Gần đây, tôi nghe nhiều người phàn nàn rằng: “Làm Content Marketing ngày càng khó. Cạnh tranh với những trang blog viết về cùng một chủ đề giống nhau dường như là điều không thể”. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là: Content marketing không hề khó hơn, chỉ là người đọc ngày càng thông minh hơn. Độc giả không còn muốn đọc những nội dung lặp đi lặp lại, nhạt nhẽo và na ná giống nhau. Họ đã chán ngấy việc bị dẫn dụ bởi các tiêu đề giật gân trên các trang báo.
Thách thức của những người sáng tạo nội dung hiện nay không phải là sáng tạo ra nội dung gì, mà là phải làm sao để nội dung của mình trở nên nổi bật so với những bài viết có cùng chủ đề khác. Một số chuyên gia marketing cho rằng, để giải quyết vấn đề này, các công ty nên tập trung vào kỹ thuật xây dựng nội dung 10x – nội dung tối ưu hơn gấp 10 lần so với kết quả tìm kiếm cao nhất của một hoặc một vài từ khóa nhất định. Một ý kiến khác lại cho rằng cần triển khai những nội dung ở dạng văn bản dài, nghĩa là tạo ra những bài viết chất lượng có độ dài từ 2000 từ trở lên.
Còn theo quan điểm của chúng tôi, cách để giải quyết tình trạng “nội dung tầm thường” chính là chiến lược “cụ thể hóa nội dung”.
Hầu hết các trang blog đều cố gắng tạo ra những nội dung quá rộng xoay quanh một chủ đề. Điều này khiến cho các bài viết trở nên quá nhàm chán và chung chung.Tuần trước, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát với 9 công ty khách hàng của chúng tôi, về cách họ làm content marketing cho doanh nghiệp của họ. Chúng tôi yêu cầu họ đưa ra ý tưởng bài viết theo những hình thức khác nhau, ví dụ như: case study, các bài viết kể chuyện, bài hướng dẫn, nêu quan điểm, và các bài phân tích số liệu…
Sau khi thu thập câu trả lời, chúng tôi nhận thấy có một điểm chung trong tất cả các ý tưởng được đưa ra: Hầu hết các ý tưởng đều rất chung chung.
Chúng tôi đã nhận được những ý tưởng bài viết kiểu như:
- “Làm thế nào để startup của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn” – ý tưởng cho một ứng dụng referral SaaS
- “Bạn chợt nhận ra doanh nghiệp của bạn cần một ứng dụng di động. Vậy bạn phải bắt đầu từ đâu?” – ý tưởng của một công ty phát triển ứng dụng.
- Ngay cả tôi cũng từng trở thành nạn nhân của những ý tưởng nội dung chung chung kiểu như vậy khi tôi soạn thảo một bài viết về cách “Làm thế nào để tạo nội dung có giá trị” cho blog này, và sếp đã nói với tôi rằng nội dung bài đăng quá rộng.
Tại sao đó là những ý tưởng tồi?
Nếu chỉ nhìn qua, những bài viết như trên trông có vẻ ổn về mặt ý tưởng. Chúng giải quyết được một vấn đề ở mức cơ bản. Chúng cũng thu hút được những độc giả đang quan tâm đến sản phẩm. Nhưng tất cả những ý tưởng này đều thiếu tính cụ thể. Và vấn đề chung của những ý tưởng nêu trên đó là: chúng không phù hợp với một bài blog. Những ý tưởng đó đủ rộng để làm chủ đề cho một trang blog trọn vẹn.Tôi sẽ giải thích rõ hơn như sau…
Về ý tưởng “Làm thế nào để startup của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn”
Có rất nhiều blog bàn luận về việc làm thế nào để doanh nghiệp của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn. Vậy nên làm sao có thể gói gọn tất cả những lời khuyên đó trong phạm vi một bài đăng? Nếu ai đó có ý định làm vậy, nhiều khả năng họ sẽ viết được nguyên một cuốn sách hướng dẫn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, chứ không còn là một bài blog đơn thuần. Việc xây dựng một bài viết với nội dung quá rộng về một chủ đề như vậy sẽ chỉ giúp bạn tạo ra những bài viết có chất lượng ở mức trung bình mà thôi.Về ý tưởng “Bạn chợt nhận ra doanh nghiệp của bạn cần một ứng dụng di động. Vậy bạn phải bắt đầu từ đâu?”
