• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xu Hướng Kinh Doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xu Hướng Kinh Doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

TOP 24 Ý TƯỞNG KINH DOANH LỜI NHẤT DỊP TẾT 2022

 “Phi thương bất phú” – nhất định phải kinh doanh mới có cơ hội làm giàu! Nhưng bán gì để kiếm tiền ngày Tết? Mặt hàng nào bán chạy nhất? Làm thế nào để kinh doanh mùa Tết khi chỉ có chút vốn nhỏ, và kinh nghiệm kinh doanh buôn bán hàng tết thì chưa có nhiều?  Nếu chưa biết mặt hàng nào bán chạy dịp tết 2022 thì cùng tham khảo ngay 25 mặt hàng kinh doanh cứ bán là hết dưới đây nhé!


Kinh doanh tết 2022 làm sao có lãi?

Dưới đây là 3 kinh nghiệm bạn cần nhớ giúp việc kinh doanh mùa tết 2022 năm nay chỉ có lãi lớn mà không lo thua lỗ:

1. Buôn hàng Tết nên chọn mặt hàng bán chạy có vốn nhỏ

Đây là kinh nghiệm tối thiểu cần biết khi bạn muốn kinh doanh ngày Tết. Việc chọn kinh doanh mặt hàng Tết vốn nhỏ giúp bạn không cần phải đầu tư quá nhiều tiền cho kinh doanh, nên hạn chế được rủi ro. Tùy từng mặt hàng mà bạn cần số vốn nhất định; chỉ cần có trong tay từ 1-5 triệu là chắc chắn bạn có thể kinh doanh vào dịp Tết.

Những loại hàng vốn thông thường sẽ mang về lợi nhuận thấp hơn các mặt hàng cần đầu tư vốn lớn. Nhưng ngược lại, chúng dễ bán, nên khi bán được nhiều thì khoản lãi bạn thu được cũng rất khá, đảm bảo bạn sẽ hốt bạc trong dịp tết này.

2. Kinh doanh Tết nên chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm

Những mặt hàng bán chạy dịp Tết sẽ dễ bán hơn vì nhu cầu thị trường lớn. Người không quá khó tính sẽ mua ngay sản phẩm của bạn khi bắt gặp, vì bắt buộc họ cần dùng đến chúng trong ngày Tết.

3. Luôn chú ý thời điểm nhập hàng – bán hàng

Bạn không thể bán mứt Tết từ những ngày đầu tiên tháng 11 Âm lịch; không thể nhập hoa về bán vào 30 Tết; không thể chọn đi bán muối diêm từ đêm 27… Mỗi mặt hàng khác nhau sẽ có thời điểm kinh doanh lý tưởng (mang lại lợi nhuận cao nhất) khác nhau.

Đọc ngay phần dưới bài viết này để biết được thời gian kinh doanh mùa Tết lý tưởng của mỗi mặt hàng (được gợi ý) chắc chắn bạn sẽ có lãi!


Tết bán gì chạy nhất? Kinh doanh đồ ăn, thức uống ngày Tết

Ngày xưa các cụ có câu, tháng Tết là tháng ăn chơi, ý nói Tết đến người người nhà nhà đều gác lại công việc để nghỉ ngơi, quây quần ăn uống cùng nhau. Bởi vậy mà vào dịp này các loại nguyên liệu nấu nướng hay những món ăn chế biến sẵn truyền thống thường bán rất chạy. Dưới đây chúng tôi sẽ cho bạn biết một số mặt hàng bán chạy nhất ngày Tết liên quan tới đồ ăn.

1. Bánh chưng xanh bên dưa hấu đỏ

Nhiều gia đình tại các thành phố không có thời gian gói bánh chưng nên thường mua tại chợ hoặc các cửa hàng chuyên mặt hàng này, tại Hà Nội không thể không kể đến cửa hàng Quốc Hương (Hàng Bông) luôn kín khách với những mặt hàng bánh chưng, giò lụa, giò tai… trong những ngày giáp Tết.

Nếu bạn khéo tay và có thời gian, bánh chưng Tết là mặt hàng kinh doanh tết phù hợp với bạn. Tuy nhiên, không phải chỉ có cho gạo, thịt, đỗ xanh rồi gói vào lá dong là bạn đã có những mẻ bánh ngon lành, hãy học tập một vài kinh nghiệm hay ho từ những người cao tuổi trong nhà về cách gói và luộc bánh, bạn sẽ làm nổi bật sản phẩm và hấp dẫn khách hàng.



Nói đến Tết mà không nói đến những miếng mứt gừng cay cay, mứt dừa trắng tinh hay mứt sen vàng óng thì thật thiếu sót. Những năm gần đây, các gia đình thường tranh thủ tự làm mứt do những thông tin không tốt về cách chế biến và nguồn gốc của mứt tết. Nếu chỉ kinh doanh mứt, bạn cần đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Do đó nhiều người kinh doanh mặt hàng này cũng kiêm luôn việc chế biến sản phẩm và phân phối. Nhưng do làm tại nhà nên hạn chế nhất định về sản lượng nên các sản phẩm thường được làm và bán trong quy mô cơ quan hoặc người quen.

Bên cạnh bánh chưng và mứt, còn có các mặt hàng bán tết khác như chả, giò… do người thân tự làm. Tuy nhiên, dù kinh doanh mặt hàng nào thì bạn luôn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cùng việc vận chuyển, bảo quản phù hợp.

2. Bánh kẹo và rượu nhập khẩu - Hàng Tết bán chạy nhất

Nhu cầu biếu tặng dịt Tết rất lớn, các bạn có thể từ bán những sản phẩm làm quà biếu tặng. Những giỏ bánh kẹo, hoa quả, đồ uống là một phần quà không thể thiếu trong các gia đình, không chỉ để biếu tặng, chúng còn rất lịch sự và tiện dụng khi gia chủ muốn trưng bày bàn thờ gia tiên.



Đây đồng thời cũng là mảnh đất màu mỡ cho kinh doanh Tết phát triển khi bạn có thể tận dụng nguồn hàng xách tay hoặc những mối quan hệ với người phụ trách thu mua ở các đơn vị phân phối để lấy được nguồn hàng giá tốt.

Các giỏ bánh kẹo có thể được bán với các sản phẩm được đóng gói sẵn theo mức giá hoặc khách hàng chọn lựa các sản phẩm và người bán sẽ gói theo yêu cầu. Với nhóm sản phẩm này, khách hàng luôn ưu ái các thương hiệu đến từ Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc do mẫu mã đẹp và chất lượng “đáng đồng tiền bát gạo”. Riêng với rượu, Tết là thời điểm vàng cho nhóm đồ uống này khi lượng tiêu thụ luôn tăng mạnh.

3. Kinh doanh thực phẩm Tết handmade siêu sạch

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng được quan tâm. Chính vì vậy, đồ ăn handmade, đồ ăn sạch được ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết bán gì kếm tiền ngày Tết thì có thể chọn lựa thực phẩm handmade để kinh doanh kiếm lời.



Một số mặt hàng thực phẩm Tết bán chạy bạn có thể làm như mứt Tết, bò khô, bánh chưng, giò sạch, nem chua. Nếu chăm chỉ, bạn dễ dàng kiếm được món lời không nhỏ từ việc kinh doanh này.

Đừng quên tận dụng các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp mời họ mua hàng và giới thiệu bạn bè giúp bạn. Để tận dụng được tối đa điều đó, bạn phải chứng minh chất lượng cho họ thấy đã: Hãy làm thử một chút để họ ăn thử. Nếu ngon, chắc chắn họ sẽ tự giới thiệu cho bạn ngay!

Thông thường, chúng ta cần lên trước danh sách các món cho mọi người đặt và sau 23 tháng Chạp thì bắt đầu rao bán – làm hàng.


4. Bánh kẹo handmade

Tết mà thiếu vị ngọt của bánh kẹo trên bàn trà đầu năm thì không còn là một cái Tết tròn vẹn nữa. Bên cạnh các loại bánh kẹo bán sẵn ngoài cửa tiệm thì mấy năm gần đây bánh kẹo handmade đang được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là trong bối cảnh bánh kẹo 3 không (không nhãn mác, không nguồn gốc, không hạn sử dụng) kém an toàn bày bán tràn lan ngoài thị trường.



Ưu điểm của bánh kẹo handmade là nguyên liệu an toàn, quy trình chế biến cẩn thận, giá cả cũng không quá cao. Thường thấy nhất là các loại mứt như mứt dừa, mứt xoài, mứt khế, mứt cà rốt, mứt hồng,… hoặc bánh quy bơ, kẹo gừng, kẹo dẻo nhiều màu.

