• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

Hiển thị các bài đăng có nhãn SEO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SEO. Hiển thị tất cả bài đăng

DOANH NGHIỆP NHỎ CHỌN SEO HAY GOOGLE ADS TRƯỚC?

Trước khi đầu tư quảng bá website, chúng ta luôn băn khoăn sau khi thực hiện, kết quả nhận được sẽ như thế nào? Có hiệu quả hay không? Liệu nó sẽ tốt hơn lên, hay là dậm chân tại chỗ?

Trong bài viết này, IMASO VN đề cập đến hai giải pháp quảng bá website nổi tiếng nhất là SEO từ khóa và Google Ads. Cùng là hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google, nhưng cách thức hoạt động hoàn toàn khác. Với chiến lược hiện có, vậy doanh nghiệp nên lựa chọn như thế nào?

1. So sánh giữa SEO và Google Ads

Trước khi bắt đầu so sánh giữa SEO và Google Ads, bạn cần nhớ về mục đích ban đầu là tăng lượt truy cập cho website. Từ đó, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Và dù bạn sắp chọn SEO, Google Ads hay kết hợp cả hai, thì website vẫn đang là trung tâm cần được đầu tư đúng chiến lược.

a. Sự xuất hiện

Các website chạy Ads sẽ được hiển thị ở 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí ở cuối trang kết quả tìm kiếm trên Google. Dưới 4 vị trí này mới là 10 vị trí của những website làm SEO. Bạn cũng có thể nhận biết các website đang chạy quảng cáo bằng các ký hiệu Ad hoặc Qc.


Vậy với cách hiển thị này, các website chạy quảng cáo sẽ tiếp cận đầu tiên với khách hàng tiềm năng.

b. Thời gian hiện lên Google

Với Ads, dù website bạn xấu đẹp thế nào, chỉ cần trả phí đều được xuất hiện ngay trên Google. Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị một cách nhanh chóng. Nhưng ngay khi bạn hết tiền, website cũng sẽ ngay lập tức không còn được hiển thị nữa.

Với SEO thì khác, bạn cần nỗ lực để lên được top, bao gồm:

  • Thân thiện với Google.
  • Trải nghiệm người dùng tốt.
  • Hiển thị chuẩn trên thiết bị di động.
  • Nội dung chất lượng và không được copy từ nguồn khác.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung mới lẫn tối ưu nội dung cũ.
  • Được nhiều site công nhận và trỏ link tới.
  • ….
Khi làm SEO bạn cần có một quá trình tối ưu trong vòng ít nhất 6 tháng để website lên top. Nhưng khi bạn không tiếp tục làm SEO nữa, thì website không ngay lập tức bị mất đi trên kết quả tìm kiếm. Website của bạn sẽ rớt top dần nếu có các đối thủ khác mạnh hơn đẩy bạn xuống. Trong trường hợp website của bạn có đủ nội lực vẫn có thể duy trì được vị trí top của mình.

c. Về chi phí

Với Ads hết tiền là hết hiện. Chi phí đối với Google Ads được tính trên mỗi lượt click vào quảng cáo. Khi có người dùng click vào website của bạn, bạn sẽ bị trừ một khoản phí.


Với SEO thì ngược lại, chi phí được tính theo số lượng từ khóa. Khi từ khóa lên top bạn sẽ phải trả phí cho người làm SEO. Nhưng bù lại, bao nhiêu người click cũng được. Số lượng click càng nhiều càng có lợi cho bạn. Lúc đó website được đánh giá tốt và có thêm người liên hệ mua hàng.

d. Về rủi ro

SEO hay Google Ads luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Như bạn đã biết, quảng cáo Google tính phí dựa trên lượt click. Do đó, trong trường hợp nhà quảng cáo không kiểm soát được tình trạng click tặc thì bạn có thể tốn kém nhiều chi phí.

Còn riêng với SEO, rủi ro dành cho các nhà đầu tư là có thể sau 6 tháng tối ưu website vẫn chưa lên top.

Các rủi ro này được IMASO VN nêu ra không phải để khiến các chủ website lo lắng. Mà điều đó nhằm giúp bạn hiểu và biết cách lựa chọn các đơn vị uy tín hợp tác để có thể giảm thiểu các rủi ro này.

2. Vậy nên sử dụng cái nào?

IMASO VN không bắt buộc khách hàng phải lựa chọn giữa SEO và Google Ads. Mà bạn có thể linh động và kết hợp cả hai.

SEO là công việc cần có thời gian và phải duy trì liên tục. SEO thường được sử dụng trong chiến lược đường dài của doanh nghiệp. Do đó, những lúc từ khóa chưa lên top, hoặc đang cần triển khai một đợt khuyến mãi nào đó gấp rút hơn. Bạn nên khéo léo kết hợp với quảng cáo Ads cho chiến lược ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngân sách của các doanh nghiệp có hạn và buộc phải có sự lựa chọn. Doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược hiện tại là trong ngắn hạn hay dài hạn để đưa ra quyết định.

3. Website mới thiết kế nên dùng SEO hay Ads?


Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ website quan tâm. Nhiều người vẫn nghĩ là website mới chỉ nên làm Ads. Vì quá mới, chưa có một độ “chín” nhất định để Google đánh giá, nên làm SEO cũng không có nhiều tác dụng. Và họ thường chờ khoảng 3 tháng trở lên mới làm.


Đó cũng là một khía cạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tiếp nhận website của khách hàng và chiêm nghiệm, IMASO VN phát hiện ra một vấn đề lớn.

Đa số sau khi thiết kế website, chủ doanh nghiệp không đầu tư làm SEO ngay, dẫn đến việc phát triển website không chuẩn SEO, nội dung bài viết thiếu chất lượng, không được tối ưu… khiến cho Google đánh giá thấp website.

Đến khi quyết định làm SEO, lại phải tốn nhiều công sức sửa chữa sai lầm cũ, chờ Google cập nhật lại thông tin mới, làm thời gian bị kéo dài ra nhiều.

Do đó chúng tôi có lời khuyên website mới vẫn nên làm SEO ở một mức độ nhất định, để mọi thông tin nội dung đều được tối ưu ngay từ đầu, thì khi đẩy top từ khoá sẽ nhanh hơn rất nhiều. Trong lúc đó, có thể chạy Ads để tạo ra những lượng truy cập đầu tiên cho website.

Thậm chí, triển khai SEO giúp tối ưu chất lượng trang đích còn có tác động tốt đến điểm chất lượng quảng cáo.

4. Làm sao có hiệu quả từ SEO hay Ads?


Dù bạn chọn SEO hay Google Ads, điều tôi muốn bạn lưu ý thêm là làm sao để có được hiệu quả từ nó.

Rất nhiều người mắc sai lầm khi sử dụng link trang chủ chạy quảng cáo Ads hay chọn những từ khoá chung chung để làm SEO.

Có một sự thật là người dùng Google có thể nhấn vào link website của bạn, nhưng không phải ai cũng liên hệ và mua hàng trong lần đầu tiên. Sau khi đã dẫn được traffic từ các công cụ SEO và quảng cáo, việc còn lại bạn cần làm là có các chiến lược Marketing phù hợp để dẫn dắt khách hàng và tạo nên chuyển đổi cuối cùng.
Share:

4 BƯỚC ĐƠN GIẢN GIÚP GIẢM TỶ LỆ THOÁT TRANG (BOUNCE RATE) HIỆU QUẢ

Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) cao là một trong những vấn đề quen thuộc mà các digital marketer phải đối mặt. Đây là dấu hiệu cho thấy người đọc không tìm thấy những thông tin họ cần trên website của bạn, và đã đến lúc bạn cần đưa ra những biện pháp phù hợp để điều chỉnh tỷ lệ thoát trang về mức có thể chấp nhận được. Vậy làm thế nào để giảm bounce rate trên website? Hãy cùng iMaSo VN tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây nhé!

Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) là gì? 