Bạn sẽ bắt đầu từ đâu để triển khai bài viết này? Bạn có nhắc đến việc xem xét những quyết định nào cần được đưa ra không? Bạn có nói đến câu chuyện của người dùng không? Bạn có bàn về vấn đề thiết kế không? Bạn có đề cập đến các yếu tố về ngân sách không? Có rất nhiều hướng khác nhau để triển khai bài viết này.Về ý tưởng cách “Làm thế nào để tạo nội dung có giá trị”
Đây không phải là một bài blog, mà là cả một trang blog. Những blogger chuyên nghiệp luôn dành riêng một chuyên mục để nói về chủ đề này. Nếu tôi cố gắng triển khai một bài viết theo chủ đề, rất có thể tôi sẽ thất bại thảm hại bởi vì có quá nhiều yếu tố cần được nhắc đến để biến phần nội dung trở nên có giá trị. Bài viết kiểu này sẽ viết như thế nào? Bạn sẽ tập trung vào hình thức, câu chuyện, tính mạch lạc, việc nghiên cứu khách hàng hay điều gì khác?Độc giả của bạn có thể nhận ra những ý tưởng chung chung ở ngay phần tiêu đề.
Bạn thử nghĩ xem…
Tiêu đề thường giống như một món hàng không có giá trị nếu nó gợi mở về một nội dung nhàm chán. Liệu bạn có cảm thấy đủ hấp dẫn để đọc toàn bộ nội dung của một bài viết có tiêu đề “Làm thế nào để xây dựng nội dung có giá trị” không?
Với tiêu đề như trên, bạn thậm chí có thể dự đoán những lời khuyên nhạt nhẽo mà bài viết đó đưa ra:
- Nó sẽ đưa ra một đoạn giới thiệu chung chung về lý do tại sao content marketing là chìa khóa của mọi thành công.
- Tiếp theo, nó bắt đầu triển khai vấn đề bằng việc nêu lên rằng content marketing rất khó, và tại sao bạn cần phải xây dựng nội dung có giá trị.
- Sau đó, nó sẽ đưa ra những quan điểm khiến chúng ta phải khiếp sợ: liệt kê 6 hoặc 7 cấp độ ý tưởng khiến cho nội dung trở nên có giá trị và minh họa bằng 1 đến 3 đoạn văn.
Lý do hàng đầu khiến cho các công ty thất bại trong việc tạo ra những bài viết chất lượng đó là các chủ đề không đủ cụ thể.
Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu cách biến những ý tưởng bài viết chung chung thành những ý tưởng cụ thể dễ nhận được sự đồng cảm từ độc giả hơn.
Thực hiện “Chiến lược cụ thể hóa nội dung” để nâng cấp những ý tưởng chung chung thành những ý tưởng nổi bật
Tôi sẽ bắt đầu bằng một ví dụ để giải thích cụ thể. Nếu tôi có ý tưởng viết về “hướng dẫn cách tìm và thuê content writer”, tôi sẽ không lấy ngay ý tưởng này làm chủ đề cho 1 bài viết, vì nó chưa đủ cụ thể. Tôi sẽ nghiên cứu chủ đề lớn “Tìm và Thuê content writer”, sau đó khám phá những vấn đề (pain point) trong suốt quá trình tìm và thuê ứng viên của những người đang trong tình huống đó.Ý tưởng lớn: Tìm và Thuê các blog writer.
Các vấn đề gặp phải:
- Quyết định xem nên thuê inhouse content writer, thuê một agency hay thuê người viết tự do.
- Tìm những người viết uy tín ở đâu và làm sao để đánh giá năng lực của họ.
- Cần phải trả công bao nhiêu cho một bài viết và làm thế nào để quản lý một nhóm người viết.
Hãy thử tưởng tượng nếu chúng tôi cố gắng nhồi nhét tất cả thông tin vào trong một bài viết thì sẽ như thế nào…Nó sẽ trở nên quá nặng nề và có lẽ không mang lại lợi ích gì cho người đọc.
Dưới đây là quy trình biến các bài viết chung chung thành các nội dung chất lượng cao
- Trước tiên, hãy hiểu rõ vấn đề của khách hàng. Đừng đoán mò. Nếu bạn không biết, hãy bắt tay vào nghiên cứu ngay.
- Tiếp theo, suy nghĩ về lý do tại sao một người tìm kiếm lời khuyên về chủ đề đó. Bạn có thể tận dụng công cụ tìm kiếm để biết mọi người đang có xu hướng tìm kiếm những nội dung gì, hoặc sử dụng các diễn đàn hỏi đáp như Quora.
- Cuối cùng, hãy liệt kê tất cả những lý do trên và triển khai thật chi tiết những bài viết về chúng. Nếu những lý do cụ thể này được chứng minh bằng kết quả khảo sát về lịch sử tìm kiếm trên Google của người dùng, hoặc bằng các cuộc hội thoại của họ thì càng tốt.