Để làm các loại bánh kẹo này không cần phải có tay nghề quá cao, chủ yếu đòi hỏi sự tỉ mẩn trong các khâu chế biến. Nguyên liệu để làm cũng rất phổ biến, bạn có thể đến các chợ đầu mối nhập hoa quả tươi làm mứt, đến cửa hàng bánh để mua bột, phẩm màu thực vật.

Về dụng cụ thì càng đơn giản, hầu hết đều tận dụng đồ dùng trong nhà bếp nên không phải sắm thêm. Còn công thức thì chỉ cần lên mạng tra Google hoặc Youtube sẽ có những bài hướng dẫn chi tiết.

5. Các loại hạt ăn Tết

Bên cạnh các loại bánh kẹo thì trên bàn trà ngày Tết còn có thêm lọ đựng những loại hạt như hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt dẻ cười,… để mọi người cùng nhâm nhi vừa kể lại chuyện vui buồn một năm qua.



Mức tiêu thụ của những loại hạt này cũng không hề kém cạnh bánh kẹo Tết, bạn có thể nhập sỉ hạt đã rang sẵn hoặc mua hạt còn sống về rang rồi bán. Giá hạt hướng dương từ 45.000 – 55.000đ/1kg, giá hạt bí từ 110.000 – 150.000đ/1kg, hạt dẻ cười từ 200.000 – 260.000đ/1kg,… Nếu mua hạt sống thì rẻ hơn từ 10.000 – 50.000đ tùy loại.

6. Trà khô, cà phê

Thức uống truyền thống của người Việt là các loại trà, trà được dùng để mở đầu câu chuyện, dùng sau bữa ăn hoặc dùng để uống cho tỉnh táo, nói chung trà đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của dân ta.



Vào dịp Tết thì trà càng được ưa chuộng hơn, người ta mua trà về pha nước tiếp khách hoặc để mang biếu người thân bạn bè rất nhiều, là một trong những mặt hàng bán chạy nhất ngày Tết mà bạn nên nhập về để bán.

Trà có rất nhiều loại như trà thảo dược, trà ô long, trà xanh, hồng trà,… dạo gần đây còn rộ lên trào lưu uống trà hoa thảo mộc rất độc đáo. Bạn có thể đến các cơ sở sản xuất để nhập mối buôn số lượng lớn hoặc thu mua lại của các hộ dân chuyên trồng trà rồi tự xao thủ công sẽ có giá rẻ hơn.

Ngoài trà khô thì cà phê cũng là thức uống được nhiều gia đình dùng để đãi khách vào ba ngày Tết. Cà phê có hai loại là cà phê hòa tan và cà phê xay nhưng nếu muốn kinh doanh Tết 2022 thì bạn nên chọn cà phê xay, vì người ta thường mua cà phê hòa tan của những thương hiệu lớn tại tiệm tạp hóa, siêu thị.

7. Kinh doanh đặc sản các vùng miền để bán trong ngày Tết

Bên cạnh thực phẩm handmade siêu sạch, một thứ được yêu chuộng khá nhiều trong mùa Tết là đặc sản từ khắp các vùng miền trên cả nước. Nhập buôn được mấy món này là bạn không cần phải lo nghĩ thêm chút này chuyện Tết này bán gì kiếm tiền nữa.

Các mặt hàng bán Tết cũng rất đa dạng từ sản phẩm đến nguồn gốc - là một trong những mặt hàng kinh doanh tết được ưa chuộng. Nếu bạn muốn bán gạo nếp và tẻ, hãy chọn tám Điện Biên, tám thơm, gạo Séng Cù (Lào Cai) được đánh giá cao do tính dẻo và thơm của cơm.

Ngoài ra, các đặc sản còn có thịt chua Thanh Sơn, tỏi Lý Sơn, hồng dẻo Đà Lạt, nem chua Thanh Hóa, bưởi Đoan Hùng, trà Tà Xùa, măng khô, lạp xưởng, thịt trâu gác bếp,… cũng là các mặt hàng Tết bán chạy và được nhiều gia đình yêu thích.



Những sản phẩm này do được bà con dân tộc miền núi trồng, chăm sóc và chế biến nên số lượng không nhiều nhưng luôn có hương vị rất riêng. Mỗi loại đặc sản lại có thời gian sử dụng khác nhau nên bạn lưu ý để nhập hàng và bán cho tươi – ngon – đảm bảo chất lượng.

Với các mặt hàng đồ khô như gạo, chè, măng bạn có thể trữ hàng và bán ra ngay từ bây giờ để khách hàng quen dần với sản phẩm. Trong khi đó các mặt hàng đồ ăn tươi cần đặt hàng và bảo quản nên sẽ hạn chế về thời gian bán hàng bạn chỉ nên nhập bán từ khoảng 20 tháng Chạp.

8. Kinh doanh Gà – Vịt – Ngan quê

Cứ mỗi dịp Tết đến, người thành phố đổ xô về nông thôn để mua gia cầm vào những ngày gần Tết (đặc biệt từ mấy ngày trước 23 tháng Chạp). Tại sao bạn không tận dụng cơ hội này để tranh thủ kiếm lời, kinh doanh dịp Tết, biến mình thành người trung chuyển kinh doanh mặt hàng Tết này, tiêu thụ hàng hóa giúp nông dân và mang thực phẩm sạch đến cho người thành phố?



Chỉ cần tìm được nguồn hàng đáng tin cậy (dựa trên các mối quan hệ quen biết để tìm kiếm hoặc nhà bạn có nuôi thì càng tuyệt vời) là bạn đã tự mở ra cho mình một cơ hội kinh doanh dịp Tết không cần vốn mà vẫn có lãi. Cứ ai đặt hàng thì bạn nhận rồi mới đặt mua ở người dân. Đây là phương án kinh doanh cực kỳ khả thi và không bao giờ lo bị lỗ!

9. Kinh doanh rau củ sạch – mặt hàng bán chạy ngày Tết

Vẫn là câu chuyện về kiếm tiền ngày tết và vệ sinh an toàn thực phẩm. Càng đến những ngày gần cuối năm, người nông dân hám lợi nhiều sẽ cố gắng phun thuốc kích thích nhiều để rau củ tăng trưởng nhanh, tranh thủ kinh doanh Tết kiếm lời lấy tiền mua sắm.

Trong khi đó, rau củ lại là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Việt Nam. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể mang đến cho họ một nguồn cung rau củ sạch; đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.



Người trong cơ quan đã biết bạn như nào rồi sẽ đặt mua đồ của bạn và giới thiệu cho người quen của họ đặt mua nữa, mạng lưới kinh doanh của bạn cứ thế tự nhiên mà mở rộng. Nếu có thời gian, bạn còn dễ dàng phát triển lâu dài được nghiệp này – vì tất cả chúng ta đều cần rau củ sạch mỗi ngày, chứ không riêng gì dịp Tết.


Kinh doanh hoa tươi, cây cảnh và trái cây ngày Tết

Nói đến các mặt hàng bán chạy nhất ngày Tết mà không nhắc tới hoa tươi, cây cảnh và những loại quả đặc sản thì thật thiếu sót. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ cho bạn biết nên kinh doanh loại hoa nào, cây gì để nhanh chóng thu lãi.

10. Kinh doanh hoa tươi ngày Tết

Không phải bàn cãi nhiều, hoa tươi luôn là mặt hàng bán chạy ngày tết, vì hầu như gia đình nào cũng cần để mang không khí Tết vào nhà. Tuyệt vời hơn nữa là bạn không cần đầu tư quá nhiều vốn để kinh doanh mặt hàng này vào dịp Tết Nguyên Đán; chỉ cần vài triệu đồng là bạn đã có thể nhập tất cả các loại hoa về bán (từ ly đến hồng, cúc, lay ơn, cẩm chướng; dâu tây…)

Hoa Tết rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng, với những mức giá cả phong phú có thể đáp ứng nhu cầu của bất kỳ ai. Nếu bạn đang băn khoăn vì có nhiều người cùng kinh doanh hoa Tết thì cũng đừng quá lo lắng. Nhu cầu cắm và tặng hoa những ngày giáp Tết luôn rất lớn.



Nếu để ý, bạn sẽ thấy những chợ hoa truyền thống như Hàng Lược hay chợ hoa Quảng Bá, Nghi Tàm luôn tấp nập người mua kẻ bán và luôn có người lên mạng than thở chưa kịp chọn những bông hoa đẹp nhất để tô điểm cho căn nhà ngày Tết.

11. Kinh doanh các loại hoa giả

Bên cạnh hoa tươi thì hoa giả cũng được nhiều người ưa chuộng bởi hình thức mới lạ, có thể dùng lâu dài, dễ tẩy rửa. Hoa giả hiện nay thường được làm từ voan, lụa, nhựa,...càng ngày càng giống thật. Một số loại hoa giả bán chạy nhất ngày Tết như hoa đào, mai, hoa ly,...Hiện nay có loại cây bonsai handmade nghệ thuật mới lạ cũng được săn đón, bạn cũng có thể tham khảo loại mặt hàng này.



Hầu hết các loại hoa giả này đều được tự làm thủ công để bán, bạn có thể mua nguyên liệu tại những khu chợ Đồng Xuân, Hàng Mã, Hàng Bồ,… rồi về ghép lại theo hướng dẫn trên mạng. Nếu có nhiều thời gian rảnh thì đây là ý tưởng kinh doanh ít vốn Tết 2022 tuyệt vời cho bạn, tùy mỗi loại hoa, số lượng bông và lọ cắm mà giá sẽ dao động từ vài trăm ngàn tới hàng triệu đồng.

12. Kinh doanh các loại quả - Mặt hàng luôn bán chạy ngày Tết

Khi nhắc tới mặt hàng bán chạy ngày tết, bạn không nên bỏ qua các loại quả. Cũng như hoa, chẳng có gia đình nào có thể quên đi mâm ngũ quả ngày Tết. Thời xưa, mâm ngũ quả truyền thống thường bao gồm: mãng cầu (na); sung; dừa; đu đủ; xoài.

Ngày nay, vượt ra khỏi ranh giới truyền thống, người dân thường chọn cho mình những loại quả không chỉ ý nghĩa mà còn đẹp mắt (như phật thủ, quả thần tài, dứa, bưởi Đoan Hùng, thanh long…).



Nếu bạn chưa tìm được nguồn nhập khẩu trái cây đảm bảo thì những vựa trái cây hấp dẫn tại miền Nam với Lái Thiêu (Bình Dương), Cái Bè (Tiền Giang), Cái Mơn (Bến Tre), Vĩnh Long…là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Khách hàng tại các tỉnh và thành phố tại miền Bắc đang dần quen với những đặc sản miệt vườn như bưởi hồng da xanh, vú sữa tím, quýt hồng hay măng cụt…bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, cam Canh. Các nhà vườn đã và đang đầu tư công sức để nâng cao chất lượng trái cây nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nếu muốn kinh doanh Tết trái cây, bạn cần chọn lựa nhà vườn, nếu có thể hãy đến trực tiếp tận nơi để khảo sát chất lượng, thỏa thuận số lượng, chất lượng và cách vận chuyển. Nhiều nhà vườn tại miền Nam có thông tin các nhà xe vận chuyển hàng Bắc-Nam, thường sẽ về đến bến Giáp Bát nên bạn có thể thỏa thuận thời gian và nơi vận chuyển phù hợp với mô hình kinh doanh.

Không chỉ bán trái cây lẻ, để kinh doanh Tết 2022 hiệu quả, bạn có thể đóng thành các gói quà trái cây bắt mắt với những cách bày trí sáng tạo để thu hút khách hàng; hay đơn thuần chỉ là kinh doanh những quả nhỏ nhỏ như sung, quất trong mùa Tết.

Hoặc bất cứ loại nào để người dân dùng được trong ngày Tết (chứ không chỉ là bày mâm ngũ quả). Thời điểm kinh doanh các loại quả lý tưởng là từ sau 23 tháng Chạp đến tận ngày cuối cùng của năm Âm lịch!

13. Hoa Tiên Ông - câu trả lời cho Tết buôn bán gì?

Mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng hoa Tiên Ông đã thu hút cảm tình của nhiều người chơi hoa cảnh. Đây là loài hoa nhập ngoại bởi có xuất xứ từ vùng khí hậu ôn đới Địa Trung Hải với rất nhiều màu sắc như xanh, hồng, tím, đỏ, trắng,…, trồng với khoảng thời gian từ 10 – 13 tuần.



Hoa Tiên Ông mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn cho gia chủ nên đây là mặt hàng bán chạy những ngày Tết như này. Nếu bạn ở miền Bắc, chỉ cần đến các chợ cây như Hoàng Hoa Thám, chợ Canh, hoặc các khu cây trồng của Đại học Nông nghiệp, chắc chắn sẽ tìm được giống chất lượng, giá thành bán lẻ cũng rất phải chăng từ 25.000 – 30.000 đồng/củ khi mua lẻ, mua buôn có thể thương lượng. Như vậy, những người ít vốn có thể lựa chọn mặt hàng độc lạ này cho vụ Tết 2022.

14. Bưởi Phật thủ là mặt hàng bán chạy ngày Tết

Trong tâm thức của người Việt, bưởi Phật thủ biểu trưng cho sự may mắn, trường thọ và hạnh phúc. Phật thủ có hình thù giống như bàn tay Phật vậy. Đây là loại quả độc lạ được ưa chuộng trên các bàn thờ cúng, mâm ngũ quả ngày Tết. Năm nay do nhu cầu thị trường tăng cao nên nhiều chủ vườn chú trọng tung ra những loại quả to đẹp mã.



Trước rằm, giá bán lẻ bưởi Phật thủ chỉ khoảng vài chục nghìn một quả, nhưng sau đó dự kiến giá dao động từ 100.000-500.000 đồng/quả tùy kích thước. Nếu kinh doanh mặt hàng độc lạ này dịp tết 2022, chỉ cần ra các chợ hoa quả đầu mối như Long Biên chẳng hạn, rất dễ dàng tìm được nguồn hàng giá rẻ.

15. Bưởi Diễn - Cam Canh 

Nói đến các loại quả bán chạy nhất ngày Tết thì không thể không nhắc tới hai giống bưởi nổi tiếng là bưởi Diễn và bưởi Phật thủ. Từ lâu quận Từ Liêm (Hà Nội) đã nổi tiếng với giống bưởi đặc sản có màu vàng tươi khi chín, múi mọng nước và rất ngọt, hàng năm cứ gần Tết lại được khách hàng từ khắp các nơi tìm mua.



Chẳng cần đợi đến giáp Tết, mấy ngày gần đây nếu bạn hay đi chợ sẽ thấy rất nhiều sạp bày bán một loại cam vỏ ngoài căng bóng, màu hơi ngả đỏ, ăn vào ngọt như đường, đó chính là đặc sản cam Canh của quận Hoài Đức (Hà Nội). Hiện nay giống cam này đã được trồng thành công ở các tỉnh khác nên số lượng không quá khan hiếm, bạn có thể tìm đến tận vườn để nhập hoặc mua qua các mối buôn. Giá bán loại cam này vào những ngày cận Tết có thể lên tới 80.000đ/1kg loại 1.

Kinh doanh vật dụng, đồ trang trí Tết

Trước khi đón năm mới các gia đình luôn có một hoạt động cũng nhộn nhịp không kém, đó là quét dọn và trang hoàng lại nhà cửa, mua sắm thêm các vật dụng mới. Đây cũng là một trong những mặt hàng bán chạy nhất ngày Tết mà bạn có thể tham khảo nếu chưa biết nên kinh doanh gì Tết 2022. Dưới đây là một số vật dụng, đồ trang trí Tết được nhiều người tìm mua nhất.

16. Gần tết nên kinh doanh gì? Câu đối Tết

Thời xưa mỗi dịp xuân sang người Việt thường rủ nhau lên chùa xin thầy đồ câu đối về treo trong nhà, cho thấy ước mong của gia chủ vào năm sau. Ngày nay các ông đồ không còn nhiều, người am hiểu nghệ thuật thư pháp lại càng ít nhưng nhu cầu mua câu đối lại tăng cao.



Bạn có thể nhập câu đối được in sẵn về bán hoặc đặt hàng người biết thư pháp viết chữ để lồng kính thành tranh treo tường cũng rất hút khách. Nên chọn câu đối có nhiều ý nghĩa như “Tân niên tân phúc tân tri kỷ – Vạn lộc vạn tài vạn công danh”, “Đa lộc đa tài đa phú quý – Đắc thời đắc lộc đắc nhân tâm”,…

17. Móc treo, dây kim tuyến, hình dán

Để mang thêm không khí Tết về trong nhà, nhiều người thường mua các loại móc treo nhỏ bằng nhựa hình đồng tiền, thần tài, thỏi vàng,… để trang trí lên cây cảnh hoặc treo trước cửa.

Ngoài ra các loại dây kim tuyến nhiều màu sắc, hình dán con giáp, đồng nam đồng nữ, phong bao lì xì,… cũng bán rất chạy. Nếu bạn có ít vốn thì nên nhập các loại mặt hàng này về bán, chỉ cần dưới 2 triệu đồng là có thể bắt đầu kinh doanh rồi.

18. Bán gì mùa Tết? Đèn nháy

Ngoài những đồ trang trí Tết đơn giản thì một số người còn mua thêm cả đèn nháy để giăng mắc lên cành đào, cây quất hoặc xung quanh nhà, khiến không gian trở nên lung linh hơn. Muốn nhập đèn nháy về bán bạn có thể mua lại của các mối buôn hoặc đến tận chợ cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn để đánh về. Nên nhập loại đèn led, có nhiều kiểu nháy sẽ bền và bán đắt khách hơn.

19. Phong bao lì xì là mặt hàng bán chạy ngày Tết

Lì xì là một trong những phong tục đẹp của nước ta và nhiều nước Châu Á khác, theo đó người lớn sẽ bỏ một ít tiền mới vào phong bao đỏ rồi mừng cho con trẻ hoặc con cái mừng lại cho bố mẹ với ước mong họ có một năm mới gặp nhiều may mắn.



Vì thế mà cận Tết phong bao lì xì được tìm mua rất nhiều, bán chạy nhất là các loại có hình con giáp, có câu chúc xuân độc đáo. Kinh doanh mặt hàng này cũng không cần nhiều vốn, nếu mua số lượng lớn thì giá mỗi phong bao chỉ vài trăm đồng. Điều quan trọng là bạn phải tìm được mẫu bao lì xì đặc biệt, khác hẳn với những loại bày bán trên thị trường hiện nay thì mới dễ tiêu thụ.

20. Pháo sáng  là mặt hàng buôn bán ngày Tết

Tết nên bán mặt hàng gì? Ngày xưa Tết đến thường rộn ràng tiếng pháo, nhất là trong đêm giao thừa nhà nào cũng vang lên những âm thanh vui tai để đón chào năm mới. Nhưng gần đây Nhà nước đã cấm buôn bán và sử dụng pháo nổ vì tính nguy hiểm của nó khiến ngày Tết cũng bị thiếu đi một chút không khí.

Tuy nhiên có một số loại pháo không bị liệt vào danh sách cấm và cũng được người dân ưa chuộng không kém, đó là pháo bông/ pháp que. Loại pháo này nhìn ngoài như nén nhang, khi đốt sẽ phát ra ánh sáng nhiều màu, có giá bán sỉ khá rẻ, chỉ khoảng 5.000đ/1 túi. Nếu không có nhiều vốn bạn có thể nhập pháo sáng về bán, nguồn hàng nhiều nhất vẫn là các chợ biên giới phía bắc vì đa phần xuất xứ của chúng đều từ Trung Quốc.


Các mặt hàng Tết bán chạy khác

Ngoài các mặt hàng bán Tết đặc trưng thì một số mặt hàng khác cũng có doanh số tăng chóng mặt vào dịp Tết Nguyên Đán.

21. Kinh doanh quần áo

Đứng đầu trong xu hướng mua sắm dịp Tết đó là quần áo. Chắc hẳn nhiều người không quá bất ngờ với thống kê này bởi làm đẹp là nhu cầu hoàn toàn đúng đắn của bất cứ ai thuộc bất cứ tầng lớp nào.

Càng gần dịp Tết thì thị trường tiêu thụ các mặt hàng càng tăng bởi nhu cầu của khách hàng không ngừng lớn lên nhất là hàng may mặc điều này làm cho ý tưởng kinh doanh quần áo trở thành một ý tưởng siêu hót là mùa vàng của các chủ shop quần áo.



Hơn nữa, mua sắm dịp Tết dù giá có cao hơn ngày thường một chút nhưng nếu đã thích thì khách hàng của bạn chắc chắn không tiếc tiền để rinh về những bộ đồ vừa chất lượng vừa hợp thời trong đâu. Để chủ động trong mọi trường hợp thì hãy chắn chắn làm tốt 3 điều sau:
  • Lựa chọn nguồn hàng hợp lý: Hãy chuẩn bị cho mình nguồn hàng từ trước Tết, bởi nhập hàng càng muộn thì càng dễ bị khan hàng mà giá cả lại bị đội lên khiến lợi nhuận của bạn giảm đi đáng kể.
  • Đảm bảo về giá cả: Tạm quên việc khách hàng sẽ sẵn sàng mở rộng hầu bao để mua những món đồ của bạn không tính toán đi. Nên nhớ ngoài kia có rất nhiều đối thủ sẵn sàng dùng nhiều chiêu chò để câu khách hàng của bạn, nếu không muốn ôm chắc phần thua thì hãy cung cấp đến tay khách hàng một mức giá hợp lý nhất vừa đảm bảo được lợi nhuận mà vẫn có thể thu hút khách hàng
  • Mẫu mã đa dạng hợp xu hướng thời trang: Đây là điều vô cùng quan trọng bởi Tết là dịp được nghỉ ngơi chưng diện những bộ đồ mới và tất nhiên chúng phải hợp thời trang nữa. Hãy đầu tư lượng thời gian nhất định để tìm hiểu thị trường từ đó có những quyết sách phù hợp nhé.

22. Kinh doanh giày dép

Cũng như quần áo thì giày dép cũng là mặt hàng được mong đợi mang lại lợi nhuận khủng bởi mặt hàng này luôn nhận được sự ưa chuộng trong lòng người tiêu dùng.

Hãy xác định đối tượng mà bạn hướng đến là nam hay nữ, già hay trẻ, học sinh sinh viên hay người đã đi làm để chọn lựa cho mình những mặt hàng phù hợp nhất. Mặt hàng của bạn bán có chạy không phụ thuộc vào đối tượng hướng đến và cả vị trí cửa hàng nữa. Hãy cân nhắc giữa vấn đề tài chính và việc thuê mặt bằng bởi chi phí thuê mặt bằng sẽ hoàn toàn không nhỏ nếu nằm tại mặt đường lớn, một ví trí đắc địa.
Hãy yên tâm về nguồn hàng bởi nó hoàn toàn được đảm bảo đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như về xu hướng thời trang. Bạn có thể lựa chọn bán những mặt hàng giá cả bình dân với xuất xứ từ Trung Quốc hoặc gia công từ các cơ sở tư nhân trong nước mà vẫn đảm bảo được về mẫu mã, kiểu dáng.



Cao hơn hàng VNXK cũng là một lựa chọn không tồi đang chiếm được mảng thị trường khá lớn nhất là trong khi đang có phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.

Đừng quên về sự có mặt của việc tiếp thị, quảng cáo sản phẩm trong việc kinh doanh của bạn nhé. Nếu bỏ qua điều này thì quả thật là một sai lầm lớn trong việc kinh doanh của bạn đấy. Tận dụng sự bùng nổ của internet, sự phát triển của các mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm trên các diễn đàn, fanpage hay sử dụng quảng cáo facebook chẳng hạn.

Điều quan trọng là việc bạn tiếp cận đúng chỗ đúng đối tượng, đúng thời điểm thì việc chạy hàng không còn là vấn đề nan giải khó giải quyết nữa. May mặc là một mảng kinh doanh mở, hãy trang bị cho mình những kiến thức về thời trang, kết hợp để tư vấn cho khách hàng khi họ đắn đo không biết lựa chọn gì cho phù hợp cũng là một hình thức quảng cáo ngầm để chiếm được lòng tin của khách hàng.

23. Bán nước hoa, mỹ phẩm làm đẹp

Buôn hàng tết không chỉ dừng ở nhu cầu ăn uống hay kiếm tìm vận may, mọi người còn có nhu cầu làm đẹp cho bản thân đôi chút khi Tết đến xuân về. Đây cũng là thời điểm mọi người quyết định chi tiêu khá mạnh tay để trở nên điều mới mẻ và xinh đẹp hơn trong ngày đầu xuân năm mới.

Nước hoa và mỹ phẩm là hai sản phẩm bán chạy không thể thiếu trong túi xách của chị em dịp Tết. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không tranh thủ cơ hội kinh doanh ngày Tết tuyệt vời này! Hãy bán hàng online từ trước Tết và đẩy mạnh hẳn vào tháng Chạp. Những sản phẩm này cần phải đầu tư số vốn kha khá nhưng bù lại, khả năng rủi ro thấp hoặc không có vì chúng có hạn sử dụng lâu dài, bạn có thể bán kể cả sau Tết.


