• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

Hiển thị các bài đăng có nhãn TIPS TỐI ƯU HÓA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIPS TỐI ƯU HÓA. Hiển thị tất cả bài đăng

5 NGUYÊN TẮC CỐT LÕI CẦN CÓ KHI THIẾT KẾ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG

 Con người ngày càng quan trọng hóa sự trải nghiệm ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống, kể cả trải nghiệm thương hiệu. Việc gắn bó với thương hiệu cũng thế, không chỉ vì chất lượng sản phẩm tốt, mà còn liên quan đến sự hài lòng về trải nghiệm ở các khâu dịch vụ của thương hiệu.



Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 5 nguyên tắc cốt lõi cần ghi nhớ khi thiết kế trải nghiệm khách hàng, để tạo nên những điểm chạm đặc biệt và khác biệt.

1. Nguyên tắc lấy khách hàng làm trọng tâm

Đây là nguyên tắc cốt lõi khi thiết kế trải nghiệm khách hàng (Customer Experience). Các thiết kế được xây dựng nên để dành cho con người, vì thế, cần đặt trên cơ sở khách hàng là trọng tâm (Customer Centric).



Mọi thứ được tạo ra là để thỏa mãn nhu cầu con người, tác động đến tâm lý, dẫn dắt và thay đổi hành vi của họ. Vậy nên, trong suốt quá trình thiết kế trải nghiệm, bạn phải am hiểu sâu sắc về tâm lý & nhu cầu của khách hàng để kiến tạo những giá trị phù hợp nhất đến họ.

2. Quản lý các điểm chạm có nguy cơ khủng hoảng cao

Khi mọi thứ đều thay đổi, xã hội thay đổi, kinh tế thay đổi, công nghệ thay đổi, điều đó đã tác động đến con người trong xã hội. Vì thế, việc quản lý trải nghiệm khách hàng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Bạn phải biết cách quản lý các điểm chạm có nguy cơ khủng hoảng cao, thiết kế sẵn giải pháp để ngăn chặn.



Ví dụ: Để lường trước tình huống chẳng may khách hàng mua phải hàng bị lỗi, hay trong quá trình sử dụng xảy ra lỗi. Các hãng công nghệ đã áp dụng biện pháp truyền thông rộng rãi về chính sách bảo hành. Điều này cho thấy, chính các hãng công nghệ đã lường trước được nguy cơ khủng hoảng. Nên họ đã cho ra đời các trung tâm bảo hành để duy trì sự hài lòng của khách hàng, tránh những khủng hoảng không đáng có xảy ra.

3. Xây dựng dịch vụ ở đa nền tảng

Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ vượt bật và đây sẽ là xu hướng kinh doanh chính trong thời gian tới. Vì thế để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, giúp quá trình mua sắm thuận lợi hơn, các doanh nghiệp nên xây dựng dịch vụ ở đa nền tảng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ.



Ví dụ: Với lợi thế sở hữu đến hơn 1 tỷ người dùng, khi TikTok tung ra nền tảng e-commerce, chắc chắn sẽ tạo ra trào lưu shopping mới trên toàn thế giới. Vì thế các doanh nghiệp nên đầu tư thêm một nền tảng e-commerce mới là TikTok để nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nhờ đó, họ có thể sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp ở đa nền tảng, doanh nghiệp cũng tiếp cận được nhiều khách hàng mới hơn.

4. Thiết kế các giá trị sáng tạo

Thiết kế hay quản lý trải nghiệm khách hàng đòi hỏi về tư duy chiến lược, xác định nền tảng lâu dài để đầu tư vận hành. Chính vì thế, mục tiêu quan trọng nhất trong quá trình thiết kế trải nghiệm khách hàng là tạo nên các giá trị sáng tạo đặc biệt, để làm nên sự khác biệt. Thiết kế có giá trị phải là thiết kế tạo ra giá trị cao cho khách hàng.

Ví dụ: cùng là 1 hành vi mua chiếc balo adidas Neo, nhưng có rất nhiều loại tâm lý khác nhau, như là tâm lý tự thưởng cho bản thân, tâm lý săn khuyến mại, tâm lý thích đồ đẹp, tâm lý mua làm quà tặng, v.v… bạn nên tận dụng các tâm lý này để tạo nên những điểm chạm trải nghiệm sáng tạo.

5. Ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng những công nghệ mới, sáng tạo khiến thành phẩm của quá trình thiết kế trải nghiệm khách hàng trở nên hơn. Khách hàng thường yêu thích xu hướng mới, thay đổi mới. Nên họ sẽ sẵn sàng chi một khoảng tiền để trải nghiệm những dịch vụ/công nghệ mà họ cảm thấy hứng thú.



Trên đây 5 là nguyên tắc cốt lõi trong quá trình thiết kế trải nghiệm khách hàng. Bạn cần phải tỉ mỉ trong khâu thiết kế giá trị phù hợp trong từng điểm chạm nhỏ nhất. Vì sản phẩm luôn là nền tảng cốt lõi, nên khai thác tối đa nền tảng bằng những trải nghiệm ưu việt để tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu là điều vô cùng cần thiết.

Share:

BÍ KÍP VIẾT CONTENT TUYỂN DỤNG "HỚP HỒN" ỨNG VIÊN. VIẾT SAO CHO NGẦU?

Là một nhà tuyển dụng, liệu bạn có từng “đau đầu” khi phải liên tục nghĩ ra những content đa dạng để thu hút ứng viên đến với công ty mình? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Mình sẽ giới thiệu đến bạn một vài mẹo viết content tuyển dụng cực thu hút khiến các ứng viên phải “trầm trồ” mà vội ứng tuyển đấy!


1. Gây ấn tượng ngay ở tiêu đề

Bất cứ thể loại content nào cũng vậy, tiêu đề phải là thứ nổi bật trước hết và “gây thương nhớ” cho người đọc ở những giây đầu tiên. Vì vậy, một tin tuyển dụng có tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút ứng viên ứng tuyển vào công việc.


Tiêu đề là phần đầu tiên đập vào mắt người đọc. Vì vậy nếu như content có một tiêu đề ấn tượng thì khả năng người đọc sẽ dừng lại để đọc hết bài viết sẽ cao hơn bình thường. Đặc biệt hơn, kể cả đối với một người đang không có ý định tìm việc làm, họ vẫn hoàn toàn có thể bị thu hút bởi bài viết ấy.
Bạn có thể tham khảo một vài tiêu đề thú vị như là: "Cố tình trồng hoa, hoa không nở.Vô tình ứng tuyển, job liền tay" hay "Cầu mong có phép thuật Winx.Ứng biến ra ứng viên thích vừa làm vừa chơi !"