Trong suốt hơn 1 tuần, chúng tôi đã khai thác những gợi ý tìm kiếm để đưa ra được một danh sách chủ đề phù hợp nhất cho độc giả của công ty này. Sau khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi tìm ra câu hỏi “Vì sao tôi béo” là một từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Đây là một chủ đề có sức lay động mạnh mẽ đối với Sara bởi cô cũng từng trải qua cảm giác tương tự trước đây, và có lẽ đó cũng chính là từ khóa mà cô sử dụng để tìm kiếm những lời khuyên. Từ đó, chúng tôi cho rằng đây rất có thể là một chủ đề hay cho bài viết.
Và rồi Sara viết nó, bài viết rất tốt và có khả năng sẽ trở thành từ khóa được tìm kiếm được ưa chuộng nhất trong một khoảng thời gian dài bởi nó chất lượng hơn nhiều so với các bài viết khác trước đây. Nhưng khi tôi đọc bản nháp của bài viết “Vì sao tôi lại béo thế này?”, tôi nhận ra rằng mỗi một phần nội dung mà cô ấy viết đã có thể trở thành một bài viết độc lập rồi.
Có vô số những chủ đề hay trong cùng một bài viết dài này mà đa số độc giả của Sara quan tâm, chẳng hạn như:
- Làm thế nào để đối phó với những kẻ bắt nạt khi bạn có thân hình quá khổ.
- Chế độ giảm cân không giúp cải thiện thói quen ăn những thực phẩm không lành mạnh.
- Vấn đề của việc “nhịn ăn” (hay nói cách khác là bỏ đói bản thân).
- Khái niệm về trẻ con gầy yếu, người lớn béo phì – trẻ em có thể ăn bất cứ thứ gì chúng muốn.
- Các kênh truyền thông tác động đến sự tự tin của con người như thế nào.
- Tại sao bạn không nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng.
- Tại sao bạn không nên nghe những lời khuyên về dinh dưỡng từ mẹ của mình.
- Tại sao các tem nhãn thực phẩm lừa dối người tiêu dùng.
- Tại sao khoa học mới là lời khuyên về dinh dưỡng đúng đắn nhất.
Như vậy, việc áp dụng chiến lược cụ thể hoá nội dung đã mang lại nhiều lợi ích hơn gấp 3 lần so với thông thường:
- Bài viết dễ triển khai hơn. Thay vì viết một bài dài về chủ đề quá rộng với hàng tỉ góc nhìn có thể khai thác, giờ đây Sara đã có thể phân tích từng chủ đề nhỏ một và có thể diễn giải cực kỳ chi tiết.
- Bài viết dễ lay động đến nhiều độc giả hơn. Các chủ đề trực tiếp hướng đến một vấn đề, thách thức hoặc câu hỏi mà độc giả đang quan tâm. Nhờ vậy, bạn có thể xây dựng một sự kết nối sâu hơn với người đọc khi họ có thể liên hệ đến những điều cụ thể.
- Bài viết sẽ dễ đem đi quảng bá hơn. Giờ đây Sara hoàn toàn có thể tham gia vào các nhóm về dinh dưỡng, khoa học thực phẩm, v.v… và chia sẻ các bài viết của mình trong các nhóm đó. Nếu như không triển khai bài viết theo hướng cụ thể, các nhóm trên sẽ không giúp ích được gì nhiều cho việc quảng bá nội dung của cô ấy.
- Bài viết sẽ được xếp hạng cao hơn với những từ khoá tìm kiếm dài. Khi mọi người được hỏi họ thường tìm kiếm lời khuyên về chủ đề này ở đâu, nhiều người trả lời rằng họ tìm trên Google. Bằng cách bám vào từng vấn đề mà độc giả gặp phải, sau đó triển khai những bài viết chi tiết về từng chủ đề cụ thể, những nội dung mà cô ấy tạo sẽ có khả năng trùng khớp với những câu hỏi thường gặp của độc giả cao hơn.
Ok giờ tới lượt bạn, trước khi viết bài tiếp theo, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn cụ thể hơn.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi viết bài viết tiếp theo…
Liệu nó đã đủ cụ thể chưa? Hay bạn còn có thể chia nhỏ ý tưởng của bài viết thành nhiều bài viết khác nữa? Nếu bài viết của bạn chưa đủ cụ thể, bạn sẽ đứng trước nguy cơ tạo ra những nội dung mơ hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét