• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

CHIẾN LƯỢC STP LÀ GÌ? ÁP DỤNG STP TRONG MARKETING DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Đa phần các công ty không thể nào có thể phục vụ được tất cả mọi đối tượng khách hàng cũng như không thể đáp ứng, thỏa mãn hết nhu cầu của họ. Vậy nên các công ty luôn chọn cho mình một phân khúc khách hàng để chăm sóc và phục vụ họ một cách tốt nhất thông qua những chiến lược Marketing riêng của công ty. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu chiến lược STP là gì và quá trình này diễn ra như thế nào?

Chiến lược STP là gì?

STP là viết tắt của cụm từ Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường theo mục tiêu) và Positioning (Định vị sản phẩm trên thị trường). 

1. Phân khúc thị trường (Segmentation)

Thị trường luôn có đa dạng nhiều khách hàng khác nhau và một công ty không thể đáp ứng được hết nhu cầu của tất cả mọi đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, các chuyên gia Marketing trong công ty phải xác định xem “đánh” vào phân khúc nào sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất cũng như thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất từ đó dễ dàng đưa ra được chiến lược Marketing hiệu quả.


Tùy vào mỗi phân khúc khác nhau, công ty sẽ đưa ra các chiến lược marketing để phù hợp với phân khúc đó. Ta có thể phân khúc thị trường theo:

  • Phân khúc thị trường theo địa lý
  • Phân khúc thị trường nhân khẩu học -xã hội học
  • Phân khúc thị trường theo hành vi người tiêu dùng
  • Phân khúc theo đặc điểm tâm lý
Phân khúc thị trường giúp các công ty, doanh nghiệp có thể phân bố hiệu quả nguồn lực để tập trung đầu tư vào thế mạnh, năng lực lõi để tăng lợi thế cạnh tranh.


Dựa trên độ nhạy cảm thị trường và thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng, từ những ngày đầu hoạt động vào thị trường Việt Nam, OPPO hiểu phân khúc 3-6 triệu đồng là đại diện phản ánh lớn nhất sức tiêu thụ của thị trường. Chính vì vậy, nhãn hàng tập trung phát triển sản phẩm mạnh hướng vào phân khúc tầm trung để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt.

2. Lựa chọn thị trường mục tiêu (Targeting)

Sau khi xác định được phân khúc thị trường đầu tư và nguồn lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu. Xác định thị trường mục tiêu bao gồm việc đánh giá sự hấp dẫn của mỗi phân khúc thị trường và chọn lựa một hay nhiều thị trường để thâm nhập. Doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường mục tiêu của mình hợp lý để đề ra các chiến lược marketing phù hợp với thị trường lựa chọn.  


Với những doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh cùng đội ngũ nhân lực dồi dào nên hướng tới lựa chọn thị trường Mass Marketing (Marketing đại trà) để phục vụ tối đa nhưng với doanh nghiệp có nguồn tài chính và nhân lực hạn hẹp nên sử dụng Individuals Marketing (Marketing cá nhân) để phục vụ thị trường này với giá cao.


Ví dụ: Starbucks Coffee chủ yếu đánh vào thị trường khách hàng là nhân viên văn phòng, những người có thu nhập cao nên vị trí của Starbucks luôn nằm ở các vị trí trung tâm đắc địa, tòa nhà các công ty lớn (thường là tầng trệt) để tiếp cận khách hàng tốt nhất. Trong khi đó Gemini Coffee lại đánh vào phân khúc cafe cho khách hàng tầm trung, trẻ, có thu nhập trung bình, với triết lý đồ uống “ngon-bổ-rẻ”.

3. Định vị sản phẩm trên thị trường (Positioning)

Sau khi đã quyết định thâm nhập vào thị trường nào, công ty cần phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm của mình so với những sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, định vị trong tâm trí người tiêu dùng. 


Để thành công, doanh nghiệp luôn cần có phương thức chào hàng, giới thiệu sản phẩm khác biệt, độc đáo và trong Marketing gọi là “định vị sản phẩm”. Định vị thương hiệu sản phẩm trên thị trường giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi cho mình. Thêm vào đó còn giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật trong thế giới Marketing Mix ngày nay, tạo lợi thế và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Định vị sản phẩm có thể dựa vào các chiến lược sau: định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính của sản phẩm; dựa vào giá trị (lợi ích) của sản phẩm đem lại cho khách hàng; dựa vào đối tượng khách hàng; định vị so sánh.

Vai trò của chiến lược STP trong doanh nghiệp

Nếu sản phẩm công ty bạn tầm trung, không có gì độc đáo, khác biệt so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì rất khó để đưa sản phẩm của bạn thâm nhập sâu vào thị trường. Vậy nên mỗi công ty cần phải xác định cho mình một chiến lược STP thích hợp để có thể đưa ra chiến lược Marketing chính xác và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, lôi kéo khách hàng về công ty của mình tạo lợi nhuận cao nhất có thể.
Share:

30 TIPS VIẾT TIÊU ĐỀ CUỐN HÚT THÔI MIÊN MỌI KHÁCH HÀNG

Viết tiêu đề hiệu quả chính là một mỏ neo để toàn bộ bài viết nương theo. Nó tóm tắt mọi điều ta muốn nói, duy trì nhiệt huyết và gây tò mò cho người đọc. Ta cũng có thể thay đổi tiêu đề trong quá trình viết, nhưng tôi luôn bắt đầu bằng một tiêu đề để toàn bộ công việc được khởi động và phát triển tiếp.


30 Kỹ thuật viết tiêu đề sau đây đều quý hơn vàng. Nó sẽ giúp bạn viết tiêu đề dễ như ăn cháo.

Bạn sẽ cần 1 tiêu đề chính cho bài viết quảng cáo, thư hay bài viết website của bạn. Nhưng bạn cũng sẽ cần nhiều tiêu đề phụ xuyên suốt bài viết. Các tiêu đề phụ giúp truyền tải thông điệp của bạn, duy trì hứng thú của người đọc và xây dựng niềm khao khát của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Độc giả được chia thành 3 nhóm: nhóm người đọc từng chữ một, nhóm đọc lướt và nhóm “nhảy cóc”. Bạn cần các tiêu đề phụ là để truyền tải thông điệp đến đủ cả ba đối tượng. Do vậy, khi đã sơ lược qua các tuyệt chiêu viết tiêu đề sau đây, bạn có thể thoải mái tạo ra thật nhiều tiêu đề cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn có thể sẽ cần toàn bộ ba mươi cách để viết.

Tiêu đề có quyền năng đưa bài viết của bạn lên thiên đường hoặc xuống địa ngục. Thiên tài viết quảng cáo John Caples từng nói rằng “một tiêu đề hay có thể giúp tăng doanh số 19 lần cho cùng một mẩu quảng cáo”. Còn James Webb – người có công khai phá lĩnh vực quảng cáo – thì phát biểu rằng “một tiêu đề xuất sắc có thể mang lại số lượng phản hồi và doanh số bán hàng nhiều hơn 50%”. Quái kiệt viết quảng cáo David Ogilvy thì bảo rằng “số người chỉ đọc tiêu đề nhiều gấp năm lần số người đọc toàn bộ bài viết”. Còn Claude Hopkins – một trong những chuyên gia viết quảng cáo vĩ đại nhất trong lĩnh sử, với cuốn sách “Khoa học Quảng cáo“ – nhấn mạnh rằng “Chúng ta luôn chọn những gì mình muốn đọc thông qua tiêu đề”.

Thông thường thì tiêu đề chính là tất cả những gì độc giả sẽ lướt qua – vâng, chỉ là lướt qua – trước khi họ giở nhanh những nội dung còn lại. Trung bình, mỗi người thường chỉ dành “4 giây” để đọc một trang báo! Nếu tiêu đề của bạn không thể khiến độc giả dừng lại, nghĩa là bạn vừa đánh mất họ cũng như đánh mất một thương vụ mua bán!

Đây là 30 cách viết tiêu đề chắc chắn sẽ giúp bạn sáng tạo ra những ngôn từ thôi miên hoặc cải thiện những tiêu đề bình thường.

1. Sử dụng những từ khóa mở đầu hiệu quả

Cuối cùng!
Xin giới thiệu!
Mới!

Hãy lưu ý đến tính chất đưa tin và khơi gợi sự hào hứng của những từ ngữ trên. “Mới” là một từ có khả năng thu hút mạnh. Theo nguyên tắc, bạn chỉ nên dùng từ “mới” với sản phẩm được tạo ra hoặc cải tiến trong vòng 6 tháng trước đó. Nếu sản phẩm bạn mới phát minh thì hãy mạnh dạn cho cả thế giới biết điều đó.

2. Giới hạn đối tượng khách hàng

Thợ sửa ống nước!
Các bà nội trợ!
Chân bị đau?

Loại tiêu đề này sẽ giúp mời gọi đối tượng khách hàng bạn nhắm đến. Nếu đang bán một cuốn sách dành cho luật sư, bạn có thể mở đầu bằng câu “Hãy chú ý, hỡi các luật sư!” Bằng cách này, thông điệp của bạn sẽ được tiếp nhận bởi những khách hàng bạn cần.

3. Hứa hẹn một lợi ích

Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!
Mua một tặng một!
Phương pháp mới để kiếm được việc làm chỉ trong 2 ngày!

Lợi ích chính là lý do để mọi người mua hàng. Chẳng hạn như với sản phẩm là cà phê không chứa chất caffeine, việc không chứa caffeine chỉ là đặc tính của sản phẩm; lợi ích chính của sản phẩm này chính là giúp bạn dễ ngủ hơn. Khi một người bị đau lưng, điều họ cần không phải là những viên thuốc mà làm thế nào để hết đau. “Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!” cho người đọc biết rằng có một cách trị đau lưng hiệu quả. Chúng ta bán sự giảm đau chứ không bán cách phòng ngừa. Khi bạn nói lên được điều mà khách hàng muốn hoặc cần, bạn sẽ lôi kéo được họ ngay lập tức.


4. Viết tiêu đề dưới dạng tin sốt dẻo

Giải pháp đột phá để chống trộm ô tô
Công thức mới giúp hồi sinh mái tóc
Bảy “Bí mật thất truyền” đã được khám phá

Tin tức là món ăn tinh thần không thể thiếu của quần chúng. Hãy truyền tải sản phẩm dịch vụ của bạn như những tin sốt dẻo và bạn sẽ gây được chú ý. Việc ra một sản phẩm mới chính là tin sốt dẻo. Một sản phẩm cũ có công dụng mới cũng là tin sốt dẻo. Khởi đầu là một cửa hàng nhỏ lẽ khiêm tốn, công ty hóa dược phẩm Arm Hammer đã phát triển mạnh trong nhiều thập kỷ. Họ không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để công chúng sử dụng các sản phẩm của họ – từ việc sử dụng thuốc muối để đánh răng cho đến việc dùng nó để khử mùi – và chỉ một sản phẩm với công dụng khác nhau luôn tạo thành những tin sốt dẻo.

5. Một món đồ miễn phí

Các nhà văn sẽ được miễn phí!
Miễn phí báo cáo thuế!
Cẩm nang hướng dẫn sửa ô tô miễn phí!

Món đồ miễn phí của bạn phải phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến. Cũng cần nhớ rằng, món hàng đó phải thực sự miễn phí – tức là không kèm theo bất kỳ điều kiện hay sự chèo kéo nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể làm một món hàng miễn phí vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa có tác dụng phuc vụ việc quảng bá.

6. Đặt câu hỏi gây tò mò

Đâu là 7 bí quyết của thành công?
Bạn có hay mắc phải những lỗi sai này trong tiếng Anh?
Bọ lọc máy nào có thể giúp ô tô của bạn chạy tốt hơn?

Câu hỏi là một phương tiện quyền năng để mời gọi sự tương tác của người đọc. Nhưng câu hỏi phải có tính gợi mở và hứa hẹn một lợi ích nào đó cho độc giả. Nếu bạn đặt một câu hỏi có thể dễ dàng trả lời hoặc không, e là độc giả sẽ nhanh chóng phớt lờ câu hỏi đó. Nhưng nếu câu hỏi của bạn có vẻ hấp dẫn, nó sẽ lôi kéo người đọc vào mẩu quảng cáo để họ tìm thấy câu trả lời. Đây là một phương pháp tôi ưa thích để khiến cho độc giả bị hút vào bài viết của mình.

7. Mở đầu bằng một chứng thực

“Đây là thứ vũ khí mạnh nhất tôi từng được biết”
“Hai quyển sách này đã giúp tôi trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới”
“Đây chính là lý do vì sao những chiếc xe đua của tôi luôn đánh bại những đối thủ khác”

Những dấu ngoặc kép luôn có sức hút kỳ lạ với người đọc. Nếu câu trích dẫn trong đó có nội dung hấp dẫn như những câu trên, độc giả sẽ không thể không đọc được. Bạn có thể yêu cầu sự chứng thực từ bất kỳ ai đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và những tiêu đề đặt trong ngoặc kép thường hiệu quả hơn – vì những lời thoại luôn gắn liền với cuộc sống của mọi người nên thường gây chú ý tốt hơn.

8. Tiêu đề “Làm thế nào”

Làm thế nào để con cái nghe lời bạn
Làm thế nào để biết xe máy của bạn đang cần được bảo dưỡng
Làm thế nào để có thêm bạn bè và tạo sức ảnh hưởng đến công chúng

Con người luôn khát khao thông tin, nên họ dễ dàng bị thu hút bởi những tiêu đề “Làm thế nào” có thể giúp họ giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu nó đó của mình. Nếu bạn đang quảng cáo máy giặt, bạn có thể viết “Làm thế nào để chọn được một chiếc máy giặt phù hợp”. Bạn có thể làm cho mọi tiêu đề trở nên hấp dẫn chỉ bằng cách thêm vào hai chứ “thế nào”. Ví dụ, “Tôi cắt tóc đẹp” là một tiêu đề rất yếu ớt, nhưng “Tôi cắt tóc đẹp như thế nào” lại nghe rất thu hút.

9. Dùng câu hỏi trắc nghiệm

Bạn thông minh đến mức độ nào? Hãy trả lời bảng câu hỏi sau để biết.
IQ trong Networking của bạn bằng bao nhiêu?
Bạn có đủ những tố chất để thành công?

