• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

Hiển thị các bài đăng có nhãn Social Media. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Social Media. Hiển thị tất cả bài đăng

5 CÁCH ĐỂ CÓ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TỪ KHÁCH HÀNG

Hầu hết, các Marketer thành công đều nhận định rằng Marketing truyền miệng (word-of-mouth) là phương thức tiếp thị có hiệu quả vượt trội khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới. Khác với những quảng cáo thông thường, Marketing truyền miệng là những đánh giá của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định của những khách hàng tiềm năng. 


Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, nhận xét/đánh giá của khách hàng chính là phương thức truyền miệng kiểu mới. Mọi người tìm kiếm những đánh giá và tìm hiểu sản phẩm từ đó, cũng như dựa vào nó để quyết định mua sản phẩm. Vì thế, các đánh giá tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có khả năng lan truyền nhanh chóng và dẫn đến doanh số bùng nổ. Trong khi đó, những đánh giá tiêu cực lại có thể kìm hãm doanh số bán hàng và khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng về danh tiếng.

Có thể thấy rằng, để nhận được những đánh giá tuyệt vời của khách hàng không chỉ đơn giản là đưa sản phẩm ra thị trường và hy vọng, mà đó là một quá trình lên kế hoạch để lấy lòng người tiêu dùng một cách khéo léo. Trong bài viết này gợi ý những chiến thuật cụ thể mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, khiến họ sẵn sàng để lại một đánh giá tích cực cho sản phẩm.

Tại sao mọi người lại nhìn vào đánh giá trực tuyến?



Thông thường, có bốn lý do để một người tìm đọc những đánh giá trực tuyến: 


1. Để có được bằng chứng xã hội (social proof) từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ trước đó. 

2. Tìm hiểu về sản phẩm họ đang mua 

3. Giảm khả năng mua phải hàng không tốt 

4. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và hạn chế của sản phẩm 

Đương nhiên, mục đích của bất kỳ nhãn hàng nào cũng là nhận được những đánh giá tích cực từ người tiêu dùng và sử dụng chúng để thúc đẩy doanh số bán hàng trên các nền tảng trực tuyến. Dưới đây là 5 chiến thuật giúp bạn có thể áp dụng để đạt được mục đích của mình. 
Xem thêm: 03 chiến thuật giúp tăng doanh thu dịp cuối năm

1. Yêu cầu đánh giá trên nhiều nền tảng

Bước đầu tiên đó là giúp khách hàng đánh giá sản phẩm một cách dễ dàng nhất trên các nền tảng. Nếu trong trường hợp khách hàng cảm thấy quá trình đánh giá này rắc rối và mất thời gian thì họ không sẵn sàng để lại những nhận xét tích cực cho doanh nghiệp. Vì vậy, các phương tiện truyền thông xã hội và trang web đánh giá của bên thứ ba là những nền tảng tuyệt vời để giúp giới thiệu thương hiệu và sản phẩm - dịch vụ của bạn với khách hàng bằng những nhận xét thiện chí.


Một số nền tảng hiệu quả nhất có thể kể đến là:
  • Mạng xã hội: LinkedIn, Facebook Business Page, Instagram, Manta, Youtube (tạo video và yêu cầu đánh giá bên dưới)
  • Google - sử dụng tính năng Google doanh nghiệp của tôi
  • Yellowpages - cung cấp thông tin doanh nghiệp theo từng lĩnh vực như một cuốn danh bạ trực tuyến
  • Foursquare - dịch vụ tìm kiếm và khám phá địa điểm mới trong lĩnh vực khách sạn - nhà hàng
Ngoài những nền tảng trên, còn có nhiều loại trang web đánh giá cho một sản phẩm cụ thể (niche site), tùy thuộc vào ngành bạn đang kinh doanh.

Một số ví dụ điển hình như TripAdvisor là trang web chuyên cung cấp những đánh giá liên quan đến du lịch hay mạng xã hội Foursquare chuyên dùng cho lĩnh vực khách sạn - nhà hàng. Bí quyết của tất cả nền tảng này là làm cho quá trình đánh giá đơn giản hơn nhờ vào việc phân loại sản phẩm - dịch vụ cụ thể. Chính vì thế, người truy cập có thể nhanh chóng thực hiện các đánh giá của mình.


2. Tận dụng tối đa website của doanh nghiệp 

Có thể nói website của doanh nghiệp là một công cụ đắc lực để có được đánh giá tuyệt vời của khách hàng. Việc bạn cần làm là tối ưu hoá trang web và các bài blog của mình, cho phép khách hàng để lại ý kiến nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên lập ra một chiến lược rõ ràng cho tất cả các kênh truyền thông và đảm bảo rằng website của bạn được tối ưu hoá cho cả thiết bị di động.


Còn nếu doanh nghiệp của bạn có một trang thương mại điện tử, bạn có thể xem xét thêm tùy chọn kiểm tra tin nhắn trực tiếp để nhận phản hồi tức thì từ khách hàng. Cách tiếp cận này sẽ thỏa mãn tâm lý muốn được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của người tiêu dùng, bằng cách giảm thời gian phản hồi tin nhắn và nâng cao dịch vụ khách hàng của công ty.
Xem thêm: 05 bước đột phá doanh số bán hàng từ trải nghiệm online

3. Thu hút đánh giá bằng email 

Đến với chiến thuật này, phương thức Inbound Marketing sẽ là cách để có được đánh giá tuyệt vời của khách hàng nhờ nội dung và sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể, sau khi giao dịch được thực hiện, bạn hãy gửi một email ngắn để yêu cầu đánh giá. Từ đây, bạn sẽ nhận được phản hồi trung thực nhất có thể bởi vì khách hàng cảm thấy như thể họ đang giao tiếp với nhà cung cấp. Với những đánh giá như vậy sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho sản phẩm - dịch vụ của mình trong trường hợp có nhiều đánh giá tiêu cực trong phản hồi từ khách hàng.


Ngoài ra, nếu bạn không muốn yêu cầu đánh giá hay lấy cảm nghĩ của khách hàng, thì có thể xem xét việc thêm vào email một đường link dẫn đến một cuộc khảo sát trực tuyến. Các cuộc thăm dò ý kiến và khảo sát như vậy được thiết lập khá dễ dàng và hệ thống có thể phân tích dữ liệu cho bạn. Với cách tiếp cận này, bạn có thể xác định thông tin thu thập được và doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu trên để tìm hiểu thêm về khách hàng của mình.


4. Khuyến khích quá trình đánh giá 

Trong trường hợp bạn nhận thấy rằng công ty không nhận được số lượng đánh giá như mong muốn hoặc bạn có ý định tặng quà cho khách hàng, hãy xem xét thêm các hình thức khích lệ quá trình thu thập đánh giá. Vì mọi người đều tin rằng thời gian của họ là quý giá, nên hãy cho họ lý do để thực hiện đánh giá cho sản phẩm - dịch vụ của bạn. Với các ưu đãi như phiếu giảm giá, thẻ quà tặng hay tổ chức các cuộc thi đều có thể khuyến khích quá trình đánh giá của khách hàng và thậm chí có thể làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi khách hàng quay lại và mua sắm lần nữa.

Công ty Birchbox là một ví dụ điển hình cho phương pháp khích lệ quá trình đánh giá. Cụ thể, Birchbox khuyến khích mọi người để lại nhận xét bằng cách cung cấp điểm Birch Points cho các khách hàng thân thiết. Kể từ năm 2010, thương hiệu này đã phát triển từ một công ty khởi nghiệp khiêm tốn về lĩnh vực làm đẹp và trở thành thương hiệu đứng vị trí thứ 6 trên thế giới có dịch vụ đăng ký phổ biến. Chắc chắn rằng, một phần của thành công này là nhờ các chương trình khuyến khích đánh giá dựa trên lòng trung thành của khách hàng.

5. Yêu cầu đánh giá đúng thời điểm



Yêu cầu khách hàng đánh giá vào đúng thời điểm sẽ giúp bạn tận dụng được nhiều lợi ích hơn từ quy trình này, góp phần cải thiện dịch vụ khách hàng của công ty. Cho dù đó là trên mạng xã hội, website của công ty hay trong email thì sự phản hồi đúng lúc cũng đều quan trọng. Một số trường hợp mà bạn có thể thực hiện các yêu cầu đánh giá: 

  • Sau khi khách hàng tích cực tương tác với thương hiệu
  • Sau khi khách đặt lại đơn hàng
  • Khi người dùng tag công ty trên các kênh social media
  • Khi bạn phát hiện người dùng dành nhiều thời gian trên trang web của công ty hoặc khi họ giới thiệu sản phẩm của bạn tới những khách hàng mới.
Chủ ý của phương pháp này là tiếp cận khách hàng khi họ đã cảm thấy thỏa mãn hoặc hài lòng và đương nhiên những đánh giá thương hiệu nhận được cũng sẽ tích cực hơn.

Tóm lại, trong quá trình kinh doanh sẽ không có công thức nào hoàn hảo để nhận được những đánh giá tuyệt vời của khách hàng. Nhưng doanh nghiệp vẫn có thể đạt được điều này nếu tham khảo các chiến thuật được giới thiệu phía trên, kết hợp với kế hoạch rõ ràng để thành công trong việc thu hút đánh giá của khách hàng cho sản phẩm của mình.
Share:

TỰ LÀM VIDEO QUẢNG CÁO 0 ĐỒNG LÀ ĐIỀU CÓ THỂ!

Nếu bạn đang kinh doanh mà chưa biết tới video quảng cáo (hay còn gọi video marketing) thì quả là thiếu sót lớn. Bạn đang bỏ lỡ một phương pháp tiếp thị vô cùng hiệu quả.

Nhiều người nghĩ rằng video quảng cáo chỉ dành cho những công ty lớn có nguồn kinh phí dồi dào. Thực tế có phải như vậy. Liệu bạn có thể tự làm video quảng cáo với chi phí 0 đồng? Video quảng cáo – marketing sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn?

Video quảng cáo là gì?

Video quảng cáo – marketing hiểu đơn giản là bạn sử dụng video để tiếp thị với mục đích bán sản phẩm, dịch vụ. Nó có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Tại sao phải sử dụng video quảng cáo – marketing?

Các cụ ta có câu “trăm nghe không bằng một thấy”. Giữa chữ viết, hình ảnh và video thì bạn bị cuốn hút bởi thứ nào hơn? Rõ ràng mọi người thường thích xem hơn thích đọc.

Hàng ngày chúng ta bị “tra tấn” bời hàng ngàn thông tin trên mạng. Thường thì những bài quảng cáo kiểu truyền thống sẽ rất ít được chú ý. Thậm chí còn khiến người xem khó chịu vì họ cảm thấy bị làm phiền.

Tuy nhiên với video marketing, mọi chuyện có thể khác.

Lợi thế của video marketing:

  • Gây ấn tượng mạnh vào cảm xúc người xem.
  • Mang tính chất giải trí
  • Tăng thời gian ở lại xem nội dung.
  • Tăng tương tác và chia sẻ
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Shop kinh doanh nhỏ có thể tự làm video quảng cáo không?

Có rất nhiều loại video quảng cáo. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng ít nhất một lần xem các video quảng cáo trên truyền hình. Hay còn gọi là video quảng cáo TVC. Đây là loại hình quảng cáo ngắn gọn nhưng rất chất lượng. Tuy nhiên, sản xuất những video như thế này khá tốn kém. Do vậy sẽ khó khả thi nếu bạn là người kinh doanh nhỏ lẻ.

Hơn nữa, sẽ rất khó để thành công chỉ với 1 video quảng cáo. Bạn phải làm thật nhiều video và làm thường xuyên – liên tục. Thuê đơn vị khác không chỉ tốn kém mà có thể không chuẩn theo ý bạn. Do đó, cách tốt nhất bạn nên tự làm video quảng cáo cho chính sản phẩm, dịch vụ của mình.

Có rất nhiều loại hình video marketing bạn có thể tự sản xuất với chi phí thấp mà mình sẽ gợi ý dưới đây.

6 thể loại video quảng cáo đơn giản, dễ làm cho người kinh doanh nhỏ

1. Video review sản phẩm

Hiện nay trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào, người tiêu dùng thường có thói quen lên mạng tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó. Video review là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu này.

Video review là cách tự nhiên nhất để bạn tiếp thị sản phẩm của mình. Người xem vừa nắm được thông tin để hiểu hơn về sản phẩm vừa biết tới cửa hàng của bạn. Và tỷ lệ họ mua sản phẩm của chính bạn là rất cao.

Video dạng này có tính chân thực cao và dễ thực hiện. Bạn có thể tự quay phim bằng điện thoại, máy ảnh… sau đó dựng lại bằng phần mềm Adobe Premiere trên máy tính hoặc các phần mềm chỉnh sửa video trên điện thoại.

Yêu cầu: Người dẫn có khả năng diễn đạt tốt, giọng đọc dễ nghe (luyện tập dần sẽ quen). Bí quá bạn có thể bắn chữ và chèn nhạc thay thế giọng đọc. Ngay cả khi có giọng đọc bạn vẫn nên bắn chữ để không cần nghe, người xem vẫn hiểu nội dung.

Video review rất phù hợp với các sản phẩm vật lý, thiết bị công nghệ. Ví dụ, có người từng quay video review độ bền của sản phẩm bằng cách dùng lửa đốt, ném vào bể nước, thử va đập… Những video độc và lạ như vậy thường có lượng tương tác rất cao.

2. Video hướng dẫn dạng “How to”

Tuy không quảng cáo bán hàng trực tiếp nhưng video dạng How to lại đóng vai trò quan trọng giúp bạn tiếp cận, thu hút khách hàng.

Mục tiêu của video dạng này là giải đáp những vấn đề khách hàng quan tâm. Ví dụ như: Cách làm nem chua Thanh Hóa ngon; Mẹo chữa viêm họng không cần uống thuốc tây; Thủ thuật wordpress; 5 phương pháp tự làm video quảng cáo; Hướng dẫn crack phầm mềm ABC…

Từ những video như thế này, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong mắt người xem ở lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Lâu dần họ yêu thích, tin tưởng bạn và có thể trở thành khách hàng của bạn.

Video dạng How to phù hợp với cả sản phẩm vật lý, sản phẩm số cho tới các loại dịch vụ.

Yêu cầu làm thể loại video này cũng không quá cao. Bạn có thể sử dụng điện thoại, máy ảnh. Thậm chí chỉ cần dùng phần mềm quay màn hình máy tính, điện thoại…

3. Video đồ họa – hoạt hình

Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm số (khóa học, phần mềm), sản phẩm khó diễn đạt bằng hình ảnh trực tiếp… Video đồ họa – hoạt hình sẽ là giải pháp lý tưởng.

Điển hình trong thể loại này là video Animation, Motion Graphic, video hiệu ứng viết tay… Tất cả đều có điểm chung là sử dụng đồ họa, hình ảnh kết hợp với lời thoại để diễn đạt nội dung trên nền âm nhạc, hiệu ứng âm thanh vui nhộn.

Thể loại video này có ưu điểm hình ảnh đẹp, bắt mắt và chuyên nghiệp. Không cần diễn viên và bỏ qua được khâu quay phim. Tuy nhiên, bạn cần biết dựng đồ họa và ý tưởng thật tốt. Đây là loại hình đang được rất nhiều nhà quảng cáo ưu thích, trên thị trường iMaSo VN đang cung cấp các dịch vụ sản xuất liên quan đến loại hình motion graphic này.

Đối với yêu cầu về dựng đồ họa, bạn có thể sử dụng các phần mềm với rất nhiều mẫu thiết kế sẵn. Việc của bạn chỉ cần tìm hình ảnh phù hợp để design cho video của mình.

4. Video cắt ghép, lồng tiếng

Loại video này khá thú vị, hài hước vì lời thoại, hình ảnh được cắt ghép với các bộ phim nổi tiếng, các đoạn video hot trên mạng…

Ưu điểm: Phù hợp với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ, dễ thu hút người xem. Giúp tiết kiệm chi phí do bỏ qua được khâu quay phim.

Tuy nhiên, bạn cũng cần có ý tưởng tốt và mất nhiều thời gian hậu kỳ cắt ghép hình ảnh cho phù hợp.

5. Video dạng tin tức tổng hợp

Bạn có thể kéo khách hàng trở lại thường xuyên với các video dạng tin tức về lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

Ví dụ bạn kinh doanh điện thoại, hãy cập nhật tin tức về các mẫu smartphone sắp ra mắt, những công nghệ mới trong lĩnh vực này… Các thông tin mới – lạ sẽ dễ thu hút được đông đảo người xem và họ sẽ nhớ tới bạn.

Sản xuất loại video này cũng không quá khó. Bạn chỉ cần tổng hợp thông tin trên mạng sau đó viết lại theo phong cách của mình. Nếu thiếu tư liệu, bạn có thể sử dụng cả ảnh tĩnh để chèn vào video cũng không vấn đề gì.

6. Video dạng Vlog

Vlog là một dạng nhật ký cá nhân được thể hiện bằng video. Với Vlog bạn có thể thỏa mái chia sẻ mọi thứ trên quan riêng của bản thân.

Đặc điểm nổi bật nhất của Vlog là sẽ có ít nhất một nhân vật (thường sẽ là chính bạn luôn). Nhân vật này sẽ xuyên suốt trong toàn bộ các video.

Chủ đề của Vlog rất đa dạng. Đó có thể là những video chia sẻ kiến thức, trải nghiệm cá nhân hoặc ghi lại quy trình chế biến, sản xuất kinh doanh của chính bạn… Đôi khi chỉ là những câu chuyện phiếm hoặc một trò vui nào đó giúp mọi người giải trí.

Chỉ với một chiếc điện thoại có khả năng quay phim, ai cũng có thể làm Vlog. Vlog tạo sự kết nối và gần gũi giữa cá nhân với cộng đồng; giữa người kinh doanh với khách hàng. Thực tế có rất nhiều người thành công nhờ sử dụng Vlog xây dựng hình ảnh, thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp.

Cách quảng bá video hiệu quả

Chiến lược đa kênh

Nếu như trước kia chỉ có các Đài truyền hình mới có khả năng truyền phát video thì nay internet đã cho phép bạn dễ dàng làm điều này.

Bạn có thể đăng tải video lên website, sử dụng email marketing và đặc biệt là mạng xã hội.

Có thể nói, mạng xã hội hiện là kênh miễn phí tốt nhất để bạn quảng bá video của mình tới đông đảo khán giả và khách hàng mục tiêu. Trong đó, Youtube và Facebook là hai mạng xã hội được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Đơn cử như Youtube – là nền tảng video lớn nhất thế giới với hàng triệu người tham gia.

Bắng chứng là đã có rất nhiều người thành công nhờ Vlog trên Youtube. Trong số họ có không ít người khi bắt đầu chỉ như một “tờ giấy trắng”.

Ví dụ Hoa ban food là một kênh Youtube lớn về văn hóa – ẩm thực Tây Bắc nhưng nguồn thu chính lại đến từ bán hàng nông sản, đặc sản. Kênh Yêu công nghệ, chuyên review sản phẩm công nghệ. Và dĩ nhiên họ cũng có cửa hàng rất mạnh kinh doanh các sản phẩm này.