24. Bán muối – diêm – bật lửa đêm giao thừa

Ít ai có đủ can đảm hi sinh đêm giao thừa của mình để kinh doanh mặt hàng này trong ngày Tết; đó là muối – diêm – bật lửa. Theo quan niệm truyền thống dân gian, đầu xuân năm mới ra đường, mang về một chút diêm/bật lửa cho đỏ tài vận, lộc lá cả năm; mang theo một chút muối để xua đi những điều không may mắn.



Nếu chưa biết làm gì bán tết thì tại sao bạn không chọn ý tưởng kinh doanh này nhỉ? Những thứ này có thể bán vào đêm giao thừa và những ngày đầu xuân năm mới; nhưng đêm giao thừa sẽ có nhiều người mua hơn hẳn. Dành ra một đêm giao thừa để đi bán muối – diêm/bật lửa, bạn sẽ thu được nguồn lợi nhuận siêu khủng, đủ để hân hoan cả dịp Tết. Mình đã thử và thành công nhé!

Nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết luôn tăng cao, tạo sự nhộn nhịp cho các cửa hàng trực tuyến và truyền thống. Khi chọn lựa sản phẩm phù hợp để kinh doanh online, bạn cần chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo, hình thức vận chuyển, phân phối, đóng gói, quảng bá ngay từ bây giờ để nhanh chóng dẫn đầu xu hướng thị trường.

Tết bán gì chạy nhất? Câu trả lời là dù bán sản phẩm gì, tự làm hay nhập khẩu, tươi sống hay đông lạnh, thì chỉ điều cần tạo được niềm tin cho người mua hàng là bạn có thể kinh doanh Tết thành công.

Chúc bạn sớm tìm được sản phẩm và thị trường như ý để tỏa sáng trong mùa tết Nguyên Đán 2022 năm nay.

Share:

TĂNG VỌT DOANH SỐ NHỜ 3 CÁCH ĐỊNH GIÁ "KIỂU MỸ"

Trong kinh doanh, bạn phải có chiến lược kinh doanh, trong đó, chiến lược giá cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp gia tăng doanh số bán hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của bạn. Nói đến chiến lược giá thì không thể không nhắc đến các đại gia bán lẻ Mỹ như 7eleven, Circle K, Walmart… Vậy chúng ta học được gì từ họ?

Chiến lược giá số 1: Quy tắc thả neo

Bạn đã bao giờ đi ăn ở hàng thức ăn nhanh chưa? Những chuỗi nhà hàng fastfood như KFC, Mc Donald, Burger King…, khi bạn mua gà rán hoặc bánh mì kẹp thường sẽ được “upsell” một ly Coca/Pepsi nhỏ giá 15k. Tuy nhiên nếu để ý bạn sẽ thấy, nhân viên bán hàng không bao giờ quên hỏi bạn có muốn nâng cấp lên cốc lớn hơn với giá 17k hay không, tức là chỉ cần thêm 2k bạn đã có một cốc nước to gấp đôi rồi. Và khách hàng rất ít khi từ chối.

Có một câu chuyện khác cũng nói về Quy tắc thả neo này, đó là có 2 cửa hàng ăn trên cùng một con phố nhưng doanh số của hàng A lúc nào cũng cao hơn hàng B. Và bí quyết của cửa hàng A là thay vì hỏi khách “Bạn có thêm trứng hay không?” như hàng B thì nhân viên cửa hàng A sẽ hỏi khách: “Bạn thêm 1 trứng hay 2 trứng?”. Trong câu đầu tiên, khách hàng sẽ trả lời “có” hoặc “không”, như vậy cửa hàng B sẽ chỉ bán được trung bình 50% số trứng, nhưng với câu thứ 2, lựa chọn là “1” hay “2” nên có rất ít khách hàng chọn không ăn trứng. Chỉ bằng một câu nói, nhân viên bán hàng đã “thả neo” vào tâm trí khách hàng, từ đó tăng doanh số lên đáng kể.

Chiến lược giá số 2: Quy tắc nhử mồi

Bạn có thể bắt gặp quy tắc này rất nhiều trong cuộc sống, ví dụ bạn hỏi vay một người bạn 1 triệu đồng thì 50% khả năng họ sẽ từ chối, nhưng sau đó bạn nói “Thôi có 500k cũng được” thì họ sẽ dễ dàng cho bạn mượn tiền ngay thay vì hỏi vay 500k ngay từ đầu.


Trong bán hàng cũng vậy, một mẫu iPhone thường có 3 lựa chọn bộ nhớ khác nhau: 16GB, 64GB và 128GB. Phiên bản 16GB có dung lượng quá nhỏ nên người ta sẽ có xu hướng “dấn lên” mua phiên bản 64GB. Mà mỗi phiên bản có giá cách nhau $100, thế là Apple đã “đút túi” một số tiền kha khá mà chỉ cần nâng cao dung lượng bộ nhớ lên một chút. Ngoài ra chiến lược giá “nâng giá một lựa chọn mua hàng” cũng là một trong những cách áp dụng của quy tắc nhử mồi.

Chiến lược giá số 3: Quy tắc 2 cầu thang

Để nói về quy tắc này, chúng ta tiếp tục lấy một ví dụ như sau: Một người đi siêu thị chọn mua nước ngọt. Có 2 nhãn hàng A và B có sản phẩm tương tự nhau nhưng sản phẩm nhãn hàng A có giá $7 còn nhãn hàng B có giá tới $12 cho 1 lốc 6 chai. Lúc này khách hàng sẽ ngay lập tức lựa chọn nhãn hàng A… nếu không có lựa chọn thứ 3. Bên cạnh lựa chọn lốc 6 chai, nhãn hàng B đã thêm vào 1 lựa chọn là lốc 9 chai với giá $14. Lúc này khách hàng sẽ dễ dàng chuyển qua lựa chọn nhãn hàng B.

Tính toán kỹ có thể thấy, nếu mua lốc 6 của nhãn hàng A thì mỗi chai nước có giá khoảng $1.17 còn lốc 9 của nhãn hàng B sẽ có giá khoảng $1.56/chai. Mặc dù giá mỗi chai nước của nhãn hàng B vẫn cao hơn 1 chút nhưng tại sao khách hàng lại lựa chọn nhãn B? Đó là do sự chênh lệch giá ban đầu giữa 2 nhãn hàng, khách hàng sẽ nghĩ rằng nhãn B là hàng cao cấp, chất lượng hơn nên mới có giá đắt hơn hẳn so với nhãn hàng A. Khi có sự xuất hiện của lựa chọn lốc 9 chai, khách hàng sẽ nhanh chóng ra quyết định mua sản phẩm này với tâm lý vừa mua được sản phẩm cao cấp mà giá lại dễ chấp nhận.

Những chiến lược giá này là những bài học marketing quý giá đã được nghiên cứu và thành công bởi các đại gia bán lẻ Mỹ. Rất nhiều thương hiệu Việt Nam cũng đã và đang áp dụng triệt để những quy tắc này trong kinh doanh để tăng doanh số. Hãy thử ngay với cửa hàng của bạn và cho iMaSo VN biết hiệu quả mà bạn đạt được nhé!
Share:

OKRs: GOOGLE ĐÃ SỬ DỤNG MODEL NÀY TRONG QUẢN TRỊ MỤC TIÊU NHƯ THẾ NÀO?

Vào năm 1999, John Doerr – nhà đầu tư mạo hiểm đến từ Mỹ – đã giới thiệu phương pháp quản trị dữ liệu OKRs đến ban lãnh đạo Google ngay khi công ty thành lập chưa đầy một năm. Đến nay, khi Google đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, OKRs vẫn tiếp tục được sử dụng kể từ ngày đó. Qua bài viết này, imaso VN sẽ cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn sâu hơn về phương pháp quản trị doanh nghiệp của Google qua việc phân tích và đo lường dữ liệu.

OKRs là gì?

Google đã và đang sử dụng một quy trình gọi là OKRs nhằm giao tiếp, đo lường và hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp. Vậy, OKRs là công cụ như thế nào mà khiến một tập đoàn lớn vẫn trung thành sử dụng sau rất nhiều năm như vậy?