2. Nêu bật lợi ích của ứng viên

Chắc hẳn ứng viên nào cũng đều sẽ quan tâm đến quyền lợi của mình đầu tiên. Họ cần biết về chế độ lương, thời gian và khối lượng công việc sẽ như thế nào. Nếu cảm thấy hài lòng về những lợi ích đó, ứng viên mới cân nhắc đến việc ứng tuyển vào công ty.


Vì vậy, hãy cố gắng làm nổi bật phần lợi ích của ứng viên nhất có thể. Nhiều nhà tuyển dụng thường hay sơ suất ở điểm này. Bạn không nên chỉ tập trung vào yêu cầu công việc mà bỏ quên quyền lợi của ứng viên trong khi đó lại là nội dung mà họ quan tâm nhất. Với những lợi ích cơ bản và bình thường nhất như được ăn uống, trang phục đi làm thoải mái, được nghe nhạc, vi vu ngồi trong phòng điều hòa, teambuilding,... sẽ làm ứng viên thích thú hơn nhiều đấy!

3. Văn phong, ngôn từ thú vị, hài hước

Thay vì cứ rập khuôn hay đi theo những lối viết quá nghiêm túc và nhàm chán thì bài tuyển dụng với ngôn từ hài hước và thú vị sẽ khiến người đọc không thể lướt qua ngay được. Khi đó, tin tuyển dụng của bạn tự nhiên sẽ ghi dấu trong lòng các ứng viên.


Lối viết hài hước, bắt trend để tạo nên sự mới lạ trong tin tuyển dụng ngày nay đã được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Ví dụ như: “Chúng ta của hiện tại, cái gì cũng có, chỉ là chưa có việc làm.” Đây thật sự là một cách để biến những bài tuyển dụng được quan tâm và nhiều hơn mà nhất định bạn phải học hỏi và áp dụng ngay.

4. Thêm thu hút bằng cách viết chữ in đậm, in nghiêng lạ mắt

Đừng quên chú ý đến phông chữ trong bài tuyển dụng nhé! Thông thường, người đọc sẽ có xu hướng bị thu hút bởi những dòng chữ hơi kiểu cách, nổi bật hơn những phông chữ cơ bản, bình thường.


Quả thật, để gây điểm nhấn cho tin tuyển dụng thì tốt hơn hết là bạn nên tùy chỉnh các từ ngữ then chốt, quan trọng bằng cách in đậm hoặc in nghiêng nhé! Điều đó sẽ giúp người đọc chú ý vào những điểm mấu chốt cũng như thông tin cần thiết nhất cho họ.

5. Kết hợp thêm hình ảnh dí dỏm, ấn tượng

Tưởng tượng rằng khi bạn đang lướt xem tin tức trên chiếc điện thoại của mình và bắt gặp một content tuyển dụng với hình ảnh cực kỳ ấn tượng đến nỗi bạn phải ngừng lại để xem. Điều đó có nghĩa rằng bên cạnh những nội dung dí dỏm đã đề cập ở trên, hình ảnh cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng đâu nhé!

Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng hình thức đăng các tin tuyển dụng với những hình ảnh hài hước, trending, thậm chí là khiến người đọc còn phải chú ý hơn cả nội dung bài viết. Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh "dí dỏm" trong các bài tuyển dụng dưới đây:






6. Đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết



Dù cho có sáng tạo về câu từ, hình ảnh như thế nào đi nữa thì bạn vẫn đừng quên rằng bài tuyển dụng của mình vẫn cần đảm bảo đầy đủ các thông tin và cần thiết đâu nhé! Một bài tuyển dụng phải luôn chứa các nội dung cơ bản nhưng không thể thiếu sau đây:

- Thông tin về công ty: Tên công ty, địa chỉ cụ thể và thông tin liên hệ của công ty.
- Vị trí công việc: Tuyển dụng vị trí làm việc nào; làm việc tại phòng ban và chi nhánh, cơ sở nào.
- Lương thưởng: Đây là một điều mà hầu hết các ứng viên đều quan tâm đầu tiên. Vì vậy bạn nên cung cấp chế độ lương thưởng trong bài một cách rõ ràng.
- Quyền lợi: Tất nhiên quyền lợi cũng sẽ là một yếu tố để “giữ chân” ứng viên. Hãy mô tả những lợi ích mà ứng viên sẽ nhận được trong quá trình làm việc.
- Yêu cầu công việc: Hãy nêu những yêu cầu cơ bản bắt buộc phải có trong công việc như tin học văn phòng, viết lách, tiếng Anh và các loại bằng cấp chuyên môn.
- Chứa các từ khóa: Các ứng viên có xu hướng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến thông tin tuyển dụng. Vì vậy hãy chèn các keyword có liên quan trong bài để có cơ hội được tiếp cận với những ứng viên tiềm năng.


Bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn cách viết content tuyển dụng thêm độc đáo và hấp dẫn. Hy vọng các mẹo trên sẽ giúp cho quá trình viết bài tuyển dụng của bạn trở nên dễ dàng hơn mà lại thu hút thêm nhiều ứng viên “sáng giá” nữa nhé!
Share:

CORE WEB VITALS LÀ GÌ? UPDATE MỚI NHẤT CỦA GOOGLE NĂM 2021

Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến thuật ngữ Core Web Vitals này nhé.



1. Thông báo chính thức từ Google

Trên trang Twitter chính thức của Google Search – Google Search Central đã đưa ra một thông báo và ngay lập tức thông tin này đã chiếm được sự quan tâm của đông đảo mọi người:


Vào tháng 05/2021** sắp tới, chỉ số Core Web Vitals trở thành yếu tố xếp hạng thiết yếu của website, bên cạnh các yếu tố về User Experience (UX) đã có từ trước đó.

2. Core Web Vitals là gì?

Đối với những anh em làm SEO và thường xuyên cần kiểm tra các chỉ số website trên Google Search Console, trong thời gian gần đây chắc hẳn đã nhận ra một sự thay đổi khá “lạ” của Google. 

Đó là mục Báo cáo tốc độ (Speed Report) trong trang Google Search Console đã biến mất, thay vào đó là một mục có tên gọi Core Web Vitals report (Chỉ số thiết yếu về trang web).


Vậy Core Web Vitals là gì và vì sao nó lại được lựa chọn để trở thành yếu tố xếp hạng của Google trong tương lai? 

Hiểu một cách tổng quan, Core Web Vitals là tập hợp các chỉ số thiết yếu của website bao gồm các khía cạnh liên quan đến trải nghiệm người dùng trên trang.

Core Web Vitals là những chỉ số được đo bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá performance của website và xếp hạng điểm SEO. Mỗi chỉ số đại diện cho một khía cạnh về trải nghiệm người dùng, tương ứng với các yếu tố xếp hạng sau:
  • Loading: Tốc độ tải trang
  • Interactivity: Khả năng tương tác
  • Visual stability: Tính ổn định khi hiển thị


Dựa trên 3 chỉ số tương ứng dưới đây hình thành lên Core Web Vitals, đó là:
  • LCP (Largest Contentful Paint)
LCP đo lường Thời gian tải hoàn tất nội dung chính được hiển thị đầu tiên khi trang tải xong. Chỉ số LCP lý tưởng phải đạt 2,5 giây hoặc nhanh hơn.
  • FID (First Input Delay)
Thời gian người dùng phản hồi tương tác đầu tiên trên website. Chỉ số FID cần tối ưu để đạt dưới 100 mili giây.
  • CLS (Cumulate Layout Shift)
Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy. Hay có thể hiểu đây là chỉ số đo khối lượng layout hình ảnh bị dịch chuyển đột ngột trên website. Chỉ số CLS tốt nhất mà mỗi website cần đạt được để có trải nghiệm tốt nhất là dưới 0,1.


Theo các Google, những tín hiệu đo lường này giúp cải thiện trải nghiệm cũng như tính tương tác của người dùng trên website ngày càng tốt hơn.

Và theo đó, mọi sự thay đổi của Core Web Vitals sẽ liên quan đến việc đáp ứng tốt nhất mong muốn của người dùng về trải nghiệm trên website.

3. Core Web Vitals và thuật toán Page Experience

Trong lần update mới nhất vào cuối tháng 05/2020 vừa qua, Google đã công bố Page Expericence sẽ trở thành một yếu tố xếp hạng mới và sẽ được áp dụng chính thức trong năm 2021. 

Bên cạnh đó, Google cũng cho biết rằng thuật toán Page Expericence mới này sẽ là một yếu tố xếp hạng cho mục Top Stories (Câu chuyện hàng đầu) trên các thiết bị di động và sự ưu tiên về AMP sẽ không còn nữa. 

Và gần nhất với sự xuất hiện của chỉ số Core Web Vitals, thuật toán Page Expericence sẽ bao gồm các chỉ số về Core Web Vitals (mới) cùng với các tín hiệu trải nghiệm người dùng đã được áp dụng trước đó. Cụ thể hơn với 5 tín hiệu đo lường sau:
  • Core web vitals: LCP, FID, CLP
  • Mobile friendly: Thân thiện với các thiết bị di động
  • Safe browsing: Lướt website an toàn
  • HTTPS: Bảo mật https
  • Mobile popup algorithm/No intrusive interstitials: Quy tắc quảng cáo đan xen (sự xuất hiện của popup,…)

Thêm một thông tin quan trọng đến từ ông lớn Google, đó là họ có thể sẽ gắn thêm nhãn chỉ số thể hiện chất lượng Page Expericence của các website trên kết quả tìm kiếm vào năm 2021.

Dẫu vậy, thực tế có khá nhiều website không đủ tiêu chuẩn để được gắn nhãn này. Bởi theo một nghiên cứu mới nhất cho thấy chỉ có khoảng dưới 15% trang web đủ tiêu chuẩn để vượt qua bài test về chỉ số Core Web Vitals của Google. 

4. Các công cụ hỗ trợ check chỉ số Core Web Vitals 

Bạn có thể xem báo cáo chỉ số về Core Web Vital cho website của mình tại một trong 6 công cụ này: PageSpeed Insights, Chrome DevTools, Lighthouse, Google Search Console, Chrome UX Report hoặc Web Vitals Extension.


Dựa vào bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy một số hiệu quả khác biệt giữa các công cụ khi check Chỉ số thiết yếu về trang web. Một số tool trong đó sử dụng dữ liệu hiện trường (Field Data) từ những trải nghiệm thực tế của người dùng, một số khác lại dựa trên hiệu suất mô phỏng hành vi người dùng trong phòng thí nghiệm.

Nơi mà các chỉ số FID được thay thế bằng TBT – Total Blocking Time (tổng thời gian ngăn chặn phản hồi đầu vào của người dùng) là các chỉ số được đo dựa trên dữ liệu mô phỏng trong phòng thí nghiệm.

Theo như ông lớn Google nhận định, các công cụ sử dụng dữ liệu hiện trường Field Data sẽ là lựa chọn tốt hơn và chúng sẽ được sử dụng để làm tín hiệu xếp hạng cho trang web của bạn.

Tuy nhiên, một điều khá đáng lưu tâm khi sử dụng dữ liệu hiện trường để đo lường chỉ số Page Expericence đó là: Điểm số tối ưu hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi người dùng thực tế. Chẳng hạn, nếu người dùng sử dụng mạng hoặc các thiết bị cung cấp mạng yếu hơn để xem website của bạn thì điểm trải nghiệm UX trên trang cũng sẽ bị đánh giá thấp hơn website của đối thủ có điểm tối ưu tương tự như trang web của bạn, nhưng được truy cập bởi một thiết bị có điều kiện kết nối tốt hơn.

Đánh giá nhanh về các công cụ đo lường chỉ số Core Web Vitals trên:
  • Google Search Console: Mang đến góc nhìn tổng quan về báo cáo quản lý các Chỉ số thiết yếu về trang web
  • Chrome DevTools & Lighthouse: Hỗ trợ các webmaster tìm hiểu sâu hơn và thực hiện việc tối ưu hóa trong thực tế.
  • Chrome UX Report & Web Vitals Extension: Đánh giá nhanh về hiệu quả trải nghiệm trên website.

5. Core Web Vitals quan trọng như thế nào đối với các SEOer?

Có một điều chắc chắn rằng mọi sự cập nhật hoặc thay đổi về các tín hiệu xếp hạng của Google đều có sức mạnh để tác động đến thứ hạng tìm kiếm và những người làm SEO nên bắt đầu tối ưu nó ngay từ bây giờ.

Google thông báo rằng tín hiệu về trải nghiệm trên trang sẽ trở thành yếu tố quyết định, trong trường hợp các website có đánh giá tương đương nhau về chất lượng nội dung (content).