Mọi người ai cũng thích những câu hỏi trắc nghiệm. Đặt ra một câu hỏi trong tiêu đề dưới dạng một câu hỏi trắc nghiệm. Hiển nhiên, mẩu quảng cáo chỉ phát huy hiệu quả khi các câu hỏi có liên quan đến những gì bạn bán. Nếu bạn đang quảng cáo cho cửa hiệu sửa xe ô tô, bạn có thể hỏi: “Ô tô của bạn có đang thực sự chạy tốt? Hãy trả lời những câu hỏi sau để biết!” Tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm một mục đích là khiến cho độc giả tương tác với bạn. Bảng câu hỏi trắc nghiệm là một cách để đạt được mục đích này.

10. Dùng từ “này’ và ‘vì sao” trong tiêu đề

Những chiếc thuyền này không bao giờ chìm
Vì sao những con chó của chúng tôi đắt hơn?
Vì sao những ván trượt tuyết này được đánh giá là “hoàn hảo”?


Khi sử dụng những từ “này” và “vì sao” trong tiêu đề, bạn đang tạo ra những lời tuyên bố gây chú ý, khiến cho người đọc mong muốn đọc tiếp. Nếu bạn chỉ nói “Ván trượt tuyết của chúng tôi là hoàn hảo”, sẽ có rất ít người quan tâm. Nhưng khi bạn nói “Vì sao ván trượt tuyết này của chúng tôi được đánh giá là hoàn hảo?”, bạn đang khơi gợi sự tò mò – một trong những động lực mạnh mẽ nhất có thể thúc đẩy con người hành động.

11. Xưng “tôi” trong tiêu đề

Họ cười cợt khi tôi ngồi vào đàn piano – cho đến khi tôi bắt đầu chơi đàn
Cuối cùng tôi đã khám phá ra bí kíp để viết hay
Dù ở nơi đâu, mỗi khi tôi quệt mũi, tôi lại kiếm ra tiền

Những tiêu đề xưng ngôi thứ nhất sẽ luôn phát huy tác dụng một khi khơi gợi được trí tò mò hoặc hứa hẹn một lợi ích đủ lớn cho người đọc. Chẳng hạn những ai muốn học chơi piano chắc chắn sẽ bị thu hút bởi tiêu đề trong ví dụ đầu tiên (nó là một trong những tiêu đề quảng cáo thành công nhất mọi thời đại). Việc dùng đại từ nhân xưng “bạn”, “của bạn” trong tiêu đề không phải lúc nào cũng hiệu quả vì chúng là dấu hiệu thường thấy của quảng cáo và người đọc sẽ phòng thủ ngay. Trong khi đó, bạn xưng “tôi”, thông điệp trong tiêu đề sẽ được truyền tải đến người đọc một cách tự nhiên và dễ chịu hơn. Chẳng hạn ví dụ này: “Tôi muốn giúp đỡ mọi người, và đó là lý do tôi mở hãng bảo hiểm của riêng mình!

12. Gọi tên sản phẩm trong tiêu đề

Vitamin của Gymco đã giúp các vận động viên đạt thành tích siêu tốc như thế nào
Thang gập Fiskin đã cứu mạng chồng tôi
Thoughline đã giúp tôi khám phá bí kíp để viết hay

Làm thế nào để trị mụn cóc" là một tiêu đề tốt, nhưng “Làm thế nào mà Vitalism trị dứt mụn cóc” còn tốt hơn. Không phải độc giả nào cũng dừng lại để đọc bài viết của bạn, nên việc đưa tên thương hiệu vào tiêu đề giúp nó truyền tải thông tin được nhiều hơn. Nhưng đừng cố làm cho tên thương hiệu trở thành điểm nhấn chính của tiêu đề. Thay vào đó, hãy tập trung viết tiêu đề có nội dung thật hấp dẫn, sau đó hãy chèn tên công ty vào.

13. Dùng từ “cần gấp”

Cần gấp – Những ai đang bị căng thẳng thần kinh
Cần gấp – Những anh chàng can trường
Cần gấp – Những nhà quản lý đã sẵn sàng cho các khoản lợi nhuận bất ngờ

Cần gấp” là một từ gây tò mò hiệu quả. Hãy dùng nó để mở tiêu đề và người đọc sẽ không ngừng tìm hiểu vì sao bạn lại cần gấp những người căng thẳng (cho một buổi hội thảo về kỹ năng vượt qua nỗi sợ chẳng hạn), hoặc vì sao bạn lại cần gấp những nhà quản lý (để mời họ tham gia một chương trình học quản lý). Hãy nói chuyện trực tiếp với đối tượng độc giả bạn muốn.

14. Sử dụng từ “đột phá” trong tiêu đề

Đột phá trong hệ thống báo cháy
Tiết lộ một công thức đột phá để điều trị rụng tóc
Cần gấp – Những luật sư muốn thành công đột phá

Từ “đột phá” gắn liền với tính chất nóng hổi, sốt dẻo. Nó có ý nghĩa rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đánh bại mọi đối thủ. Bạn có thể dùng từ ngữ khác có tác dụng tương tự như “kỷ lục”, “mang tính cách mạng”…

15. Vận dụng chữ in hoa và chữ thường

TIÊU ĐỀ TOÀN CHỮ IN HOA RẤT KHÓ ĐỌC

Tiêu đề vừa chữ In hoa và chữ Thường dễ đọc hơn

7 Tố chất khác biệt tạo nên Nhà lãnh đạo Xuất chúng

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Nếu độc giả phải căng mắt lên để đọc tiêu đề của bạn, họ có thể mất tập trung và không thèm đọc nữa.

16. Vận dụng tốt số lượng từ cho phép

Nó thật tuyệt vời!

Đã bao nhiêu lần bạn tự nói với chính mình, “Chưa tôi vẫn chưa được đọc nó; tôi đã muốn đọc nó từ rất lâu rồi!

Còn ai khác muốn sở hữu một bộ bàn ghế nội thất thật đẳng cấp?

Tiêu đề có thể dài hoặc ngắn. Miễn là chúng thu hút được sự chú ý cả những đối tượng khách hàng bạn nhắm đến, khiến họ tò mò hoặc háo hức mua hàng, thì dài ngắn không thành vấn đề. Hiển nhiên, bạn không nên phí phạm câu chữ của mình. Nhưng bạn cũng không nên giới hạn chúng.

17. Nêu bật ưu thế

Áo sơ-mi giảm giá 50%
Ưu đãi đặc biệt khi thay nhớt xe ở đây
Đăng ký tham gia 6 tháng – Được miễn phí thêm 6 tháng


Bạn cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bạn có những chế độ ưu đãi hay khuyến mãi gì trội hơn các đối thủ. Hãy tập trung vào những điểm đó.

18. “Còn ai khác”

Còn ai khác muốn trở thành tác giả viết sách?
Còn ai khác đã từng luôn ca bài ca “Tôi không thể”?
Còn ai khác muốn sở hữu hệ thống chống trộm hoàn hảo?

Còn ai khác” là một cụm từ thu hút hữu hiệu. Nó có ý nghĩa rằng đã có người được sở hữu hoặc trải nghiệm những sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt diệu của bạn và khẳng định rằng những độc giả cũng sẽ có cơ hội tương tự.

19. Bảo hành, bảo đảm.

Thảm chùi chân bảo đảm siêu sạch
Bảo đảm trèo đèo lội suối suôn sẻ – Bằng không chúng tôi sẽ hoàn lại tiền cho bạn!

