• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phát triển Website. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phát triển Website. Hiển thị tất cả bài đăng

CORE WEB VITALS LÀ GÌ? UPDATE MỚI NHẤT CỦA GOOGLE NĂM 2021

Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến thuật ngữ Core Web Vitals này nhé.



1. Thông báo chính thức từ Google

Trên trang Twitter chính thức của Google Search – Google Search Central đã đưa ra một thông báo và ngay lập tức thông tin này đã chiếm được sự quan tâm của đông đảo mọi người:


Vào tháng 05/2021** sắp tới, chỉ số Core Web Vitals trở thành yếu tố xếp hạng thiết yếu của website, bên cạnh các yếu tố về User Experience (UX) đã có từ trước đó.

2. Core Web Vitals là gì?

Đối với những anh em làm SEO và thường xuyên cần kiểm tra các chỉ số website trên Google Search Console, trong thời gian gần đây chắc hẳn đã nhận ra một sự thay đổi khá “lạ” của Google. 

Đó là mục Báo cáo tốc độ (Speed Report) trong trang Google Search Console đã biến mất, thay vào đó là một mục có tên gọi Core Web Vitals report (Chỉ số thiết yếu về trang web).


Vậy Core Web Vitals là gì và vì sao nó lại được lựa chọn để trở thành yếu tố xếp hạng của Google trong tương lai? 

Hiểu một cách tổng quan, Core Web Vitals là tập hợp các chỉ số thiết yếu của website bao gồm các khía cạnh liên quan đến trải nghiệm người dùng trên trang.

Core Web Vitals là những chỉ số được đo bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá performance của website và xếp hạng điểm SEO. Mỗi chỉ số đại diện cho một khía cạnh về trải nghiệm người dùng, tương ứng với các yếu tố xếp hạng sau:
  • Loading: Tốc độ tải trang
  • Interactivity: Khả năng tương tác
  • Visual stability: Tính ổn định khi hiển thị


Dựa trên 3 chỉ số tương ứng dưới đây hình thành lên Core Web Vitals, đó là:
  • LCP (Largest Contentful Paint)
LCP đo lường Thời gian tải hoàn tất nội dung chính được hiển thị đầu tiên khi trang tải xong. Chỉ số LCP lý tưởng phải đạt 2,5 giây hoặc nhanh hơn.
  • FID (First Input Delay)
Thời gian người dùng phản hồi tương tác đầu tiên trên website. Chỉ số FID cần tối ưu để đạt dưới 100 mili giây.
  • CLS (Cumulate Layout Shift)
Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy. Hay có thể hiểu đây là chỉ số đo khối lượng layout hình ảnh bị dịch chuyển đột ngột trên website. Chỉ số CLS tốt nhất mà mỗi website cần đạt được để có trải nghiệm tốt nhất là dưới 0,1.


Theo các Google, những tín hiệu đo lường này giúp cải thiện trải nghiệm cũng như tính tương tác của người dùng trên website ngày càng tốt hơn.

Và theo đó, mọi sự thay đổi của Core Web Vitals sẽ liên quan đến việc đáp ứng tốt nhất mong muốn của người dùng về trải nghiệm trên website.

3. Core Web Vitals và thuật toán Page Experience

Trong lần update mới nhất vào cuối tháng 05/2020 vừa qua, Google đã công bố Page Expericence sẽ trở thành một yếu tố xếp hạng mới và sẽ được áp dụng chính thức trong năm 2021. 

Bên cạnh đó, Google cũng cho biết rằng thuật toán Page Expericence mới này sẽ là một yếu tố xếp hạng cho mục Top Stories (Câu chuyện hàng đầu) trên các thiết bị di động và sự ưu tiên về AMP sẽ không còn nữa. 

Và gần nhất với sự xuất hiện của chỉ số Core Web Vitals, thuật toán Page Expericence sẽ bao gồm các chỉ số về Core Web Vitals (mới) cùng với các tín hiệu trải nghiệm người dùng đã được áp dụng trước đó. Cụ thể hơn với 5 tín hiệu đo lường sau:
  • Core web vitals: LCP, FID, CLP
  • Mobile friendly: Thân thiện với các thiết bị di động
  • Safe browsing: Lướt website an toàn
  • HTTPS: Bảo mật https
  • Mobile popup algorithm/No intrusive interstitials: Quy tắc quảng cáo đan xen (sự xuất hiện của popup,…)

Thêm một thông tin quan trọng đến từ ông lớn Google, đó là họ có thể sẽ gắn thêm nhãn chỉ số thể hiện chất lượng Page Expericence của các website trên kết quả tìm kiếm vào năm 2021.

Dẫu vậy, thực tế có khá nhiều website không đủ tiêu chuẩn để được gắn nhãn này. Bởi theo một nghiên cứu mới nhất cho thấy chỉ có khoảng dưới 15% trang web đủ tiêu chuẩn để vượt qua bài test về chỉ số Core Web Vitals của Google. 

4. Các công cụ hỗ trợ check chỉ số Core Web Vitals 

Bạn có thể xem báo cáo chỉ số về Core Web Vital cho website của mình tại một trong 6 công cụ này: PageSpeed Insights, Chrome DevTools, Lighthouse, Google Search Console, Chrome UX Report hoặc Web Vitals Extension.


Dựa vào bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy một số hiệu quả khác biệt giữa các công cụ khi check Chỉ số thiết yếu về trang web. Một số tool trong đó sử dụng dữ liệu hiện trường (Field Data) từ những trải nghiệm thực tế của người dùng, một số khác lại dựa trên hiệu suất mô phỏng hành vi người dùng trong phòng thí nghiệm.

Nơi mà các chỉ số FID được thay thế bằng TBT – Total Blocking Time (tổng thời gian ngăn chặn phản hồi đầu vào của người dùng) là các chỉ số được đo dựa trên dữ liệu mô phỏng trong phòng thí nghiệm.

Theo như ông lớn Google nhận định, các công cụ sử dụng dữ liệu hiện trường Field Data sẽ là lựa chọn tốt hơn và chúng sẽ được sử dụng để làm tín hiệu xếp hạng cho trang web của bạn.

Tuy nhiên, một điều khá đáng lưu tâm khi sử dụng dữ liệu hiện trường để đo lường chỉ số Page Expericence đó là: Điểm số tối ưu hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi người dùng thực tế. Chẳng hạn, nếu người dùng sử dụng mạng hoặc các thiết bị cung cấp mạng yếu hơn để xem website của bạn thì điểm trải nghiệm UX trên trang cũng sẽ bị đánh giá thấp hơn website của đối thủ có điểm tối ưu tương tự như trang web của bạn, nhưng được truy cập bởi một thiết bị có điều kiện kết nối tốt hơn.

Đánh giá nhanh về các công cụ đo lường chỉ số Core Web Vitals trên:
  • Google Search Console: Mang đến góc nhìn tổng quan về báo cáo quản lý các Chỉ số thiết yếu về trang web
  • Chrome DevTools & Lighthouse: Hỗ trợ các webmaster tìm hiểu sâu hơn và thực hiện việc tối ưu hóa trong thực tế.
  • Chrome UX Report & Web Vitals Extension: Đánh giá nhanh về hiệu quả trải nghiệm trên website.

5. Core Web Vitals quan trọng như thế nào đối với các SEOer?

Có một điều chắc chắn rằng mọi sự cập nhật hoặc thay đổi về các tín hiệu xếp hạng của Google đều có sức mạnh để tác động đến thứ hạng tìm kiếm và những người làm SEO nên bắt đầu tối ưu nó ngay từ bây giờ.

Google thông báo rằng tín hiệu về trải nghiệm trên trang sẽ trở thành yếu tố quyết định, trong trường hợp các website có đánh giá tương đương nhau về chất lượng nội dung (content).

Chính vì vậy, bên cạnh việc sản xuất nội dung hữu ích đúng intent khách hàng, các SEOer cần tập trung nguồn lực để tối ưu về trải nghiệm (Page Expericence & Core Web Vitals) và độ uy tín Page Authority) của trang trước khi chúng được áp dụng và trở thành các yếu tố xếp hạng trọng điểm.

Kết luận:

Như vậy, có sự thay đổi về thuật toán cũng như những thông báo mới nhất của Google về các yếu tố xếp hạng sẽ được tập trung trong năm 2021: Core Web Vitals & Page Experience. Đây là tín hiệu cho một cuộc chạy đua đường dài dành cho các webmaster, cần tối ưu hơn về trải nghiệm người dùng trên trang bên cạnh việc sản xuất các nội dung hữu ích. Đồng thời, xu hướng thiết kế website cũng có sự thay đổi khá lớn để đáp ứng các tín hiệu xếp hạng mới này của Google.


Share:

4 BƯỚC ĐƠN GIẢN GIÚP GIẢM TỶ LỆ THOÁT TRANG (BOUNCE RATE) HIỆU QUẢ

Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) cao là một trong những vấn đề quen thuộc mà các digital marketer phải đối mặt. Đây là dấu hiệu cho thấy người đọc không tìm thấy những thông tin họ cần trên website của bạn, và đã đến lúc bạn cần đưa ra những biện pháp phù hợp để điều chỉnh tỷ lệ thoát trang về mức có thể chấp nhận được. Vậy làm thế nào để giảm bounce rate trên website? Hãy cùng iMaSo VN tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây nhé!

Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) là gì? 

Đây là chỉ số cho biết có bao nhiêu người truy cập vào website của bạn và thoát ra ngay lập tức (xem cách tính ở bên dưới).

Bounce rate cao không phải lúc nào cũng báo hiệu website của bạn có vấn đề. Giả sử, một người truy cập vào website của bạn để tìm kiếm địa chỉ hoặc thông tin giờ làm việc của công ty bạn, và sau khi tìm được thông tin họ liền thoát ra ngay. Hành động này không có gì bất thường. Tuy nhiên, mỗi lượt truy cập (visit) vào website của công ty đều có thể coi là một chuyển đổi (conversion) tiềm năng, và vấn đề sẽ xảy ra khi mọi người vào website của bạn, thoát ra và không trở thành khách hàng của bạn. Đây mới là điều bạn cần lưu ý, và nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu lý do vì sao mọi người lại thoát khỏi website của mình nhiều đến vậy. 

Bounce rate được tính như thế nào?

Bounce rate của một website là phần trăm số người truy cập vào website và không có thêm bất kỳ hành động nào trên website đó (ví dụ như điền form thông tin, click sang trang khác, mua hàng, v.v…). Nói cách khác, bounce rate thể hiện lượt xem trên 1 trang duy nhất của website (single-page view). Bounce Rate được tính theo công thức sau.




Như vậy, nếu một website có tổng lượt truy cập là 100, trong đó có 40 lượt thoát trang, bounce rate sẽ là 40%.

Để tìm kiếm thông tin về bounce rate, hầu hết digital marketers sử dụng Google Analytics (GA). GA sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bounce rate trên từng trang của website và bounce rate trung bình trên toàn bộ website.  Ngoài ra, GA còn cung cấp thông tin về các metric như:

  • Số người truy cập vào website của bạn (Number of visitors)
  • Số trang trung bình được theo dõi trên một lượt truy cập (Average pages per visit)
  • Thời gian ở lại trên trang (Time on site)

Bạn cần lưu ý xem xét tất cả các metric này với nhau thay vì xem từng metric riêng lẻ. Ví dụ: nếu thời gian truy cập trung bình trên website (average time on site) cao và bounce rate cao, điều đó có nghĩa là hầu hết mọi người vào website đều tìm được những thông tin họ cần mà không cần phải điều hướng thêm. Nếu website của bạn có nhiều nội dung chất lượng và có thông tin liên hệ, người truy cập có thể gọi điện trực tiếp cho công ty bạn. Lúc này, dù bounce rate cao nhưng website vẫn thành công. Còn nếu bounce rate cao và website của bạn có rất ít tương tác của khách hàng, bạn cần tìm cách giảm bounce rate. 

Bounce Rate ở mức bao nhiêu là tốt? 

Hầu hết các website có bounce rate nằm trong khoảng 26% đến 70%. Infographic dưới đây cho thấy bounce rate trung bình theo từng ngành hàng. Theo như phân tích, bounce rate là một chỉ số thể hiện tính chủ quan của người truy cập. Do đó, mục tiêu của bạn là giữ bounce rate của website ở mức càng thấp càng tốt, đồng thời tăng conversion rate cho website của mình.


Tuy nhiên, trên thực tế, khi đọc các tín hiệu về bounce rate, nhiều digital marketers không biết khi nào bounce rate cao là bình thường, khi nào là bounce rate cao là bất thường. Đặc biệt, nếu chỉ dựa vào Google Analytics, bạn sẽ không thể đánh giá chính xác và đưa ra các quyết định phù hợp cho website của mình. Bounce rate cao là khi mọi người ở lại trên website của bạn trong khoảng 70 giây trở lên và conversion rate thấp. Ngay cả Google cũng thừa nhận rằng các bài đăng trên blog thường có bounce rate cao hơn, nhưng điều đó chưa đủ nói lên rằng toàn bộ website của bạn đang không hiệu quả. 

Đừng vội hoảng loạn khi thấy bounce rate trên toàn website của bạn ở mức cao trong Google Analytics. Thay vào đó, hãy đánh giá bounce rate trên từng trang riêng lẻ và xem bạn có thể cải thiện điều gì không. Nếu một trang đang có bounce rate cao hơn bounce rate trung bình trên toàn website, bạn cần đi tìm nguyên nhân. Trả lời các câu hỏi sau có thể giúp bạn đưa ra giải pháp cuối cùng:

  • Người dùng ở lại trên trang trong bao lâu? 
  • Họ có tiềm năng trở thành khách hàng của bạn ở một khía cạnh nào đó không? 
  • Họ có quay trở lại trang sau lần truy cập đầu tiên không? 
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cách tăng conversion rate song song với quá trình cải thiện bounce rate trên các trang riêng lẻ này. Chỉ có kiên trì và thử nghiệm trên các trang thích hợp mới giúp bạn cải thiện bounce rate nói riêng và hiệu quả của toàn website nói chung. 

4 lý do có thể khiến Bounce rate ở mức cao

Lý do #1. Nội dung nhàm chán hoặc quá dài dòng

Mọi người thường truy cập vào website để tìm hiểu về một chủ đề nào đó. Nếu nội dung trên website không cung cấp các thông tin mà người dùng cần, họ sẽ nhanh chóng rời đi và nhiều khả năng sẽ chuyển sang một website có nội dung chất lượng hơn. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ độc giả của mình, sau đó tìm hiểu thật kỹ lý do vì sao họ chọn website của bạn thay vì chọn website của các đối thủ khác hoặc ngược lại. Nếu trang của bạn có nội dung quá nhàm chán hoặc không phù hợp, cung cấp những thông tin không đáng tin cậy, sắp xếp lộn xộn hoặc bài viết quá dài dòng, người đọc sẽ rời đi và bước chuyển đổi của bạn sẽ gặp khó khăn. Bạn cần phát triển các nội dung có tính tương tác cao – những nội dung cung cấp chính xác những mong muốn, nhu cầu của độc giả, giúp họ trả lời những câu hỏi mà họ đang băn khoăn và quan trọng là dẫn dắt họ trở thành khách hàng. 