Chính vì vậy, bên cạnh việc sản xuất nội dung hữu ích đúng intent khách hàng, các SEOer cần tập trung nguồn lực để tối ưu về trải nghiệm (Page Expericence & Core Web Vitals) và độ uy tín Page Authority) của trang trước khi chúng được áp dụng và trở thành các yếu tố xếp hạng trọng điểm.

Kết luận:

Như vậy, có sự thay đổi về thuật toán cũng như những thông báo mới nhất của Google về các yếu tố xếp hạng sẽ được tập trung trong năm 2021: Core Web Vitals & Page Experience. Đây là tín hiệu cho một cuộc chạy đua đường dài dành cho các webmaster, cần tối ưu hơn về trải nghiệm người dùng trên trang bên cạnh việc sản xuất các nội dung hữu ích. Đồng thời, xu hướng thiết kế website cũng có sự thay đổi khá lớn để đáp ứng các tín hiệu xếp hạng mới này của Google.


Share:

NÊN CHỌN QUẢNG CÁO GOOGLE ADS HAY FACEBOOK ADS?

Nếu bạn là một chuyên gia Digital Marketing, chắc hẳn bạn đã bị khách hàng đặt câu hỏi này đến cả tỉ lần. “Vậy giữa Google Ads VS Facebook Ads, nên chạy quảng cáo Google hay Facebook, kênh nào sẽ hiệu quả hơn với doanh nghiệp của anh?”


Câu trả lời chính xác nhất là: Còn tùy vào từng trường hợp!

Trong bài viết này, IMASO VN sẽ so sánh quảng cáo Google và Facebook cố gắng phân tích và đưa ra cho bạn những gợi ý để áp dụng 2 loại hình quảng cáo phổ biến nhất này một cách hiệu quả.

Cuộc chiến giữa Google Ads vs Facebook Ads



Chúng ta đều hiểu rằng doanh nghiệp nhỏ thường có ngân sách marketing hạn chế và việc cân nhắc xem nên chi tiêu tiền quảng cáo vào đâu khá là khó khăn. Trước tiên hãy so sánh để hiểu rõ ràng sự khác nhau giữa Google Ads vs Facebook Ads đã. Trong bài viết này, IMASO VN sẽ làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của hai kênh này để giúp anh chị em doanh nghiệp có quyết định chính xác về kênh sẽ trả về hiệu quả tốt hơn so với chi phí marketing của mình.

Những tiến bộ về công nghệ trong vòng những năm gần đây đã giúp những người làm marketing và khách hàng có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Và do đó, nó cũng thay đổi cả cách chúng ta tìm kiếm, truyền tải và tiếp nhận thông tin. Nó thậm chí còn thay đổi cả cách chúng ta mua sắm và tiêu dùng sản phẩm.

Trước khi đi thẳng vào kết luận kênh nào mang về lợi nhuận tốt hơn, hãy tìm hiểu và so sánh những điểm khác nhau giữa quảng cáo google và facebook.

Google Ads là gì?

Được thành lập vào năm 1998, Google đã vươn lên trở thành công cụ tìm kiếm được sử dụng bởi hơn 70% số người dùng trực tuyến. Con người giờ đây có thể tìm kiếm tất cả những gì mà họ muốn từ sản phẩm, mẹo vặt, videos, những cửa hàng và địa chỉ xung quanh nhà họ,… chỉ trong vài tích tắc.


Hiện nay, Google xử lý hơn 40.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây, hơn 3 tỷ mỗi ngày và hơn một nghìn tỷ mỗi năm. Và sự tăng trưởng này bắt đầu mạnh mẽ và không có dấu hiệu dừng lại kể từ đầu năm 2000. Hãy tưởng tượng việc này đã, đang và sẽ tác động như thế nào lên môi trường quảng cáo.

Đã từng được biết đến với cái tên Google AdWords, Google Ads là nền tảng quảng cáo pay per click (trả phí trên mỗi cú nhấp chuột) lớn và phổ biến nhất thế giới. Những công cụ tìm kiếm khác cũng sử dụng kỹ thuật này cho nền tảng quảng cáo của mình. Nhưng vì Google quá phổ biến với khách hàng nên khi nhắc đến quảng cáo trả phí, người dùng sẽ nghĩ ngay đến Google Ads.


Hình ảnh ở trên là những kết quả tìm kiếm trả về cho từ khóa “dịch vụ dọn nhà Hà Nội”. Hãy để ý những kết quả tìm kiếm đầu tiên với khung “Quảng cáo” bên tay trái. Google không chỉ trả về những kết quả sát với truy vấn, mà còn đưa ra những kết quả dựa trên vị trí của bạn.

Facebook Ads là gì?

Nếu Google Ads phổ biến với tìm kiếm trả phí, thì Facebook Ads chắc chắn là tiên phong với mạng xã hội trả phí (paid social). Facebook đã thay đổi hành vi của khách hàng và tạo ra một nền tảng kết nối con người mạnh mẽ, nơi mà chúng ta có thể lên tiếng về quan điểm cá nhân, những trải nghiệm và tương tác, kết nối với những chủ đề mà chúng ta thích.


Tại sao Facebook Ads lại phổ biến đến thế trong cộng đồng những nhà quảng cáo và chủ doanh nghiệp. Sở hữu một khối lượng dữ liệu người dùng khổng lồ, thật không ngạc nhiên khi năm ngoái, chiếm đến 25% tổng ngân sách quảng cáo trực tuyến của toàn thế giới.

Facebook thu nhặt nhiều dữ liệu hơn cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng. Trang bạn thích, chủ đề bạn tương tác, bạn bè, ngày sinh nhật, vị trí hiện tại, kỳ nghỉ vừa qua của bạn và nhiều hơn thế nữa. Ngân hàng dữ liệu này giúp Facebook tạo ra những giá trị cho nhà quảng cáo dễ dàng nhắm trúng người dùng mục tiêu hơn bao giờ hết.

Vì lý do này mà Facebook Ads phổ biến với các chủ doanh nghiệp nhỏ vì chúng cung cấp khả năng xác định khách hàng mục tiêu và chỉ quảng cáo đến những người thực sự có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một chức năng mạnh mẽ mà không nhiều nền tảng quảng cáo có thể cung cấp một cách chi tiết đến thế.