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà thật giả lẫn lộn. Lời chào hàng của bạn hãy đi kèm với một sự bảo đảm. Nếu bạn có thể khẳng định chế độ đảm bảo hoặc bảo hành ngay trong tiêu đề, nó sẽ thuyết phục độc giả tốt hơn và khiến họ quyết định đọc toàn bộ mẩu quảng cáo.

20. Thừa nhận một khuyết điểm

Chúng tôi chỉ là số hai. Nên chúng tôi không ngừng nỗ lực.
Đầu bếp này nấu được mọi món ngon hảo hạng trừ Salad.

Độc giả sẽ tin tưởng bạn hơn khi bạn thừa nhận rằng mình không hoàn hảo. Trên thực tế đã có quá nhiều những mẩu quảng cáo và thư chào hàng tự nhận mình có khả năng chữa bách bệnh cho mọi vấn đề của bạn. Điều đó chẳng đáng tin chút nào. Trong khi đó, nếu bạn khiêm tốn hơn một tí, người ta sẽ tin tưởng hơn những nội dung còn lại. Bạn chỉ có thể thu hút người khác khi họ đã thực sự tin tưởng bạn.

21. Tập trung vào những kết quả tích cực

Làm trắng răng trong 10 ngày!
Giảm 7kg trong 30 ngày!

Nếu bạn muốn bán được hàng, đừng vẽ nên một bức tranh tiêu cực cho độc giả. Con người ta chi tiền để mua hy vọng và những giấc mơ. Bạn không bán “thuốc tiêu mỡ thừa” mà đang bán “Một cơ thể khỏe mạnh hơn”. Đừng rao bán kem đánh răng bằng cách đe dọa người ta rằng “Răng vàng thật xấu” mà thay vào đó, hãy nói điều họ muốn: “Một hàm răng trắng xinh!” Khách hàng bỏ tiền để mua giải pháp chứ không phải nỗi đau. Những giải pháp của bạn cũng cần phải khả thi hoặc đáng tin. Nếu tiêu đề của bạn nói quá sự thật, người đọc sẽ không tin. “Giảm 7kg trong 30 ngày” là một hiệu quả có thể tin được. Nhưng “Giảm 7kg trong 1 đêm” thì đúng là chuyện không tưởng.

22. Cảnh báo độc giả

Lời cảnh báo dành cho các bác sĩ!
Cánh báo: Lũ trẻ nhà bạn có hay táy máy chiếc loa này?
Cảnh báo dành cho những người chủ doanh nghiệp nhỏ

Bạn có thể gây chú ý cho mọi người bằng cách phát đi một thông điệp cảnh báo. Các cảnh báo luôn có tính chất hứa hẹn thông tin và khơi gợi trí tò mò.

23. Cẩn thận với sự hài hước

Không phải ai cũng thích những trò cười. Một truyện cười có thể vui nhộn với người này nhưng chưa chắc chọc cười được người kia. Và trên thực tế, không nhiều người mua hàng vì những chiêu trò chọc cười, như một câu khẩu hiệu kinh điển của quảng cáo “Không ai mua hàng từ những thằng hề”. 

Những phi vụ bán hàng bằng những chiêu trò gây cười thường thất bại là vì thế. Vì sao ư? Bạn đang bán hàng chứ không phải làm những trò hề. Bạn muốn người ta mua hàng hay chỉ cười rồi thôi? Nếu bạn vẫn muốn bài quảng cáo của mình trở nên hài hước, hãy cố gắng làm cho điểm nhấn gây cười trùng khớp với thông điệp quảng cáo của bạn.

24. “Dễ như trở bàn tay”

Hư ống nước? Chuyện nhỏ!
Một mẹo cực đơn giản để chống dột mùa mưa

Con người ai cũng muốn đạt được kết quả nhanh chóng mà lại dễ dàng. Nếu bạn hoặc sản phẩm của bạn có thể giúp cuộc sống khách hàng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn, hãy nói thẳng điều đó.

25. Cẩn thận với nền đen chữ trắng

Bạn có thể dùng phong cách thiết kế âm bản (nền đen – chữ trắng) cho tiêu đề, nhưng đừng lạm dụng nó trên toàn bộ mẫu quảng cáo, trang web hoặc thư chào hàng của bạn. Hình thức trình bày kiểu âm bản có thẻ gây khó chịu cho người đọc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng nó để làm nổi tiêu đề, nó có khả năng gây chú ý cho người đọc.


26. Cường điệu những lợi ích

Chấm dứt những tháng ngày ngủ như cá mòi! Hãy say giấc như một vị Vua!
Dùng “Gối nhạc” để say giấc cùng Neil Diamond”!

Con người ta luôn thích hành động. Họ khao khát được là một phần của những cuộc chơi. Hãy cho họ biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thú vị như thế nào bằng cách nêu bật và cường điệu những lợi ích chúng mang lại.

27. Sử dụng những khuông mẫu công thức đã được kiểm chứng và thừa nhận

HÀNG MỚI VỀ – Phương pháp thống kê mới!
LỜI KHUYÊN dành cho những người là chủ gia đình!
SỰ THẬT VỀ quy trình sửa giày

David Ogilvy, trong cuốn sách “Lời tự thú của một Nhà quảng cáo” đã liệt kê những từ khóa luôn hiệu quả trong tiêu đề như sau:

Miễn phí

Mới
Làm thế nào
Bất ngờ
Ngay bây giờ
Xin giới thiệu
Xin ra mắt
Ở ngay đây
Hàng mời về
Quan trọng
Cải tiến
Tuyệt vời
So sánh
Sốc/giật gân
Vượt trội
Cách mạngĐáng kinh ngạc
Kỳ diệu
Phép màu
Khuyến mãi
Nhanh chóng
Dễ dàng
Cần gấp
Thử thách
Lời khuyên dành cho …
Sự thật về …
Giảm giá
Nhanh lên nào
Cơ hội cuối cùng
Hiện tượng
Hé lộ
Thành côngĐộc đáo
Hấp dẫn
Bảo đảm
Độc nhất
Đầu tiên
Tình yêu
Quyền năng
Siêu đẳng
Cuối cùng
Tuyệt vời
Số lượng có hạn
Hiện tượng
Ra mắt
Làm thế nào

 

28. Tiết lộ một lợi ích không ngờ

Làm thế nào để cho khán giả đứng lên tán thưởng không ngớt mỗi khi bạn cất tiếng nói

Đây là tiêu đề một cuốn sách của Ted Nicolas viết về kỹ năng dành cho các diễn giả. Một trong những lợi ích không ngờ của cuốn sách là truyền đạt bí kíp làm cho khán giả không chỉ đơn thuần vỗ tay mà còn sao cho khán phòng phải đứng lên tán thưởng – điều mà mọi diễn giả đều khao khát. Hãy tiết lộ cho khách hàng những lợi ích không ngờ tới từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy tự hỏi bản thân “Người ta sẽ được lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình?