Hay như trên Facebook, chắc hẳn bạn cũng đã không ít lần bắt gặp những video quảng cáo rất cuốn hút khiến bạn khó có thể rời mắt.

Chiến lược viral video

Là chiến lược tạo ra những video có khả năng lan truyền mạnh trên mạng xã hội. Để video của bạn có thể tiếp cận được nhiều người xem mà không mất một đồng quảng cáo.

Tạo ra những viral video như vậy thật không dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có thể nghiên cứu dựa trên các đặc điểm sau:

  • Video có nội dung hài hước (hàng đầu)

Trong video review sản phẩm bạn có thể pha trò hay đan xen một số tình tiết hài hước để video cuốn hút hơn.

  • Video theo “trend” – xu hướng.

Ví dụ thời điểm bộ phim Người phán xử đang hot xuất hiện rất nhiều quảng cáo lồng ghép ăn theo. Hoặc những video lồng ghép nội dung với các vấn đề thời sự đang được quan tâm… cũng được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội.

  • Video thơ ca – âm nhạc

Nếu có năng khiếu bạn có thể sáng tác thơ, nhạc chế cho video của mình. Cách diễn đạt này thường dễ nhớ, dễ thuộc và dễ lưu vào tâm trí người xem. Nhưng đòi hỏi bạn phải có chút năng khiếu, vì vậy nó không thực sự phổ biến.

Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp không thể kể hết trong khuôn khổ bài viết này. Viral video là đỉnh cao của video marketing nhưng không “dễ ăn”, chắc chắn chúng ta sẽ còn tốn nhiều giấy mực bàn luận về nó.

Tóm lại, đọc xong bài viết này bạn có thể xác định nên chọn loại hình video nào phù hợp để tự làm video quảng cáo – marketing. Chi tiết cách làm từng loại bạn có thể seach trên google hoặc quay lại với blog của mình ở những phần tiếp theo.

Chúc bạn thành công!
Share:

BẬT MÍ CÔNG THỨC LÀM VIDEO MARKETING ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau bắt tay vào việc tìm hiểu cách làm Video Marketing. Một video đánh mạnh đúng vào tâm lý người xem sẽ tạo nhiều sự chú ý hơn. Đó cũng chính là mục tiêu mà chúng ta phải hướng tới qua những công thức sau.

Công thức làm Video Marketing

Để tạo nên một Video Marketing phù hợp với Insight, đưa đúng những thông tin cần thiết cho đúng đối tượng. Thì chúng ta nên áp dụng công thức Video Marketing 5A sau:
  • Attention (Chú ý): Giai đoạn đầu này chính là tạo sự chú ý với khách hàng. Hãy gây sự ấn tượng trước để khách hàng biết và nhớ thương hiệu của bạn.
  • Attractive (Thu hút): Đây chính là giai đoạn để đẩy sản phẩm đến gần với khách hàng. Khơi gợi sự tò mò để làm cho họ phải xem sản phẩm của bạn. Cũng là lúc để bạn đánh giá được đâu là khách hàng tiềm năng mà bạn cần hướng tới để bám đuôi theo và tạo sự thuyết phục.
  • Argument (Chứng minh): Để tăng độ tin tưởng cho khách hàng thì phải chứng minh được rằng sản phẩm mình là chất lượng. Mang lại giá trị cao cho người dùng qua Video Marketing.
  • Advise (Chia sẻ): Hãy chia sẻ những giá trị mà sản phẩm có tới khách hàng. Để họ biết được đây đúng là nơi để họ đặt niềm tin và nên hành động.
  • Action (Kêu gọi hành động): Khi khách hàng đã biết về bạn và sản phẩm của bạn. Thì giai đoạn này chính là kêu gọi và thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng. Giúp tăng khả năng chọn mua sản phẩm của bạn cao hơn.

5 Bước làm Video Marketing


Với 5 bước sau sẽ giúp bạn biết hướng để xây dựng và phát triển ý tưởng để làm Video Marketing hiệu quả hơn.

Bước 1: Mục tiêu chiến lược

Ở giai đoạn đầu tiên thì bạn phải xác định được mục tiêu sử dụng video marketing là gì. Đưa ra những mục tiêu chiến lược rõ ràng mà bạn muốn đạt được.

Bước 2: Chân dung khách hàng

Bạn phải xác định đúng đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm tới. Để có thể đưa ra những thông điệp phù hợp và thân thiện. Giúp làm tăng sự thu hút và hứng thú hơn.

Bước 3: Thông điệp truyền tải

Bạn nên dựng và tạo những video tạo sự tin tưởng và thích thú. Qua những thông điệp được truyền tải trong video.

Bước 4: Content sáng tạo

Nên thật tập trung, thử nghiệm và bàn luận nhiều lần. Để chọn ngôn từ truyền tải thông điệp một cách tự nhiên và tinh tế nhất.

Bước 5: Sáng tạo Target

Sử dụng từ khóa để nhắm tới đối tượng mục tiêu. Bằng cách đặt mình vào khách hàng để biết họ muốn gì. Và cũng phải hiểu được mình muốn hướng tới điều gì để làm chủ được target.

Với các cách làm Video Marketing trên sẽ giúp bạn có một định hướng rõ ràng hơn để xây dựng chiến lược. Hãy hiểu rõ khách hàng và sản phẩm của mình để dùng video marketing làm cầu nối. Thu hút sự chú ý của khách hàng với sản phẩm và đồng thời giúp phát triển doanh thu cao hơn.
Share:

QUẢNG CÁO VIDEO YOUTUBE - THỔI HỒN CHO CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

Tiếp cận khách hàng tiềm năng khi họ xem hoặc tìm kiếm video trên YouTube và bạn chỉ trả tiền khi họ thể hiện sự quan tâm. Quảng cáo video có thể giúp bạn gia tăng nhận thức của mọi người về thương hiệu bằng cách thu hút sự chú ý và đẩy mạnh nhu cầu ở quy mô lớn.


Bắt đầu bằng ba bước

Thu hút đối tượng của bạn bằng Quảng cáo video

Khuyến khích mọi người hành động

Với Quảng cáo video, bạn có thể xác định hành động mà bạn muốn đối tượng thực hiện:

  • Truy cập vào trang web của bạn để xem sản phẩm và tìm hiểu về thương hiệu.
  • Xem các video khác trên kênh YouTube của bạn để mở rộng phạm vi tiếp cận và xây dựng nhận thức hương hiệu.

Tiếp cận đối tượng

Chọn đối tượng mà bạn muốn hiển thị quảng cáo video dựa trên thông tin về vị trí, sở thích,…

Video của bạn sẽ xuất hiện trước hoặc bên cạnh các video có liên quan hoặc xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm. Loại quảng cáo có thể tạo ra kênh giao tiếp một đối một với khách hàng tiềm năng.

Chỉ trả tiền khi mọi người xem quảng cáo của bạn

Bạn chỉ trả tiền khi:

  • Ai đó xem quảng cáo ít nhất 30s.
  • Ai đó xem toàn bộ quảng cáo hoặc tương tác với quảng cáo.


Lợi ích mà quảng cáo video YouTube mang lại cho doanh nghiệp

Khả năng tiếp cận rất cao

YouTube có hơn 1.3 tỷ người dùng – gần ⅓ người trên Internet. Và họ xem khoảng 5 tỷ video mỗi ngày. Những con số này dự kiến vẫn sẽ tăng qua các năm. 

Sẽ cung cấp cơ hội rất lớn để truyền tải thông điệp của bạn đến hàng triệu người và tất cả trong số họ đều có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.

Đo lường kết quả việc bạn đang làm

Nhận thông tin chi tiết theo thời gian thực về cách mọi người phản hồi với quảng cáo video của bạn, để bạn biết nơi cần điều chỉnh.


Lưu ý: Hãy đặt ngân sách phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Hãy tận dụng những lợi ích quảng cáo để có thể tiếp cận với những khách hàng quan trọng nhất của doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!

Share:

CÁC "ÔNG LỚN" QUẢNG CÁO DỊP GIÁNG SINH NHƯ THẾ NÀO?

Những quảng cáo Giáng Sinh sau đây không chỉ có nội dung hấp dẫn mà còn chứa nhiều chi tiết ý nghĩa thu hút hàng triệu lượt xem.

1. Coca-Cola – “A Bridge for Santa”

Quảng cáo Giáng Sinh của Coca Cola kể về một chú bé mồ côi mẹ sống cùng bố tại một ngôi làng hẻo lánh, mọi liên lạc với bên ngoài hầu như rất khó khăn vì cây cầu duy nhất đã cũ nát. Vì vậy, cậu bé nghĩ rằng Giáng sinh này ông già Noel sẽ không xuất hiện để tặng quà. 


Cậu viết điều ước của mình vào một vỏ chai coca rỗng và treo nó lên cái cây cao nhất. Người bố đã đọc được và cố gắng sửa cây cầu nhưng mọi nỗ lực đều thất bại cho đến khi có sự chung tay của những người hàng xóm. Sau đó, hãng Coca-cola đã giúp cậu bé có một Giáng sinh tuyệt vời bên ông già Noel.

2. Quảng cáo Giáng sinh của công ty thực phẩm Edeka

https://www.youtube.com/watch?v=V6-0kYhqoRo

Clip quảng cáo Giáng Sinh mới của công ty thực phẩm Edeka ở Đan Mạch vừa đăng tải từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 đã hút 23 triệu lượt xem trên Youtube. Thông điệp từ đoạn quảng cáo muốn đưa ra là “Dù bạn có bận rộn thế nào thì hãy cố gắng dành thời gian cho gia đình vào dịp Noel. Bởi vì bạn không bao giờ biết khi nào là Giáng sinh cuối cùng mà bạn có cùng chia sẻ với cả nhà”.


Đoạn phim quảng cáo giống như một lời cảnh tỉnh cho những ai đang mải mê với công việc mà bỏ bê những người thân yêu.

Nội dung clip xoay quanh nhân vật một ông bố sống phải sống cô đơn một mình vì con cháu của ông quá bận rộn không thể đến thăm ông được và các mùa Giáng sinh ông cũng phải ở một mình. Ông đón Giáng sinh một mình bên tấm hình cả gia đình chụp chung năm này qua năm khác trong lặng lẽ. Và mỗi khi chứng kiến cảnh gia đình hàng xóm vui vẻ, đoàn tụ vào ngày lễ này ánh mắt ông lại đượm buồn…

Sau đó, ông đã gửi cho các con của mình thông báo rằng ông đã qua đời và họ đã vội vàng trở về. Tưởng rằng ông đã không đợi để đón lễ Giáng sinh đông đủ bên gia đình thì ông xuất hiện sau cánh cửa và giải thích rằng những gì ông muốn chỉ là cùng các con ăn một bữa cơm trong dịp lễ Giáng sinh.
 Đó như một cơ hội và thức tỉnh những ai đã quá bận rộn với công việc mà quên đi những người quan trọng đang chờ đợi mình.

3. Quảng cáo Giáng sinh của tạp chí Love

https://www.youtube.com/watch?v=p20vfxefVYg

Irina Shayk, bạn gái cũ của Critsiano Ronaldo vừa khiến người hâm mộ choáng váng khi mặc áo tắm, khoe thân hình quyến rũ trong quảng cáo Giáng Sinh cho tạp chí Love.


Tháng 12 hàng năm là thời điểm tạp chí Love Magazine bắt đầu thực hiện một bộ ảnh lịch đặc biệt “ấm áp và hoàn hảo” để chào mừng Giáng sinh và Năm mới. Cụ thể, họ sẽ phát hành những đoạn phim về các người đẹp nóng bỏng nhất thế giới. Mỗi ngày một phim, bắt đầu từ ngày 1/12 cho đến ngày 24/12, trước thềm thời điểm Thiên Chúa giáng sinh. Năm nay, 4 người xuất hiện đầu tiên là Kendall Jenner, Gigi Hadid, Pamela Anderson và Irina Shayk, bạn gái cũ của Cristiano Ronaldo.

Trong đoạn phim quảng cáo vừa được tạp chí Love chia sẻ trên Youtube, người đẹp Irina Shayk xuất hiện với bộ đồ bikini nóng bỏng. Chưa kể, người xem còn bị thu hút bởi giai điệu sôi động của ca khúc Merry Christmas, Baby của ban nhạc rock The Beach Boys, được chọn làm nhạc nền cho đoạn phim. Tính đến thời điểm hiện tại, những clip của tạp chí Love đã thu hút gần 1 triệu lượt người xem.

4. Volvo Trucks – “Look Who’s Driving”

https://www.youtube.com/watch?v=7kx67NnuSd0


Cô bé 4 tuổi – Sophie đã được thử nghiệm lái xe tải thông qua một thiết bị điều khiển từ xa. Và tất nhiên, việc này không hề dễ dàng. Sophie đã thử thách với vô số chướng ngại vật và cô bé đã thất bại. Tuy nhiên, điều này đã chứng mình được một điều, ngay cả với lái xe kém chuyên nghiệp nhất là một cô bé, dòng xe tải của hãng Volvo vẫn rất bền bỉ.
 

5. Zappos.com – “Zappos Loves Hanover

https://www.youtube.com/watch?v=8s2CnHJD4zE

Zappos.com, trang web chuyên về giày và đồ may mặc trực tuyến đã mang đến điều bất ngờ cho cư dân của Hanover, nơi vốn có rất nhiều khách hàng trung thành của website này. 


Nhân viên của Zappos đã thay mặt ông già Noel gửi đến từng gia đình hơn 1.900 thùng quà đặc biệt bao gồm các sản phẩm của hãng, từ tất, mũ len đến balo, giày dép.
Share:

FACEBOOK ADS vs. INSTAGRAM ADS: NÊN CHỌN NỀN TẢNG NÀO?

Doanh nghiệp của bạn có ngân sách quảng cáo trên Social Media có phần hạn hẹp nhưng chưa biết nên đầu tư vào nền tảng nào: Facebook hay Instagram? Mặc dù hai nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới này có thể có những người dùng trùng lặp, nhưng các thông tin cụ thể về tương tác và nhân khẩu học của người dùng giữa Facebook và Instagram vẫn khác nhau.

Có nhiều lợi thế khác nhau khi chạy quảng cáo trên một trong hai nền tảng hoặc trên cả Facebook và Instagram. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể đạt được cùng một kết quả khi chạy một quảng cáo duy nhất trên cả hai nền tảng. Thay vào đó, chúng ta cần phân tích các yếu tố như mục tiêu, nội dung và đối tượng nhằm tìm ra đâu là nền tảng tốt nhất để quảng bá cho doanh nghiệp của bạn. Bài viết sau đây của IMASO VN sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu kĩ hơn về Facebook Ads và Instagram Ads, từ đó giúp bạn phân bổ ngân sách Marketing sao cho hợp lý nhất.

1. Quản lý quảng cáo

Cả Instagram Ads và Facebook Ads đều có thể được quản lý thông qua Trình quản lý quảng cáo của Facebook – Facebook Ads Manager. Việc có một nơi duy nhất để quản lý quảng cáo giúp các nhà marketer có thể lựa chọn nhắm đến nhiều đối tượng và vị trí khác nhau. 


Với Facebook Ads Manager, các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp được quản lý dễ dàng hơn, và kết quả của các chiến dịch này đều có thể tải xuống.

Trên Facebook, Ads Manager cho phép người dùng lựa chọn giữa nhiều mục tiêu và các định dạng Facebook Ads khác nhau. Bạn có vô số cách kết hợp giữa các lựa chọn này để thử nghiệm cũng như xem trước tất cả các quảng cáo.

Instagram Ads Manager lại lựa chọn hướng đi tối giản hơn nhiều. Chỉ bằng một vài thao tác, người dùng có thể thiết lập Instagram Ads với một bài đăng hoặc một Story sẵn có. Nếu bạn không muốn làm việc với những dữ liệu phức tạp, mà chỉ muốn nhìn toàn cảnh quảng cáo đó với giao diện đơn giản, dễ dùng, thì Instagram là nền tảng quản lý quảng cáo tốt nhất dành cho bạn.


Tương tự như vậy, nếu đây là lần đầu doanh nghiệp quảng cáo trên cả Facebook và Instagram, và hiện tại đã có khán giả trên mỗi nền tảng, hãy thử nghiệm với Instagram trước. Khi đã nắm được cách hoạt động của Instagram Ads, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để tận dụng tối đa các tính năng quảng cáo trên Facebook.

2. Nhân khẩu học & đối tượng mục tiêu

Vấn đề chính cần cân nhắc khi lựa chọn nền tảng mạng xã hội để quảng cáo đó là nhân khẩu học và đối tượng sử dụng nền tảng đó. Nhân khẩu học của nền tảng mạng xã hội thường liên quan đến cơ sở người dùng tổng thể của nền tảng so với hàng tỷ tài khoản mạng xã hội, còn khán giả là những người theo dõi tài khoản của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có khả năng tiếp cận. Nếu doanh nghiệp muốn có thêm những người theo dõi mới, hay những người hâm mộ thương hiệu mới, bạn cần nghiên cứu về nhân khẩu học trên nền tảng mạng xã hội mình muốn lựa chọn để đảm bảo đối tượng mục tiêu của thương hiệu đã là những người dùng hoạt động thường xuyên trên nền tảng này.

Hiện nay, nhân khẩu học của Facebook đang có phạm vi rộng nhất so với bất kỳ mạng xã hội nào trên thế giới và điều này không có thay đổi đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Hầu hết các thương hiệu có thể tìm thấy ít nhất một số phân khúc thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của mình trên Facebook.


Mặt khác, nhân khẩu học của Instagram có xu hướng trẻ hơn, và độ tuổi của người dùng Instagram cũng không thay đổi nhiều trong một vài năm gần đây. Phần lớn người dùng Facebook nằm trong độ tuổi từ 18 – 49 tuổi, trong khi nhân khẩu học trên Instagram có độ tuổi từ 13 – 29.


Khi đã xác định được rằng nhân khẩu học mục tiêu cho quảng cáo của mình tồn tại, doanh nghiệp có thể bắt tay vào thực hiện quảng cáo. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tăng tương tác cho bài đăng hoặc cho quảng cáo, thì việc kiểm tra đối tượng mục tiêu là vô cùng quan trọng. Thông tin về đối tượng của Facebook nằm trong tab Insights, trong khi muốn biết thêm về đối tượng trên Instagram, chúng ta cần vào phần Insights trên ứng dụng Instagram. Xét về khả năng nhắm mục tiêu cho quảng cáo, khả năng này của Facebook tốt hơn và chi tiết hơn so với Instagram, trong khi Instagram Ads được sắp xếp hợp lý và đơn giản hóa hơn để phù hợp cho những người mới chạy Ads lần đầu. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng báo cáo phân tích được tạo bởi các công cụ quản lý mạng xã hội để có những thông tin quý báu về đối tượng mục tiêu.