So sánh quảng cáo Google và Facebook – Cách mà chúng vận hành

Muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi “nên chọn quảng cáo google hay facebook?” để áp dụng vào ngành nghề dịch vụ của bạn thì bạn cần hiểu rõ quy chế hoạt động của từng loại quảng cáo.

Cách quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên google

Google Ads giúp chủ doanh nghiệp nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên các truy vấn tìm kiếm của họ trên Google, hay còn được gọi là từ khóa. Những quảng cáo này tập trung trả về những kết quả tìm kiếm liên quan và giải quyết được nhu cầu cụ thể của người dùng.

Từ góc độ người dùng

Khi họ lên Google và tìm kiếm một từ khóa, họ thường lướt qua kết quả trả về trong chưa đến một giây. Những trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm thường hiện những danh sách quảng cáo ở đầu trang.

Từ góc độ nhà quảng cáo

Nền tảng Google Ad giúp họ tạo ra những chiến dịch hiển thị khi người dùng tìm kiếm một từ khóa mà họ muốn quảng cáo đến. Để tiếp cận người dùng chính xác hơn, những doanh nghiệp địa phương có thể nhắm đối tượng tìm kiếm từ khóa liên quan đến họ trong 1 phạm vi lãnh thổ cụ thể. Bằng cách đó họ không phải trả phí cho những nhấp chuột từ khách hàng đến từ các địa phương khác, những người mà không thể đến cửa hàng của họ để xem hoặc trải nghiệm dịch vụ.

Một khi chiến dịch được thiết lập, quảng cáo của bạn gia nhập một vòng đấu giá với các nhà quảng cáo khác cũng lựa chọn từ khóa tương tự. Và Google sẽ hiển thị quảng cáo với giá thầu cao nhất cùng nội dung hữu dụng với người dùng nhất. Tất nhiên, Google cung cấp một loạt công cụ để thiết lập chiến dịch nhưng đây là những thứ cơ bản nhất mà bạn nên biết.

Cách mà Facebook Ads vận hành

Cách mà Facebook Ads vận hành giúp nhắm quảng cáo đến đối tượng dựa trên hành vi và khuôn mẫu mà bạn lựa chọn trên nền tảng quảng cáo. Không dựa trên truy vấn tìm kiếm của người dùng như ông anh Google. Facebook cung cấp sự lựa chọn nhắm mục tiêu đa dạng dựa trên nhân khẩu học, giúp nhà quảng cáo nhắm đến đối tượng dựa trên hành vi, sở thích và sở ghét.


Hình ảnh trên phản ánh một ví dụ về những loại hình (formats) quảng cáo khác nhau trên Facebook Ads. Bạn có thể thoải mái lựa chọn formats hiển thị (image, video, carousel) và vị trí đặt quảng cáo.

Vậy giữa Google Ads và Facebook, nên chọn kênh nào mang về lợi nhuận tốt hơn và đo lường như thế nào?

Từng có thời điểm các kênh truyền thống như in ấn là chiến lược trọng điểm của các doanh nghiệp. Hoạt động marketing bị phụ thuộc vào các phương tiện thông tin đại chúng với hy vọng rằng ai đó sẽ thấy quảng cáo và ghé thăm cửa hàng để mua sắm mà không biết hiệu quả thực sự của chiến dịch này ra sao.

Chúng ta đã đi một bước tiến rất xa so với thời điểm đó và ngày nay những chủ doanh nghiệp và nhà quảng cáo có những công cụ digital chuyên sâu điều chỉnh và đo lường được theo mong muốn của họ. Những công nghệ quảng cáo mới này giúp họ quảng bá doanh nghiệp theo những cách thức và formats khác nhau trong khi vẫn nhắm trúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Càng ngày mọi thứ càng được cải tiến hơn…

Khoa học máy tính (computer science) và phân tích dữ liệu đã giúp việc đo lường các chiến dịch và đếm lượng chuyển đổi được dễ dàng theo thời gian thực. Thật tuyệt vời là nền tảng quảng cáo có thể bắt trúng hành vi của mỗi người ghé thăm và quảng cáo lại đến họ một lần nữa. Mức độ này thể hiện rằng ngày nay internet chứa nhiều dữ liệu dồi dào hơn bao giờ hết để giúp bạn tối ưu hiệu quả chiến dịch của mình.

Không chỉ thế, chúng tôi giúp khách hàng của mình gắn mã đo lường lưu lượng truy cập website, tạo chiến dịch remarketing trên cả Google Ads và Facebook Ads nhắm vào những đối tượng đã ra vào landing pages của bạn trước đây. Khi bạn có thể tiếp cận lại những người đã truy cập trang trong quá khứ thì nghĩa là lợi nhuận của bạn bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng. Bởi vì, bạn không còn chỉ gửi đi tương tác với người dùng một lần và hy vọng là họ sẽ mua hàng từ bạn. Thay vào đó, bạn nhắm mục tiêu lại những người đã ghé thăm website của bạn nhưng không thực hiện hành vi chuyển đổi.

Đối tượng nào nên sử dụng Google Ads?

Nếu bạn là một doanh nghiệp mới và muốn tập trung vào gia tăng doanh số, một chiến dịch thu hút lead (đối tượng tiềm năng) trên Google sẽ giúp bạn mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Không đòi hỏi bạn phải có ngân sách quảng cáo lớn, Google tập trung vào nâng cao trải nghiệm người dùng. Google luôn mong muốn truyền tải những gì tốt nhất đến người dùng của họ, nên nội dung bạn tạo ra cũng cần dựa trên nguyên tắc này. Chất lượng của quảng cáo và nội dung website là yếu tố ưu tiên trước ngân sách và là một yếu tố quan trọng xác định thứ hạng tìm kiếm trên Google trong cuộc chiến giá thầu. Để chắc chắn chiến dịch đạt được hiệu quả và đánh bại đối thủ của mình, bạn nên thuê một đơn vị có kinh nghiệm dày dặn trong quảng cáo Google.


Vậy tóm lại, nếu bạn là doanh nghiệp mới với ngân sách tầm trung và mục tiêu đơn giản, Google Ads sẽ là lựa chọn tốt nhất cho câu hỏi “nên chọn quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads”.

Khi nào nên sử dụng Facebook Ads?