29. Nêu những lý do

3 lý do bạn nên viết sách
5 lý do bạn nên gặp bác sĩ ngay hôm nay
7 lý do bạn nên sử dụng dịch vụ giúp việc này


Những lý do sẽ giúp độc giả gắn kết với bài viết của bạn. Nếu muốn hiểu thêm vì sao, họ buộc lòng phải đọc tiếp. Bí kíp để phương pháp này luôn phát huy tác dụng là nhằm thẳng vào đối tượng khách hàng bạn muốn. Nếu bạn đang quảng cáo cho dịch vụ kế toán, hãy cho khách hàng những lý do tại sao họ nên sử dụng dịch vụ kế toán của bạn. Nếu bạn đang quảng cáo cho một tiệm bánh, hãy nêu lên những lý do vì sao bánh của bạn ngon hơn những nơi khác.

30. Thủ pháp trước – sau

Những điều nên và không nên khi chọn mua ô tô đã qua sử dụng

Đây là một thủ pháp quen thuộc để chứng minh sự khác biệt trong dịch vụ của bạn. Nếu bạn đang quảng cáo cho một dịch vụ làm vườn, bạn có thể sử dụng tiêu đề với ý nghĩa biến một khu rừng rậm lộn xộn thành một công viên cây xanh xinh đẹp. Điều bạn làm ở đây là so sánh giữa những gì khách hàng đang có (tức là những vấn đề của họ) với những gì bạn có thể làm cho họ (tức là những giải pháp của bạn).

Làm thế nào để thử nghiệm tính hiệu quả của các tiêu đề


Đây là điều bạn nên làm để biết rằng tiêu đề của mình có hiệu quả – trước khi bỏ ra một khoản tiền lớn đề đầu tư cho nó.
Hãy tự hỏi bản thân: “Tiêu đề này có thể áp vào các bài viết quảng cáo, thư chào hàng hay website của đối thủ không?” Hãy tưởng tượng, sẽ thế nào nếu tiêu đề của bạn được đặt vào quảng cáo của đối thủ. Liệu nó sẽ ăn khớp? Nếu nó khớp, hãy thay đổi ngay tiêu đề của bạn.
Share:

MICRO-MOMENT - "KHOẢNG KHẮC" TỨC THỜI - MARKETING THEO CONSUMER JOURNEY CÓ CÒN HIỆU QUẢ?

Internet ra đời cùng sự phát triển vượt bậc của các tiện ích số đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong diện mạo của marketing ngày nay. Số lượng các kênh truyền thông gia tăng (email, website, mạng xã hội,…), các thương hiệu mọc lên “như nấm sau mưa” tạo nên một “cơn ác mộng” cho người tiêu dùng khi họ bị bủa vây bởi hàng ngàn thông điệp truyền thông mỗi ngày. 

Như một lẽ tự nhiên, người tiêu dùng chỉ còn chú ý tới những thông điệp có liên quan tới nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của mình. Đây là cơ sở hình thành phương pháp marketing cá nhân hóa, dựa trên việc thu thập hành vi của người tiêu dùng trên các nền tảng số, từ đó cung cấp các thông điệp dành riêng cho họ.

Không dừng lại ở việc truyền tải những thông điệp truyền thông dựa trên sở thích của mỗi người, marketing cá nhân hóa còn hướng tới cung cấp những giải pháp.

Gần đây, nghiên cứu của Google đã chỉ ra một thay đổi rõ rệt trong hành vi của người tiêu dùng hiện đại: Khi đối mặt với các vấn đề hay nhu cầu bất chợt nảy sinh trong cuộc sống, họ kỳ vọng có thể tìm kiếm giải pháp ngay lập tức bằng việc tìm kiếm trên thiết bị di động. Điều này đồng nghĩa với việc marketing cá nhân hóa cần phải thực hiện một nhiệm vụ mới: đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngay trong khoảnh khắc nhu cầu ấy xuất hiện. Những khoảnh khắc này được gọi là Micro-moments.

Micro-moments – cá nhân hóa trong từng khoảnh khắc

1.Khái niệm micro-moments

Micro-moments là những khoảnh khắc mà nhu cầu của người tiêu dùng lên cao nhất, khiến họ chủ động tìm kiếm giải pháp cho mình.


VD: Khi đang chật vật trong bếp với một món ăn chưa từng thực hiện, việc đầu tiên mà phần lớn chúng ta sẽ làm, đó là mở điện thoại lên và tìm kiếm trên Youtube video hướng dẫn làm món ăn đó. Khi đang ngồi trên xe buýt, chúng ta chợt nghĩ đến một cuốn sách được bạn mình giới thiệu, liền vội vàng tìm kiếm tên sách trên Tiki và ấn nút đặt hàng.

Những hành vi tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống lại phản ánh một khía cạnh rất mới trong hành vi của người tiêu dùng: Họ hành động theo từng “đợt sóng” ngắn dựa trên những nhu cầu, vấn đề nảy sinh bất chợt khi đang thực hiện một công việc nào đó (nấu ăn, sửa chữa, học tập, đi xem ca nhạc…). Họ kỳ vọng nhận được giải pháp có hiệu quả ngay lập tức để tiếp tục với nhịp sống của mình.

4 loại micro-moments

Những khoảnh khắc mà nhu cầu của người tiêu dùng lên cao nhất được chia thành 4 loại: I want to know (tôi muốn biết), I want to do (tôi muốn làm), I want to go (tôi muốn đi) và I want to buy (tôi muốn mua). Đối với 4 loại micro moments này, marketers sẽ cần những chiến lược nội dung và kênh tiếp cận khác nhau nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng, từ đó “chiến thắng” ví tiền của họ.

2. Đặc điểm của micro-moments

Gắn liền với hành vi sử dụng thiết bị di động: Phần lớn người tiêu dùng luôn mang theo thiết bị di động bên mình, do đó thiết bị này cũng trở thành nguồn lực đầu tiên họ tìm đến khi có nhu cầu nảy sinh. Phần lớn tương tác hiện nay giữa NTD và thương hiệu đều diễn ra trên các nền tảng di động.

Xảy ra mọi lúc, mọi nơi, không tuân theo consumer journey: Nhu cầu giải quyết một vấn đề nảy sinh diễn ra trong mọi hoạt động sống. Hành trình khách hàng (consumer journey) không còn là một đường thẳng từ nhận thức (awareness) cho tới mua hàng (purchase) mà là tổng hợp của vô số những khoảnh khắc nhỏ lẻ. Chẳng hạn, hành vi so sánh giá cả có thể xảy ra ngay cả khi khách hàng chưa có ý định hoặc điều kiện tài chính để đưa ra quyết định mua hàng. Nhu cầu so sánh giá chính là 1 micro moments bất chợt nảy sinh do nhiều nguyên nhân (tìm thông tin hộ một người bạn hay do tò mò) mà không nhất thiết gắn liền với consumer journey.


Chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, mang tính real-time cao: Cùng là người xem bóng đá, thế nhưng người muốn đi xem trực tiếp tại sân vận động sẽ có nhu cầu khác hẳn người ngồi nhà xem. Cụ thể, họ quan tâm tới giá vé, vị trí ghế, vị trí cổng vào, nơi đỗ xe,… chứ không quan tâm tới chất lượng đường truyền, kênh phát sóng hay trong tủ lạnh có còn đủ bia hay không → micro-moments phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh của mỗi cá nhân và chỉ tồn tại khi bối cảnh ấy còn tồn tại. Nhu cầu của người xem bóng đá tại nhà sẽ biến mất nếu anh ta quyết định ra sân vận động xem.

Mỗi micro-moments, một nhu cầu khác nhau: Mỗi ngày, người tiêu dùng nảy sinh vô số nhu cầu khác nhau và dường như “chẳng liên quan”. Họ có thể say mê đọc về các thương hiệu nước hoa thịnh hành hiện nay, thế rồi chuyển sang cách thức trang trí nhà cửa vào ngày Tết hay tìm kiếm địa điểm mua sách cũ.

Xu hướng tiêu dùng của khách hàng

Khách hàng sẽ thay đổi không ngừng – đó là 1 điều tất yếu. Nhu cầu và kỳ vọng vẫn sẽ tiếp tục tang lên, đòi hỏi từ phía khách hàng sẽ ngày càng cao. Họ sẽ muốn được cung cấp đầy đủ thông tin hơn, thông tin có tính cá nhân hóa cao hơn, nhanh chóng hơn nữa. Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho các Marketer – làm thế nào để đón đầu và đáp ứng những điều đó


Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích vai trò của dữ liệu trong việc giúp chúng ta hiểu rõ hơn mọi người đã thay đổi như thế nào kể từ lần đầu tiên chúng tôi đưa ra khái niệm Khoảnh khắc tức thời cách đây 2 năm. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu và thông tin chi tiết bạn cần để phục vụ tốt nhất cho những “thượng đế” ngày nay.

Share:

4 CÁCH HIỆU QUẢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRÊN INTERNET CHO DOANH NGHIỆP

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của Google,
  • 79% người mua tại cửa hàng đều nghiên cứu về thông tin trên mạng trước khi đến trực tiếp tại cửa hàng.
  • 51% những người được khảo sát cho biết họ sử dụng Google để nghiên cứu việc mua hàng mà họ định thực hiện online
  • 59% người được khảo sát đều nghiên cứu thông tin online trước khi quyết định mua hàng.

Những con số trên đã đủ cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng nhận diện trên môi trường online. Là doanh nghiệp nhỏ, có thể bạn phải cạnh tranh với nhiều hãng lớn có lượng khách hàng trung thành và ngân sách khủng dành cho marketing. Đó là lý do vì sao bạn cần tìm cách tạo sự khác biệt với một chiến lược xây dựng thương hiệu vững chắc. Bạn đã thử áp dụng cách xây dựng thương hiệu sản phẩm nào cho doanh nghiệp mình?

Thương hiệu chỉ gói gọn trong một logo thật ấn tượng hay bài quảng cáo đăng ở vị trí nổi bật nhất? Không, bạn cần nhiều hơn thế để có thể xây được một thương hiệu vững mạnh!

Nhận diện thương hiệu trên môi trường online là gì?

Nhận diện thương hiệu là tất cả những gì có thể nhìn thấy và có thể tạo liên tưởng về thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng và gìn giữ trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.
Nó phải được xây dựng trên cơ sở các thuộc tính của thương hiệu: Sản phẩm, tổ chức, nhân sự và biểu tượng cho thương hiệu.

Vậy, hệ thống nhận diện thương hiệu gồm tất cả các loại hình và cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: Thiết kế tín chương, khẩu hiệu, nhạc hiệu, cốc chén, bao bì, nhãn mác, bích chương, các mẫu quảng cáo, các vật phẩm hỗ trợ quảng cáo, v.v

Thế nên, trong môi trường online, nhận diện thương hiệu sẽ tập trung vào các hình thức và phương tiện sau:

  • Website
  • Tài khoản trên mạng xã hội
  • Content (nội dung giới thiệu doanh nghiệp, nội dung blog, hình ảnh, video v.v)
  • Các hình thức quảng cáo online (Google Ads, Facebook Ads, v.v)


Tại sao nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trên môi trường online lại quan trọng?


1. Đối với doanh nghiệp mà nhận diện thương hiệu gắn liền với sản phẩm dịch vụ

Theo thống kê, có tới hơn 64 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam trong năm 2019 và 94% số đó sử dụng internet hàng ngày.

Chính vì thế nên, doanh nghiệp không những cần phải xuất hiện trên môi trường online mà còn cần xây dựng nhận diện, quảng cáo để tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng. 
Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mà thương hiệu với sản phẩm dịch vụ gắn liền với nhau


Việc có nhận diện thương hiệu trên online đồng bộ sẽ giúp bạn:

  • Nổi bật hơn so với đối thủ
  • Giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn
  • Nâng tâm giá trị sản phẩm dịch vụ.
  • Giảm chi phí marketing.

2. Đối với doanh nghiệp mà sản phẩm và dịch vụ tách biệt

Với những tập đoàn có nhiều thương hiệu độc lập như Unilever, xây dựng nhận diện trên môi trường online cho loại hình doanh nghiệp này sẽ giúp người dùng thêm tin tưởng về sản phẩm và dịch vụ khi tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, tập đoàn đứng đằng sau.


Trong phần tiếp theo, iMaSo sẽ khái quát tất cả những phương tiện để giúp doanh nghiệp xuất hiện trên môi trường online.

Xây dựng website


Website là kênh nhận diện cơ bản nhất của một doanh nghiệp trên môi trường online.

Việc có một website chuyên nghiệp với giao diện thiết kế đẹp mắt, thân thiện với người sử dụng là một yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn tạo dựng được sự uy tín trong mắt khách hàng.

Để bắt đầu xây dựng được 1 website phù hợp với doanh nghiệp, đầu tiên bạn cần phải xác định được mục tiêu cho website của mình.

Những mục tiêu thông thường của 1 website có thể kể đến như:

  • Bán hàng
  • Thu hút traffic
  • Cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tạo dựng uy tín trong mắt khách hàng
  • Chạy quảng cáo
Việc xác định rõ mục tiêu của website sẽ giúp doanh nghiệp có hình dung bao quát nhất về website của mình sẽ trông như thế nào, cần có những tính năng gì? Có những trang nào?,… vv Từ đó dễ dàng đi vào chi tiết khi làm việc với đơn vị xây dựng website.

Ví dụ như 1 website bán hàng sẽ phải cần có tính năng thanh toán, tính năng tìm kiếm, bộ lọc, các trang danh mục sản phẩm, v.v. hay để thu hút được traffic cần phải tối ưu chuẩn SEO, tối ưu trải nghiệm người dùng, cấu trúc danh mục hợp lý.


Các tiêu chí cần phải có cho 1 website chuyên nghiệp


1. Giao diện thiết kế bắt mắt

Giao diện của website cần phải bắt mắt và thu hút được người dùng ngay từ những giây phút đầu tiên vì cảm nhận ban đầu rất quan trọng. Theo thống kê của webfx, có tới hơn 94% cảm nhận ban đầu của người dùng liên quan đến giao diện của website.

Tuy yếu tố xấu đẹp trên website phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của từng người, nhưng nhìn chung doanh nghiệp nên có sự tư vấn, hoặc thuê đội ngũ thiết kế website chuyên nghiệp để đảm bảo website của mình vừa đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, vừa đồng bộ với nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

2. Cấu trúc website rõ ràng

Quá nhiều menu trên trang, các danh mục con được thêm vào 1 cách bừa bãi lộn xộn là những điểm thường thấy của nhiều website doanh nghiệp.

Việc này không chỉ khiên trải nghiệm người dùng trên site của bạn không tốt mà nó còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động SEO.


Vậy nên, doanh nghiệp cần suy nghĩ trước về cấu trúc website của mình (như hình trên đây), trước khi xây dựng chi tiết.