Để có một quảng cáo thành công với mức độ tương tác cao, doanh nghiệp cần có một số người theo dõi hoặc người hâm mộ sẵn có và sẵn sàng tương tác với quảng cáo của thương hiệu. Cách dễ nhất để làm điều này là trả tiền để quảng bá (boost) một bài đăng có thể truy cập được từ cả hai nền tảng là Instagram và Facebook mà không cần sử dụng Ads Manager.

3. Nội dung của quảng cáo

Hãy xem lại nội dung hiện có hoặc ngân sách dành cho nội dung của doanh nghiệp. Hiện tại, doanh nghiệp đang có những loại nội dung nào? Liệu doanh nghiệp có khả năng đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo hay không? Có video hoặc ảnh nào được chụp đặc biệt cho mục đích quảng cáo, hay doanh nghiệp đã có hầu hết các bài đăng sẵn sàng để tăng hiển thị (boost)?

Trên Facebook, doanh nghiệp có thể lựa chọn quảng cáo với nhiều định dạng Facebook Ads khác nhau:

  • Định dạng băng chuyền (Carousel): gồm hai hình ảnh hoặc video trở lên, có thể cuộn
  • Phương tiện đơn: hình ảnh, video hoặc trình chiếu hình ảnh (slideshow)
  • Các bài đăng hiện có: bao gồm các liên kết mà trang có thể đã chia sẻ
Đối với các loại Instagram Ads, về mặt kỹ thuật, người dùng có các tùy chọn tương tự như Facebook Ads, nhưng điểm trừ là với Instagram Ads, khách hàng không thể nhấn vào đường link trên caption. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng các nút gọi hành động (call-to-action button) để thêm liên kết.

Instagram và Facebook khác nhau cơ bản về các loại nội dung và cách tương tác của người dùng với các bài đăng đó. Hành vi của người dùng trên Facebook nghiêng về hướng tương tác với bạn bè và gia đình, chia sẻ các liên kết thú vị và các bài đăng thông tin. Các loại nội dung mạnh mẽ hơn và có thể chia sẻ được như bài đăng trên blog, tin tức, case study thường thu hút sự chú ý của người dùng trên nền tảng này.


Trên Instagram, hành vi của người dùng được định hướng trực quan hơn nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp phải nghĩ đến việc tạo ảnh hoặc video hấp dẫn trên nền tảng Instagram trước khi nghĩ tới bất kỳ loại nội dung nào khác. Ví dụ, các bài báo rõ ràng sẽ không hoạt động tốt trên Instagram, trừ khi chúng được đi kèm với hình ảnh thu hút sự chú ý giúp kể câu chuyện về bài báo đó.

Nếu doanh nghiệp có các content với trực quan hấp dẫn, thì Instagram sẽ là lựa chọn tốt nhất cho thương hiệu của bạn. Nền tảng Instagram cũng sẽ rất có ích nếu doanh nghiệp có “dư dả” chi phí và nhân lực để sáng tạo các loại content này. 
Còn nếu nội dung mà thương hiệu đăng tải đa dạng hơn hoặc bao gồm nhiều content dạng chữ hơn, thì Facebook có thể sẽ tốt hơn cho thương hiệu của bạn.

4. Mục tiêu của quảng cáo

Mục tiêu của doanh nghiệp khi chạy quảng cáo sẽ trực tiếp liên quan đến việc quyết định đầu tư tiền để quảng cáo trên Instagram hay Facebook. Nếu doanh nghiệp không có mục tiêu rõ ràng cho quảng cáo, thì bạn cần dừng lại và suy nghĩ về điều này trước khi tiếp tục chạy Ads, bởi nếu không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ không thể xác định các chỉ số, mức độ thành công của chiến dịch hoặc thậm chí là đối tượng mục tiêu.


Facebook Ads Manager giúp người dùng dễ dàng chọn mục tiêu của quảng cáo ngay từ đầu: đó có thể là giúp bài đăng có nhiều tương tác hơn, hoặc giúp doanh nghiệp nhận được nhiều tin nhắn từ khách hàng hơn với các nút call-to-action khác nhau. Facebook Ads Manager có thể quản lý cả Instagram Ads và Facebook Ads, mặc dù không phải tất cả các tùy chọn quảng cáo trên nền tảng Facebook đều có sẵn trên Instagram. Tuy nhiên, điểm trừ của việc đặt Instagram Ads thông qua ứng dụng đó là người dùng không được lựa chọn mục tiêu cụ thể.

Các mục tiêu như nhận thức về thương hiệu (brand awareness) kết hợp với nội dung thu hút sự chú ý sẽ hoạt động tốt trên Instagram. Trong khi đó, những mục tiêu quảng cáo như tăng số lần click vào đường link trang web, kết hợp với một tin tức hoặc bài viết đánh giá sẽ hoạt động tốt hơn trên Facebook.

5. Ngành mà doanh nghiệp đang tham gia

Một trong những yếu tố quan trọng để thương hiệu lựa chọn nên chạy quảng cáo trên Facebook hay Instagram chính là ngành mà doanh nghiệp đang tham gia. Các ngành thiên về hình ảnh như thực phẩm, thời trang và các sản phẩm tiêu dùng xa xỉ đang ngày càng phát triển mạnh hơn trên Instagram. Nếu bạn đã có tài khoản trên cả hai nền tảng Facebook và Instagram, hãy xem phân tích tổng thể trên mạng xã hội của thương hiệu xem nền tảng nào đang thu hút được nhiều lượt Organic Reach hay tương tác không phải trả tiền nhất mà doanh nghiệp đang hướng tới, từ đó tạo một quảng cáo tương tự như loại nội dung đó.

Ngành mà doanh nghiệp đang tham gia cũng ảnh hưởng rất nhiều đến ngân sách cho quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Các sản phẩm đắt tiền hơn sẽ cần phải chạy quảng cáo nhiều lần để người tiêu dùng nhận biết về mặt hàng và thương hiệu, từ đó thúc đẩy việc cân nhắc mua hàng và chuyển đổi khách hàng xuống những tầng tiếp theo trên Marketing Funnel (phễu Marketing). Ngược lại, nếu sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh còn khá mới trên mạng xã hội, thương hiệu có thể sẽ ít phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ hơn, vì vậy, chi phí quảng cáo sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu sự hiện diện của ngành hàng này còn nhỏ, thì đối tượng mục tiêu của thương hiệu cần khá lớn để quảng cáo có thể nhắm mục tiêu tốt nhất. Nếu không, cả Facebook Ads và Instagram Ads sẽ không hoạt động được vì đối tượng mục tiêu là quá nhỏ để quảng cáo có thể thu hút người dùng trên hai nền tảng này.  

Kết luận: Hãy thường xuyên thử nghiệm và phân tích quảng cáo trên cả hai nền tảng

Để các quảng cáo trên mạng xã hội đạt hiệu quả tốt nhất, marketer nên thử nghiệm nhiều loại nội dung và mục tiêu quảng cáo khác nhau trên cùng một đối tượng mục tiêu để có thể biết được nền tảng nào và loại quảng cáo nào là phù hợp nhất với khách hàng của doanh nghiệp.

Ưu điểm của cả hai nền tảng Facebook và Instagram là khả năng tinh chỉnh Ads ngay cả khi quảng cáo đang được chạy. Nếu quảng cáo của bạn đang vượt quá ngân sách, doanh nghiệp có thể giảm bớt phạm vi tiếp cận hoặc kết thúc sớm hơn. Nếu một số loại nội dung hoạt động tốt hơn và được khán giả đón nhận nhiều hơn, marketer nên dừng những quảng cáo đang hoạt động kém để tiết kiệm chi phí.
Share:

4 KIỂU HÀNH VI MUA HÀNG THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thấu hiểu cách người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng là 1 năng lực không thể thiếu của Marketers, giúp Marketers biết cách tác động vào quá trình này, dẫn đến việc người tiêu dùng mua sản phẩm của chúng ta.

Có nhiều cách để hệ thống hóa hành vi của người tiêu dùng, một trong những cách hiệu quả và dễ áp dụng là mô hình hành vi mua hàng dựa trên 2 yếu tố: mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với nhãn hàng và mức độ khác biệt giữa các thương hiệu, sản phẩm.

Dựa vào mô hình này, có thể chia hành vi mua hàng của người tiêu dùng thành 4 nhóm chính: Hành vi mua hàng phức tạp, hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng, hành vi mua hàng theo thói quen, hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng.



Hành vi mua hàng phức tạp

Đây là hành vi xuất hiện trong trường hợp người tiêu dùng (NTD) có mức độ quan tâm cao tới mặt hàng và có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu. Sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng này thường có giá trị cao, mức độ mua không thường xuyên, thể hiện địa vị, đẳng cấp, tính cách của người tiêu dùng. Chính bởi có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu nên NTD có nhu cầu tìm hiểu rất kĩ về sản phẩm, đến khi hoàn toàn tự tin là họ biết rõ nó mới ra quyết định mua. Nhiệm vụ của người làm Marketing trong nhóm này là giúp NTD dễ dàng tìm kiếm thông tin và hiểu về sản phẩm.

Bất động sản và bảo hiểm là hai ngành hàng rất tiêu biểu cho hành vi mua hàng phức tạp của người tiêu dùng. Chính vì nhu cầu muốn tìm hiểu kĩ về sản phẩm trước khi bỏ ra một số tiền lớn để mua, đội ngũ sales hùng hậu chăm sóc khách hàng tận “chân tơ kẽ tóc” là điểm đặc trưng của các công ty có khách hàng thuộc nhóm này.

Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng

Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng là hành vi của người tiêu dùng trong ngành hàng “tiêu dùng nhanh”, liên quan đến sở thích cá nhân, giá bình dân, mức độ dùng thường xuyên, tuy nhiên mức độ quan tâm không cao nên quyết định thường được đưa ra rất nhanh chóng. Trong nhóm này, khác biệt giữa các nhãn hiệu tạo ra sự hứng thú mua sắm cho người tiêu dùng. Marketing cần liên tục làm mới sản phẩm, tạo cơ hội cho NTD trải nghiệm và dùng thử.


Ví dụ, đối với dầu gội, một nhãn hàng có thể chia các sản phẩm theo công dụng như ngăn rụng tóc, giảm chẻ ngọn, sạch gàu, theo thành phần như hoa quả, thảo mộc,… Và mỗi dòng dầu gội lại liên tục được làm mới bằng việc “gấp đôi dưỡng chất” hay “chăm sóc như ở spa”,…

Hành vi mua theo thói quen

Hành vi mua theo thói quen thường xuất hiện trong ngành hàng “nhu yếu phẩm”, giá trị thấp, ít quan trọng và mức độ mua thường xuyên. Hầu như không có khác biệt giữa các nhãn hiệu trong ngành, nên NTD thường có khuynh hướng mua theo thói quen và ít cân nhắc, tìm hiểu. Các nhãn hiện trong nhóm này cần “hiện diện” nhiều hơn là “thuyết phục”, độ bao phủ trên các kênh phân phối quan trọng hơn quảng cáo. Marketing cần chú trọng hiện diện và giá cả.

Chẳng hạn, khi bạn đi mua gia vị như muối, đường, bột canh,… ở siêu thị, bạn sẽ thường chú ý và chọn mua sản phẩm của nhãn hàng nào có nhiều sản phẩm được trưng bày nhất, chứ bạn sẽ không mất thời gian nâng lên đặt xuống vì giá cả hay thông điệp mà nhãn hàng mang lại có ý nghĩa hay không.

Hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng

Hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng thường gặp trong những ngành hàng có mức độ quan tâm cao, đòi hỏi sự hiểu biết, mức độ mua không thường xuyên nhưng quan trọng vào có ảnh hưởng lâu dài. Các nhãn hiệu trong nhóm này thường khác biệt không lớn, không dễ phân biệt giữa các nhãn hiệu trong ngành. NTD có khuynh hướng tìm hiểu kỹ, nhưng do khác biệt không lớn, họ thường ra quyết định rất nhanh dựa trên sự tiện lợi hoặc giá cả.


Một ngành hàng tiêu biểu đại diện cho hành vi này là dược phẩm. Người tiêu dùng rất muốn tìm hiểu kĩ nhưng vì đặc thù ngành hàng nặng về kiến thức chuyên môn nên họ khó có thể chỉ ra được loại thuốc này tốt hơn loại thuốc kia dựa vào bảng thành phần. Đơn giản, khi cần thuốc giảm đau, phần nhiều mọi người sẽ ra hiệu thuốc và mua bất cứ loại nào có sẵn ở đó thay vì lên mạng tìm xem loại nào tốt nhất và đọc review về nó.
Share:

30 TIPS VIẾT TIÊU ĐỀ CUỐN HÚT THÔI MIÊN MỌI KHÁCH HÀNG

Viết tiêu đề hiệu quả chính là một mỏ neo để toàn bộ bài viết nương theo. Nó tóm tắt mọi điều ta muốn nói, duy trì nhiệt huyết và gây tò mò cho người đọc. Ta cũng có thể thay đổi tiêu đề trong quá trình viết, nhưng tôi luôn bắt đầu bằng một tiêu đề để toàn bộ công việc được khởi động và phát triển tiếp.


30 Kỹ thuật viết tiêu đề sau đây đều quý hơn vàng. Nó sẽ giúp bạn viết tiêu đề dễ như ăn cháo.

Bạn sẽ cần 1 tiêu đề chính cho bài viết quảng cáo, thư hay bài viết website của bạn. Nhưng bạn cũng sẽ cần nhiều tiêu đề phụ xuyên suốt bài viết. Các tiêu đề phụ giúp truyền tải thông điệp của bạn, duy trì hứng thú của người đọc và xây dựng niềm khao khát của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Độc giả được chia thành 3 nhóm: nhóm người đọc từng chữ một, nhóm đọc lướt và nhóm “nhảy cóc”. Bạn cần các tiêu đề phụ là để truyền tải thông điệp đến đủ cả ba đối tượng. Do vậy, khi đã sơ lược qua các tuyệt chiêu viết tiêu đề sau đây, bạn có thể thoải mái tạo ra thật nhiều tiêu đề cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn có thể sẽ cần toàn bộ ba mươi cách để viết.

Tiêu đề có quyền năng đưa bài viết của bạn lên thiên đường hoặc xuống địa ngục. Thiên tài viết quảng cáo John Caples từng nói rằng “một tiêu đề hay có thể giúp tăng doanh số 19 lần cho cùng một mẩu quảng cáo”. Còn James Webb – người có công khai phá lĩnh vực quảng cáo – thì phát biểu rằng “một tiêu đề xuất sắc có thể mang lại số lượng phản hồi và doanh số bán hàng nhiều hơn 50%”. Quái kiệt viết quảng cáo David Ogilvy thì bảo rằng “số người chỉ đọc tiêu đề nhiều gấp năm lần số người đọc toàn bộ bài viết”. Còn Claude Hopkins – một trong những chuyên gia viết quảng cáo vĩ đại nhất trong lĩnh sử, với cuốn sách “Khoa học Quảng cáo“ – nhấn mạnh rằng “Chúng ta luôn chọn những gì mình muốn đọc thông qua tiêu đề”.

Thông thường thì tiêu đề chính là tất cả những gì độc giả sẽ lướt qua – vâng, chỉ là lướt qua – trước khi họ giở nhanh những nội dung còn lại. Trung bình, mỗi người thường chỉ dành “4 giây” để đọc một trang báo! Nếu tiêu đề của bạn không thể khiến độc giả dừng lại, nghĩa là bạn vừa đánh mất họ cũng như đánh mất một thương vụ mua bán!

Đây là 30 cách viết tiêu đề chắc chắn sẽ giúp bạn sáng tạo ra những ngôn từ thôi miên hoặc cải thiện những tiêu đề bình thường.

1. Sử dụng những từ khóa mở đầu hiệu quả

Cuối cùng!
Xin giới thiệu!
Mới!

Hãy lưu ý đến tính chất đưa tin và khơi gợi sự hào hứng của những từ ngữ trên. “Mới” là một từ có khả năng thu hút mạnh. Theo nguyên tắc, bạn chỉ nên dùng từ “mới” với sản phẩm được tạo ra hoặc cải tiến trong vòng 6 tháng trước đó. Nếu sản phẩm bạn mới phát minh thì hãy mạnh dạn cho cả thế giới biết điều đó.

2. Giới hạn đối tượng khách hàng

Thợ sửa ống nước!
Các bà nội trợ!
Chân bị đau?

Loại tiêu đề này sẽ giúp mời gọi đối tượng khách hàng bạn nhắm đến. Nếu đang bán một cuốn sách dành cho luật sư, bạn có thể mở đầu bằng câu “Hãy chú ý, hỡi các luật sư!” Bằng cách này, thông điệp của bạn sẽ được tiếp nhận bởi những khách hàng bạn cần.

3. Hứa hẹn một lợi ích

Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!
Mua một tặng một!
Phương pháp mới để kiếm được việc làm chỉ trong 2 ngày!

Lợi ích chính là lý do để mọi người mua hàng. Chẳng hạn như với sản phẩm là cà phê không chứa chất caffeine, việc không chứa caffeine chỉ là đặc tính của sản phẩm; lợi ích chính của sản phẩm này chính là giúp bạn dễ ngủ hơn. Khi một người bị đau lưng, điều họ cần không phải là những viên thuốc mà làm thế nào để hết đau. “Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!” cho người đọc biết rằng có một cách trị đau lưng hiệu quả. Chúng ta bán sự giảm đau chứ không bán cách phòng ngừa. Khi bạn nói lên được điều mà khách hàng muốn hoặc cần, bạn sẽ lôi kéo được họ ngay lập tức.


4. Viết tiêu đề dưới dạng tin sốt dẻo

Giải pháp đột phá để chống trộm ô tô
Công thức mới giúp hồi sinh mái tóc
Bảy “Bí mật thất truyền” đã được khám phá

Tin tức là món ăn tinh thần không thể thiếu của quần chúng. Hãy truyền tải sản phẩm dịch vụ của bạn như những tin sốt dẻo và bạn sẽ gây được chú ý. Việc ra một sản phẩm mới chính là tin sốt dẻo. Một sản phẩm cũ có công dụng mới cũng là tin sốt dẻo. Khởi đầu là một cửa hàng nhỏ lẽ khiêm tốn, công ty hóa dược phẩm Arm Hammer đã phát triển mạnh trong nhiều thập kỷ. Họ không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để công chúng sử dụng các sản phẩm của họ – từ việc sử dụng thuốc muối để đánh răng cho đến việc dùng nó để khử mùi – và chỉ một sản phẩm với công dụng khác nhau luôn tạo thành những tin sốt dẻo.

5. Một món đồ miễn phí

Các nhà văn sẽ được miễn phí!
Miễn phí báo cáo thuế!
Cẩm nang hướng dẫn sửa ô tô miễn phí!

Món đồ miễn phí của bạn phải phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến. Cũng cần nhớ rằng, món hàng đó phải thực sự miễn phí – tức là không kèm theo bất kỳ điều kiện hay sự chèo kéo nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể làm một món hàng miễn phí vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa có tác dụng phuc vụ việc quảng bá.

6. Đặt câu hỏi gây tò mò

Đâu là 7 bí quyết của thành công?
Bạn có hay mắc phải những lỗi sai này trong tiếng Anh?
Bọ lọc máy nào có thể giúp ô tô của bạn chạy tốt hơn?

Câu hỏi là một phương tiện quyền năng để mời gọi sự tương tác của người đọc. Nhưng câu hỏi phải có tính gợi mở và hứa hẹn một lợi ích nào đó cho độc giả. Nếu bạn đặt một câu hỏi có thể dễ dàng trả lời hoặc không, e là độc giả sẽ nhanh chóng phớt lờ câu hỏi đó. Nhưng nếu câu hỏi của bạn có vẻ hấp dẫn, nó sẽ lôi kéo người đọc vào mẩu quảng cáo để họ tìm thấy câu trả lời. Đây là một phương pháp tôi ưa thích để khiến cho độc giả bị hút vào bài viết của mình.

7. Mở đầu bằng một chứng thực

“Đây là thứ vũ khí mạnh nhất tôi từng được biết”
“Hai quyển sách này đã giúp tôi trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới”
“Đây chính là lý do vì sao những chiếc xe đua của tôi luôn đánh bại những đối thủ khác”

Những dấu ngoặc kép luôn có sức hút kỳ lạ với người đọc. Nếu câu trích dẫn trong đó có nội dung hấp dẫn như những câu trên, độc giả sẽ không thể không đọc được. Bạn có thể yêu cầu sự chứng thực từ bất kỳ ai đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và những tiêu đề đặt trong ngoặc kép thường hiệu quả hơn – vì những lời thoại luôn gắn liền với cuộc sống của mọi người nên thường gây chú ý tốt hơn.

8. Tiêu đề “Làm thế nào”

Làm thế nào để con cái nghe lời bạn
Làm thế nào để biết xe máy của bạn đang cần được bảo dưỡng
Làm thế nào để có thêm bạn bè và tạo sức ảnh hưởng đến công chúng

Con người luôn khát khao thông tin, nên họ dễ dàng bị thu hút bởi những tiêu đề “Làm thế nào” có thể giúp họ giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu nó đó của mình. Nếu bạn đang quảng cáo máy giặt, bạn có thể viết “Làm thế nào để chọn được một chiếc máy giặt phù hợp”. Bạn có thể làm cho mọi tiêu đề trở nên hấp dẫn chỉ bằng cách thêm vào hai chứ “thế nào”. Ví dụ, “Tôi cắt tóc đẹp” là một tiêu đề rất yếu ớt, nhưng “Tôi cắt tóc đẹp như thế nào” lại nghe rất thu hút.

9. Dùng câu hỏi trắc nghiệm

Bạn thông minh đến mức độ nào? Hãy trả lời bảng câu hỏi sau để biết.
IQ trong Networking của bạn bằng bao nhiêu?
Bạn có đủ những tố chất để thành công?

Mọi người ai cũng thích những câu hỏi trắc nghiệm. Đặt ra một câu hỏi trong tiêu đề dưới dạng một câu hỏi trắc nghiệm. Hiển nhiên, mẩu quảng cáo chỉ phát huy hiệu quả khi các câu hỏi có liên quan đến những gì bạn bán. Nếu bạn đang quảng cáo cho cửa hiệu sửa xe ô tô, bạn có thể hỏi: “Ô tô của bạn có đang thực sự chạy tốt? Hãy trả lời những câu hỏi sau để biết!” Tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm một mục đích là khiến cho độc giả tương tác với bạn. Bảng câu hỏi trắc nghiệm là một cách để đạt được mục đích này.

10. Dùng từ “này’ và ‘vì sao” trong tiêu đề

Những chiếc thuyền này không bao giờ chìm
Vì sao những con chó của chúng tôi đắt hơn?
Vì sao những ván trượt tuyết này được đánh giá là “hoàn hảo”?


Khi sử dụng những từ “này” và “vì sao” trong tiêu đề, bạn đang tạo ra những lời tuyên bố gây chú ý, khiến cho người đọc mong muốn đọc tiếp. Nếu bạn chỉ nói “Ván trượt tuyết của chúng tôi là hoàn hảo”, sẽ có rất ít người quan tâm. Nhưng khi bạn nói “Vì sao ván trượt tuyết này của chúng tôi được đánh giá là hoàn hảo?”, bạn đang khơi gợi sự tò mò – một trong những động lực mạnh mẽ nhất có thể thúc đẩy con người hành động.

11. Xưng “tôi” trong tiêu đề

Họ cười cợt khi tôi ngồi vào đàn piano – cho đến khi tôi bắt đầu chơi đàn
Cuối cùng tôi đã khám phá ra bí kíp để viết hay
Dù ở nơi đâu, mỗi khi tôi quệt mũi, tôi lại kiếm ra tiền

Những tiêu đề xưng ngôi thứ nhất sẽ luôn phát huy tác dụng một khi khơi gợi được trí tò mò hoặc hứa hẹn một lợi ích đủ lớn cho người đọc. Chẳng hạn những ai muốn học chơi piano chắc chắn sẽ bị thu hút bởi tiêu đề trong ví dụ đầu tiên (nó là một trong những tiêu đề quảng cáo thành công nhất mọi thời đại). Việc dùng đại từ nhân xưng “bạn”, “của bạn” trong tiêu đề không phải lúc nào cũng hiệu quả vì chúng là dấu hiệu thường thấy của quảng cáo và người đọc sẽ phòng thủ ngay. Trong khi đó, bạn xưng “tôi”, thông điệp trong tiêu đề sẽ được truyền tải đến người đọc một cách tự nhiên và dễ chịu hơn. Chẳng hạn ví dụ này: “Tôi muốn giúp đỡ mọi người, và đó là lý do tôi mở hãng bảo hiểm của riêng mình!

12. Gọi tên sản phẩm trong tiêu đề

Vitamin của Gymco đã giúp các vận động viên đạt thành tích siêu tốc như thế nào
Thang gập Fiskin đã cứu mạng chồng tôi
Thoughline đã giúp tôi khám phá bí kíp để viết hay

Làm thế nào để trị mụn cóc" là một tiêu đề tốt, nhưng “Làm thế nào mà Vitalism trị dứt mụn cóc” còn tốt hơn. Không phải độc giả nào cũng dừng lại để đọc bài viết của bạn, nên việc đưa tên thương hiệu vào tiêu đề giúp nó truyền tải thông tin được nhiều hơn. Nhưng đừng cố làm cho tên thương hiệu trở thành điểm nhấn chính của tiêu đề. Thay vào đó, hãy tập trung viết tiêu đề có nội dung thật hấp dẫn, sau đó hãy chèn tên công ty vào.

13. Dùng từ “cần gấp”

Cần gấp – Những ai đang bị căng thẳng thần kinh
Cần gấp – Những anh chàng can trường
Cần gấp – Những nhà quản lý đã sẵn sàng cho các khoản lợi nhuận bất ngờ

Cần gấp” là một từ gây tò mò hiệu quả. Hãy dùng nó để mở tiêu đề và người đọc sẽ không ngừng tìm hiểu vì sao bạn lại cần gấp những người căng thẳng (cho một buổi hội thảo về kỹ năng vượt qua nỗi sợ chẳng hạn), hoặc vì sao bạn lại cần gấp những nhà quản lý (để mời họ tham gia một chương trình học quản lý). Hãy nói chuyện trực tiếp với đối tượng độc giả bạn muốn.

14. Sử dụng từ “đột phá” trong tiêu đề

Đột phá trong hệ thống báo cháy
Tiết lộ một công thức đột phá để điều trị rụng tóc
Cần gấp – Những luật sư muốn thành công đột phá

Từ “đột phá” gắn liền với tính chất nóng hổi, sốt dẻo. Nó có ý nghĩa rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đánh bại mọi đối thủ. Bạn có thể dùng từ ngữ khác có tác dụng tương tự như “kỷ lục”, “mang tính cách mạng”…

15. Vận dụng chữ in hoa và chữ thường

TIÊU ĐỀ TOÀN CHỮ IN HOA RẤT KHÓ ĐỌC

Tiêu đề vừa chữ In hoa và chữ Thường dễ đọc hơn

7 Tố chất khác biệt tạo nên Nhà lãnh đạo Xuất chúng

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Nếu độc giả phải căng mắt lên để đọc tiêu đề của bạn, họ có thể mất tập trung và không thèm đọc nữa.

16. Vận dụng tốt số lượng từ cho phép

Nó thật tuyệt vời!

Đã bao nhiêu lần bạn tự nói với chính mình, “Chưa tôi vẫn chưa được đọc nó; tôi đã muốn đọc nó từ rất lâu rồi!

Còn ai khác muốn sở hữu một bộ bàn ghế nội thất thật đẳng cấp?

Tiêu đề có thể dài hoặc ngắn. Miễn là chúng thu hút được sự chú ý cả những đối tượng khách hàng bạn nhắm đến, khiến họ tò mò hoặc háo hức mua hàng, thì dài ngắn không thành vấn đề. Hiển nhiên, bạn không nên phí phạm câu chữ của mình. Nhưng bạn cũng không nên giới hạn chúng.

17. Nêu bật ưu thế

Áo sơ-mi giảm giá 50%
Ưu đãi đặc biệt khi thay nhớt xe ở đây
Đăng ký tham gia 6 tháng – Được miễn phí thêm 6 tháng


Bạn cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bạn có những chế độ ưu đãi hay khuyến mãi gì trội hơn các đối thủ. Hãy tập trung vào những điểm đó.

18. “Còn ai khác”

Còn ai khác muốn trở thành tác giả viết sách?
Còn ai khác đã từng luôn ca bài ca “Tôi không thể”?
Còn ai khác muốn sở hữu hệ thống chống trộm hoàn hảo?

Còn ai khác” là một cụm từ thu hút hữu hiệu. Nó có ý nghĩa rằng đã có người được sở hữu hoặc trải nghiệm những sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt diệu của bạn và khẳng định rằng những độc giả cũng sẽ có cơ hội tương tự.

19. Bảo hành, bảo đảm.

Thảm chùi chân bảo đảm siêu sạch
Bảo đảm trèo đèo lội suối suôn sẻ – Bằng không chúng tôi sẽ hoàn lại tiền cho bạn!

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà thật giả lẫn lộn. Lời chào hàng của bạn hãy đi kèm với một sự bảo đảm. Nếu bạn có thể khẳng định chế độ đảm bảo hoặc bảo hành ngay trong tiêu đề, nó sẽ thuyết phục độc giả tốt hơn và khiến họ quyết định đọc toàn bộ mẩu quảng cáo.

20. Thừa nhận một khuyết điểm

Chúng tôi chỉ là số hai. Nên chúng tôi không ngừng nỗ lực.
Đầu bếp này nấu được mọi món ngon hảo hạng trừ Salad.

Độc giả sẽ tin tưởng bạn hơn khi bạn thừa nhận rằng mình không hoàn hảo. Trên thực tế đã có quá nhiều những mẩu quảng cáo và thư chào hàng tự nhận mình có khả năng chữa bách bệnh cho mọi vấn đề của bạn. Điều đó chẳng đáng tin chút nào. Trong khi đó, nếu bạn khiêm tốn hơn một tí, người ta sẽ tin tưởng hơn những nội dung còn lại. Bạn chỉ có thể thu hút người khác khi họ đã thực sự tin tưởng bạn.

21. Tập trung vào những kết quả tích cực

Làm trắng răng trong 10 ngày!
Giảm 7kg trong 30 ngày!

Nếu bạn muốn bán được hàng, đừng vẽ nên một bức tranh tiêu cực cho độc giả. Con người ta chi tiền để mua hy vọng và những giấc mơ. Bạn không bán “thuốc tiêu mỡ thừa” mà đang bán “Một cơ thể khỏe mạnh hơn”. Đừng rao bán kem đánh răng bằng cách đe dọa người ta rằng “Răng vàng thật xấu” mà thay vào đó, hãy nói điều họ muốn: “Một hàm răng trắng xinh!” Khách hàng bỏ tiền để mua giải pháp chứ không phải nỗi đau. Những giải pháp của bạn cũng cần phải khả thi hoặc đáng tin. Nếu tiêu đề của bạn nói quá sự thật, người đọc sẽ không tin. “Giảm 7kg trong 30 ngày” là một hiệu quả có thể tin được. Nhưng “Giảm 7kg trong 1 đêm” thì đúng là chuyện không tưởng.

22. Cảnh báo độc giả

Lời cảnh báo dành cho các bác sĩ!
Cánh báo: Lũ trẻ nhà bạn có hay táy máy chiếc loa này?
Cảnh báo dành cho những người chủ doanh nghiệp nhỏ

Bạn có thể gây chú ý cho mọi người bằng cách phát đi một thông điệp cảnh báo. Các cảnh báo luôn có tính chất hứa hẹn thông tin và khơi gợi trí tò mò.

23. Cẩn thận với sự hài hước

Không phải ai cũng thích những trò cười. Một truyện cười có thể vui nhộn với người này nhưng chưa chắc chọc cười được người kia. Và trên thực tế, không nhiều người mua hàng vì những chiêu trò chọc cười, như một câu khẩu hiệu kinh điển của quảng cáo “Không ai mua hàng từ những thằng hề”. 

Những phi vụ bán hàng bằng những chiêu trò gây cười thường thất bại là vì thế. Vì sao ư? Bạn đang bán hàng chứ không phải làm những trò hề. Bạn muốn người ta mua hàng hay chỉ cười rồi thôi? Nếu bạn vẫn muốn bài quảng cáo của mình trở nên hài hước, hãy cố gắng làm cho điểm nhấn gây cười trùng khớp với thông điệp quảng cáo của bạn.

24. “Dễ như trở bàn tay”

Hư ống nước? Chuyện nhỏ!
Một mẹo cực đơn giản để chống dột mùa mưa

Con người ai cũng muốn đạt được kết quả nhanh chóng mà lại dễ dàng. Nếu bạn hoặc sản phẩm của bạn có thể giúp cuộc sống khách hàng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn, hãy nói thẳng điều đó.

25. Cẩn thận với nền đen chữ trắng

Bạn có thể dùng phong cách thiết kế âm bản (nền đen – chữ trắng) cho tiêu đề, nhưng đừng lạm dụng nó trên toàn bộ mẫu quảng cáo, trang web hoặc thư chào hàng của bạn. Hình thức trình bày kiểu âm bản có thẻ gây khó chịu cho người đọc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng nó để làm nổi tiêu đề, nó có khả năng gây chú ý cho người đọc.


26. Cường điệu những lợi ích

Chấm dứt những tháng ngày ngủ như cá mòi! Hãy say giấc như một vị Vua!
Dùng “Gối nhạc” để say giấc cùng Neil Diamond”!

Con người ta luôn thích hành động. Họ khao khát được là một phần của những cuộc chơi. Hãy cho họ biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thú vị như thế nào bằng cách nêu bật và cường điệu những lợi ích chúng mang lại.

27. Sử dụng những khuông mẫu công thức đã được kiểm chứng và thừa nhận

HÀNG MỚI VỀ – Phương pháp thống kê mới!
LỜI KHUYÊN dành cho những người là chủ gia đình!
SỰ THẬT VỀ quy trình sửa giày

David Ogilvy, trong cuốn sách “Lời tự thú của một Nhà quảng cáo” đã liệt kê những từ khóa luôn hiệu quả trong tiêu đề như sau:

Miễn phí

Mới
Làm thế nào
Bất ngờ
Ngay bây giờ
Xin giới thiệu
Xin ra mắt
Ở ngay đây
Hàng mời về
Quan trọng
Cải tiến
Tuyệt vời
So sánh
Sốc/giật gân
Vượt trội
Cách mạngĐáng kinh ngạc
Kỳ diệu
Phép màu
Khuyến mãi
Nhanh chóng
Dễ dàng
Cần gấp
Thử thách
Lời khuyên dành cho …
Sự thật về …
Giảm giá
Nhanh lên nào
Cơ hội cuối cùng
Hiện tượng
Hé lộ
Thành côngĐộc đáo
Hấp dẫn
Bảo đảm
Độc nhất
Đầu tiên
Tình yêu
Quyền năng
Siêu đẳng
Cuối cùng
Tuyệt vời
Số lượng có hạn
Hiện tượng
Ra mắt
Làm thế nào

 

28. Tiết lộ một lợi ích không ngờ

Làm thế nào để cho khán giả đứng lên tán thưởng không ngớt mỗi khi bạn cất tiếng nói

Đây là tiêu đề một cuốn sách của Ted Nicolas viết về kỹ năng dành cho các diễn giả. Một trong những lợi ích không ngờ của cuốn sách là truyền đạt bí kíp làm cho khán giả không chỉ đơn thuần vỗ tay mà còn sao cho khán phòng phải đứng lên tán thưởng – điều mà mọi diễn giả đều khao khát. Hãy tiết lộ cho khách hàng những lợi ích không ngờ tới từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy tự hỏi bản thân “Người ta sẽ được lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình?

29. Nêu những lý do

3 lý do bạn nên viết sách
5 lý do bạn nên gặp bác sĩ ngay hôm nay
7 lý do bạn nên sử dụng dịch vụ giúp việc này


Những lý do sẽ giúp độc giả gắn kết với bài viết của bạn. Nếu muốn hiểu thêm vì sao, họ buộc lòng phải đọc tiếp. Bí kíp để phương pháp này luôn phát huy tác dụng là nhằm thẳng vào đối tượng khách hàng bạn muốn. Nếu bạn đang quảng cáo cho dịch vụ kế toán, hãy cho khách hàng những lý do tại sao họ nên sử dụng dịch vụ kế toán của bạn. Nếu bạn đang quảng cáo cho một tiệm bánh, hãy nêu lên những lý do vì sao bánh của bạn ngon hơn những nơi khác.

30. Thủ pháp trước – sau

Những điều nên và không nên khi chọn mua ô tô đã qua sử dụng

Đây là một thủ pháp quen thuộc để chứng minh sự khác biệt trong dịch vụ của bạn. Nếu bạn đang quảng cáo cho một dịch vụ làm vườn, bạn có thể sử dụng tiêu đề với ý nghĩa biến một khu rừng rậm lộn xộn thành một công viên cây xanh xinh đẹp. Điều bạn làm ở đây là so sánh giữa những gì khách hàng đang có (tức là những vấn đề của họ) với những gì bạn có thể làm cho họ (tức là những giải pháp của bạn).

Làm thế nào để thử nghiệm tính hiệu quả của các tiêu đề


Đây là điều bạn nên làm để biết rằng tiêu đề của mình có hiệu quả – trước khi bỏ ra một khoản tiền lớn đề đầu tư cho nó.
Hãy tự hỏi bản thân: “Tiêu đề này có thể áp vào các bài viết quảng cáo, thư chào hàng hay website của đối thủ không?” Hãy tưởng tượng, sẽ thế nào nếu tiêu đề của bạn được đặt vào quảng cáo của đối thủ. Liệu nó sẽ ăn khớp? Nếu nó khớp, hãy thay đổi ngay tiêu đề của bạn.
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99