Với những chiến dịch nhấn mạnh vào độ phủ thương hiệu trên mạng xã hội, quảng cáo Facebook nên được đặt ở vị trí trung tâm trong kế hoạch marketing. Facebook ads không chỉ giúp bạn có cái nhìn và thấu hiểu rõ hơn về insight của đối tượng mục tiêu, mà còn giúp bạn nuôi dưỡng một cộng đồng quan tâm đến vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang giải quyết.
Điều mà ai cũng biết và là yếu tố quan trọng nhất cho sự tăng trưởng doanh nghiệp – truyền miệng (word of mouth). Không nền tảng quảng cáo nào có sức mạnh lớn trong việc tạo ra cộng đồng và 1 lượng lớn fan cho doanh nghiệp hơn Facebook đang làm.

Lợi nhuận thu được từ Facebook có nhiều hơn những gì được đo đếm bằng tiền. Chúng ta đều biết tiềm năng mạnh mẽ của kênh và số lượng người dùng đông đảo đến như thế nào. Điều đó làm cho Facebook trở thành nền tảng quảng cáo hàng đầu khó lòng đánh bại hiện nay.

Như đã nói từ đầu, mỗi loại hình doanh nghiệp lại phù hợp với 1 hình thức quảng cáo khác nhau. Khác biệt đến từ sản phẩm và chân dung khách hàng mục tiêu của mỗi người.

Điều đó lý giải tại sao cái này hiệu quả với chủ doanh nghiệp này, nhưng lại không hiệu quả với người còn lại. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đo lường hiệu quả bằng lợi nhuận thật.

Tóm lại … Nên quảng cáo Google hay Facebook

Để so sánh quảng cáo google và facebook và kết luận được ai là người chiến thắng trong cuộc chiến giữa Facebook Ads vs Google Ads đòi hỏi rất nhiều thử nghiệm với các mô hình kinh doanh đa dạng. Câu trả lời sẽ không chỉ đơn giản như chúng ta đã bàn luận ngày hôm nay. Lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, loại hình và đối tượng hướng đến của doanh nghiệp. Tất cả đều đóng vai trò bình đẳng trong thành công của chiến dịch và hiệu quả lợi nhuận cuối cùng thu về.
"Chọn Google Ads hay Facebook Ads?"
Sự lựa chọn đôi khi không rõ ràng. Nhưng chúng tôi vẫn thường khuyên chủ doanh nghiệp đừng chỉ nhìn vào lợi nhuận mà hãy cân nhắc hiệu quả chiến dịch dựa trên những giá trị mà họ mang lại cho doanh nghiệp của mình. Giá trị có thể là bất cứ thứ gì từ tên tuổi thương hiệu đến tiếp cận khách hàng tiềm năng hoặc thu hút thêm nhiều leads, tỷ lệ chuyển đổi, và số đơn bán ra.

Có thể dễ dàng thấy rằng:

Google Ads sẽ giúp bạn tìm kiếm khách hàng mới ngay lập tức và theo 1 quy trình nhất quán, cụ thể, mang lại cho bạn lợi nhuận nhanh chóng. Trong khi đó Facebook Ads lại giúp các khách hàng mới dễ dàng tìm thấy và hiểu về doanh nghiệp của bạn hơn. Và bằng cách này bạn có thể thu được lợi nhuận lâu dài.

Share:

DOANH NGHIỆP NHỎ CHỌN SEO HAY GOOGLE ADS TRƯỚC?

Trước khi đầu tư quảng bá website, chúng ta luôn băn khoăn sau khi thực hiện, kết quả nhận được sẽ như thế nào? Có hiệu quả hay không? Liệu nó sẽ tốt hơn lên, hay là dậm chân tại chỗ?

Trong bài viết này, IMASO VN đề cập đến hai giải pháp quảng bá website nổi tiếng nhất là SEO từ khóa và Google Ads. Cùng là hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google, nhưng cách thức hoạt động hoàn toàn khác. Với chiến lược hiện có, vậy doanh nghiệp nên lựa chọn như thế nào?

1. So sánh giữa SEO và Google Ads

Trước khi bắt đầu so sánh giữa SEO và Google Ads, bạn cần nhớ về mục đích ban đầu là tăng lượt truy cập cho website. Từ đó, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Và dù bạn sắp chọn SEO, Google Ads hay kết hợp cả hai, thì website vẫn đang là trung tâm cần được đầu tư đúng chiến lược.

a. Sự xuất hiện

Các website chạy Ads sẽ được hiển thị ở 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí ở cuối trang kết quả tìm kiếm trên Google. Dưới 4 vị trí này mới là 10 vị trí của những website làm SEO. Bạn cũng có thể nhận biết các website đang chạy quảng cáo bằng các ký hiệu Ad hoặc Qc.


Vậy với cách hiển thị này, các website chạy quảng cáo sẽ tiếp cận đầu tiên với khách hàng tiềm năng.

b. Thời gian hiện lên Google

Với Ads, dù website bạn xấu đẹp thế nào, chỉ cần trả phí đều được xuất hiện ngay trên Google. Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị một cách nhanh chóng. Nhưng ngay khi bạn hết tiền, website cũng sẽ ngay lập tức không còn được hiển thị nữa.

Với SEO thì khác, bạn cần nỗ lực để lên được top, bao gồm:

  • Thân thiện với Google.
  • Trải nghiệm người dùng tốt.
  • Hiển thị chuẩn trên thiết bị di động.
  • Nội dung chất lượng và không được copy từ nguồn khác.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung mới lẫn tối ưu nội dung cũ.
  • Được nhiều site công nhận và trỏ link tới.
  • ….
Khi làm SEO bạn cần có một quá trình tối ưu trong vòng ít nhất 6 tháng để website lên top. Nhưng khi bạn không tiếp tục làm SEO nữa, thì website không ngay lập tức bị mất đi trên kết quả tìm kiếm. Website của bạn sẽ rớt top dần nếu có các đối thủ khác mạnh hơn đẩy bạn xuống. Trong trường hợp website của bạn có đủ nội lực vẫn có thể duy trì được vị trí top của mình.

c. Về chi phí

Với Ads hết tiền là hết hiện. Chi phí đối với Google Ads được tính trên mỗi lượt click vào quảng cáo. Khi có người dùng click vào website của bạn, bạn sẽ bị trừ một khoản phí.


Với SEO thì ngược lại, chi phí được tính theo số lượng từ khóa. Khi từ khóa lên top bạn sẽ phải trả phí cho người làm SEO. Nhưng bù lại, bao nhiêu người click cũng được. Số lượng click càng nhiều càng có lợi cho bạn. Lúc đó website được đánh giá tốt và có thêm người liên hệ mua hàng.

d. Về rủi ro

SEO hay Google Ads luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Như bạn đã biết, quảng cáo Google tính phí dựa trên lượt click. Do đó, trong trường hợp nhà quảng cáo không kiểm soát được tình trạng click tặc thì bạn có thể tốn kém nhiều chi phí.