Đây là chỉ số cho biết có bao nhiêu người truy cập vào website của bạn và thoát ra ngay lập tức (xem cách tính ở bên dưới).

Bounce rate cao không phải lúc nào cũng báo hiệu website của bạn có vấn đề. Giả sử, một người truy cập vào website của bạn để tìm kiếm địa chỉ hoặc thông tin giờ làm việc của công ty bạn, và sau khi tìm được thông tin họ liền thoát ra ngay. Hành động này không có gì bất thường. Tuy nhiên, mỗi lượt truy cập (visit) vào website của công ty đều có thể coi là một chuyển đổi (conversion) tiềm năng, và vấn đề sẽ xảy ra khi mọi người vào website của bạn, thoát ra và không trở thành khách hàng của bạn. Đây mới là điều bạn cần lưu ý, và nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu lý do vì sao mọi người lại thoát khỏi website của mình nhiều đến vậy. 

Bounce rate được tính như thế nào?

Bounce rate của một website là phần trăm số người truy cập vào website và không có thêm bất kỳ hành động nào trên website đó (ví dụ như điền form thông tin, click sang trang khác, mua hàng, v.v…). Nói cách khác, bounce rate thể hiện lượt xem trên 1 trang duy nhất của website (single-page view). Bounce Rate được tính theo công thức sau.




Như vậy, nếu một website có tổng lượt truy cập là 100, trong đó có 40 lượt thoát trang, bounce rate sẽ là 40%.

Để tìm kiếm thông tin về bounce rate, hầu hết digital marketers sử dụng Google Analytics (GA). GA sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bounce rate trên từng trang của website và bounce rate trung bình trên toàn bộ website.  Ngoài ra, GA còn cung cấp thông tin về các metric như:

  • Số người truy cập vào website của bạn (Number of visitors)
  • Số trang trung bình được theo dõi trên một lượt truy cập (Average pages per visit)
  • Thời gian ở lại trên trang (Time on site)

Bạn cần lưu ý xem xét tất cả các metric này với nhau thay vì xem từng metric riêng lẻ. Ví dụ: nếu thời gian truy cập trung bình trên website (average time on site) cao và bounce rate cao, điều đó có nghĩa là hầu hết mọi người vào website đều tìm được những thông tin họ cần mà không cần phải điều hướng thêm. Nếu website của bạn có nhiều nội dung chất lượng và có thông tin liên hệ, người truy cập có thể gọi điện trực tiếp cho công ty bạn. Lúc này, dù bounce rate cao nhưng website vẫn thành công. Còn nếu bounce rate cao và website của bạn có rất ít tương tác của khách hàng, bạn cần tìm cách giảm bounce rate. 

Bounce Rate ở mức bao nhiêu là tốt? 

Hầu hết các website có bounce rate nằm trong khoảng 26% đến 70%. Infographic dưới đây cho thấy bounce rate trung bình theo từng ngành hàng. Theo như phân tích, bounce rate là một chỉ số thể hiện tính chủ quan của người truy cập. Do đó, mục tiêu của bạn là giữ bounce rate của website ở mức càng thấp càng tốt, đồng thời tăng conversion rate cho website của mình.


Tuy nhiên, trên thực tế, khi đọc các tín hiệu về bounce rate, nhiều digital marketers không biết khi nào bounce rate cao là bình thường, khi nào là bounce rate cao là bất thường. Đặc biệt, nếu chỉ dựa vào Google Analytics, bạn sẽ không thể đánh giá chính xác và đưa ra các quyết định phù hợp cho website của mình. Bounce rate cao là khi mọi người ở lại trên website của bạn trong khoảng 70 giây trở lên và conversion rate thấp. Ngay cả Google cũng thừa nhận rằng các bài đăng trên blog thường có bounce rate cao hơn, nhưng điều đó chưa đủ nói lên rằng toàn bộ website của bạn đang không hiệu quả. 

Đừng vội hoảng loạn khi thấy bounce rate trên toàn website của bạn ở mức cao trong Google Analytics. Thay vào đó, hãy đánh giá bounce rate trên từng trang riêng lẻ và xem bạn có thể cải thiện điều gì không. Nếu một trang đang có bounce rate cao hơn bounce rate trung bình trên toàn website, bạn cần đi tìm nguyên nhân. Trả lời các câu hỏi sau có thể giúp bạn đưa ra giải pháp cuối cùng:

  • Người dùng ở lại trên trang trong bao lâu? 
  • Họ có tiềm năng trở thành khách hàng của bạn ở một khía cạnh nào đó không? 
  • Họ có quay trở lại trang sau lần truy cập đầu tiên không? 
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cách tăng conversion rate song song với quá trình cải thiện bounce rate trên các trang riêng lẻ này. Chỉ có kiên trì và thử nghiệm trên các trang thích hợp mới giúp bạn cải thiện bounce rate nói riêng và hiệu quả của toàn website nói chung. 

4 lý do có thể khiến Bounce rate ở mức cao

Lý do #1. Nội dung nhàm chán hoặc quá dài dòng

Mọi người thường truy cập vào website để tìm hiểu về một chủ đề nào đó. Nếu nội dung trên website không cung cấp các thông tin mà người dùng cần, họ sẽ nhanh chóng rời đi và nhiều khả năng sẽ chuyển sang một website có nội dung chất lượng hơn. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ độc giả của mình, sau đó tìm hiểu thật kỹ lý do vì sao họ chọn website của bạn thay vì chọn website của các đối thủ khác hoặc ngược lại. Nếu trang của bạn có nội dung quá nhàm chán hoặc không phù hợp, cung cấp những thông tin không đáng tin cậy, sắp xếp lộn xộn hoặc bài viết quá dài dòng, người đọc sẽ rời đi và bước chuyển đổi của bạn sẽ gặp khó khăn. Bạn cần phát triển các nội dung có tính tương tác cao – những nội dung cung cấp chính xác những mong muốn, nhu cầu của độc giả, giúp họ trả lời những câu hỏi mà họ đang băn khoăn và quan trọng là dẫn dắt họ trở thành khách hàng. 

Lý do #2. UI/ UX không tốt

User Interface (UI) hay “giao diện người dùng” là cách sắp xếp, trình bày thông tin, hay chính là những gì mà người dùng nhìn thấy trên website/ app, còn User Experience (UX) hay “trải nghiệm người dùng” là cảm nhận của người dùng khi tương tác, sử dụng một website/ app. Một website có thể có UI tốt nhưng chưa chắc mang lại UX tốt. Trên thực tế, khách truy cập vào website của bạn chỉ đưa ra quyết định ở lại hay rời đi trong vòng vài giây. Nếu màu sắc, bố cục và thanh điều hướng trên website của bạn không khiến họ cảm thấy dễ chịu hay ấn tượng, họ sẽ có xu hướng nhấp vào nút “quay lại” hoặc “đóng cửa sổ” hơn là ở lại và xem thêm các nội dung khác. 


Để tối ưu UI/ UX, từ khóa quan trọng mà bạn cần nhớ là “make it simple”. Hãy tạo bố cục và thiết kế cho website thật đơn giản nhưng đẹp mắt, tạo menu điều hướng dễ sử dụng và cung cấp nội dung vừa đủ để lôi kéo khách truy cập ở lại trang lâu hơn, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi họ thành khách hàng. 

Lý do #3. Lỗi kỹ thuật

Nếu bounce rate trên website của bạn cao một cách bất thường, rất có thể khách truy cập đang gặp phải một rào cản về kỹ thuật. Có thể JavaScript trên website của bạn bị trục trặc hoặc một plugin nào đó bị hỏng, dẫn đến việc người dùng không tải được nội dung trên trang. Những lỗi này có thể đã tồn tại trên website của bạn từ trước nhưng bạn không biết. Nếu nghi ngờ bounce rate trên website cao do lỗi kỹ thuật, hãy thử truy cập vào website của bạn như một người dùng bình thường và tìm xem các lỗi này nằm ở đâu. Nếu có bất kỳ lỗi nào, bạn cần sửa lỗi ngay lập tức để cải thiện bounce rate cho website của mình và duy trì conversion rate ở mức ổn định.

Lý do #4. Tốc độ tải trang chậm

Tốc độ tải trang lý tưởng của một website thường không quá 2 giây. Nếu nhiều hơn 2 giây, khách truy cập sẽ bắt đầu mất kiên nhẫn và rời khỏi trang. Do đó, hãy kiểm tra tốc độ tải trang của website và đảm bảo bạn cung cấp một trải nghiệm dễ chịu, thân thiện với người dùng. Cải thiện tốc độ tải trang thêm vài giây cũng giúp ích rất nhiều cho việc tăng lượng truy cập và chuyển đổi cho website của bạn. Một số nền tảng như GTMetrics – cung cấp báo cáo về tốc độ tải trang hoặc Google’s Search Console – cung cấp insight của người dùng về vấn đề tốc độ tải trang và các lời khuyên hữu ích có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện tốc độ tải trang cho website của mình, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang. 

4 bước giúp bạn giảm Bounce Rate cho website


Bước 1. Bắt đầu từ trang có Bounce Rate tệ nhất 

Nếu bounce rate trên toàn website của bạn đang ở mức cao, rất có thể 1 trang nào đó trên website đang có bounce rate tệ nhất. Hãy tìm và tách riêng nó ra, sau đó thử truy cập vào trang đó như một khách truy cập bình thường và ghi chú tất cả những điểm chưa tối ưu. Ví dụ, bạn có thể thực hiện các thao tác sau để tìm ra 1 trang landing page có bounce rate tệ nhất: 
  • Trên thanh menu bên trái của Google Analytics, chọn Behavior -> Site Content -> Landing Pages. 
  • Click chuột vào trang có bounce rate cao nhất và theo dõi các vấn đề trên trang này.
Bạn cũng có thể theo dõi thêm các số liệu khác như time on site, và dù bounce rate cao nhưng người dùng có đạt được mục đích tìm kiếm của mình không. Cuối cùng, hãy nhìn vào trang thiết kế, thanh điều hướng và nội dung của trang để xác định xem giao diện của trang hiện tại đã tối ưu nhất chưa, và bạn có tìm được câu trả lời mà bạn muốn trên trang với tư cách là một người khách truy cập trang hay không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt công cụ recording để theo dõi các phiên truy cập trên website. Bạn có thể thấy họ đang di chuột đi đâu, nhấp chuột vào đâu, và quá trình thoát ra khỏi trang hoặc chuyển đổi diễn ra như thế nào. Website recording còn có thể giúp bạn xem đâu là những điểm cần cải thiện trên website của mình – một giải pháp lý tưởng đối với các website có bounce rate cao. Sau khi cài đặt công cụ recording trên website, hãy quay lại trang có bounce rate cao nhất và theo dõi hành vi của khách truy cập trên trang này trước khi họ rời đi.

Bước 2. Phân tích heatmap để tìm hiểu về hành vi khách hàng cụ thể hơn 

Heatmap là một công cụ visualization giúp xác định hành vi của khách hàng khi truy cập vào website của bạn. Dựa vào màu sắc của các vị trí khác nhau trên website, bạn sẽ dễ dàng xác định được đâu là vị trí được người dùng tương tác nhiều nhất. Khi áp dụng phân tích heatmap trên trang có bounce rate cao nhất, bạn có thể thấy đâu là vị trí khách truy cập hay tương tác, và đâu là vị trí có ít tương tác. Phân tích này có thể cung cấp cho bạn những dữ liệu quan trọng để cải thiện bố cục và nội dung cho các trang chưa tối ưu, góp phần giảm bounce rate theo thời gian.



Bước 3. Bắt đầu chạy A/B Testing

A/B testing là một thử nghiệm giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả của từng phiên bản website khác nhau. Cụ thể, bạn sẽ sao chép một trang hiện có và thay đổi thành một yếu tố trên trang, chẳng hạn như tiêu đề. Khi hiển thị cùng một trang nội dung nhưng với hai tiêu đề khác nhau cho cùng một đối tượng, bạn có thể xác định được đâu là trang thu hút đám đông hơn. A/B testing có vai trò quan trọng trong việc giảm bounce rate trên toàn bộ website, do đó bạn không nên bỏ qua bước này.

Nhiều công cụ website recording và heatmap cũng có tính năng chạy A/B testing. Bạn có thể sử dụng các công cụ này để kiểm tra các yếu tố trên trang web của mình trong thời gian thực. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào thử nghiệm đa biến (MVT) để kiểm tra đồng thời nhiều yếu tố khác nhau trên cùng một trang, từ đó xem yếu tố nào thuộc trang nào hoạt động tốt hơn. Loại thử nghiệm này có thể giúp bạn tạo ra sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố góp phần làm giảm bounce rate và tăng conversion rate. Sau mỗi thử nghiệm, bạn cần áp dụng phiên bản website tối ưu nhất của từng thử nghiệm cho phiên bản website chính thức của mình, sau đó đánh giá mức độ tương tác của khách truy cập. Lưu ý rằng mỗi thử nghiệm cần diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định để có thể cung cấp dữ liệu đầy đủ và hoàn thiện nhất. 

Bước 4. Lặp lại quy trình 

Ngay cả khi bounce rate của website đã giảm, công việc của bạn vẫn chưa kết thúc. Hãy đảm bảo bạn luôn đưa ra những cải tiến phù hợp cho website của mình thường xuyên, thậm chí tính theo giờ để theo kịp nhu cầu luôn thay đổi của độc giả. Bài học rút ra là bạn luôn cần dành thời gian để đánh giá bounce rate, theo dõi các bản website recording, phân tích heatmap, chạy A/B testing và tối ưu hóa bounce rate cho website của mình. Bằng cách ghi chú và theo dõi đều đặn, bạn có thể giữ bounce rate của website luôn ở mức thấp, mang lại conversion rate cao và khiến độc giả của bạn hài lòng nhất có thể.

Kết luận

Như vậy, nếu chỉ nhìn vào bounce rate cao hay thấp, bạn chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác về hiệu quả của một website. Việc bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân tại sao website của bạn có bounce rate cao và so sánh với các yếu tố khác như conversion rate, time on site, v.v… để đưa ra các cải tiến phù hợp. Một số cách như đánh giá nội dung trên website, kiểm tra các vấn đề kỹ thuật và áp dụng một số phương pháp như website recording, phân tích heatmap và A/B testing có thể giúp bạn duy trì bounce rate ở mức thấp, tạo tiền đề cho các chiến dịch Digital Marketing thành công hơn.  
Share:

VÌ SAO NHẮM MỤC TIÊU THEO NHÂN KHẨU HỌC ĐÃ LỖI THỜI?

Các Marketers nếu chỉ dựa trên nhân khẩu học để tiếp cận khách hàng có nguy cơ bỏ sót hơn 70% người mua hàng tiềm năng trên điện thoại. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Consumer Intent qua những chia sẻ của Lisa Gevelber, phó chủ tịch Marketing của Google.

Trong nhiều năm, các Marketers đã sử dụng nhân khẩu học như đại diện cho những người dùng có thể quan tâm đến sản phẩm của mình. Nhưng nghiên cứu của Google đã chỉ ra các Marketers cố gắng tiếp cận với khách hàng của họ chỉ dựa trên nhân khẩu học có nguy cơ sẽ bỏ sót hơn 70% người mua tiềm năng trên điện thoại.

Tại sao?

Vì nhân khẩu học không giúp chúng ta hiểu về những điều chúng ta thực sự cần biết – đó là Consumer Intent ( ý định của người dùng) – những điều người dùng đang tìm kiếm trong một thời điểm chính xác hoặc nơi họ mong đợi tìm ra được điều đó.