3. Thiết kế giao diện thân thiện với mọi thiết bị di động

Tại thời điểm hiện tại, thân thiết với thiết bị di động là một yếu tố không thể thiếu cho mọi website doanh nghiệp khi nhiều thống kê, xu hướng chỉ ra người dùng ngày một sử dụng các thiết bị di động để online nhiều hơn mua sắm, tìm kiếm thông tin,…


Thậm chí xu hướng mobile – first design đã là một xu hướng thiết kế website được sử dụng trong nhiều năm trở lại đây khi xu hướng này ưu tiên việc thiết kế hoàn chỉnh cho giao diện di động trước khi đến với giao diện trên máy tính để bàn.

4. Bảo mật

Các trình duyệt website như Google Chrome ngày càng gia tăng sức nặng cho yếu tố này khi họ sẽ cảnh bảo cho người dùng của mình những trang chưa cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL cho website của mình.

Hơn nữa, một website không được đầu tư vào vấn đề bảo mật sẽ dễ dàng là mục tiêu tấn công của nhiều loại hình phần mềm độc hại, virus, hacker,… khiến các thông tin cá nhân quan trọng của doanh nghiệp và khách hàng như email, thẻ atm, visa, địa chỉ, v.v bị đánh cắp.

Những vụ việc như này sẽ trực tiếp gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp và đánh mất niềm tin của khách hàng, từ đó dẫn đến sự sụt giảm trong tình hình kinh doanh. Một báo cáo cho thấy, hơn 29% doanh nghiệp bị tấn công online nhận thấy sự suy giảm về doanh thu nghiệm trọng.

5. Tối ưu chuẩn SEO

SEO là một phương thức online marketing để tiếp cận khách hàng tìm kiếm trên công cụ Google. Tối ưu SEO sẽ giúp website của bạn dễ dàng được tìm thấy hơn khi khách hàng tìm kiếm tên thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Việc tối ưu chuẩn SEO khi xây dựng website sẽ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật như tối ưu thẻ meta, heading, cấu trúc website, v.v

Ngoài ra, việc tối ưu website chuẩn SEO là một trong những bước đầu tiên và rất quan trọng để toàn bộ quá trình làm SEO được hiệu quả.

6. Có tính tương tác với người sử dụng

Không chỉ tiếp nhận thụ động các nội dung thông tin trên website, một website chuyên nghiệp chuyên nghiệp cần sự tương tác với khách hàng bằng các tính năng như live chat, bình luận, tích hợp các công cụ chia sẻ mạng xã hội (facebook, instagram, linkedin, v.v)


7. Trải nghiệm của người dùng

Một website chuyên nghiệp cần có trải nghiệm người dùng tốt. Điều này được thể hiện ở những yếu tố sau:
  • Website lấy người dùng làm trọng tâm. Ví dụ như website bán hàng cần đảm những tính năng cùng quy trình mua hàng được thể hiện logic mượt mà.
  • Dễ dàng tìm kiếm
  • Nội dung phải được trình bày rõ ràng
  • Tốc độ tải trang nhanh
  • Trải nghiệm trên giao diện mobile tốt


Chi phí cần bỏ ra để cho việc xây dựng website

Để xây dựng 1 website, doanh nghiệp cần đầu tư cho những chi phí sau:
  • Chi phí xây dựng thiết kế website: tùy theo độ phức tạp của giao diện và chức năng của website mà mức chi phí thiết kế có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, mức phí tối thiểu để có 1 website chuyên nghiệp đầy đủ các tiêu chí như trên rơi vào khoảng 7 triệu đồng.
  • Chi phí mua tên miền: tên miền chính là địa chỉ của doanh nghiệp trên môi trường online. Tại Việt Nam, nếu muốn sở hữu tên miền .vn, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí cao hơn do với các đuôi tên miền khác. (như .com, .net). Ngoài chi phí mua lần đầu, doanh nghiệp vẫn cần bỏ ra phí duy trì tên miền đó hàng năm
  • Chi phí thuê hosting: nếu coi website như là một ngôi nhà thì hosting chính là mảnh đất để xây dựng ngôi nhà đó. Hosting đóng vai trò như là một công cụ để lưu trữ website của doanh nghiệp.
Giống như tên miền, phí hosting cũng cần phải được duy trì hàng năm.

Ngoài 3 chi phí cơ bản trên, doanh nghiệp cũng có thể sẽ phải bỏ những chi phí khác như sau:

  • Chứng chỉ bảo mật SSL (tuy nhiên nhiều gói hosting, hay thiết kế website hiện nay đã có sẵn tính năng này)
  • Phí bảo trì sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra
  • Mua các tính năng, phần mềm cho website


Thiết lập tài khoản mạng xã hội

Giống như website, mạng xã hội cũng là một kênh không thể thiếu khi xây dựng nhận diện trên môi trường online.

Thậm chí đối với nhiều ngành như thời trang, ẩm thực việc có một tài khoản mạng xã hội thậm chí còn quan trọng hơn so với việc sở hữu một website, khi hiện nay người dùng tại Việt Nam (nhất là phái nữ) luôn có thói quen tìm kiếm thông tin về các chủ đề này trên mạng xã hội trước khi đến với các kênh khác. (Quần áo, thời trang/ nữ trang chiếm tới 70% lượng hàng được bán ra trên facebook)


Hiện nay ở Việt Nam, các mạng xã hội thường được dùng nhất có thể kể đến như:

  • Facebook
  • Instagram
  • Zalo
  • Linkedin


1. Facebook

Tại Việt Nam, Facebook là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất với hơn 45 triệu người dùng vào năm 2019. Sở hữu một số lượng người sử dụng thường xuyên khổng lồ đã khiến Facebook là một kênh không thể bỏ qua cho mọi loại doanh nghiệp.

Hơn nữa, quảng cáo trên mạng xã hội này cũng được đánh giá vô cùng hiệu quả trong nhiều năm trở lại đây với khả năng nhắm chọn tập khách hàng chính xác, sở hữu nhiều loại hình quảng cáo đa dạng cũng như việc tạo tương tác tốt với người dùng.

2. Instagram

Là một mạng xã hội chuyên tập trung về chia sẻ hình ảnh thế nên Instagram là một kênh rất tiềm năng cho các doanh nghiệp chuyên về thời trang, du lịch, mỹ phẩm, ẩm thực hay những sản phẩm cho giới trẻ khi có tới hơn 90% người dùng dưới 35 tuổi.

Do cùng chung 1 nhà với Facebook nên mạng xã hội này cũng được thừa hưởng các tính năng quảng cáo vượt trội của nó.

3. Zalo

Zalo là một mạng xã hội “made in Vietnam” và không hề kém cạnh các mạng xã hội khác khi có tới hơn 46 triệu người sử dụng hàng tháng.

Do tiền thân là một ứng dụng nhắn tin gọi điện OTT, nên điểm mạnh của Zalo đến từ việc tương tác với khách hàng tiềm năng hơn là chia sẻ thông tin trên newsfeed. Cũng chính vì thế mà khả năng truyền tải thông tin đến khách hàng mục tiêu của Zalo cũng hiệu quả hơn các mạng xã hội khác.

4. Linkedin

Với hơn 3 triệu người sử dụng tại Việt Nam và hơn 600.000 người trên toàn thế giới, Linkedin đang dần trở thành 1 trong những mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa linkedin và các mạng xã hội khác nằm ở việc linkedin tập trung trong mảng tuyển dụng và được sử dụng nhiều bởi các chuyên gia đầu ngành.

Chính vì thế mà các hoạt động marketing trên linkedin đặc biệt hiệu quả trong việc thu hút và xây dựng nhận diện đối với các doanh nghiệp B2B. Theo Neil Patel, hơn 51% công ty thu hút được khách hàng doanh nghiệp qua linkedin.

Xây dựng nội dung


Tại sao content góp phần xây dựng nhận diện cho doanh nghiệp?

Website hay fanpage nếu thiếu content hay các hoạt động content marketing thì chúng không khác gì những “các xác không hồn” khi chúng chỉ là giúp doanh nghiệp truyền tải những thông tin cơ bản mà không cung cấp thêm những thông tin hữu ích, nội dung thuyết phục hay để lại ấn tượng gì trong mắt người dùng.

Theo 1 thống kê, 90% người dùng xây dựng nhận biết của mình về một thương hiệu sau khi đã tìm kiếm về nó.

Vậy để tăng nhận diện thương hiệu doanh nghiệp,, xây dựng nội dung trên các phương tiện truyền thông của công ty là điều không thể thiếu.

Lấy ví dụ ở một vài điểm chạm thường thấy của người dùng.

  • Khách hàng search thông tin tìm hiểu về doanh nghiệp
-> Cần có content giới thiệu về doanh nghiệp
  • Khách hàng search thông tin liên quan đến sản phẩm
-> Cần có content mô tả sản phẩm, đặc tính, ưu điểm, v.v
  • Khách hàng search keyword thông tin liên quan đến sản phẩm doanh nghiệp
-> Content SEO giải đáp đúng thắc mắc của họ
  • Khách hàng hoạt động nhiều trên MXH
-> Content trên các group chia sẻ, xây dựng nội dung thu hút tương tác trên fanpage.

Và còn rất nhiều trường hợp khác. Mỗi một điểm chạm như vậy sẽ là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng nhận diện của mình trên môi trường online.

Hơn nữa, không chỉ là nhận diện, content còn giúp doanh nghiệp giải quyết được vô số các vấn đề khác nếu được triển khai bài bản:

Tiếp cận được chính xác khách hàng mục tiêu

Khi mỗi ngày có nghìn lượt truy vấn liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp được người dùng tạo ra, ngoài cách tiếp cận bằng quảng cáo, xây dựng content chuẩn SEO hoặc video trên Youtube là một để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vừa hiệu quả mà tiết kiệm chi phí hơn nhiều lần.

Nhất là khi khách hàng hiện nay có xu hướng tìm kiếm thông tin kỹ càng trước khi quyết định sử dụng bất kỳ một sản phẩm dịch vụ nào.

Ngoài content SEO và video Youtube, seeding trên mạng xã hội cũng là một cách để sử dụng content tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.


Thuyết phục được khách hàng minh là chuyên gia trong lĩnh vực của mình

Nếu chúng ta làm các hoạt động marketing thông thường để tự quảng cáo rằng doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ uy tin chất lượng thì content marketing là cách để doanh nghiệp chứng minh được điều đó.

Những bài viết sâu về chuyên môn, phân tích xu hướng, số liệu trong ngành chính là những loại content giúp bạn thể hiện được sự am hiểu, thể hiện là chuyên gia đầu ngành. Từ đó tạo được sự yên tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình.

Những ngành dịch vụ đòi hỏi chuyên môn cao như marketing, tài chính, tư vấn chiến lược, đào tạo,…v.v là những ngành rất cần phải có các loạt bài chuyên sâu như vậy.

Lấy ví dụ về Hubspot, một trong những công ty cung cấp phần mềm CRM nổi tiếng nhất thế giới, đã sử dụng content marketing (blog, khóa học miễn phí, case study, ebook, v.v) để xây dựng nhận thức của rất nhiều marketer và doanh nghiệp rằng họ là chuyên gia về inbound marketing, sale và chăm sóc khách hàng. Để khi khách hàng của hubspot thật sự có nhu cầu tìm kiếm phần mềm CRM, Hubspot sẽ là doanh nghiệp đầu tiên họ nghĩ tới.

Xây dựng và tạo sự uy tín cho doanh nghiệp

Hơn 80% số người được hỏi cho rằng, việc tin tưởng vào sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố quyết định trong việc có mua sản phẩm hay không.

Sự uy tín của doanh nghiệp sẽ phải được xây dựng nhiều năm, được thể hiện trong suốt quá trình sản xuất, phục vụ và tương tác với khách hàng. Và content chính là công cụ để bạn “show” ra điều đó.

Video giới thiệu doanh nghiệp, review của khách hàng, case study, bài viết PR, v.v là một số loại hình content phù hợp với mục tiêu trên.

Một số lưu ý khi xây dựng content cho doanh nghiệp:

  • Nội dung cần được thống nhất về thông điệp truyền tải trên mọi phương tiện truyền thông.
  • Thêm các tính năng chia sẻ để tăng tương tác và nhận diện
  • Nội dung cần được ra đều đặn để khách hàng nhớ tới bạn và biết bạn vẫn đang tích cực hoạt động.

Quảng cáo Online

Quảng cáo là cách nhanh nhất để tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên khác với quảng cáo truyền thống, thay vì sử dụng TVC tốn chục triệu mỗi giây, hay tờ rơi, bảng biểu khó đo đếm được kết quả, doanh nghiệp sẽ tận dụng sự ưu việc của công nghệ quảng cáo online với những ưu điểm như chọn được tập khách hàng mục tiêu, chi phí tiết kiệm hơn cũng như đo lường được hiệu quả của quảng cáo.

Theo kinh nghiệm của iMaSo, một số hình thức quảng cáo online trả phí đặc biệt hiệu quả trong việc xây dựng thiệu có thể kể đến như:

1. Google Display Network (GDN): quảng cáo banner trên mạng lưới với hơn 2 triệu website đối tác của Google.


2. Remarketing: quảng cáo tiếp thị lại, bám đuổi khách hàng liên tục trong khi họ online, để sản phẩm thương hiệu của bạn luôn xuất hiện trong tâm trí khách hàng.


3. Youtube Ads: khi có tới hơn 96% người dùng internet tại Việt Nam sử dụng Youtube, quảng cáo trên kênh này có thể mang thương hiệu của bạn tiếp cận với một số lượng người dùng rất lớn.


4. Quảng cáo mạng xã hội như Facebook/ Instagram Ads: với hệ thống quảng cáo tiên tiến không kém hệ thống quảng cáo Google, các loại hình quảng cáo trên mạng xã hội vẫn chứng minh được sự hiệu quả mình trong việc gia tăng nhận diện thương hiệu.


Lời kết

Trong thời đại hiện nay việc xuất hiện trên môi trường online không chỉ còn là một lựa chọn mà là một nhu cầu cấp thiết với mọi doanh nghiệp.

Hơn nữa, chỉ hiện diện không thôi là chưa đủ bạn cần phải xuất hiện đúng và gây ấn tượng trước khách hàng tiềm năng bằng việc có kế hoạch xây dựng và triển khai chuyên nghiệp các loại hình như website, mạng xã hội, content và các hoạt động quảng cáo.
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99