Còn riêng với SEO, rủi ro dành cho các nhà đầu tư là có thể sau 6 tháng tối ưu website vẫn chưa lên top.

Các rủi ro này được IMASO VN nêu ra không phải để khiến các chủ website lo lắng. Mà điều đó nhằm giúp bạn hiểu và biết cách lựa chọn các đơn vị uy tín hợp tác để có thể giảm thiểu các rủi ro này.

2. Vậy nên sử dụng cái nào?

IMASO VN không bắt buộc khách hàng phải lựa chọn giữa SEO và Google Ads. Mà bạn có thể linh động và kết hợp cả hai.

SEO là công việc cần có thời gian và phải duy trì liên tục. SEO thường được sử dụng trong chiến lược đường dài của doanh nghiệp. Do đó, những lúc từ khóa chưa lên top, hoặc đang cần triển khai một đợt khuyến mãi nào đó gấp rút hơn. Bạn nên khéo léo kết hợp với quảng cáo Ads cho chiến lược ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngân sách của các doanh nghiệp có hạn và buộc phải có sự lựa chọn. Doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược hiện tại là trong ngắn hạn hay dài hạn để đưa ra quyết định.

3. Website mới thiết kế nên dùng SEO hay Ads?


Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ website quan tâm. Nhiều người vẫn nghĩ là website mới chỉ nên làm Ads. Vì quá mới, chưa có một độ “chín” nhất định để Google đánh giá, nên làm SEO cũng không có nhiều tác dụng. Và họ thường chờ khoảng 3 tháng trở lên mới làm.


Đó cũng là một khía cạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tiếp nhận website của khách hàng và chiêm nghiệm, IMASO VN phát hiện ra một vấn đề lớn.

Đa số sau khi thiết kế website, chủ doanh nghiệp không đầu tư làm SEO ngay, dẫn đến việc phát triển website không chuẩn SEO, nội dung bài viết thiếu chất lượng, không được tối ưu… khiến cho Google đánh giá thấp website.

Đến khi quyết định làm SEO, lại phải tốn nhiều công sức sửa chữa sai lầm cũ, chờ Google cập nhật lại thông tin mới, làm thời gian bị kéo dài ra nhiều.

Do đó chúng tôi có lời khuyên website mới vẫn nên làm SEO ở một mức độ nhất định, để mọi thông tin nội dung đều được tối ưu ngay từ đầu, thì khi đẩy top từ khoá sẽ nhanh hơn rất nhiều. Trong lúc đó, có thể chạy Ads để tạo ra những lượng truy cập đầu tiên cho website.

Thậm chí, triển khai SEO giúp tối ưu chất lượng trang đích còn có tác động tốt đến điểm chất lượng quảng cáo.

4. Làm sao có hiệu quả từ SEO hay Ads?


Dù bạn chọn SEO hay Google Ads, điều tôi muốn bạn lưu ý thêm là làm sao để có được hiệu quả từ nó.

Rất nhiều người mắc sai lầm khi sử dụng link trang chủ chạy quảng cáo Ads hay chọn những từ khoá chung chung để làm SEO.

Có một sự thật là người dùng Google có thể nhấn vào link website của bạn, nhưng không phải ai cũng liên hệ và mua hàng trong lần đầu tiên. Sau khi đã dẫn được traffic từ các công cụ SEO và quảng cáo, việc còn lại bạn cần làm là có các chiến lược Marketing phù hợp để dẫn dắt khách hàng và tạo nên chuyển đổi cuối cùng.
Share:

5 CÁCH ĐỂ CÓ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TỪ KHÁCH HÀNG

Hầu hết, các Marketer thành công đều nhận định rằng Marketing truyền miệng (word-of-mouth) là phương thức tiếp thị có hiệu quả vượt trội khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới. Khác với những quảng cáo thông thường, Marketing truyền miệng là những đánh giá của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định của những khách hàng tiềm năng. 


Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, nhận xét/đánh giá của khách hàng chính là phương thức truyền miệng kiểu mới. Mọi người tìm kiếm những đánh giá và tìm hiểu sản phẩm từ đó, cũng như dựa vào nó để quyết định mua sản phẩm. Vì thế, các đánh giá tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có khả năng lan truyền nhanh chóng và dẫn đến doanh số bùng nổ. Trong khi đó, những đánh giá tiêu cực lại có thể kìm hãm doanh số bán hàng và khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng về danh tiếng.

Có thể thấy rằng, để nhận được những đánh giá tuyệt vời của khách hàng không chỉ đơn giản là đưa sản phẩm ra thị trường và hy vọng, mà đó là một quá trình lên kế hoạch để lấy lòng người tiêu dùng một cách khéo léo. Trong bài viết này gợi ý những chiến thuật cụ thể mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, khiến họ sẵn sàng để lại một đánh giá tích cực cho sản phẩm.

Tại sao mọi người lại nhìn vào đánh giá trực tuyến?



Thông thường, có bốn lý do để một người tìm đọc những đánh giá trực tuyến: 


1. Để có được bằng chứng xã hội (social proof) từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ trước đó. 

2. Tìm hiểu về sản phẩm họ đang mua 

3. Giảm khả năng mua phải hàng không tốt 

4. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và hạn chế của sản phẩm 

Đương nhiên, mục đích của bất kỳ nhãn hàng nào cũng là nhận được những đánh giá tích cực từ người tiêu dùng và sử dụng chúng để thúc đẩy doanh số bán hàng trên các nền tảng trực tuyến. Dưới đây là 5 chiến thuật giúp bạn có thể áp dụng để đạt được mục đích của mình. 
Xem thêm: 03 chiến thuật giúp tăng doanh thu dịp cuối năm

1. Yêu cầu đánh giá trên nhiều nền tảng

Bước đầu tiên đó là giúp khách hàng đánh giá sản phẩm một cách dễ dàng nhất trên các nền tảng. Nếu trong trường hợp khách hàng cảm thấy quá trình đánh giá này rắc rối và mất thời gian thì họ không sẵn sàng để lại những nhận xét tích cực cho doanh nghiệp. Vì vậy, các phương tiện truyền thông xã hội và trang web đánh giá của bên thứ ba là những nền tảng tuyệt vời để giúp giới thiệu thương hiệu và sản phẩm - dịch vụ của bạn với khách hàng bằng những nhận xét thiện chí.