Ý định thực sự của khách hàng sẽ đánh bại những nhận dạng của họ mà chúng ta vạch ra ban đầu, và xuất hiện đúng thời điểm khi người dùng nảy sinh ý định sẽ là con át chủ bài để chiến thắng. Khi ai đó có một mong muốn hoặc nhu cầu, họ sẽ tìm đến smartphone, cho dù đó là một người mới học Karate đang muốn xem một chuyên gia thực hiện các động tác trên YouTube hoặc một người mẹ đang tìm một deal khuyến mãi tốt nhất để mua một đôi sneakers. Khi nhu cầu gia tăng, mọi người sẽ chuyển sang Tìm kiếm hoặc YouTube để tìm câu trả lời, khám phá những điều mới và đưa ra những quyết định. Chúng tôi gọi đây là khoảnh khắc các ý định lấp đầy tâm trí người dùng, micro moment. Và đây là cơ hội tốt nhất để các Marketers kết nối với người dùng trong thời điểm chính xác khi họ đã biết đang tìm kiếm thứ gì.

Hiểu rõ “Consumer Intent” và gặp được người dùng trong đúng khoảnh khắc là chìa khóa để có sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng

1. Chỉ dựa vào nhân khẩu học là hạn chế!

Trong khi nhân khẩu học luôn có một vị trí trong Playbook Marketing, các thương hiệu cần hiểu và đáp ứng với ý định được định vị tốt hơn và có ích cho tất cả những khách hàng tiềm năng, không chỉ là những người có độ tuổi và giới tính phù hợp.


Với các trò chơi điện tử, bạn sẽ nghĩ những người mua các trò chơi điện tử hầu hết là chàng trai trẻ tuổi. Nhưng dữ liệu đã thể hiện rằng chỉ có 31% trong số những người tìm kiếm trên mobile là nam giới có độ tuổi từ 18 – 34. Nếu chỉ dựa trên mục tiêu nhân khẩu học bạn đã bỏ lỡ 69% những người dùng mobile bày bỏ rõ ràng sự quan tâm đến việc mua những trò chơi tiếp theo.

Trong trường hợp này, nếu bạn là một Marketer muốn tiếp cận những nhóm khách hàng bằng quảng cáo video và nhắm vào nam giới từ 18 đến 34 tuổi, bạn sẽ bỏ lỡ đến 71% người mua hàng tiềm năng liên quan đến YouTube. Vì những nội dung trên YouTube nhanh chóng trở thành hướng dẫn cho người mua mới và hướng dẫn sử dụng trò chơi, những người dùng mobile đang xem video để tìm hiểu cách thực hiện và khám phá niềm đam mê của họ. Nhưng không phải tất cả mọi người đều giống nhau, người dùng sẽ đến YouTubue với nhiều ý định khác nhau, một số người muốn tư vấn, một số khác muốn tìm kiếm cảm hứng, còn những người khác muốn đánh giá sản phẩm.


Hoặc với các sản phẩm dành cho trẻ em. Theo nghiên cứu của Google, 40% người mua sản phẩm trẻ em sống trong các hộ gia trình không có trẻ con. Điều này cũng đúng với 52% người có tác động đến sản phẩm dành cho trẻ em, họ có thể là ông bà, anh em họ, bạn bè và đồng nghiệp. Tìm kiếm là cách số 1 để họ tìm hiểu về những sản phẩm này.

Như bạn có thể thấy, nếu muốn tiếp cận những khách hàng có giá trị, chỉ nhân khẩu học là không đủ. Các Marketers cần xem xét ý định của người dùng từ những dấu hiệu đầu tiên để có được tình cảm, tâm trí và cả ngân sách của người tiêu dùng.


Home Depot là một ví dụ thực tế về một thương hiệu hiểu về sức mạnh của intent consumer. Cách đây vài năm khi tìm ra xu hướng “Do it yourself” đang chuyển dần sang điện thoại, đặc biệt là YouTube, xu hướng này giúp cho người dùng học hỏi mọi thứ từ “Cách lát gạch phòng tắm” đến “Cách xây dựng lò sưởi ngoài trời”. Để tận dụng những điều này, Home Depot đã xây dựng một chiến lược Content Marketing xoay quanh các video “hướng dẫn cách làm” trên YouTube. Hiện nay, bộ sưu tập đã có hàng trăm video, với 10 video hàng đầu, mỗi video đều đạt hàng triệu lượt xem trở lên. Bộ sưu tập “How-to” đầy đủ của Home Depot đã nhận được hơn 48 triệu lượt xem.

“Mobile đã thay đổi cách chúng tôi kết nối với khách hàng rất nhiều tại The Home Depot,” Trish Mueller, phó chủ tịch cấp cao và giám đốc Marketing của The Home Depot cho biết. “ Chúng tôi hiện nay đang tập trung cao độ vào cách sử dụng Digital để cung cấp theo nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm trong ngày và từng bước trải nghiệm sự cải thiện về ngôi nhà của họ.

2. Hãy bắt đầu với những khoảnh khắc của Intent.

Luôn có mặt trong hành trình tìm kiếm của người dùng

Khi khách hàng tiềm năng của bạn chuyển sang Google và YouTube trong những thời điểm họ cần để tìm hiểu về điều gì đó, hãy chắc chắn rằng bạn đang ở đó.

Sử dụng Google Xu hướng để khám phá xu hướng tìm kiếm và truy vấn trong danh mục của bạn để hiểu những gì người tiêu dùng đang tìm kiếm. trong những khoảnh khắc của ý định hãy chắc chắn rằng bạn đang ở đó và cung cấp những điều hữu ích cho người dùng.

Hữu ích đối với người dùng

Khi bạn đã đảm bảo rằng bạn đã có mặt trong hành trình tìm kiếm của người dùng, bạn cần trở nên có ích trong thời điểm đó. Nếu không họ sẽ chuyển sang một thương hiệu khác. Nghiên cứu của Think with Google cho thấy 51% người dùng điện thoại thông minh đã chuyển sang một công ty khác so với dự định ban đầu vì công ty đó đã cung cấp thông tin hữu ích cho họ.

Nghĩ về những cách độc đáo, hữu hình mà thương hiệu của bạn có thể giúp giải quyết vấn đề hoặc làm cho cuộc sống dễ dàng hơn trong thời gian thực trong một micro moment. Dưới đây là một số ví dụ để bạn suy nghĩ:

– Cung cấp Bản tóm tắt về quảng cáo local inventory để người dùng có thể thấy những gì có sẵn gần địa phương đó.


– Phát triển các video hướng dẫn.

– Cung cấp khả năng cho người tiêu dùng thanh toán không bị gián đoạn bằng nút “mua ngay”.


Consumer đang có vai trò quan trọng trong chiến lược Online Marketing. Hiểu rõ “Consumer Intent” và gặp được người dùng trong đúng khoảnh khắc là chìa khóa để có được nhiều tình cảm, tâm trí và ngân sách của người tiêu dùng.
Share:

5 BƯỚC ĐỘT PHÁT DOANH SỐ BÁN HÀNG TỪ TRẢI NGHIỆM ONLINE

Trong khi phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á (ĐNA) vẫn ưu tiên mua hàng trực tiếp, khảo sát cho thấy hơn một nửa các giao dịch trực tiếp vẫn bị ảnh hưởng bởi digital. Để giúp các nhà bán lẻ hiểu cách người tiêu dùng sử dụng digital trong quá trình mua hàng, chúng tôi đã bắt tay vào tiến hành các nghiên cứu định lượng và đánh giá trên vài phương diện khác nhau ở sáu thị trường lớn.

Kết quả rút ra 5 bài học mà các nhà bán lẻ có thể sử dụng để kích thích giao dịch trực tiếp bằng cách tương tác với người mua sắm qua mạng.

Nhờ vào sự kết nối và cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao, ĐNA đã nhanh chóng trở thành một trong những khu vực dẫn đầu trên thế giới về công nghệ di động. Ngày nay, hơn 90% dân số ĐNA kết nối với Internet qua các thiết bị cầm tay. Nhưng bất chấp việc người tiêu dùng trở nên sành công nghệ hơn, 82% giao dịch vẫn diễn ra trực tiếp.

Dù vậy, đối với các doanh nghiệp bán lẻ, digital đang có những tác động ngày càng rõ rệt trong suốt quá trình mua hàng của người tiêu dùng.Trên thực tế, 51% tất cả các giao dịch trực tiếp đều chịu sự ảnh hưởng của digital.

Với những chiếc điện thoại thông minh trên tay, người mua sắm ngày nay đang ngày càng dành nhiều thời gian trực tuyến hơn trước khi tới cửa hàng, trong khi họ mua sắm, và kể cả sau khi họ đã mua sản phẩm.

Để hiểu hơn về vai trò của digital trong hành trình của khách hàng, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu để khám phá cách người dùng điện thoại thông minh ở 6 thị trường ĐNA trọng điểm mua sắm điện thoại, thực phẩm, gia dụng, và trang phục nữ. Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê ra 5 bài học chính cho các nhà bán lẻ ĐNA đang tìm kiếm chiến thuật digital hiệu quả để tiếp cận khách hàng trong thời đại digital hiện nay.

1. Xuất hiện sớm để lọt vào danh sách cân nhắc của khách hàng

Thay vì phải đi khắp các quầy trong một cửa hàng, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng các nguồn thông tin online như tìm kiếm và video để thu hẹp các lựa chọn của họ. Hơn một nửa khách hàng trong nghiên cứu của chúng tôi nói rằng họ chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng trước khi đưa ra quyết định mua hàng, với 48% trong số đó phụ thuộc vào Google Search.


“Tôi không phải lúc nào cũng có thời gian để tìm xem cái gì phù hợp với nhu cầu của mình, nên YouTube giúp tôi khám phá các lựa chọn khác nhau một cách dễ dàng.” – Piya. 23 tuổi

Và hơn ⅔ những người tiêu dùng chúng tôi khảo sát dùng Search và YouTube hàng ngày. Piya, một khách hàng chúng tôi phỏng vấn từ Khon Kaen, Thái Lan, nói rằng cô ấy sử dụng YouTube để giúp lựa chọn mua từ những sản phẩm đơn giản như kem dưỡng da.

“Thế giới luôn luôn thay đổi,” cô ấy giải thích. “Tôi thích tìm các sản phẩm mới và tốt hơn để thử. Tôi không phải lúc nào cũng có thời gian để tìm xem cái gì phù hợp với nhu cầu của mình, nên YouTube giúp tôi khám phá các lựa chọn khác nhau một cách dễ dàng.”

Piya không phải là trường hợp hi hữu: trong số 70% khách hàng nói rằng quảng cáo online ảnh hưởng tới giao dịch của họ, 42% chịu ảnh hưởng của các content dạng video trên YouTube.

Đừng đợi đến khi khách hàng chuẩn bị mua hàng mới gây chú ý
. Tập trung vào việc nhận diện thương hiệu ngay cả khi người mua sắm mới bắt đầu tìm ý tưởng và cảm hứng. Những quảng cáo search giàu thông tin và các video có nội dung lôi cuốn là những cách tốt để quảng bá sản phẩm của bạn tới các khách tiềm năng.

2. Điều chỉnh nội dung của bạn để biến người xem hàng thành người mua hàng

Chúng ta đã thấy cách các chiến dịch quảng cáo đem lại tác động lớn hơn khi chúng thu hút được sự chú ý của những đối tượng khán giả có tiềm năng. Hơn cả việc xuất hiện trước mắt người tiêu dùng, việc tìm ra các khách hàng hứng thú với thương hiệu của bạn nhất còn quan trọng hơn, để rồi giới thiệu sản phẩm theo cách mà hướng trực tiếp tới lợi ích và nhu cầu của họ, và đảm bảo rằng con đường tới giao dịch phải thật dễ dàng.

Chúng tôi nhận thấy điều này từ chính dữ liệu của mình – các chiến dịch TrueView for action tới custom affinity audiences (những đối tượng tùy chỉnh quan tâm tới kiểu sản phẩm bạn đang quảng cáo) đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 30% so với các giải pháp khách hàng khác.


Hãng đồ nội thất Thuỵ Điển Jotex là một ví dụ tuyệt vời. Hãng này không chỉ điều chỉnh các video ads cho phù hợp với khách hàng đang trong thị trường và những người đang bước vào các giai đoạn quan trọng của cuộc đời (như đám cưới hoặc sắp có con), mà còn sử dụng định dạng quảng cáo mua sắm trực tiếp của TrueView để giúp người dùng có thể mua hàng ngay từ video.

Jotex nhờ đó có thêm 10% khách hàng mới, tăng lượng giao dịch trực tuyến thêm 25% và tăng doanh thu thêm 22%.

3. Trấn an người tiêu dùng tại thời điểm mua hàng

Ngay cả khi ở trong cửa hàng, rất nhiều khách hàng để điện thoại bên mình để đảm bảo rằng họ đưa ra quyết định mua sắm đúng đắn. Gần nửa (47%) người tiêu dùng ĐNA sử dụng digital để hỗ trợ quyết định mua hàng của mình, và trong những người này, 39% nói rằng họ tìm kiếm trên Google.

Trong khi Search là nguồn thông tin online tin cậy của khách hàng khi mua hàng tại chỗ, các khách hàng chuẩn bị thực hiện giao dịch còn tìm đến các website của thương hiệu hoặc e-commerce để tham khảo.Vì lý do này, việc có một trang web tốc độ cao với các thông tin dễ tiếp cận và đặc tính sản phẩm được liệt kê sẵn ngày càng trở nên quan trọng hơn với các nhà bán lẻ.

4. Tiếp cận các khách hàng còn đang phân vân

Hãy cân nhắc một tình huống khác trong thời điểm mua hàng: Nếu khách hàng cố tìm một thương hiệu nhưng không tìm thấy website hay thông tin online về nó ngay lập tức, họ có thể sẽ suy nghĩ lại về việc mua hàng. Trong thời khắc đó, tất cả các thương hiệu khác trong cùng một lĩnh vực sẽ có cơ hội để nhảy vào và thu hút sự quan tâm của người khách hàng này.
“Ngay cả sau khi nói chuyện với nhân viên tại cửa hàng, tôi vẫn tìm đến Google để đảm bảo rằng mình đang chọn một sản phẩm hiệu quả cho bản thân.” – Shah, 24 tuổi.

Đây không phải là một trường hợp hiếm – 80% các khách hàng ở Indonesia thay đổi suy nghĩ về giao dịch sau khi tham khảo chiếc điện thoại của mình. Shah, một khách hàng 24 tuổi chúng tôi phỏng vấn tại Kuala Lumpur, vẫn phụ thuộc vào Search sau khi nói chuyện với nhân viên bán hàng tại cửa hàng.

“Những nhân viên này đều được huấn luyện; họ biết ở trong sản phẩm có gì, các nguyên liệu chính xác, và cách nó mang lại lợi ích cho tôi. Nhưng kể cả sau khi nói chuyện với họ, tôi vẫn tìm đến Google để đảm bảo rằng mình đang chọn một sản phẩm hiệu quả cho bản thân.”

Khi người tiêu dùng tại cửa hàng mở điện thoại ra để tham khảo, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn có mặt trong kết quả tìm kiếm của họ với các lợi ích lôi cuốn và đặc tính rõ ràng.

5. Duy trì liên hệ sau giao dịch

Digital tiếp tục đóng một vai trò lớn sau giao dịch. Sau khi thực hiện một giao dịch, khoảng 45% khách hàng ĐNA sẽ lên mạng và tìm thêm thông tin về sản phẩm, để lại review về sản phẩm hoặc trải nghiệm của họ, hoặc tìm cách tối ưu trải nghiệm của mình với sản phẩm (như tìm kiếm các công thức, video hướng dẫn, hay cách phối đồ, v.v). Trung bình, hơn ⅓ các khách hàng này sử dụng Google Search.