Lý do #2. UI/ UX không tốt

User Interface (UI) hay “giao diện người dùng” là cách sắp xếp, trình bày thông tin, hay chính là những gì mà người dùng nhìn thấy trên website/ app, còn User Experience (UX) hay “trải nghiệm người dùng” là cảm nhận của người dùng khi tương tác, sử dụng một website/ app. Một website có thể có UI tốt nhưng chưa chắc mang lại UX tốt. Trên thực tế, khách truy cập vào website của bạn chỉ đưa ra quyết định ở lại hay rời đi trong vòng vài giây. Nếu màu sắc, bố cục và thanh điều hướng trên website của bạn không khiến họ cảm thấy dễ chịu hay ấn tượng, họ sẽ có xu hướng nhấp vào nút “quay lại” hoặc “đóng cửa sổ” hơn là ở lại và xem thêm các nội dung khác. 


Để tối ưu UI/ UX, từ khóa quan trọng mà bạn cần nhớ là “make it simple”. Hãy tạo bố cục và thiết kế cho website thật đơn giản nhưng đẹp mắt, tạo menu điều hướng dễ sử dụng và cung cấp nội dung vừa đủ để lôi kéo khách truy cập ở lại trang lâu hơn, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi họ thành khách hàng. 

Lý do #3. Lỗi kỹ thuật

Nếu bounce rate trên website của bạn cao một cách bất thường, rất có thể khách truy cập đang gặp phải một rào cản về kỹ thuật. Có thể JavaScript trên website của bạn bị trục trặc hoặc một plugin nào đó bị hỏng, dẫn đến việc người dùng không tải được nội dung trên trang. Những lỗi này có thể đã tồn tại trên website của bạn từ trước nhưng bạn không biết. Nếu nghi ngờ bounce rate trên website cao do lỗi kỹ thuật, hãy thử truy cập vào website của bạn như một người dùng bình thường và tìm xem các lỗi này nằm ở đâu. Nếu có bất kỳ lỗi nào, bạn cần sửa lỗi ngay lập tức để cải thiện bounce rate cho website của mình và duy trì conversion rate ở mức ổn định.

Lý do #4. Tốc độ tải trang chậm

Tốc độ tải trang lý tưởng của một website thường không quá 2 giây. Nếu nhiều hơn 2 giây, khách truy cập sẽ bắt đầu mất kiên nhẫn và rời khỏi trang. Do đó, hãy kiểm tra tốc độ tải trang của website và đảm bảo bạn cung cấp một trải nghiệm dễ chịu, thân thiện với người dùng. Cải thiện tốc độ tải trang thêm vài giây cũng giúp ích rất nhiều cho việc tăng lượng truy cập và chuyển đổi cho website của bạn. Một số nền tảng như GTMetrics – cung cấp báo cáo về tốc độ tải trang hoặc Google’s Search Console – cung cấp insight của người dùng về vấn đề tốc độ tải trang và các lời khuyên hữu ích có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện tốc độ tải trang cho website của mình, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang. 

4 bước giúp bạn giảm Bounce Rate cho website


Bước 1. Bắt đầu từ trang có Bounce Rate tệ nhất 

Nếu bounce rate trên toàn website của bạn đang ở mức cao, rất có thể 1 trang nào đó trên website đang có bounce rate tệ nhất. Hãy tìm và tách riêng nó ra, sau đó thử truy cập vào trang đó như một khách truy cập bình thường và ghi chú tất cả những điểm chưa tối ưu. Ví dụ, bạn có thể thực hiện các thao tác sau để tìm ra 1 trang landing page có bounce rate tệ nhất: 
  • Trên thanh menu bên trái của Google Analytics, chọn Behavior -> Site Content -> Landing Pages. 
  • Click chuột vào trang có bounce rate cao nhất và theo dõi các vấn đề trên trang này.
Bạn cũng có thể theo dõi thêm các số liệu khác như time on site, và dù bounce rate cao nhưng người dùng có đạt được mục đích tìm kiếm của mình không. Cuối cùng, hãy nhìn vào trang thiết kế, thanh điều hướng và nội dung của trang để xác định xem giao diện của trang hiện tại đã tối ưu nhất chưa, và bạn có tìm được câu trả lời mà bạn muốn trên trang với tư cách là một người khách truy cập trang hay không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt công cụ recording để theo dõi các phiên truy cập trên website. Bạn có thể thấy họ đang di chuột đi đâu, nhấp chuột vào đâu, và quá trình thoát ra khỏi trang hoặc chuyển đổi diễn ra như thế nào. Website recording còn có thể giúp bạn xem đâu là những điểm cần cải thiện trên website của mình – một giải pháp lý tưởng đối với các website có bounce rate cao. Sau khi cài đặt công cụ recording trên website, hãy quay lại trang có bounce rate cao nhất và theo dõi hành vi của khách truy cập trên trang này trước khi họ rời đi.

Bước 2. Phân tích heatmap để tìm hiểu về hành vi khách hàng cụ thể hơn 

Heatmap là một công cụ visualization giúp xác định hành vi của khách hàng khi truy cập vào website của bạn. Dựa vào màu sắc của các vị trí khác nhau trên website, bạn sẽ dễ dàng xác định được đâu là vị trí được người dùng tương tác nhiều nhất. Khi áp dụng phân tích heatmap trên trang có bounce rate cao nhất, bạn có thể thấy đâu là vị trí khách truy cập hay tương tác, và đâu là vị trí có ít tương tác. Phân tích này có thể cung cấp cho bạn những dữ liệu quan trọng để cải thiện bố cục và nội dung cho các trang chưa tối ưu, góp phần giảm bounce rate theo thời gian.



Bước 3. Bắt đầu chạy A/B Testing

A/B testing là một thử nghiệm giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả của từng phiên bản website khác nhau. Cụ thể, bạn sẽ sao chép một trang hiện có và thay đổi thành một yếu tố trên trang, chẳng hạn như tiêu đề. Khi hiển thị cùng một trang nội dung nhưng với hai tiêu đề khác nhau cho cùng một đối tượng, bạn có thể xác định được đâu là trang thu hút đám đông hơn. A/B testing có vai trò quan trọng trong việc giảm bounce rate trên toàn bộ website, do đó bạn không nên bỏ qua bước này.

Nhiều công cụ website recording và heatmap cũng có tính năng chạy A/B testing. Bạn có thể sử dụng các công cụ này để kiểm tra các yếu tố trên trang web của mình trong thời gian thực. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào thử nghiệm đa biến (MVT) để kiểm tra đồng thời nhiều yếu tố khác nhau trên cùng một trang, từ đó xem yếu tố nào thuộc trang nào hoạt động tốt hơn. Loại thử nghiệm này có thể giúp bạn tạo ra sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố góp phần làm giảm bounce rate và tăng conversion rate. Sau mỗi thử nghiệm, bạn cần áp dụng phiên bản website tối ưu nhất của từng thử nghiệm cho phiên bản website chính thức của mình, sau đó đánh giá mức độ tương tác của khách truy cập. Lưu ý rằng mỗi thử nghiệm cần diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định để có thể cung cấp dữ liệu đầy đủ và hoàn thiện nhất. 

Bước 4. Lặp lại quy trình 

Ngay cả khi bounce rate của website đã giảm, công việc của bạn vẫn chưa kết thúc. Hãy đảm bảo bạn luôn đưa ra những cải tiến phù hợp cho website của mình thường xuyên, thậm chí tính theo giờ để theo kịp nhu cầu luôn thay đổi của độc giả. Bài học rút ra là bạn luôn cần dành thời gian để đánh giá bounce rate, theo dõi các bản website recording, phân tích heatmap, chạy A/B testing và tối ưu hóa bounce rate cho website của mình. Bằng cách ghi chú và theo dõi đều đặn, bạn có thể giữ bounce rate của website luôn ở mức thấp, mang lại conversion rate cao và khiến độc giả của bạn hài lòng nhất có thể.

Kết luận

Như vậy, nếu chỉ nhìn vào bounce rate cao hay thấp, bạn chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác về hiệu quả của một website. Việc bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân tại sao website của bạn có bounce rate cao và so sánh với các yếu tố khác như conversion rate, time on site, v.v… để đưa ra các cải tiến phù hợp. Một số cách như đánh giá nội dung trên website, kiểm tra các vấn đề kỹ thuật và áp dụng một số phương pháp như website recording, phân tích heatmap và A/B testing có thể giúp bạn duy trì bounce rate ở mức thấp, tạo tiền đề cho các chiến dịch Digital Marketing thành công hơn.  
Share:

6 BƯỚC TỐI ƯU TRANG ĐÍCH CƠ BẢN TRONG QUẢNG CÁO GOOGLE ADS

Google Ads được xem như công cụ quảng cáo website quyền lực vì bạn có thể tiếp cận với một số lượng khách hàng khổng lồ. Tuy nhiên để duy trì và phát triển trang web. Bạn cần phải cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tối ưu trang đích trong quảng cáo Google Ads. 

Không phải cứ lên top đồng nghĩa với việc bán được hàng. Khi tối ưu trang đích, tiêu chí quan trọng nhất mà Google dùng để đánh giá điểm của trang đích đó là trải nghiệm người dùng. Vậy bạn cần tối ưu trải nghiệm người dùng cho trang đích như thế nào khi quảng cáo Google Ads?

Nội dung hữu ích và độc nhất

Nội dung có liên quan và có tính độc đáo là 2 tiêu chí xác định nội dung website chất lượng cao. Vì thế khi lên kế hoạch nội dung, các bạn cần phải chú ý về vấn đề này.


Nội dung của bạn cần phải đáp ứng được tiêu chí: người dùng dễ dàng tìm thấy những điều mà bạn hứa hẹn trong quảng cáo, liên kết đến các trang cần phải cung cấp các thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Nội dung độc nhất là nội dung mà chỉ có trên website của riêng bạn. Điều này đặc biệt áp dụng cho các đại lý lớn có website trùng hoặc tương tự như các đại lý, trang web của công ty mẹ khác. Vì thế khi tạo nội dung cho các chiến dịch, bạn nên tránh sử dụng các website trung gian, các trang nhân bản giao diện từ website chính thức.

Sử dụng Site map cho website – nhiều SEOer không coi trọng hay thậm chí không cần đến Site map. Tuy nhiên chúng lại rất tốt cho SEO, nâng cao độ tin cậy và uy tín cho website bởi Google dựa vào đây làm một tiêu chí để xếp hạng website. Ngoài ra, Site map còn giúp người dùng dễ dàng định vị mình đang ở đâu trên website.

Rõ ràng và minh bạch

Để xây dựng lòng tin đối với người dùng, website của bạn cũng cần phải có sự rõ ràng về các thông tin như là: ngành nghề kinh doanh, mức độ tương tác với máy tính, bạn có ý định sử dụng thông tin của khách hàng vào mục đích xấu không.

Bạn cũng hãy tối ưu hóa nội dung trang đích với các thông tin như là: thông tin về doanh nghiệp, tôn trọng những giao dịch với khách hàng, phân phối đúng sản phẩm, dịch vụ, chi phí rõ ràng về sản phẩm, đảm bảo giá, các phương thức thanh toán rõ ràng, minh bạch.

Ngoài ra, cách mà website của bạn tương tác với máy tính của khách truy cập cũng là yếu tố cần được quan tâm. Tránh việc cài đặt hình thức tự động trả lời, không tự động thay đổi cài đặt trình duyệt trên máy của khách.

Bên cạnh đó, về thông tin của khách truy cập, các bạn hãy lưu ý: trừ khi cần thiết thông tin cho việc mua hàng, nếu yêu cầu thông tin cá nhân thì phải có chính sách bảo mật cho khách hàng biết thông tin sẽ được sử dụng ra sao. Bên cạnh đó, hãy đặt tùy chọn giới hạn cho việc sử dụng thông tin người dùng, cho phép người dùng truy cập nội dung website mà không yêu cầu họ đăng ký thành viên.

Khả năng điều hướng của trang đích


Một cách tối ưu hóa trang đích, bạn cần phải tạo khả năng điều hướng phù hợp. Đây là chìa khóa để biến khách truy cập thành khách hàng tiềm năng, tạo sự dễ dàng cho họ để họ tìm được những gì họ đang cần. Đồng thời, trang đích cần có đường dẫn ngắn, dễ dàng giúp cho người dùng mua hoặc nhận sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

Tối ưu SEO

Một website được coi là tối ưu cho SEO khi hỗ trợ tạo các thẻ: Title, Meta Description, Meta Keywords, các thẻ tiêu đề H1, H2, H3…, Thẻ Alt/Alternative. Điều kiện này rất quan trọng nếu bạn muốn có một thứ hạng tốt trong kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó, link web (URL) phải thân thiện, tức là trong các URL cần tránh trùng lặp nội dung (đặc biệt không được trùng lặp với các Categories). URL thường lấy theo title, viết theo dạng tiếng việt không dấu và ngăn cách nhau bởi dấu “-” hoặc “_”.
Ví dụ: http://www.imaso.vn/thiet-ke-website

Tốc độ tải trang

Đây không chỉ là một tiêu chí để Google đánh giá website mà còn là một yếu tố tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi duyệt web. Website tải chậm sẽ gây khó chịu cho người tìm kiếm, thậm chí họ có thể tắt ngay website của bạn trước khi xem được bất cứ nội dung gì nếu thời gian tải trang quá lâu.


Có một số công cụ hữu ích mà bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của website như Google PageSpeed Insights, Pingdom Tools, Neustar Web Performance… Để cải thiện tốc độ tải trang, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng. Đó là: hạn chế các thành phần không cần thiết trên trang, nén trang, sử dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt, loại bỏ các plug-in không cần thiết và xem xét lại hosting. 

Thân thiện trên di động

Tỷ lệ người dùng smartphone để truy cập internet càng ngày càng tăng, vì vậy việc tối ưu website cho thiết bị di động là vô cùng cần thiết. Khi tối ưu website cho di động, bạn cần nghiên cứu tương tác của người dùng trên thiết bị di động và máy tính để bàn khác nhau như thế nào, từ đó bạn sẽ biết cần phải tối ưu, rút gọn hay giữ lại phần nào trên phiên bản mobile.


Bạn nên sử dụng website đều là giao diện responsive đã được tối ưu hóa cho mọi kích thước màn hình từ máy tính để bàn, máy tính bảng đến điện thoại di động.

Trên đây là các tiêu chí mà bạn cần đảm bảo cho trang đích khi quảng cáo Google Ads để mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho người dùng. Những nguyên tắc này không chỉ nên áp dụng cho trang đích quảng cáo mà có thể áp dụng cho tất cả các trang để tối ưu trải nghiệm người dùng khi truy cập website của bạn.
Share:

4 CÁCH HIỆU QUẢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRÊN INTERNET CHO DOANH NGHIỆP

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của Google,
  • 79% người mua tại cửa hàng đều nghiên cứu về thông tin trên mạng trước khi đến trực tiếp tại cửa hàng.
  • 51% những người được khảo sát cho biết họ sử dụng Google để nghiên cứu việc mua hàng mà họ định thực hiện online
  • 59% người được khảo sát đều nghiên cứu thông tin online trước khi quyết định mua hàng.

