xã hội Foursquare chuyên dùng cho lĩnh vực khách sạn - nhà hàng. Bí quyết của tất cả nền tảng này là làm cho quá trình đánh giá đơn giản hơn nhờ vào việc phân loại sản phẩm - dịch vụ cụ thể. Chính vì thế, người truy cập có thể nhanh chóng thực hiện các đánh giá của mình.


2. Tận dụng tối đa website của doanh nghiệp 

Có thể nói website của doanh nghiệp là một công cụ đắc lực để có được đánh giá tuyệt vời của khách hàng. Việc bạn cần làm là tối ưu hoá trang web và các bài blog của mình, cho phép khách hàng để lại ý kiến nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên lập ra một chiến lược rõ ràng cho tất cả các kênh truyền thông và đảm bảo rằng website của bạn được tối ưu hoá cho cả thiết bị di động.


Còn nếu doanh nghiệp của bạn có một trang thương mại điện tử, bạn có thể xem xét thêm tùy chọn kiểm tra tin nhắn trực tiếp để nhận phản hồi tức thì từ khách hàng. Cách tiếp cận này sẽ thỏa mãn tâm lý muốn được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của người tiêu dùng, bằng cách giảm thời gian phản hồi tin nhắn và nâng cao dịch vụ khách hàng của công ty.
Xem thêm: 05 bước đột phá doanh số bán hàng từ trải nghiệm online

3. Thu hút đánh giá bằng email 

Đến với chiến thuật này, phương thức Inbound Marketing sẽ là cách để có được đánh giá tuyệt vời của khách hàng nhờ nội dung và sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể, sau khi giao dịch được thực hiện, bạn hãy gửi một email ngắn để yêu cầu đánh giá. Từ đây, bạn sẽ nhận được phản hồi trung thực nhất có thể bởi vì khách hàng cảm thấy như thể họ đang giao tiếp với nhà cung cấp. Với những đánh giá như vậy sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho sản phẩm - dịch vụ của mình trong trường hợp có nhiều đánh giá tiêu cực trong phản hồi từ khách hàng.


Ngoài ra, nếu bạn không muốn yêu cầu đánh giá hay lấy cảm nghĩ của khách hàng, thì có thể xem xét việc thêm vào email một đường link dẫn đến một cuộc khảo sát trực tuyến. Các cuộc thăm dò ý kiến và khảo sát như vậy được thiết lập khá dễ dàng và hệ thống có thể phân tích dữ liệu cho bạn. Với cách tiếp cận này, bạn có thể xác định thông tin thu thập được và doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu trên để tìm hiểu thêm về khách hàng của mình.


4. Khuyến khích quá trình đánh giá 

Trong trường hợp bạn nhận thấy rằng công ty không nhận được số lượng đánh giá như mong muốn hoặc bạn có ý định tặng quà cho khách hàng, hãy xem xét thêm các hình thức khích lệ quá trình thu thập đánh giá. Vì mọi người đều tin rằng thời gian của họ là quý giá, nên hãy cho họ lý do để thực hiện đánh giá cho sản phẩm - dịch vụ của bạn. Với các ưu đãi như phiếu giảm giá, thẻ quà tặng hay tổ chức các cuộc thi đều có thể khuyến khích quá trình đánh giá của khách hàng và thậm chí có thể làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi khách hàng quay lại và mua sắm lần nữa.

Công ty Birchbox là một ví dụ điển hình cho phương pháp khích lệ quá trình đánh giá. Cụ thể, Birchbox khuyến khích mọi người để lại nhận xét bằng cách cung cấp điểm Birch Points cho các khách hàng thân thiết. Kể từ năm 2010, thương hiệu này đã phát triển từ một công ty khởi nghiệp khiêm tốn về lĩnh vực làm đẹp và trở thành thương hiệu đứng vị trí thứ 6 trên thế giới có dịch vụ đăng ký phổ biến. Chắc chắn rằng, một phần của thành công này là nhờ các chương trình khuyến khích đánh giá dựa trên lòng trung thành của khách hàng.

5. Yêu cầu đánh giá đúng thời điểm



Yêu cầu khách hàng đánh giá vào đúng thời điểm sẽ giúp bạn tận dụng được nhiều lợi ích hơn từ quy trình này, góp phần cải thiện dịch vụ khách hàng của công ty. Cho dù đó là trên mạng xã hội, website của công ty hay trong email thì sự phản hồi đúng lúc cũng đều quan trọng. Một số trường hợp mà bạn có thể thực hiện các yêu cầu đánh giá: 

  • Sau khi khách hàng tích cực tương tác với thương hiệu
  • Sau khi khách đặt lại đơn hàng
  • Khi người dùng tag công ty trên các kênh social media
  • Khi bạn phát hiện người dùng dành nhiều thời gian trên trang web của công ty hoặc khi họ giới thiệu sản phẩm của bạn tới những khách hàng mới.
Chủ ý của phương pháp này là tiếp cận khách hàng khi họ đã cảm thấy thỏa mãn hoặc hài lòng và đương nhiên những đánh giá thương hiệu nhận được cũng sẽ tích cực hơn.

Tóm lại, trong quá trình kinh doanh sẽ không có công thức nào hoàn hảo để nhận được những đánh giá tuyệt vời của khách hàng. Nhưng doanh nghiệp vẫn có thể đạt được điều này nếu tham khảo các chiến thuật được giới thiệu phía trên, kết hợp với kế hoạch rõ ràng để thành công trong việc thu hút đánh giá của khách hàng cho sản phẩm của mình.
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99