Sau khi ghé một cửa hàng để mua nguyên liệu nấu ăn, Lisa, 42 tuổi, từ Manila, nói rằng cô ấy xem các video trên YouTube ở nhà để tìm các công thức mới, gợi ý, hay cảm hứng. “Đôi khi tôi về nhà để tìm trên Google các món mới mà mình có thể nấu với những nguyên liệu tôi có. YouTube cũng gợi ý các món mà tôi có thể làm sử dụng các nguyên liệu sẵn có. Nó khiến tôi cảm thấy có hứng thú để thử những thứ mới!”

Đừng tự mãn sau giao dịch – vì đó là khi các nhà bán lẻ có thể follow up để xây dựng tình yêu và sự trung thành với thương hiệu từ các khách hàng mới. Để giữ các khách hàng trong quá khứ quay trở lại thực hiện nhiều giao dịch hơn trong tương lai, bạn cần phải follow up và liên tục tìm các cách mới, có ý nghĩa hơn để duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Kết Luận

Khi ngày càng nhiều người ở ĐNA sử dụng điện thoại di động như một trợ lý mua hàng, các nhà bán lẻ có cơ hội tuyệt vời để tương tác với lượng khán giả rộng hơn ngoài 4 bức tường của cửa hàng mình.

Nhưng nếu không có một chiến lược ưu tiên digital, các thương hiệu cũng có khả năng bị bỏ lỡ bởi các khách hàng tiềm năng và mất giao dịch vào tay các đối thủ cạnh tranh.
Share:

07 BÍ QUYẾT GIÚP WEBSITE CỦA BẠN NỔI BẬT TRÊN GOOGLE

Mỗi khi bạn tìm kiếm 1 từ khóa, Google sẽ trả về cho bạn hàng triệu kết quả. Trong đó, trang kết quả đầu tiên thường sẽ được nhiều lượt click nhất. 
Tuy nhiên, trong nhiều kết quả hiển thị trên cùng một trang lại có sự cạnh tranh mãnh liệt hơn bởi vì ai cũng muốn người dùng click vào website của mình thay vì những trang web khác. Một điều hiển nhiên rằng kết quả hiển thị bình thường sẽ không mang lại lượng traffic cao. Vì thế, bạn cần thiết phải quan tâm đến việc làm thế nào để website của mình nổi bật hơn khi người dùng tìm kiếm trên Google. Bài viết này sẽ giúp bạn làm điều đó.

1. Tiêu đề sáng tạo, thân thiện với công cụ tìm kiếm.


Một tiêu đề hợp lý, thân thiện với công cụ tìm kiếm nhất có độ dài trong khoảng 50-55 kí tự. Nếu bạn để dài quá Google sẽ tự động cắt bớt, chỉ hiển thị đủ chữ và dấu 3 chấm đằng sau. Khi đó, người đọc sẽ không nắm được toàn bộ nội dung tiêu đề của bạn và rất dễ bỏ qua. Bạn cũng chú ý không nên để tiêu đề bài viết quá ngắn bởi Google sẽ tự động chèn thêm domain vào, làm mất tính thẩm mỹ khi hiển thị.

2. Thẻ mô tả (Meta Description) hấp dẫn.

Thẻ mô tả có thể không có lợi ích gì cho thứ hạng trên Google nhưng đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn cạnh tranh trong mắt người tìm kiếm. Vậy nên, trong giới hạn chuẩn nhất từ 140-150 kí tự, bạn hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan. Thường dòng này sẽ bao trọn nội dung của bài viết. Thêm vào đó, bạn có thể đưa ra một khẩu hiệu “Call to action” để gây tò mò và thu hút người xem.

3. Thiết lập quyền tác giả - Google Authorship


Khi bạn thiết lập quyền tác giả, bài viết của bạn sẽ được hiển thị thêm hình ảnh đại diện và tên tác giả. Cách thức hoạt động là cho phép bạn gửi các robot lập chỉ mục của Google thêm thông tin tác quyền trên các nội dung trong trang web của bạn. Từ đó, bất cứ khi nào trang web của bạn xuất hiện trong hệ thống, Google sẽ tự động chèn thêm hình ảnh và tên tác giả trong danh sách kết quả trả về khi tìm kiếm.

Điều này không những làm bạn nổi bật hơn những kết quả tìm kiếm khác không có mà còn giúp bạn khẳng định niềm tin và sự nghiêm túc với người dùng.

4. Thiết lập bản đồ Google


Việc thiết lập bản đồ bản đồ Google cho website rất có lợi cho quá trình kinh doanh online của bạn, cho dù là công ty lớn hay cửa hàng nhỏ. Điều sẽ sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh của bạn và càng nhiều site dẫn tới thì cơ hội tối ưu cho SEO càng tích cực hơn. Đồng thời, trong kết quả tìm kiếm trên Google cũng sẽ xuất hiện địa chỉ, bản đồ cung cấp thêm thông tin trực quan hơn đến người dùng.

5. Chèn thanh menu điều hướng


Thường ở trên các tiêu đề bài viết, bạn sẽ thấy một thanh menu điều hướng có dạng như: Trang chủ > Làm website bán hàng > 7 bí quyết giúp website của bạn nổi bật trên Google. Những đường link được kết nối qua thanh này sẽ kích thích spider đánh giá cấu trúc tổng thể của website một cách nhanh chóng. Điều quan trọng nữa là thanh menu điều hướng này sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Google làm ngắn gọn URL dưới Title SEO và giúp người dùng dễ hình dung cấu trúc, đường dẫn của bài viết ngay cả khi chưa click vào. Đồng thời, họ sẽ theo dõi được vị trí hiện tại và di chuyển qua lại những thư mục khác trong trang.

6. Hiển thị Star ratings


Một cách thức đặc biệt để website của bạn vừa tăng cường được thứ hạng lại vừa có được sự tin tưởng của người dùng khi tìm kiếm đó là yêu cầu khách hàng đưa ra đánh giá. Những ngôi sao cùng số liệu đi kèm (như trong hình ở trên) biểu thị mức độ đánh giá của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp. Một kết quả hiển thị phần review đó sẽ nổi bật hơn những kết quả không có và sẽ tối ưu hơn nếu càng được nhiều xếp hạng và đánh giá.

7. Liên kết trang web

Một lý do chính cho việc Google ngày càng có ít kết quả hiển thị trên một trang tìm kiếm đó là sự gia tăng của các trang web liên kết. Theo đó, các trang nội bộ sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của trang web chính. Bạn hãy theo dõi ví dụ bên dưới, khi người tìm kiếm truy vấn “portable space”, các trang nội bộ về từng loại sản phẩm được xuất hiện thụt lùi vào bên trong nhưng chiếm khá nhiều diện tích dưới đó. Điều này rất dễ dàng khiến người dùng ấn tượng với link website của bạn trong trang tìm kiếm. Hơn nữa, các trang nội bộ giúp họ nắm bắt được phần nào tổng quan về website của bạn. 

Tuy nhiên, hiện tại chưa có cách nào để bạn thiết kế liên kết trang web trên Google. Điều bạn có thể làm là phát triển cả về tổng số lượng trang và lưu lượng truy cập của chúng. Khi tới một mức độ tương đối, Google sẽ thông báo và chỉ định danh sách tìm kiếm trên Google của bạn đã được liên kết những trang nội bộ thích hợp.
Share:

TOP 5 MẸO KIỂM TRA WEBSITE CHUẨN SEO CHÍNH XÁC

Chúng ta đều biết rằng website là cổng giao tiếp giữa khách hàng tiềm năng và công ty của bạn, thông qua website khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của bạn. 

Nhưng cho dù công ty của bạn có sản phẩm và dịch vụ tốt tới đâu, nếu không đưa website doanh nghiệp của bạn lên top đầu Google thì khách hàng tiềm năng không bao giờ tìm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn điều đó là vô nghĩa. Vì vậy bắt buộc các doanh nghiệp phải kiểm tra Website là thật sự cần thiết.