Những con số trên đã đủ cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng nhận diện trên môi trường online. Là doanh nghiệp nhỏ, có thể bạn phải cạnh tranh với nhiều hãng lớn có lượng khách hàng trung thành và ngân sách khủng dành cho marketing. Đó là lý do vì sao bạn cần tìm cách tạo sự khác biệt với một chiến lược xây dựng thương hiệu vững chắc. Bạn đã thử áp dụng cách xây dựng thương hiệu sản phẩm nào cho doanh nghiệp mình?

Thương hiệu chỉ gói gọn trong một logo thật ấn tượng hay bài quảng cáo đăng ở vị trí nổi bật nhất? Không, bạn cần nhiều hơn thế để có thể xây được một thương hiệu vững mạnh!

Nhận diện thương hiệu trên môi trường online là gì?

Nhận diện thương hiệu là tất cả những gì có thể nhìn thấy và có thể tạo liên tưởng về thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng và gìn giữ trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
Nó phải được xây dựng trên cơ sở các thuộc tính của thương hiệu: Sản phẩm, tổ chức, nhân sự và biểu tượng cho thương hiệu.

Vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu gồm tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: Thiết kế tín chương, khẩu hiệu, nhạc hiệu, cốc chén, bao bì, nhãn mác, bích chương, các mẫu quảng cáo, các vật phẩm hỗ trợ quảng cáo, v.v

Thế nên, trong môi trường online, nhận diện thương hiệu sẽ tập trung vào các hình thức và phương tiện sau:

  • Website
  • Tài khoản trên mạng xã hội
  • Content (nội dung giới thiệu doanh nghiệp, nội dung blog, hình ảnh, video v.v)
  • Các hình thức quảng cáo online (Google Ads, Facebook Ads, v.v)


Tại sao nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trên môi trường online lại quan trọng?


1. Đối với doanh nghiệp mà nhận diện thương hiệu gắn liền với sản phẩm dịch vụ

Theo thống kê, có tới hơn 64 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam trong năm 2019 và 94% số đó sử dụng internet hàng ngày.

Chính vì thế nên, doanh nghiệp không những cần phải xuất hiện trên môi trường online mà còn cần xây dựng nhận diện, quảng cáo để tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng. 
Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mà thương hiệu với sản phẩm dịch vụ gắn liền với nhau


Việc có nhận diện thương hiệu trên online đồng bộ sẽ giúp bạn:

  • Nổi bật hơn so với đối thủ
  • Giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn
  • Nâng tâm giá trị sản phẩm dịch vụ.
  • Giảm chi phí marketing.

2. Đối với doanh nghiệp mà sản phẩm và dịch vụ tách biệt

Với những tập đoàn có nhiều thương hiệu độc lập như Unilever, xây dựng nhận diện trên môi trường online cho loại hình doanh nghiệp này sẽ giúp người dùng thêm tin tưởng về sản phẩm và dịch vụ khi tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, tập đoàn đứng đằng sau.


Trong phần tiếp theo, iMaSo sẽ khái quát tất cả những phương tiện để giúp doanh nghiệp xuất hiện trên môi trường online.

Xây dựng website


Website là kênh nhận diện cơ bản nhất của một doanh nghiệp trên môi trường online.

Việc có một website chuyên nghiệp với giao diện thiết kế đẹp mắt, thân thiện với người sử dụng là một yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn tạo dựng được sự uy tín trong mắt khách hàng.

Để bắt đầu xây dựng được 1 website phù hợp với doanh nghiệp, đầu tiên bạn cần phải xác định được mục tiêu cho website của mình.

Những mục tiêu thông thường của 1 website có thể kể đến như:

  • Bán hàng
  • Thu hút traffic
  • Cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tạo dựng uy tín trong mắt khách hàng
  • Chạy quảng cáo
Việc xác định rõ mục tiêu của website sẽ giúp doanh nghiệp có hình dung bao quát nhất về website của mình sẽ trông như thế nào, cần có những tính năng gì? Có những trang nào?,… vv Từ đó dễ dàng đi vào chi tiết khi làm việc với đơn vị xây dựng website.

Ví dụ như 1 website bán hàng sẽ phải cần có tính năng thanh toán, tính năng tìm kiếm, bộ lọc, các trang danh mục sản phẩm, v.v. hay để thu hút được traffic cần phải tối ưu chuẩn SEO, tối ưu trải nghiệm người dùng, cấu trúc danh mục hợp lý.


Các tiêu chí cần phải có cho 1 website chuyên nghiệp


1. Giao diện thiết kế bắt mắt

Giao diện của website cần phải bắt mắt và thu hút được người dùng ngay từ những giây phút đầu tiên vì cảm nhận ban đầu rất quan trọng. Theo thống kê của webfx, có tới hơn 94% cảm nhận ban đầu của người dùng liên quan đến giao diện của website.

Tuy yếu tố xấu đẹp trên website phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của từng người, nhưng nhìn chung doanh nghiệp nên có sự tư vấn, hoặc thuê đội ngũ thiết kế website chuyên nghiệp để đảm bảo website của mình vừa đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, vừa đồng bộ với nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

2. Cấu trúc website rõ ràng

Quá nhiều menu trên trang, các danh mục con được thêm vào 1 cách bừa bãi lộn xộn là những điểm thường thấy của nhiều website doanh nghiệp.

Việc này không chỉ khiên trải nghiệm người dùng trên site của bạn không tốt mà nó còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động SEO.


Vậy nên, doanh nghiệp cần suy nghĩ trước về cấu trúc website của mình (như hình trên đây), trước khi xây dựng chi tiết.

3. Thiết kế giao diện thân thiện với mọi thiết bị di động

Tại thời điểm hiện tại, thân thiết với thiết bị di động là một yếu tố không thể thiếu cho mọi website doanh nghiệp khi nhiều thống kê, xu hướng chỉ ra người dùng ngày một sử dụng các thiết bị di động để online nhiều hơn mua sắm, tìm kiếm thông tin,…


Thậm chí xu hướng mobile – first design đã là một xu hướng thiết kế website được sử dụng trong nhiều năm trở lại đây khi xu hướng này ưu tiên việc thiết kế hoàn chỉnh cho giao diện di động trước khi đến với giao diện trên máy tính để bàn.

4. Bảo mật

Các trình duyệt website như Google Chrome ngày càng gia tăng sức nặng cho yếu tố này khi họ sẽ cảnh bảo cho người dùng của mình những trang chưa cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL cho website của mình.

Hơn nữa, một website không được đầu tư vào vấn đề bảo mật sẽ dễ dàng là mục tiêu tấn công của nhiều loại hình phần mềm độc hại, virus, hacker,… khiến các thông tin cá nhân quan trọng của doanh nghiệp và khách hàng như email, thẻ atm, visa, địa chỉ, v.v bị đánh cắp.

Những vụ việc như này sẽ trực tiếp gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp và đánh mất niềm tin của khách hàng, từ đó dẫn đến sự sụt giảm trong tình hình kinh doanh. Một báo cáo cho thấy, hơn 29% doanh nghiệp bị tấn công online nhận thấy sự suy giảm về doanh thu nghiệm trọng.

5. Tối ưu chuẩn SEO

SEO là một phương thức online marketing để tiếp cận khách hàng tìm kiếm trên công cụ Google. Tối ưu SEO sẽ giúp website của bạn dễ dàng được tìm thấy hơn khi khách hàng tìm kiếm tên thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Việc tối ưu chuẩn SEO khi xây dựng website sẽ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật như tối ưu thẻ meta, heading, cấu trúc website, v.v

Ngoài ra, việc tối ưu website chuẩn SEO là một trong những bước đầu tiên và rất quan trọng để toàn bộ quá trình làm SEO được hiệu quả.

6. Có tính tương tác với người sử dụng

Không chỉ tiếp nhận thụ động các nội dung thông tin trên website, một website chuyên nghiệp chuyên nghiệp cần sự tương tác với khách hàng bằng các tính năng như live chat, bình luận, tích hợp các công cụ chia sẻ mạng xã hội (facebook, instagram, linkedin, v.v)


7. Trải nghiệm của người dùng

Một website chuyên nghiệp cần có trải nghiệm người dùng tốt. Điều này được thể hiện ở những yếu tố sau:
  • Website lấy người dùng làm trọng tâm. Ví dụ như website bán hàng cần đảm những tính năng cùng quy trình mua hàng được thể hiện logic mượt mà.
  • Dễ dàng tìm kiếm
  • Nội dung phải được trình bày rõ ràng
  • Tốc độ tải trang nhanh
  • Trải nghiệm trên giao diện mobile tốt


Chi phí cần bỏ ra để cho việc xây dựng website

Để xây dựng 1 website, doanh nghiệp cần đầu tư cho những chi phí sau:
  • Chi phí xây dựng thiết kế website: tùy theo độ phức tạp của giao diện và chức năng của website mà mức chi phí thiết kế có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, mức phí tối thiểu để có 1 website chuyên nghiệp đầy đủ các tiêu chí như trên rơi vào khoảng 7 triệu đồng.
  • Chi phí mua tên miền: tên miền chính là địa chỉ của doanh nghiệp trên môi trường online. Tại Việt Nam, nếu muốn sở hữu tên miền .vn, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí cao hơn do với các đuôi tên miền khác. (như .com, .net). Ngoài chi phí mua lần đầu, doanh nghiệp vẫn cần bỏ ra phí duy trì tên miền đó hàng năm
  • Chi phí thuê hosting: nếu coi website như là một ngôi nhà thì hosting chính là mảnh đất để xây dựng ngôi nhà đó. Hosting đóng vai trò như là một công cụ để lưu trữ website của doanh nghiệp.
Giống như tên miền, phí hosting cũng cần phải được duy trì hàng năm.

Ngoài 3 chi phí cơ bản trên, doanh nghiệp cũng có thể sẽ phải bỏ những chi phí khác như sau:

  • Chứng chỉ bảo mật SSL (tuy nhiên nhiều gói hosting, hay thiết kế website hiện nay đã có sẵn tính năng này)
  • Phí bảo trì sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra
  • Mua các tính năng, phần mềm cho website


Thiết lập tài khoản mạng xã hội

Giống như website, mạng xã hội cũng là một kênh không thể thiếu khi xây dựng nhận diện trên môi trường online.

Thậm chí đối với nhiều ngành như thời trang, ẩm thực việc có một tài khoản mạng xã hội thậm chí còn quan trọng hơn so với việc sở hữu một website, khi hiện nay người dùng tại Việt Nam (nhất là phái nữ) luôn có thói quen tìm kiếm thông tin về các chủ đề này trên mạng xã hội trước khi đến với các kênh khác. (Quần áo, thời trang/ nữ trang chiếm tới 70% lượng hàng được bán ra trên facebook)


Hiện nay ở Việt Nam, các mạng xã hội thường được dùng nhất có thể kể đến như:

  • Facebook
  • Instagram
  • Zalo
  • Linkedin


1. Facebook

Tại Việt Nam, Facebook là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất với hơn 45 triệu người dùng vào năm 2019. Sở hữu một số lượng người sử dụng thường xuyên khổng lồ đã khiến Facebook là một kênh không thể bỏ qua cho mọi loại doanh nghiệp.

Hơn nữa, quảng cáo trên mạng xã hội này cũng được đánh giá vô cùng hiệu quả trong nhiều năm trở lại đây với khả năng nhắm chọn tập khách hàng chính xác, sở hữu nhiều loại hình quảng cáo đa dạng cũng như việc tạo tương tác tốt với người dùng.

2. Instagram

Là một mạng xã hội chuyên tập trung về chia sẻ hình ảnh thế nên Instagram là một kênh rất tiềm năng cho các doanh nghiệp chuyên về thời trang, du lịch, mỹ phẩm, ẩm thực hay những sản phẩm cho giới trẻ khi có tới hơn 90% người dùng dưới 35 tuổi.

Do cùng chung 1 nhà với Facebook nên mạng xã hội này cũng được thừa hưởng các tính năng quảng cáo vượt trội của nó.

3. Zalo

Zalo là một mạng xã hội “made in Vietnam” và không hề kém cạnh các mạng xã hội khác khi có tới hơn 46 triệu người sử dụng hàng tháng.

Do tiền thân là một ứng dụng nhắn tin gọi điện OTT, nên điểm mạnh của Zalo đến từ việc tương tác với khách hàng tiềm năng hơn là chia sẻ thông tin trên newsfeed. Cũng chính vì thế mà khả năng truyền tải thông tin đến khách hàng mục tiêu của Zalo cũng hiệu quả hơn các mạng xã hội khác.

4. Linkedin

Với hơn 3 triệu người sử dụng tại Việt Nam và hơn 600.000 người trên toàn thế giới, Linkedin đang dần trở thành 1 trong những mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa linkedin và các mạng xã hội khác nằm ở việc linkedin tập trung trong mảng tuyển dụng và được sử dụng nhiều bởi các chuyên gia đầu ngành.

Chính vì thế mà các hoạt động marketing trên linkedin đặc biệt hiệu quả trong việc thu hút và xây dựng nhận diện đối với các doanh nghiệp B2B. Theo Neil Patel, hơn 51% công ty thu hút được khách hàng doanh nghiệp qua linkedin.

Xây dựng nội dung


Tại sao content góp phần xây dựng nhận diện cho doanh nghiệp?

Website hay fanpage nếu thiếu content hay các hoạt động content marketing thì chúng không khác gì những “các xác không hồn” khi chúng chỉ là giúp doanh nghiệp truyền tải những thông tin cơ bản mà không cung cấp thêm những thông tin hữu ích, nội dung thuyết phục hay để lại ấn tượng gì trong mắt người dùng.

Theo 1 thống kê, 90% người dùng xây dựng nhận biết của mình về một thương hiệu sau khi đã tìm kiếm về nó.

Vậy để tăng nhận diện thương hiệu doanh nghiệp,, xây dựng nội dung trên các phương tiện truyền thông của công ty là điều không thể thiếu.

Lấy ví dụ ở một vài điểm chạm thường thấy của người dùng.

  • Khách hàng search thông tin tìm hiểu về doanh nghiệp
-> Cần có content giới thiệu về doanh nghiệp
  • Khách hàng search thông tin liên quan đến sản phẩm
-> Cần có content mô tả sản phẩm, đặc tính, ưu điểm, v.v
  • Khách hàng search keyword thông tin liên quan đến sản phẩm doanh nghiệp
-> Content SEO giải đáp đúng thắc mắc của họ
  • Khách hàng hoạt động nhiều trên MXH
-> Content trên các group chia sẻ, xây dựng nội dung thu hút tương tác trên fanpage.

Và còn rất nhiều trường hợp khác. Mỗi một điểm chạm như vậy sẽ là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng nhận diện của mình trên môi trường online.

Hơn nữa, không chỉ là nhận diện, content còn giúp doanh nghiệp giải quyết được vô số các vấn đề khác nếu được triển khai bài bản:

Tiếp cận được chính xác khách hàng mục tiêu

Khi mỗi ngày có nghìn lượt truy vấn liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp được người dùng tạo ra, ngoài cách tiếp cận bằng quảng cáo, xây dựng content chuẩn SEO hoặc video trên Youtube là một để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vừa hiệu quả mà tiết kiệm chi phí hơn nhiều lần.