Một số nền tảng hiệu quả nhất có thể kể đến là:
  • Mạng xã hội: LinkedIn, Facebook Business Page, Instagram, Manta, Youtube (tạo video và yêu cầu đánh giá bên dưới)
  • Google - sử dụng tính năng Google doanh nghiệp của tôi
  • Yellowpages - cung cấp thông tin doanh nghiệp theo từng lĩnh vực như một cuốn danh bạ trực tuyến
  • Foursquare - dịch vụ tìm kiếm và khám phá địa điểm mới trong lĩnh vực khách sạn - nhà hàng
Ngoài những nền tảng trên, còn có nhiều loại trang web đánh giá cho một sản phẩm cụ thể (niche site), tùy thuộc vào ngành bạn đang kinh doanh.

Một số ví dụ điển hình như TripAdvisor là trang web chuyên cung cấp những đánh giá liên quan đến du lịch hay mạng xã hội Foursquare chuyên dùng cho lĩnh vực khách sạn - nhà hàng. Bí quyết của tất cả nền tảng này là làm cho quá trình đánh giá đơn giản hơn nhờ vào việc phân loại sản phẩm - dịch vụ cụ thể. Chính vì thế, người truy cập có thể nhanh chóng thực hiện các đánh giá của mình.


2. Tận dụng tối đa website của doanh nghiệp 

Có thể nói website của doanh nghiệp là một công cụ đắc lực để có được đánh giá tuyệt vời của khách hàng. Việc bạn cần làm là tối ưu hoá trang web và các bài blog của mình, cho phép khách hàng để lại ý kiến nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên lập ra một chiến lược rõ ràng cho tất cả các kênh truyền thông và đảm bảo rằng website của bạn được tối ưu hoá cho cả thiết bị di động.


Còn nếu doanh nghiệp của bạn có một trang thương mại điện tử, bạn có thể xem xét thêm tùy chọn kiểm tra tin nhắn trực tiếp để nhận phản hồi tức thì từ khách hàng. Cách tiếp cận này sẽ thỏa mãn tâm lý muốn được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của người tiêu dùng, bằng cách giảm thời gian phản hồi tin nhắn và nâng cao dịch vụ khách hàng của công ty.
Xem thêm: 05 bước đột phá doanh số bán hàng từ trải nghiệm online

3. Thu hút đánh giá bằng email 

Đến với chiến thuật này, phương thức Inbound Marketing sẽ là cách để có được đánh giá tuyệt vời của khách hàng nhờ nội dung và sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể, sau khi giao dịch được thực hiện, bạn hãy gửi một email ngắn để yêu cầu đánh giá. Từ đây, bạn sẽ nhận được phản hồi trung thực nhất có thể bởi vì khách hàng cảm thấy như thể họ đang giao tiếp với nhà cung cấp. Với những đánh giá như vậy sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho sản phẩm - dịch vụ của mình trong trường hợp có nhiều đánh giá tiêu cực trong phản hồi từ khách hàng.


Ngoài ra, nếu bạn không muốn yêu cầu đánh giá hay lấy cảm nghĩ của khách hàng, thì có thể xem xét việc thêm vào email một đường link dẫn đến một cuộc khảo sát trực tuyến. Các cuộc thăm dò ý kiến và khảo sát như vậy được thiết lập khá dễ dàng và hệ thống có thể phân tích dữ liệu cho bạn. Với cách tiếp cận này, bạn có thể xác định thông tin thu thập được và doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu trên để tìm hiểu thêm về khách hàng của mình.


4. Khuyến khích quá trình đánh giá 

Trong trường hợp bạn nhận thấy rằng công ty không nhận được số lượng đánh giá như mong muốn hoặc bạn có ý định tặng quà cho khách hàng, hãy xem xét thêm các hình thức khích lệ quá trình thu thập đánh giá. Vì mọi người đều tin rằng thời gian của họ là quý giá, nên hãy cho họ lý do để thực hiện đánh giá cho sản phẩm - dịch vụ của bạn. Với các ưu đãi như phiếu giảm giá, thẻ quà tặng hay tổ chức các cuộc thi đều có thể khuyến khích quá trình đánh giá của khách hàng và thậm chí có thể làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi khách hàng quay lại và mua sắm lần nữa.

Công ty Birchbox là một ví dụ điển hình cho phương pháp khích lệ quá trình đánh giá. Cụ thể, Birchbox khuyến khích mọi người để lại nhận xét bằng cách cung cấp điểm Birch Points cho các khách hàng thân thiết. Kể từ năm 2010, thương hiệu này đã phát triển từ một công ty khởi nghiệp khiêm tốn về lĩnh vực làm đẹp và trở thành thương hiệu đứng vị trí thứ 6 trên thế giới có dịch vụ đăng ký phổ biến. Chắc chắn rằng, một phần của thành công này là nhờ các chương trình khuyến khích đánh giá dựa trên lòng trung thành của khách hàng.

5. Yêu cầu đánh giá đúng thời điểm



Yêu cầu khách hàng đánh giá vào đúng thời điểm sẽ giúp bạn tận dụng được nhiều lợi ích hơn từ quy trình này, góp phần cải thiện dịch vụ khách hàng của công ty. Cho dù đó là trên mạng xã hội, website của công ty hay trong email thì sự phản hồi đúng lúc cũng đều quan trọng. Một số trường hợp mà bạn có thể thực hiện các yêu cầu đánh giá: 

  • Sau khi khách hàng tích cực tương tác với thương hiệu
  • Sau khi khách đặt lại đơn hàng
  • Khi người dùng tag công ty trên các kênh social media
  • Khi bạn phát hiện người dùng dành nhiều thời gian trên trang web của công ty hoặc khi họ giới thiệu sản phẩm của bạn tới những khách hàng mới.
Chủ ý của phương pháp này là tiếp cận khách hàng khi họ đã cảm thấy thỏa mãn hoặc hài lòng và đương nhiên những đánh giá thương hiệu nhận được cũng sẽ tích cực hơn.

Tóm lại, trong quá trình kinh doanh sẽ không có công thức nào hoàn hảo để nhận được những đánh giá tuyệt vời của khách hàng. Nhưng doanh nghiệp vẫn có thể đạt được điều này nếu tham khảo các chiến thuật được giới thiệu phía trên, kết hợp với kế hoạch rõ ràng để thành công trong việc thu hút đánh giá của khách hàng cho sản phẩm của mình.
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99