Kiểm tra Website giúp bạn tối ưu trang web một cách hoàn toàn, không còn “ở một mức độ” nào đó nửa. Hãy mau chóng kiểm tra website của bạn ngay nhé.


1. Website cho phép Google và các công cụ tìm kiếm index

Một website chuẩn SEO là website được cấu hình cho phép các công cụ tìm kiếm như Google hay Cốc cốc viếng thăm và thu thập dữ liệu trên website đó.

Trong quá trình thiết kế website, người thiết kế sẽ tạm thời tắt cấu hình này, để tránh trường hợp khi dữ liệu và thông tin trên website chưa được hoàn thiện, mà đã được Google thu thập.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi bàn giao cho khách hàng, người thiết kế lại quên mở cấu hình này. Nên website hoạt động được một thời gian, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại không có thông tin.

2. URL phải tối ưu

Kiểm tra Website của bạn bằng cách mở web lên và vào 1 trang dịch vụ hay sản phẩm nào đó. Kiểm tra các đường dẫn (URL) của trang web đó có tối ưu không?

Đường dẫn tối ưu là đường dẫn mà nhìn vào, bạn dễ dàng biết được URL đó nói về cái gì. Ví dụ, đường dẫn URL đã tối ưu sẽ có định dạng như sau:

Ví dụ: 
https://imasovn.blogspot.com/2020/08/4-cach-chan-click-ao-tren-google-ads.html

Ngược lại điều đó, một URL chưa được tối ưu sẽ rất khó hiểu. Khi bạn nhìn sẽ không hiểu được và sẽ có nhiều số hoặc kí tự.

3. Có nơi để nhập title và description

Title và description tag là nơi hiển thị tiêu đề và mô tả của nội dung trên kết quả tìm kiếm của Google. Nghĩa là người search sẽ thấy những thông tin này để quyết định có click vào xem website không.
Thẻ title và description của từng trang trên website cần được biên tập, tối ưu. Nếu chưa có, bạn phải yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa để đảm bảo website chuẩn SEO.

4. Phù hợp với các thiết bị di động

Tại sao phù hợp với di động lại là một một trong các yếu tố để kiểm tra website chuẩn SEO?

Hiện nay ngoài các yếu tố cấu hình website để Google ghé thăm và thu thập dữ liệu một cách dễ dàng thì một bước cao hơn của website chuẩn SEO đó là dễ sử dụng, phù hợp khi xài điện thoại và mang lại trải nghiệm tốt cho người xem.

Những website xem khó khăn trên điện thoại, khiến người dùng thấy không thoải mái, thì không có lý do gì Google phải đánh giá cao nó.

5. Tốc độ tải trang

Website tải quá chậm là một trong những yếu tố khiến nó bị người đọc quay lưng và gây khó khăn cho việc thu thập thông tin của Google.

Có rất nhiều yếu tố để kiểm tra website chuẩn SEO và những yếu tố được liệt kê trong bài là những yếu tố cơ bản nhất, được kiểm tra nhiều nhất. Phần lớn các website mới thiết kế trong những năm gần đây đều đạt chuẩn, tuy nhiên cũng có website chưa hoặc không đạt các tiêu chuẩn cơ bản trên do người thiết kế hoặc do người quản trị web chưa nắm các thông tin. Vì vậy sau khi tham khảo bạn hãy nhanh chóng kiểm tra web của mình hay doanh nghiệp đã đạt chuẩn SEO hay chưa và khắc phục ngay nhé!!!
Share:

SEO LÀ GÌ? XÂY DỰNG WEBSITE CHUẨN SEO

 Khi mà các công cụ Digital Marketing đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong ngân sách quảng cáo của các doanh nghiệp. Thì SEO nổi lên như một công cụ không thể nào thiếu đối với một thương hiệu có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh lâu dài. Vậy SEO là gì và quy trình xây dựng Website Chuẩn SEO như thế nào. Cùng iMaSo VN tìm hiểu nhé!

SEO là gì?

SEO là viết tắt của "Search Engine Optimization" là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến như Google, Bing). Mục tiêu cao nhất là lên top #1 trong trang đầu tiên của SERPs.

Các phương pháp bao gồm việc tối ưu hóa website (tối ưu SEO onpage) và xây dựng các liên kết (SEO offpage liên kết nội bộ, liên kết từ website khác trỏ về gọi là backlink) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn

SEO mang lại một số ưu điểm

  • Chi phí rất thấp khi so với các phương thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm khác (PPC Pay Per Click)
  • SEO giúp thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu có quan tâm trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của công ty. Vì vậy mang lại doanh thu.
  • Để website xếp hạng cao trong top Google và tiếp cận khách hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho công ty đầu tư vào SEO là một chiến lược tốt, bạn có tự tối ưu SEO cho website nếu có thể, nếu không bạn nên tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ SEO uy tín tránh lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn

Quy trình SEO website chuẩn

Trước đây, làm SEO mang nhiều yếu tố về mặt kỹ thuật, sẽ rất khó nếu không hiểu về việc xây dựng website. Tuy nhiên hiện tại, bên cạnh các yếu tố về mặt kỹ thuật thì người làm SEO còn cần phải có khả năng tương tác tốt với cộng đồng trong lĩnh vực mà họ đang SEO, cùng với đó là khả năng viết bài, tìm kiếm thông tin,...

SEO bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, tuy nhiên có thể được chia thành những trụ cột chính trong quy trình SEO:

Technical SEO: Những yếu tố SEO kỹ thuật không được tối ưu sẽ làm những nỗ lực về Content, Onpage, offpage của bạn sẽ bị lãng phí. Hãy tìm hiểu thêm 17 yếu tố SEO kỹ thuật quan trọng để tối ưu

Content hữu ích: Với SEO nội dung là điều kiện quan trọng nhất để SEO một website. Nội dung của website phải hữu ích với độc giả. Máy tìm kiếm sinh ra là để phục vụ mọi người tìm kiếm thông tin trên Internet. Những Website có được nội dung phong phú, hữu ích và thông tin luôn cập nhật sẽ luôn nằm ở vị trí TOP đầu.

Seo Onpage: Tối ưu trên trang web, cho cả Công cụ tìm kiếm và khách viếng thăm. Hiện nay việc này trở nên ngày càng quan trọng hơn sau khi Google tung ra hàng loạt các bản cập nhật mới, đặc biệt là Google Panda và Google Humming Bird.

Seo Offpage: xây dựng liên kết từ website khác trỏ tới website của bạn. Bao gồm tất cả các liên kết từ các website khác trỏ về site của bạn hay còn gọi là Backlink, từ các trang Blog, Mạng xã hội, Tin tức, Guest post hay các comment từ các Forum, ... 

Nghiên cứu từ khóa (keyword research): Đây là công việc rất quan trọng trong SEO nhằm mục đích tìm ra những cụm từ, nhóm từ khóa nhắm tới từng loại đối tượng tìm kiếm và dễ dàng đưa website lên vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.

Một số Kỹ thuật tối ưu SEO cơ bản

Google hay Bing là các bộ máy tìm kiếm vì thế nó xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng website. Một website càng đáp ứng được nhiều các tiêu chuẩn của máy tìm kiếm thì càng được đánh giá tốt, cơ hội lên trên TOP sẽ cao hơn. Hiện nay, có một số cách thức quan trọng sau để tối ưu SEO cho website:

Title - Tiêu đề trang: tối ưu thẻ Title của website ngắn gọn, súc tích, duy nhất trong từng webpage. Các máy tìm kiếm đánh giá rất cao thẻ Page Title do nó là những gì súc tích, hàm chứa nhất của website, tiêu đề viết

Description- Thẻ mô tả: Description nó giống như một đoạn tóm tắt nội dung của trang. Khi khai báo Description cũng phải viết ngắn gọn, súc tích. Desciption thông thường là đoạn text màu đen hiện ra bên trên đường link, bên dưới tiêu đề trang trong phần kết quả tìm kiếm.