Nhất là khi khách hàng hiện nay có xu hướng tìm kiếm thông tin kỹ càng trước khi quyết định sử dụng bất kỳ một sản phẩm dịch vụ nào.

Ngoài content SEO và video Youtube, seeding trên mạng xã hội cũng là một cách để sử dụng content tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.


Thuyết phục được khách hàng minh là chuyên gia trong lĩnh vực của mình

Nếu chúng ta làm các hoạt động marketing thông thường để tự quảng cáo rằng doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ uy tin chất lượng thì content marketing là cách để doanh nghiệp chứng minh được điều đó.

Những bài viết sâu về chuyên môn, phân tích xu hướng, số liệu trong ngành chính là những loại content giúp bạn thể hiện được sự am hiểu, thể hiện là chuyên gia đầu ngành. Từ đó tạo được sự yên tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình.

Những ngành dịch vụ đòi hỏi chuyên môn cao như marketing, tài chính, tư vấn chiến lược, đào tạo,…v.v là những ngành rất cần phải có các loạt bài chuyên sâu như vậy.

Lấy ví dụ về Hubspot, một trong những công ty cung cấp phần mềm CRM nổi tiếng nhất thế giới, đã sử dụng content marketing (blog, khóa học miễn phí, case study, ebook, v.v) để xây dựng nhận thức của rất nhiều marketer và doanh nghiệp rằng họ là chuyên gia về inbound marketing, sale và chăm sóc khách hàng. Để khi khách hàng của hubspot thật sự có nhu cầu tìm kiếm phần mềm CRM, Hubspot sẽ là doanh nghiệp đầu tiên họ nghĩ tới.

Xây dựng và tạo sự uy tín cho doanh nghiệp

Hơn 80% số người được hỏi cho rằng, việc tin tưởng vào sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố quyết định trong việc có mua sản phẩm hay không.

Sự uy tín của doanh nghiệp sẽ phải được xây dựng nhiều năm, được thể hiện trong suốt quá trình sản xuất, phục vụ và tương tác với khách hàng. Và content chính là công cụ để bạn “show” ra điều đó.

Video giới thiệu doanh nghiệp, review của khách hàng, case study, bài viết PR, v.v là một số loại hình content phù hợp với mục tiêu trên.

Một số lưu ý khi xây dựng content cho doanh nghiệp:

  • Nội dung cần được thống nhất về thông điệp truyền tải trên mọi phương tiện truyền thông.
  • Thêm các tính năng chia sẻ để tăng tương tác và nhận diện
  • Nội dung cần được ra đều đặn để khách hàng nhớ tới bạn và biết bạn vẫn đang tích cực hoạt động.

Quảng cáo Online

Quảng cáo là cách nhanh nhất để tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên khác với quảng cáo truyền thống, thay vì sử dụng TVC tốn chục triệu mỗi giây, hay tờ rơi, bảng biểu khó đo đếm được kết quả, doanh nghiệp sẽ tận dụng sự ưu việc của công nghệ quảng cáo online với những ưu điểm như chọn được tập khách hàng mục tiêu, chi phí tiết kiệm hơn cũng như đo lường được hiệu quả của quảng cáo.

Theo kinh nghiệm của iMaSo, một số hình thức quảng cáo online trả phí đặc biệt hiệu quả trong việc xây dựng thiệu có thể kể đến như:

1. Google Display Network (GDN): quảng cáo banner trên mạng lưới với hơn 2 triệu website đối tác của Google.


2. Remarketing: quảng cáo tiếp thị lại, bám đuổi khách hàng liên tục trong khi họ online, để sản phẩm thương hiệu của bạn luôn xuất hiện trong tâm trí khách hàng.


3. Youtube Ads: khi có tới hơn 96% người dùng internet tại Việt Nam sử dụng Youtube, quảng cáo trên kênh này có thể mang thương hiệu của bạn tiếp cận với một số lượng người dùng rất lớn.


4. Quảng cáo mạng xã hội như Facebook/ Instagram Ads: với hệ thống quảng cáo tiên tiến không kém hệ thống quảng cáo Google, các loại hình quảng cáo trên mạng xã hội vẫn chứng minh được sự hiệu quả mình trong việc gia tăng nhận diện thương hiệu.


Lời kết

Trong thời đại hiện nay việc xuất hiện trên môi trường online không chỉ còn là một lựa chọn mà là một nhu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp.

Hơn nữa, chỉ hiện diện không thôi là chưa đủ bạn cần phải xuất hiện đúng và gây ấn tượng trước khách hàng tiềm năng bằng việc có kế hoạch xây dựng và triển khai chuyên nghiệp các loại hình như website, mạng xã hội, content và các hoạt động quảng cáo.
Share:

5 BƯỚC ĐỘT PHÁT DOANH SỐ BÁN HÀNG TỪ TRẢI NGHIỆM ONLINE

Trong khi phần lớn người tiêu dùng Đông Nam Á (ĐNA) vẫn ưu tiên mua hàng trực tiếp, khảo sát cho thấy hơn một nửa các giao dịch trực tiếp vẫn bị ảnh hưởng bởi digital. Để giúp các nhà bán lẻ hiểu cách người tiêu dùng sử dụng digital trong quá trình mua hàng, chúng tôi đã bắt tay vào tiến hành các nghiên cứu định lượng và đánh giá trên vài phương diện khác nhau ở sáu thị trường lớn.

Kết quả rút ra 5 bài học mà các nhà bán lẻ có thể sử dụng để kích thích giao dịch trực tiếp bằng cách tương tác với người mua sắm qua mạng.

Nhờ vào sự kết nối và cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao, ĐNA đã nhanh chóng trở thành một trong những khu vực dẫn đầu trên thế giới về công nghệ di động. Ngày nay, hơn 90% dân số ĐNA kết nối với Internet qua các thiết bị cầm tay. Nhưng bất chấp việc người tiêu dùng trở nên sành công nghệ hơn, 82% giao dịch vẫn diễn ra trực tiếp.

Dù vậy, đối với các doanh nghiệp bán lẻ, digital đang có những tác động ngày càng rõ rệt trong suốt quá trình mua hàng của người tiêu dùng.Trên thực tế, 51% tất cả các giao dịch trực tiếp đều chịu sự ảnh hưởng của digital.

Với những chiếc điện thoại thông minh trên tay, người mua sắm ngày nay đang ngày càng dành nhiều thời gian trực tuyến hơn trước khi tới cửa hàng, trong khi họ mua sắm, và kể cả sau khi họ đã mua sản phẩm.

Để hiểu hơn về vai trò của digital trong hành trình của khách hàng, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu để khám phá cách người dùng điện thoại thông minh ở 6 thị trường ĐNA trọng điểm mua sắm điện thoại, thực phẩm, gia dụng, và trang phục nữ. Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê ra 5 bài học chính cho các nhà bán lẻ ĐNA đang tìm kiếm chiến thuật digital hiệu quả để tiếp cận khách hàng trong thời đại digital hiện nay.

1. Xuất hiện sớm để lọt vào danh sách cân nhắc của khách hàng

Thay vì phải đi khắp các quầy trong một cửa hàng, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng các nguồn thông tin online như tìm kiếm và video để thu hẹp các lựa chọn của họ. Hơn một nửa khách hàng trong nghiên cứu của chúng tôi nói rằng họ chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng trước khi đưa ra quyết định mua hàng, với 48% trong số đó phụ thuộc vào Google Search.


“Tôi không phải lúc nào cũng có thời gian để tìm xem cái gì phù hợp với nhu cầu của mình, nên YouTube giúp tôi khám phá các lựa chọn khác nhau một cách dễ dàng.” – Piya. 23 tuổi

Và hơn ⅔ những người tiêu dùng chúng tôi khảo sát dùng Search và YouTube hàng ngày. Piya, một khách hàng chúng tôi phỏng vấn từ Khon Kaen, Thái Lan, nói rằng cô ấy sử dụng YouTube để giúp lựa chọn mua từ những sản phẩm đơn giản như kem dưỡng da.

“Thế giới luôn luôn thay đổi,” cô ấy giải thích. “Tôi thích tìm các sản phẩm mới và tốt hơn để thử. Tôi không phải lúc nào cũng có thời gian để tìm xem cái gì phù hợp với nhu cầu của mình, nên YouTube giúp tôi khám phá các lựa chọn khác nhau một cách dễ dàng.”

Piya không phải là trường hợp hi hữu: trong số 70% khách hàng nói rằng quảng cáo online ảnh hưởng tới giao dịch của họ, 42% chịu ảnh hưởng của các content dạng video trên YouTube.

Đừng đợi đến khi khách hàng chuẩn bị mua hàng mới gây chú ý
. Tập trung vào việc nhận diện thương hiệu ngay cả khi người mua sắm mới bắt đầu tìm ý tưởng và cảm hứng. Những quảng cáo search giàu thông tin và các video có nội dung lôi cuốn là những cách tốt để quảng bá sản phẩm của bạn tới các khách tiềm năng.

2. Điều chỉnh nội dung của bạn để biến người xem hàng thành người mua hàng

Chúng ta đã thấy cách các chiến dịch quảng cáo đem lại tác động lớn hơn khi chúng thu hút được sự chú ý của những đối tượng khán giả có tiềm năng. Hơn cả việc xuất hiện trước mắt người tiêu dùng, việc tìm ra các khách hàng hứng thú với thương hiệu của bạn nhất còn quan trọng hơn, để rồi giới thiệu sản phẩm theo cách mà hướng trực tiếp tới lợi ích và nhu cầu của họ, và đảm bảo rằng con đường tới giao dịch phải thật dễ dàng.

Chúng tôi nhận thấy điều này từ chính dữ liệu của mình – các chiến dịch TrueView for action tới custom affinity audiences (những đối tượng tùy chỉnh quan tâm tới kiểu sản phẩm bạn đang quảng cáo) đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 30% so với các giải pháp khách hàng khác.


Hãng đồ nội thất Thuỵ Điển Jotex là một ví dụ tuyệt vời. Hãng này không chỉ điều chỉnh các video ads cho phù hợp với khách hàng đang trong thị trường và những người đang bước vào các giai đoạn quan trọng của cuộc đời (như đám cưới hoặc sắp có con), mà còn sử dụng định dạng quảng cáo mua sắm trực tiếp của TrueView để giúp người dùng có thể mua hàng ngay từ video.

Jotex nhờ đó có thêm 10% khách hàng mới, tăng lượng giao dịch trực tuyến thêm 25% và tăng doanh thu thêm 22%.

3. Trấn an người tiêu dùng tại thời điểm mua hàng

Ngay cả khi ở trong cửa hàng, rất nhiều khách hàng để điện thoại bên mình để đảm bảo rằng họ đưa ra quyết định mua sắm đúng đắn. Gần nửa (47%) người tiêu dùng ĐNA sử dụng digital để hỗ trợ quyết định mua hàng của mình, và trong những người này, 39% nói rằng họ tìm kiếm trên Google.

Trong khi Search là nguồn thông tin online tin cậy của khách hàng khi mua hàng tại chỗ, các khách hàng chuẩn bị thực hiện giao dịch còn tìm đến các website của thương hiệu hoặc e-commerce để tham khảo.Vì lý do này, việc có một trang web tốc độ cao với các thông tin dễ tiếp cận và đặc tính sản phẩm được liệt kê sẵn ngày càng trở nên quan trọng hơn với các nhà bán lẻ.

4. Tiếp cận các khách hàng còn đang phân vân

Hãy cân nhắc một tình huống khác trong thời điểm mua hàng: Nếu khách hàng cố tìm một thương hiệu nhưng không tìm thấy website hay thông tin online về nó ngay lập tức, họ có thể sẽ suy nghĩ lại về việc mua hàng. Trong thời khắc đó, tất cả các thương hiệu khác trong cùng một lĩnh vực sẽ có cơ hội để nhảy vào và thu hút sự quan tâm của người khách hàng này.
“Ngay cả sau khi nói chuyện với nhân viên tại cửa hàng, tôi vẫn tìm đến Google để đảm bảo rằng mình đang chọn một sản phẩm hiệu quả cho bản thân.” – Shah, 24 tuổi.

Đây không phải là một trường hợp hiếm – 80% các khách hàng ở Indonesia thay đổi suy nghĩ về giao dịch sau khi tham khảo chiếc điện thoại của mình. Shah, một khách hàng 24 tuổi chúng tôi phỏng vấn tại Kuala Lumpur, vẫn phụ thuộc vào Search sau khi nói chuyện với nhân viên bán hàng tại cửa hàng.

“Những nhân viên này đều được huấn luyện; họ biết ở trong sản phẩm có gì, các nguyên liệu chính xác, và cách nó mang lại lợi ích cho tôi. Nhưng kể cả sau khi nói chuyện với họ, tôi vẫn tìm đến Google để đảm bảo rằng mình đang chọn một sản phẩm hiệu quả cho bản thân.”

Khi người tiêu dùng tại cửa hàng mở điện thoại ra để tham khảo, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn có mặt trong kết quả tìm kiếm của họ với các lợi ích lôi cuốn và đặc tính rõ ràng.

5. Duy trì liên hệ sau giao dịch

Digital tiếp tục đóng một vai trò lớn sau giao dịch. Sau khi thực hiện một giao dịch, khoảng 45% khách hàng ĐNA sẽ lên mạng và tìm thêm thông tin về sản phẩm, để lại review về sản phẩm hoặc trải nghiệm của họ, hoặc tìm cách tối ưu trải nghiệm của mình với sản phẩm (như tìm kiếm các công thức, video hướng dẫn, hay cách phối đồ, v.v). Trung bình, hơn ⅓ các khách hàng này sử dụng Google Search.



Sau khi ghé một cửa hàng để mua nguyên liệu nấu ăn, Lisa, 42 tuổi, từ Manila, nói rằng cô ấy xem các video trên YouTube ở nhà để tìm các công thức mới, gợi ý, hay cảm hứng. “Đôi khi tôi về nhà để tìm trên Google các món mới mà mình có thể nấu với những nguyên liệu tôi có. YouTube cũng gợi ý các món mà tôi có thể làm sử dụng các nguyên liệu sẵn có. Nó khiến tôi cảm thấy có hứng thú để thử những thứ mới!”

Đừng tự mãn sau giao dịch – vì đó là khi các nhà bán lẻ có thể follow up để xây dựng tình yêu và sự trung thành với thương hiệu từ các khách hàng mới. Để giữ các khách hàng trong quá khứ quay trở lại thực hiện nhiều giao dịch hơn trong tương lai, bạn cần phải follow up và liên tục tìm các cách mới, có ý nghĩa hơn để duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Kết Luận

Khi ngày càng nhiều người ở ĐNA sử dụng điện thoại di động như một trợ lý mua hàng, các nhà bán lẻ có cơ hội tuyệt vời để tương tác với lượng khán giả rộng hơn ngoài 4 bức tường của cửa hàng mình.

Nhưng nếu không có một chiến lược ưu tiên digital, các thương hiệu cũng có khả năng bị bỏ lỡ bởi các khách hàng tiềm năng và mất giao dịch vào tay các đối thủ cạnh tranh.
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99