THÓI QUEN MỚI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG BỊ CÁCH LY TẠI NHÀ TRONG ĐẠI DỊCH

Vào thế kỉ thứ 19, nhà ngoại giao Klemens von Metternich đã viết: “Khi Pháp hắt hơi, cả Châu Âu cảm lạnh”. Thế kỉ thứ 20, câu nói đó chuyển thành: “Khi Mỹ hắt hơi, cả thế giới cảm lạnh”. Thật bất ngờ, vào thế kỉ thứ 21, dưới làn sóng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, câu nói này giờ đã trở thành: “Khi Trung Quốc hắt hơi, cả thế giới cảm lạnh”.

Ảnh hưởng của Covid-19 đang có tác động sâu rộng, đại dịch này không những ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn làm thay đổi hành vi người tiêu dùng tại Trung Quốc, Châu Á Thái Bình Dương, và trên toàn thế giới. Thời gian cách ly kéo dài sẽ dẫn tới những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, những thói quen mới sinh ra ở thời gian này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới cách tiêu thụ sản phẩm tại Trung Quốc và cả các nước Châu Á – Thái bình Dương hậu đại dịch. Vậy những thay đổi đó có thể là gì?
 

Điều gì xảy ra khi người tiêu dùng bị cách ly tại nhà bởi đại dịch?


Nhịp sống trở nên chậm lại. Những thói quen mới hình thành. Làm việc tại nhà trở nên cần thiết. Việc phải lập kế hoạch mua sắm làm thay đổi checklist mua sắm hàng ngày. Các cặp vợ chồng có thể phải ở cùng một không gian từ ngày này qua ngày khác. Người già, trước đây còn dè dặt khi mua hàng online, bây giờ phải sử dụng các ứng dụng và mạng xã hội để mua sắm.


Phải làm gì với thời gian rảnh ở nhà? Giới trung lưu ở Trung Quốc đang có niềm vui mới từ việc tự làm việc nhà, họ có thời gian để dọn dẹp từng góc bỏ quên trước đó, hoặc thay đổi nội thất để thử một bố cục mới. Vệ sinh nhà cửa nằm trong top các việc cần làm, mở ra nhiều cơ hội cho những sản phẩm vệ sinh – làm sạch. Người tiêu dùng có thể sẽ dành nhiều thời gian hơn cho sức khoẻ và thói quen làm đẹp của mình.

Cuộc sống có nhiều thời gian hơn khiến mọi người có xu hướng tìm kiếm và đọc những thông tin dài, hoặc đọc sách, họ cũng thích làm công việc thủ công như vẽ, chơi puzzle, games… Việc sống chậm lại khiến người tiêu dùng tìm kiếm những trải nghiệm ý nghĩa hơn thay vì chỉ tích luỹ của cải vật chất.

Khi mua sắm bị hạn chế, các gia đình ở Trung Quốc có niềm vui mới trong việc nấu ăn ở nhà, trong việc sáng tạo những món ăn mới từ đồ có sẵn trong tủ lạnh. Các video nấu ăn giúp họ khám phá những công thức mới, các cách rửa bát kiểu mới,… Trong khoảng thời gian này có thể họ sẽ để ý đến chuyện chăm sóc gia đình nhiều hơn. 

Vậy còn việc tiết kiệm hơn? Nấu ăn ở nhà nhiều hơn khiến người dùng sử dụng triệt để những gì họ đang có, dẫn đến việc ít lãng phí hơn. Có ít bữa ăn giao hàng tận nhà, và ít bao bì bị bỏ đi hơn. Khách hàng ít đi tới trung tâm mua sắm dẫn đến sự ảm đạm của ngành thời trang nhanh (fast-fashion), các giá trị văn hoá cũ bắt đầu quay trở lại. 

Những thói quen mới hình thành trong đại dịch vẫn sẽ tồn tại sau đại dịch, bởi các thương hiệu sẽ thích nghi với thói quen mới của người tiêu dùng!

Trong chiến tranh, đội quân chiến thắng là đội quân giữ vững chiến lược nhưng biết linh hoạt điều chỉnh chiến thuật sao cho phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh. Các thương hiệu cũng vậy, muốn chiến thắng trong thời điểm này, cần có những đổi mới trong hướng tiếp cận khách hàng tuỳ theo thay đổi của thị trường.

Trong thời điểm này, khi người tiêu dùng có nhiều thời gian hơn, kết hợp với công nghệ phát triển, combo này tạo ra những lợi ích mới cho cả người tiêu dùng và thương hiệu. 

Đây là những gì đang xảy ra ở Trung Quốc: 
  • Đầu bếp hướng dẫn nấu ăn qua live-stream trong bếp nhà hàng
  • Huấn luyện viên gym tổ chức lớp học bằng cách live-stream
  • Các DJ club live-stream các buổi DJ mô phỏng
  • Các công ty bất động sản cung cấp các tour tham quan căn hộ bằng cách live stream
  • Các bộ phim mất phí live-stream trong khi các rạp chiếu phim vẫn đóng cửa
  • Nghệ sĩ biểu diễn live-stream từ nhà
  • Nông dân live-stream quy trình sản xuất trên đồng ruộng để bán hàng
  • Đại lý ô tô live-stream nội thất của những chiếc xe sang trọng
  • Nhân viên bán lẻ tạm thời bán hàng online qua việc live-stream trên mạng xã hội.
Từ những ví dụ về đổi-mới-trong-khủng-hoảng trên, chúng ta có thể rút ra được bài học rằng: bằng cách này hay cách khác, doanh nghiệp vẫn có thể kết nối với người tiêu dùng thông qua các nền tảng online. 


Quan trọng hơn, nếu các doanh nghiệp đổi mới để thoả mãn nhu cầu khách hàng, thì những đổi mới đó vẫn sẽ sử dụng được lâu dài, dù trong hay sau đại dịch. Con người vẫn cần ăn, ngủ, làm việc và làm mọi thứ họ thường làm, nền kinh tế ở Châu Á -Thái Bình Dương sẽ lại phát triển từ khủng hoảng COVID-19. Khi Trung Quốc bắt đầu khởi động lại kinh tế và chuỗi cung ứng, chúng ta sẽ chứng kiến ​​sự tái cơ cấu các ngành công nghiệp dựa trên các hành vi tiêu dùng mới. 
Khủng hoảng tài chính năm 1997 đã khai sinh ra nền kinh tế online, với cuộc Cách Mạng Internet, còn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 kết hợp với cuộc cách mạng mobile đã sinh ra một thế hệ người dùng mobile toàn cầu. Vậy xu hướng nào sẽ đi cùng cuộc khủng hoảng do Coranavirus gây ra năm 2019? Liệu chúng ta có dần trở thành một thế hệ quen thuộc với làm việc từ xa, telemedicine, online classes, hay non-face-to-face business?

Thời gian này chính là lúc bạn cần suy nghĩ và chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn sử dụng không tốt thời điểm này, nền kinh tế hậu Corona có thể sẽ trở thành nỗi kinh hoàng với bạn. Tuy nhiên, nếu biết tối ưu hoá thời gian này, cuộc khủng hoảng này có thể là một cơ hội vô cùng lớn. Be smart and be courageous!
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99