Mô tả Title, Desc tốt tỷ lệ click càng nhiều (giật title câu click) 

URL: Xây dựng một URL tĩnh - hay URL thân thiện với người dùng và máy tìm kiếm. Trong URL thân thiện không nên có các ký tự đặc biệt (%, $, ~,...) mà phải giống như đường dẫn thư mục trong window. Việc này làm các công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn trong việc tìm và thu thập nội dung trong website.

Xây dựng liên kết: Bao gồm cả việc xây dựng liên kết nội bộ và xây dựng backlink, backlink là những liên kết từ các website khác dẫn link tới site của bạn. Việc này dựa trên liên kết với các website có cùng nội dung chủ đề liên quan và có Authority cao, chất lượng tốt thì sẽ có hiệu quả cao hơn.

Xây dựng liên kết tưởng tượng như Xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo dựng uy tín, mỗi mỗi liên kết như một phiếu tín hiệu về niềm tin, liên kết từ site có Authority cao tương tự như khi bạn nhận được một lời khuyên từ một người nhiều kinh nghiệm đó là một tín hiệu xếp hạng quan trọng với các công cụ tìm kiếm. 

Lời kết: Việc nắm rõ cách SEO là gì và quy trình xây dựng Website Chuẩn SEO sẽ giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với người dùng cũng như các công cụ tìm kiếm.Hãy luôn hoàn thiện kiến thức và kỹ năng về SEO một cách rõ nhất. Thực hiện đúng cách SEO thì Google mới đánh giá cao và vị trí website của bạn sẽ đạt thứ hạng cao trên tìm kiếm. 

Xem thêm: Nên lựa chọn quảng cáo Google Ads hay SEO?

Share:

NÊN LỰA CHỌN QUẢNG CÁO GOOGLE ADS HAY SEO?

Khi bạn đã là một doanh nghiệp hay một Startup dự án riêng. Bạn đã hoàn thành các bước như thiết kế web, đã xây dựng cho một cửa hàng online trực tuyến và chuẩn bị kế hoạch tiếp theo là đẩy mạnh truyền thông, marketing online tìm kiếm khách hàng trên mạng internet hay chính trên google
Nhưng bạn tiếp cận bằng cách nào? Hiện này trên online có nhiều hình thức nhưng vẫn phổ biến nhất là. Quảng cáo Facebook, làm SEO, chạy quảng cáo Google – đưa website lên top google để khách hàng tiềm năng tìm kiếm dịch vụ, sản phẩm của bạn và truy cập và website của bạn và chuyển đổi.


Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa quảng cáo Google Ads và chạy SEO. Bài viết này sẽ giúp các bạn hình dung và phân biệt rõ hai loại công cụ đắc lực để áp dụng cho website của mình đồng thời áp dụng từng loại sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.

Tổng quan về Google Ads Search và SEO

Quảng cáo tìm kiếm (Google Ads Search) và SEO chính là hai phương pháp chính của Search Engine Marketing (Tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm) và cũng là hai kênh hiệu quả nhất khi bạn thực hiện một chiến dịch Digital Marketing.


Các website chạy Ads sẽ được hiển thị ở 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí ở cuối trang kết quả tìm kiếm trên Google. Dưới 4 vị trí này mới là 10 vị trí của những website làm SEO. Bạn cũng có thể nhận biết các website đang chạy quảng cáo bằng các ký hiệu Ad hoặc Qc.

Trước khi bắt đầu so sánh giữa SEO và Google Adwords, bạn cần nhớ về mục đích ban đầu là tăng lượt truy cập cho website. Từ đó, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Và dù bạn sắp chọn SEO, Google Adwords hay kết hợp cả hai, thì website vẫn đang là trung tâm cần được đầu tư đúng chiến lược.

1. So sánh giữa Google Ads và SEO

GOOGLE ADS                                  SEO


Khác biệt cơ bản của Google Ads Search (quảng cáo tìm kiếm) và SEO – bên cạnh vị trí hiển thị – là thời gian và chi phí đầu tư.

1. Với Google Ads Search: Kết quả của bạn sẽ xuất hiện ở các vị trí đầu tiên ngay lập tức. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi click của người dùng vào kết quả tìm kiếm.  

2. Với SEO: Bạn sẽ cần dành nhiều thời gian và công sức để xây dựng website và nội dung uy tín, hữu ích với người dùng thì mới “lên TOP” được. Tuy nhiên bạn sẽ không phải trả tiền cho Google, mọi click vào kết quả SEO đều miễn phí.

2. Dùng công cụ nào để Marketing?

Quảng cáo Google Ads được khuyến cáo sử dụng cho các doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng ngay lập tức, tức là trong một thời gian ngắn dịch vụ và sản phẩm của họ sẽ được tiêu thụ với số lượng lớn bằng việc marketing online trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm. 

Khi xét về số lượng khán giả tối đa có thể tiếp cận được khi sử dụng Google Ads, hình thức này tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với SEO. Bằng việc tiếp nhận hơn 3.5 tỉ lượt tìm kiếm diễn ra mỗi ngày, quảng cáo có trả phí trên Google sẽ mở ra cho bạn một thị trường rộng lớn hơn, nhiều cơ hội, nhiều đối tượng khách hàng hơn với tốc độ nhanh hơn. Thêm vào đó, phải kể thêm rằng 91% lợi nhuận của gã khổng lồ mạng xã hội này đến từ việc cung cấp quảng cáo trên các ứng dụng di động chứ không phải từ desktop.


Khác với Google, khi kết quả của bạn xuất hiện với người dùng và họ click vào, bạn sẽ không mất đồng nào cả. Đây là lý do ở hầu hết các website trên thế giới, họ đều rất coi trọng SEO vì nó giúp họ có hàng trăm nghìn - thậm chí hàng triệu traffic miễn phí hàng tháng.

Nếu bạn đang phát triển website trong thời gian dài hạn mà muốn đi theo con đường “chậm mà chắc”, hãy nghĩ đến SEO. Mặc dù con đường để từ khóa leo lên TOP tìm kiếm Google sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể 3-6 tháng, nhưng đổi lại, vị trí lúc đó của bạn sẽ rất khó bị tụt hạng. Không chỉ vậy, bạn sẽ nhận được lượng truy cập tự nhiên mà không mất chi phí cho việc quảng cáo mà có thể “đổ sông đổ bể” ngay tức khắc.


3. Có nên kết hợp cả 2 cùng 1 thời điểm?

Nhiều người cho rằng nếu bạn đã tiếp cận được những người từ việc SEO thì đương nhiên sẽ không cần sử dụng Google Ads hoặc ngược lại. Đây là một lầm tưởng không đáng có bởi khi bạn đã có một thứ hạng tốt, bạn vẫn nên sử dụng Google Ads để tiếp cận được nhiều người hơn. Việc này sẽ chỉ tốt cho website của doanh nghiệp bạn thôi. Bạn vẫn có thể đo lường chiến dịch chạy quảng cáo Google Adwords của bạn có hiệu quả không và tăng/giảm ngân sách tùy ý. Cái bạn cần chỉ là theo dõi Google Ads hàng ngày để điều chỉnh.

Tương tự, đừng bỏ quên SEO khi chạy Google Ads bởi SEO phải là nền tảng vững chắc để chạy quảng cáo. Nếu bạn không có nền tảng từ đầu, sớm muộn website của bạn cũng sẽ đi vào bế tắc. Google Ads có thể dùng cho thời gian ngắn đầu tiên để hút khách, sau đó là việc đồng hành giữa cả SEO và Google Ads.

Khi được sử dụng đúng cách, quảng cáo SEO & Google Ads đều có thể làm việc hiệu quả với nhau.


Khi kết hợp SEO & PPC, bạn có thể remaketing nhằm tiếp cận những khách hàng cũ.

Ngoài ra việc kết hợp cả hai phương pháp sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định thông mình hơn nhờ vào nguồn dữ liệu dồi dào từ hai bên.

Bạn có thể đối chiếu số liệu của hai phương pháp để đưa ra chiến lược marketing và thay đổi website trong tương lai.

Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99