OKRs thực tế là một phương pháp đo lường rất đơn giản chỉ với hai thành phần chính: Mục tiêu (Objectives)Kết quả trọng điểm (Key Results). Mục tiêu ở đây chính là mục tiêu quan trọng nhất của dự án còn Kết quả trọng điểm sẽ hỗ trợ đo lường mục tiêu đã đề ra. OKRs là một trong những mô hình tiêu chuẩn mới dành cho quản trị doanh nghiệp, thay thế cho những hệ thống khác như MBOs (Management by objectives – mô hình quản trị theo mục tiêu) nhằm nhấn mạnh vai trò của mọi cá nhân trong một tổ chức.

OKRs thường được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến trình của nhân viên so với kế hoạch và phối hợp giữa mức độ ưu tiên và các mốc thời gian quan trọng của tập thể. Doanh nghiệp cũng cũng sử dụng OKRs để giúp nhân viên tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất và tránh bị phân tâm bởi các mục tiêu tuy khẩn cấp nhưng ít quan trọng hơn.

Google đã áp dụng OKRs như thế nào?

Đối với Google, điều quan trọng nhất là đội ngũ nhân sự, bao gồm cả nhân viên và quản lý cấp cao, đều có khả năng phân bổ thời gian và công sức một cách hợp lý – dù là với tư cách cá nhân hay là thành viên của một tập thể. OKRs chính là công cụ đắc lực nhất bổ trợ cho yêu cầu đó và được coi là một phương tiện để phối hợp hành động của các cá nhân thành một mục tiêu tập thể tại Google. “Ông lớn” ngành công nghệ đã áp dụng OKRs như sau:

Mục tiêu phải trả lời được câu hỏi: “Cái gì?”

Chúng phải:
  • Thể hiện rõ ràng mục đích
  • Có thể tham vọng nhưng phải thực tế
  • Phải hữu hình, khách quan và không được mơ hồ – chúng phải rõ ràng đến mức người ngoài cũng cảm thấy hợp lý và dễ hiểu 


Việc hoàn thành mục tiêu phải cung cấp một giá trị rõ ràng nào đó cho Google.

Kết quả trọng điểm phải trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào?”. Chúng phải:
  • Thể hiện các cột mốc có thể đo lường được, mà nếu đạt được, sẽ góp phần thúc đẩy (các) mục tiêu một cách tích cực.
  • Mô tả kết quả, không phải những hoạt động cần làm để đạt được kết quả đó. Nếu mục Kết quả trọng điểm của bạn chứa những động từ như:  “phân tích”, “tham gia”,.. thì chúng đang đi sai hướng. Thay vào đó, hãy mô tả kết quả cuối cùng sau khi những hoạt động này xảy ra. 
  • Phải đính kèm bằng chứng của việc hoàn thành. Bằng chứng này phải có sẵn, đáng tin cậy và dễ tìm kiếm. Một vài ví dụ về bằng chứng bao gồm đường link liên kết đến tài liệu, ghi chú hay báo cáo số liệu.
Bản chất của OKRs là những cặp mục tiêu-kết quả lớn lao – chúng ta không mong đợi sẽ hoàn thành tất cả những gì đã đề ra một cách dễ dàng. (Nếu bạn làm được điều đó thì chứng tỏ bạn chưa thực sự nghiêm khắc và táo bạo trong việc thiết lập OKRs). Thông thường, Google sẽ chấm điểm cho hiệu suất của nhân viên bằng các thang màu sắc. Cụ thể hơn: 
  • 0.0-0.3 điểm: màu đỏ
  • 0.4-0.6 điểm: màu vàng
  • 0.7-1.0 điểm: màu xanh

Một ví dụ thực tế về việc áp dụng OKRs tại Google

Mục tiêu: Cải thiện danh tiếng của Blogger (một nền tảng của Google)

Kết quả trọng điểm:

  • Tiếp cận với người dùng Blogger một cách cá nhân.
  • Thiết lập tài khoản Twitter cho Blogger và thường xuyên cập nhật các cuộc thảo luận liên quan đến sản phẩm.
  • Phát biểu tại ba sự kiện để khẳng định lại vị trí dẫn đầu của Blogger trong ngành.

Tại sao Google lại triển khai OKRs thành công?

Không một tập đoàn nào lại có nhiều kinh nghiệm tập thể trong việc triển khai OKR hơn Google.

Kể cả khi công ty tăng quy mô, các quản lý vẫn tiếp tục ban hành các hướng dẫn và biểu mẫu OKRs định kỳ cho nhân viên của mình. Sau đây là một vài lý do khiến OKRs được áp dụng thành công tại Google: 

  • Mục tiêu mang tính tham vọng, và đôi khi có thể sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người
  • Kết quả trọng điểm phải có khả năng được đo lường và dễ dàng chấm điểm bằng một con số (Google sử dụng thang điểm 1 để phân loại từng kết quả trọng điểm vào cuối mỗi quý)
  • Các OKRs phải được công khai, tất cả các thành viên trong công ty nên thấy được những gì mà người khác đang và đã làm nhằm góp phần phát triển công ty
  • Số điểm hoàn hảo nhất mà nhân viên nên đạt được là 0.6-0.7. Nếu ai đó liên tục nhận được những số điểm cao như 1.0, điều đó chứng tỏ OKRs của họ vẫn chưa đủ “tham vọng” (và chưa đạt những tiêu chuẩn đã nêu trên). Những nhân viên có mức điểm thấp không nên bị trừng phạt, mà quản lý nên coi đó là một nguồn dữ liệu hữu ích để điều chỉnh OKRs cho các quý tiếp theo. 
  • OKRs không phải là một tiêu chuẩn dùng để đánh giá nhân viên. Bản chất của OKRs là các mục tiêu của công ty và cách mà mỗi nhân viên có thể đóng góp cho mục tiêu đó. Đánh giá hiệu suất – cụ thể hơn là đánh giá cách một nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao trong một khoảng thời gian nhất định – nên được sử dụng độc lập với OKRs.
  • OKRs chéo phòng ban (Cross-team OKRs): Nhiều dự án quan trọng tại Google yêu cầu sự đóng góp từ các nhóm hay phòng ban khác nhau. OKRs là một công cụ lý tưởng để đảm bảo hiệu quả của sự phối hợp này. Các OKRs chéo phòng ban nên được bao gồm trong mỗi nhóm OKRs riêng của từng nhóm nhỏ. Ví dụ: nếu phòng Tài chính, Marketing và Nhân sự đều cần tham gia vào một chiến dịch quảng cáo mới, mỗi phòng ban đó đều nên bổ sung OKRs mô tả cam kết của họ đối với dự án chung.

Bài học quản trị cho các doanh nghiệp và startup

Các chỉ số đo lường hiệu suất rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt đối với một lĩnh vực năng động và luôn thay đổi như kinh doanh. Ưu điểm của OKRs chính là đây là một hệ thống minh bạch, cho phép mọi người thấy rõ mục tiêu và điểm số của người khác, từ đó giúp các thành viên hiểu được nhiệm vụ của các cá nhân khác trong một tập thể và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm. 


OKRs đang thu hút rất nhiều công ty bởi vì nó tuy đơn giản và dễ hiểu nhưng lại đem đến hiệu quả cao so với nhiều phương pháp quản trị khác. Từ case study về Google, sau đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng OKRs: 

Giới thiệu OKRs đến tổ chức:

Một yếu tố quan trọng của OKRs là tính minh bạch. Khi mang OKR đến một tổ chức mới, hãy đảm bảo tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều hiểu rõ về OKR là gì, tại sao phương pháp này lại hữu ích và cách nó hoạt động. Nghiên cứu cho thấy hiệu suất sẽ cao hơn khi mọi người đều thể hiện cam kết với mục tiêu của họ. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là đảm bảo tất cả mọi người đều thoải mái với OKRs. Hãy nhớ: Đồng nhất, kỷ luật, ưu tiên và giao tiếp – OKRs nên được công khai giữa các team.

Thực hiện phát triển OKRs

Mặc dù các cách tiếp cận sẽ khác nhau tuỳ vào ngành nghề và doanh nghiệp, trước khi đề ra các mục tiêu của tổ chức, hãy để các nhóm nhỏ và từng cá nhân tự đặt ra mục tiêu cho riêng mình nhằm phục vụ cho các mục tiêu lớn hơn. Điều này sẽ giúp tạo ra một mối liên kết xuyên suốt một tổ chức. Hãy luôn nhớ, OKRs không phải là một danh sách kiểm tra, liệt kê những điều phải làm. OKRs được sử dụng để xác định những tác động mà tập thể muốn đạt được, từ đó đưa ra các phương pháp để đạt được tác động đó.

Chấm điểm OKRs 

Điểm lý tưởng nhất của OKRs sẽ nằm trong khoảng 60-70%. Điểm thấp hơn nghĩa là tổ chức chưa thực sự khai phá hết tiềm năng của bản thân và đang đi thụt lùi so với khả năng thật. Điểm cao hơn nghĩa là các mục tiêu chưa thực sự đủ khắt khe. Ngoài ra, OKRs không đồng nghĩa với đánh giá hiệu suất. OKRs không phải là một phương tiện toàn diện dùng để đánh giá một cá nhân (hoặc một tổ chức). Thay vào đó, nó được sử dụng như một bản tóm tắt về những gì một cá nhân đã làm trong thời gian qua và cho thấy những tác động đối với OKRs lớn hơn của tổ chức.

Cập nhật OKRs

Thường xuyên cập nhật OKRs sẽ cho mọi người cơ hội điều chỉnh những thông tin mới, từ bỏ các mục tiêu không có khả năng xảy ra và tập trung hơn vào các mục tiêu mới được hưởng lợi từ các nguồn lực bổ sung.

Tạm kết

Nhờ áp dụng thành công OKRs, Google đã và đang là một trong những tập đoàn công nghệ thành công nhất thế giới, với một lực lượng lao động nhiệt huyết và luôn hướng về một mục tiêu chung. Lợi ích chính của OKRs so với những framework quản trị khác là nó khiến mỗi cá nhân hiểu được tầm quan trọng trong công việc của họ đối với tập thể, từ đó tăng sự tương tác, động lực và quyết tâm chung. Việc áp dụng framework OKRs sẽ giúp nâng cao hiệu suất của các chiến dịch và dự án doanh nghiệp, thông qua phân tích và thường xuyên cải tiến dữ liệu.

Share:

TẠI SAO CÓ SỰ KHÁC NHAU TRONG CÁCH MARKETING GIỮA CÁC NGÀNH HÀNG?

Marketing trong ngành hàng tiêu dùng nhanh dĩ nhiên sẽ khác với marketing trong ngành công nghệ, và công nghệ lại chẳng thể giống với dịch vụ giáo dục. Đã bao giờ bạn tự hỏi, điều gì làm nên sự khác biệt trong hoạt động marketing giữa các ngành hàng?

Bạn có bao giờ thấy điện thoại Iphone quảng cáo trên tivi?
  • Tại sao Grab tạo ra ứng dụng điện thoại (app), còn bột giặt OMO thì không?
  • Tại sao ngành hàng tiêu dùng nhanh có Trade Marketing, còn ngành hàng công nghệ thì không cần thiết bằng?
Vậy điều gì quyết định thương hiệu nên làm gì – ở đâu – vào lúc nào?

Lời khuyên cho Marketers: Mỗi khi bối rối, hãy quay lại với khách hàng!

Những Marketers mới vào nghề thường nhầm lẫn rằng Marketing là càng phủ rộng càng tốt – billboard, print ads, TVC, radio, website, ứng dụng điện thoại, sự kiện,… càng nhiều bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của SJ-insight, mỗi ngày 1 khách hàng là đối tượng hiển thị của 5000 quảng cáo, nhưng họ chỉ có khả năng ghi nhớ khoảng 86 và tương tác với khoảng 12 quảng cáo. 

Điều đó có nghĩa là, thu hút được sự chú ý hiếm hoi của khách hàng đã là một thử thách, thuyết phục được họ hiểu và chọn sản phẩm của mình còn cả một chặng đường dài. Như vậy, Marketing phủ rộng chưa chắc đã hiệu quả, muốn hiệu quả, cần phải chọn đúng kênh, đúng touchpoint, để cơ hội thông điệp gieo vào tâm trí khách hàng là lớn nhất!

Vậy làm thế nào để chọn kênh, kênh nào nên có thông điệp nào?

Câu trả lời xuất phát từ chính khách hàng, nghiên cứu và hiểu rõ Hành trình ra quyết định của khách hàng (Consumer decision journey) sẽ mở lối dẫn đường cho thương hiệu của bạn vào tâm trí họ. Consumer journey chính là một trong những yếu tố quyết định sự khác biệt về marketing giữa các ngành.

Trước hết, consumer journey là gì?

Consumer Journey là tất cả những trải nghiệm người tiêu dùng có với một thương hiệu theo thời gian, đây chính là hành trình khách hàng kết nối với thương hiệu, đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng và sử dụng sản phẩm… 

Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng thường có các giai đoạn: Phát sinh nhu cầu ban đầu – Tìm kiếm các giải pháp sẵn có của các thương hiệu – Đánh giá các giải pháp – Quyết định lựa chọn thương hiệu và mua hàng – Giai đoạn sau mua hàng, trải nghiệm sản phẩm. Trận chiến thương hiệu diễn ra ở tất cả các giai đoạn này, thất bại ở bất kì giai đoạn nào đều dẫn đến kết thúc cuộc chơi trong tâm trí họ. Hiểu rõ hành trình này và tiếp cận khách hàng đúng lúc, đúng chỗ, đúng thông điệp, khi tâm trí họ đang mở ra và sẵn sàng để bị ảnh hưởng (touch points), thương hiệu sẽ có cơ hội lớn để loại bỏ đối thủ và giành phần thắng về phía mình.

Dưới đây là mô hình điểm giao tiếp chéo trong Digital Marketing, một ví dụ điển hình về hành trình của khách hàng từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi sử dụng sản phẩm.


Hành trình đi từ vòng tròn ngoài cùng, lần lượt cho tới vòng tròn nhỏ nhất bên trong. Theo đó, người tiêu dùng đi từ giai đoạn  khám phá/nhận biết về sản phẩm (Discovery), tìm kiếm và nghiên cứu về sản phẩm (Search & research), so sánh các sản phẩm/dịch vụ với nhau (Compare), rồi đưa ra quyết định và thực hiện hành vi mua hàng (Decide & Purchase). Sau khi mua, người tiêu dùng chuyển sang giai đoạn sử dụng, họ sẽ yêu cầu sự giúp đỡ từ phía nhãn hàng nếu gặp sự cố (Get help), họ sẽ chia sẻ với bạn bè mình về trải nghiệm sản phẩm nếu họ thích hoặc không thích (Share), họ có thể sẽ mua hàng lần thứ 2. Khi đã nảy sinh lòng yêu thích đối với sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ có lòng tin (trust) đối với thương hiệu và ở một mức độ cao hơn, tình nguyện trở thành “đại sứ thương hiệu” (evangelise), thậm chí trở thành một người bạn của thương hiệu (Friend), sẵn sàng góp ý cho thương hiệu ngày một lớn mạnh.
 
Trong suốt quá trình này, người tiêu dùng sẽ tiếp xúc với thương hiệu tại nhiều kênh hay phương thức khác nhau, được gọi chung là “điểm chạm” hay “điểm tiếp xúc” (touch points). Các điểm chạm này có hình thức hết sức đa dạng, chẳng hạn như bao bì sản phẩm, vị trí trên kệ, chương trình khuyến mãi, giảm giá, bài viết review trên website,…

Consumer journey giữa các ngành hàng là không giống nhau, từ đó các điểm chạm và hoạt động marketing cũng có phần khác biệt.

Để giúp bạn hiểu hơn về sự khác nhau này, hãy cùng khám phá hoạt động marketing của 2 nhóm ngành high-involvement và low-involvement. 

Marketing ngành hàng low-involvement (ví dụ: ngành hàng tiêu dùng nhanh)

Chiếm đa số trong ngành hàng tiêu dùng nhanh là các mặt hàng low – involvement, tức là mặt hàng mà người tiêu dùng không dành quá nhiều thời gian quan tâm, tìm hiểu về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng, họ mua hàng theo thói quen, hoặc vì tiện nên mua. Lý do là bởi các mặt hàng này thường được sử dụng hàng ngày, giá cả không quá đắt để phải cân nhắc nhiều, có thể dễ dàng thay đổi mà không mang lại nhiều rủi ro hay thiệt hại. Trong ngành hàng này, người tiêu dùng chủ yếu tiếp nhận thụ động thông tin về sản phẩm thông qua quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo ngoài trời, print ads, cửa hàng tạp hóa, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi…

Bởi vì đối tượng mục tiêu của ngành FMCG là “thị trường đại chúng”, ai cũng có thể dùng sản phẩm, nên các nhãn hàng FMCG có thể sử dụng các kênh marketing phủ rộng như tivi, billboard trong thành phố,… Trong khi đó, các kênh digital (như mạng xã hội, website hay các trang thương mại điện tử) chỉ chiếm một điểm chạm nhỏ trong quá trình mua hàng, ở giai đoạn tăng nhận thức và tương tác với nhãn hiệu, chứ chưa đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua của bộ phận lớn người tiêu dùng, thay vào đó, hành vi mua hàng diễn ra tại các điểm bán (siêu thị, tạp hoá, chợ…), nên trade marketing phát triển rất mạnh trong ngành hàng này.

Marketing ngành hàng high-involvement (ví dụ: laptop, smartphone…)

Ngành thiết bị điện tử (ví dụ như smartphone, laptop..) bao gồm các mặt hàng mang tính high-involvement – đòi hỏi người tiêu dùng phải dành nhiều công sức và thời gian cho việc tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra quyết định mua. Lí do bởi các thiết bị điện tử thường có giá thành khá cao, thời gian sử dụng dài lâu, tần suất thay mới thấp và mức độ rủi ro hay thiệt hại khá cao. Do đó, các thương hiệu cần tập trung marketing ở giai đoạn ban đầu, khi khách hàng khám phá, tìm hiểu, so sánh. Bởi nhu cầu thông tin nhiều và thói quen sử dụng công nghệ của đối tượng khách hàng này, nên các hoạt động digital marketing và content marketing là điểm chạm quan trọng, quyết định nhiều tới quyết định mua của người tiêu dùng. 

Tuy vậy, nhưng các hoạt động tư vấn tại điểm bán cũng không thể bỏ qua. Khi mua sắm các thiết bị điện tử, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định cuối cùng khác với dự định ban đầu sau khi được trải nghiệm sản phẩm trên thực tế, lắng nghe nhân viên tư vấn hay bị hấp dẫn bởi các chương trình khuyến mãi. Sau khi sử dụng, sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhãn hàng sẽ gia tăng sự hài lòng của khách hàng, và có marketing truyền miệng tốt hơn. 

Một số ngành hàng khác cũng thuộc nhóm ngành hàng high-involvement: Công nghê, giáo dục, mỹ phẩm, thiết bị điện tử (máy lạnh, điều hoà…)…

Học gì để làm marketing trong các ngành hàng khác nhau?

Như phân tích phía trên, marketing trong các ngành hàng khác nhau sẽ yêu cầu các loại kiến thức và kỹ năng khác nhau. Theo gợi ý của iMaSo VN, sau đây là các phân mảng cần học chuyên sâu tương ứng với 2 nhóm ngành hàng trên:

Ngành hàng high-involvement: Content marketing, Digital marketing với khả năng nhắm mục tiêu chuyên sâu, highly focused vào một phân khúc khách hàng cụ thể, đây là loại hình marketing cần thiết nhất với nhóm ngành hàng high-involvement (tech, education, B2B…)

Ngành hàng low-involvement: Brand marketing với khả năng xây dựng cảm xúc về thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tăng độ nhận biết thương hiệu, phủ rộng nhiều phân khúc khách hàng, Trade marketing lên chương trình khuyến mãi, phân phối hàng hoá, đây là loại hình marketing cần thiết nhất với nhóm hàng low-involvement (FMCG,…)

Các kỹ năng chung áp dụng ở cả 2 nhóm ngành, gồm có: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm insight, phân tích số liệu…

Tạm kết

Mỗi ngành hàng khác nhau sẽ có một quy trình mua hàng khác nhau, nhưng hãy luôn nhớ, hiểu rõ khách hàng là điều kiện tiên quyết làm nên sự thành công của marketing, dù ngành hàng nào bạn cũng có thể thích nghi được!
Share:

4 KIỂU HÀNH VI MUA HÀNG THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thấu hiểu cách người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng là 1 năng lực không thể thiếu của Marketers, giúp Marketers biết cách tác động vào quá trình này, dẫn đến việc người tiêu dùng mua sản phẩm của chúng ta.

Có nhiều cách để hệ thống hóa hành vi của người tiêu dùng, một trong những cách hiệu quả và dễ áp dụng là mô hình hành vi mua hàng dựa trên 2 yếu tố: mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với nhãn hàng và mức độ khác biệt giữa các thương hiệu, sản phẩm.

Dựa vào mô hình này, có thể chia hành vi mua hàng của người tiêu dùng thành 4 nhóm chính: Hành vi mua hàng phức tạp, hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng, hành vi mua hàng theo thói quen, hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng.



Hành vi mua hàng phức tạp

Đây là hành vi xuất hiện trong trường hợp người tiêu dùng (NTD) có mức độ quan tâm cao tới mặt hàng và có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu. Sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng này thường có giá trị cao, mức độ mua không thường xuyên, thể hiện địa vị, đẳng cấp, tính cách của người tiêu dùng. Chính bởi có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu nên NTD có nhu cầu tìm hiểu rất kĩ về sản phẩm, đến khi hoàn toàn tự tin là họ biết rõ nó mới ra quyết định mua. Nhiệm vụ của người làm Marketing trong nhóm này là giúp NTD dễ dàng tìm kiếm thông tin và hiểu về sản phẩm.

Bất động sản và bảo hiểm là hai ngành hàng rất tiêu biểu cho hành vi mua hàng phức tạp của người tiêu dùng. Chính vì nhu cầu muốn tìm hiểu kĩ về sản phẩm trước khi bỏ ra một số tiền lớn để mua, đội ngũ sales hùng hậu chăm sóc khách hàng tận “chân tơ kẽ tóc” là điểm đặc trưng của các công ty có khách hàng thuộc nhóm này.

Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng

Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng là hành vi của người tiêu dùng trong ngành hàng “tiêu dùng nhanh”, liên quan đến sở thích cá nhân, giá bình dân, mức độ dùng thường xuyên, tuy nhiên mức độ quan tâm không cao nên quyết định thường được đưa ra rất nhanh chóng. Trong nhóm này, khác biệt giữa các nhãn hiệu tạo ra sự hứng thú mua sắm cho người tiêu dùng. Marketing cần liên tục làm mới sản phẩm, tạo cơ hội cho NTD trải nghiệm và dùng thử.


Ví dụ, đối với dầu gội, một nhãn hàng có thể chia các sản phẩm theo công dụng như ngăn rụng tóc, giảm chẻ ngọn, sạch gàu, theo thành phần như hoa quả, thảo mộc,… Và mỗi dòng dầu gội lại liên tục được làm mới bằng việc “gấp đôi dưỡng chất” hay “chăm sóc như ở spa”,…

Hành vi mua theo thói quen

Hành vi mua theo thói quen thường xuất hiện trong ngành hàng “nhu yếu phẩm”, giá trị thấp, ít quan trọng và mức độ mua thường xuyên. Hầu như không có khác biệt giữa các nhãn hiệu trong ngành, nên NTD thường có khuynh hướng mua theo thói quen và ít cân nhắc, tìm hiểu. Các nhãn hiện trong nhóm này cần “hiện diện” nhiều hơn là “thuyết phục”, độ bao phủ trên các kênh phân phối quan trọng hơn quảng cáo. Marketing cần chú trọng hiện diện và giá cả.

Chẳng hạn, khi bạn đi mua gia vị như muối, đường, bột canh,… ở siêu thị, bạn sẽ thường chú ý và chọn mua sản phẩm của nhãn hàng nào có nhiều sản phẩm được trưng bày nhất, chứ bạn sẽ không mất thời gian nâng lên đặt xuống vì giá cả hay thông điệp mà nhãn hàng mang lại có ý nghĩa hay không.

Hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng

Hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng thường gặp trong những ngành hàng có mức độ quan tâm cao, đòi hỏi sự hiểu biết, mức độ mua không thường xuyên nhưng quan trọng vào có ảnh hưởng lâu dài. Các nhãn hiệu trong nhóm này thường khác biệt không lớn, không dễ phân biệt giữa các nhãn hiệu trong ngành. NTD có khuynh hướng tìm hiểu kỹ, nhưng do khác biệt không lớn, họ thường ra quyết định rất nhanh dựa trên sự tiện lợi hoặc giá cả.


Một ngành hàng tiêu biểu đại diện cho hành vi này là dược phẩm. Người tiêu dùng rất muốn tìm hiểu kĩ nhưng vì đặc thù ngành hàng nặng về kiến thức chuyên môn nên họ khó có thể chỉ ra được loại thuốc này tốt hơn loại thuốc kia dựa vào bảng thành phần. Đơn giản, khi cần thuốc giảm đau, phần nhiều mọi người sẽ ra hiệu thuốc và mua bất cứ loại nào có sẵn ở đó thay vì lên mạng tìm xem loại nào tốt nhất và đọc review về nó.
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99