Mỗi khi bạn tìm kiếm 1 từ khóa, Google sẽ trả về cho bạn hàng triệu kết quả. Trong đó, trang kết quả đầu tiên thường sẽ được nhiều lượt click nhất.

1. Tiêu đề sáng tạo, thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Một tiêu đề hợp lý, thân thiện với công cụ tìm kiếm nhất có độ dài trong khoảng 50-55 kí tự. Nếu bạn để dài quá Google sẽ tự động cắt bớt, chỉ hiển thị đủ chữ và dấu 3 chấm đằng sau. Khi đó, người đọc sẽ không nắm được toàn bộ nội dung tiêu đề của bạn và rất dễ bỏ qua. Bạn cũng chú ý không nên để tiêu đề bài viết quá ngắn bởi Google sẽ tự động chèn thêm domain vào, làm mất tính thẩm mỹ khi hiển thị.
2. Thẻ mô tả (Meta Description) hấp dẫn.
Thẻ mô tả có thể không có lợi ích gì cho thứ hạng trên Google nhưng đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn cạnh tranh trong mắt người tìm kiếm. Vậy nên, trong giới hạn chuẩn nhất từ 140-150 kí tự, bạn hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan. Thường dòng này sẽ bao trọn nội dung của bài viết. Thêm vào đó, bạn có thể đưa ra một khẩu hiệu “Call to action” để gây tò mò và thu hút người xem.
3. Thiết lập quyền tác giả - Google Authorship

Khi bạn thiết lập quyền tác giả, bài viết của bạn sẽ được hiển thị thêm hình ảnh đại diện và tên tác giả. Cách thức hoạt động là cho phép bạn gửi các robot lập chỉ mục của Google thêm thông tin tác quyền trên các nội dung trong trang web của bạn. Từ đó, bất cứ khi nào trang web của bạn xuất hiện trong hệ thống, Google sẽ tự động chèn thêm hình ảnh và tên tác giả trong danh sách kết quả trả về khi tìm kiếm.
Điều này không những làm bạn nổi bật hơn những kết quả tìm kiếm khác không có mà còn giúp bạn khẳng định niềm tin và sự nghiêm túc với người dùng.
4. Thiết lập bản đồ Google

Việc thiết lập bản đồ bản đồ Google cho website rất có lợi cho quá trình kinh doanh online của bạn, cho dù là công ty lớn hay cửa hàng nhỏ. Điều sẽ sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh của bạn và càng nhiều site dẫn tới thì cơ hội tối ưu cho SEO càng tích cực hơn. Đồng thời, trong kết quả tìm kiếm trên Google cũng sẽ xuất hiện địa chỉ, bản đồ cung cấp thêm thông tin trực quan hơn đến người dùng.
5. Chèn thanh menu điều hướng

Thường ở trên các tiêu đề bài viết, bạn sẽ thấy một thanh menu điều hướng có dạng như: Trang chủ > Làm website bán hàng > 7 bí quyết giúp website của bạn nổi bật trên Google. Những đường link được kết nối qua thanh này sẽ kích thích spider đánh giá cấu trúc tổng thể của website một cách nhanh chóng. Điều quan trọng nữa là thanh menu điều hướng này sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Google làm ngắn gọn URL dưới Title SEO và giúp người dùng dễ hình dung cấu trúc, đường dẫn của bài viết ngay cả khi chưa click vào. Đồng thời, họ sẽ theo dõi được vị trí hiện tại và di chuyển qua lại những thư mục khác trong trang.
6. Hiển thị Star ratings

Một cách thức đặc biệt để website của bạn vừa tăng cường được thứ hạng lại vừa có được sự tin tưởng của người dùng khi tìm kiếm đó là yêu cầu khách hàng đưa ra đánh giá. Những ngôi sao cùng số liệu đi kèm (như trong hình ở trên) biểu thị mức độ đánh giá của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp. Một kết quả hiển thị phần review đó sẽ nổi bật hơn những kết quả không có và sẽ tối ưu hơn nếu càng được nhiều xếp hạng và đánh giá.
7. Liên kết trang web

Tuy nhiên, hiện tại chưa có cách nào để bạn thiết kế liên kết trang web trên Google. Điều bạn có thể làm là phát triển cả về tổng số lượng trang và lưu lượng truy cập của chúng. Khi tới một mức độ tương đối, Google sẽ thông báo và chỉ định danh sách tìm kiếm trên Google của bạn đã được liên kết những trang nội bộ thích hợp.
Xem thêm: Nên lựa chọn quảng cáo Google hay SEO?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét