• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

THÓI QUEN MỚI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG BỊ CÁCH LY TẠI NHÀ TRONG ĐẠI DỊCH

Vào thế kỉ thứ 19, nhà ngoại giao Klemens von Metternich đã viết: “Khi Pháp hắt hơi, cả Châu Âu cảm lạnh”. Thế kỉ thứ 20, câu nói đó chuyển thành: “Khi Mỹ hắt hơi, cả thế giới cảm lạnh”. Thật bất ngờ, vào thế kỉ thứ 21, dưới làn sóng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, câu nói này giờ đã trở thành: “Khi Trung Quốc hắt hơi, cả thế giới cảm lạnh”.

Ảnh hưởng của Covid-19 đang có tác động sâu rộng, đại dịch này không những ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn làm thay đổi hành vi người tiêu dùng tại Trung Quốc, Châu Á Thái Bình Dương, và trên toàn thế giới. Thời gian cách ly kéo dài sẽ dẫn tới những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, những thói quen mới sinh ra ở thời gian này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới cách tiêu thụ sản phẩm tại Trung Quốc và cả các nước Châu Á – Thái bình Dương hậu đại dịch. Vậy những thay đổi đó có thể là gì?
 

Điều gì xảy ra khi người tiêu dùng bị cách ly tại nhà bởi đại dịch?


Nhịp sống trở nên chậm lại. Những thói quen mới hình thành. Làm việc tại nhà trở nên cần thiết. Việc phải lập kế hoạch mua sắm làm thay đổi checklist mua sắm hàng ngày. Các cặp vợ chồng có thể phải ở cùng một không gian từ ngày này qua ngày khác. Người già, trước đây còn dè dặt khi mua hàng online, bây giờ phải sử dụng các ứng dụng và mạng xã hội để mua sắm.


Phải làm gì với thời gian rảnh ở nhà? Giới trung lưu ở Trung Quốc đang có niềm vui mới từ việc tự làm việc nhà, họ có thời gian để dọn dẹp từng góc bỏ quên trước đó, hoặc thay đổi nội thất để thử một bố cục mới. Vệ sinh nhà cửa nằm trong top các việc cần làm, mở ra nhiều cơ hội cho những sản phẩm vệ sinh – làm sạch. Người tiêu dùng có thể sẽ dành nhiều thời gian hơn cho sức khoẻ và thói quen làm đẹp của mình.

Cuộc sống có nhiều thời gian hơn khiến mọi người có xu hướng tìm kiếm và đọc những thông tin dài, hoặc đọc sách, họ cũng thích làm công việc thủ công như vẽ, chơi puzzle, games… Việc sống chậm lại khiến người tiêu dùng tìm kiếm những trải nghiệm ý nghĩa hơn thay vì chỉ tích luỹ của cải vật chất.

Khi mua sắm bị hạn chế, các gia đình ở Trung Quốc có niềm vui mới trong việc nấu ăn ở nhà, trong việc sáng tạo những món ăn mới từ đồ có sẵn trong tủ lạnh. Các video nấu ăn giúp họ khám phá những công thức mới, các cách rửa bát kiểu mới,… Trong khoảng thời gian này có thể họ sẽ để ý đến chuyện chăm sóc gia đình nhiều hơn. 

Vậy còn việc tiết kiệm hơn? Nấu ăn ở nhà nhiều hơn khiến người dùng sử dụng triệt để những gì họ đang có, dẫn đến việc ít lãng phí hơn. Có ít bữa ăn giao hàng tận nhà, và ít bao bì bị bỏ đi hơn. Khách hàng ít đi tới trung tâm mua sắm dẫn đến sự ảm đạm của ngành thời trang nhanh (fast-fashion), các giá trị văn hoá cũ bắt đầu quay trở lại. 

Những thói quen mới hình thành trong đại dịch vẫn sẽ tồn tại sau đại dịch, bởi các thương hiệu sẽ thích nghi với thói quen mới của người tiêu dùng!

Trong chiến tranh, đội quân chiến thắng là đội quân giữ vững chiến lược nhưng biết linh hoạt điều chỉnh chiến thuật sao cho phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh. Các thương hiệu cũng vậy, muốn chiến thắng trong thời điểm này, cần có những đổi mới trong hướng tiếp cận khách hàng tuỳ theo thay đổi của thị trường.

Trong thời điểm này, khi người tiêu dùng có nhiều thời gian hơn, kết hợp với công nghệ phát triển, combo này tạo ra những lợi ích mới cho cả người tiêu dùng và thương hiệu. 

Đây là những gì đang xảy ra ở Trung Quốc: 
  • Đầu bếp hướng dẫn nấu ăn qua live-stream trong bếp nhà hàng
  • Huấn luyện viên gym tổ chức lớp học bằng cách live-stream
  • Các DJ club live-stream các buổi DJ mô phỏng
  • Các công ty bất động sản cung cấp các tour tham quan căn hộ bằng cách live stream
  • Các bộ phim mất phí live-stream trong khi các rạp chiếu phim vẫn đóng cửa
  • Nghệ sĩ biểu diễn live-stream từ nhà
  • Nông dân live-stream quy trình sản xuất trên đồng ruộng để bán hàng
  • Đại lý ô tô live-stream nội thất của những chiếc xe sang trọng
  • Nhân viên bán lẻ tạm thời bán hàng online qua việc live-stream trên mạng xã hội.
Từ những ví dụ về đổi-mới-trong-khủng-hoảng trên, chúng ta có thể rút ra được bài học rằng: bằng cách này hay cách khác, doanh nghiệp vẫn có thể kết nối với người tiêu dùng thông qua các nền tảng online. 


Quan trọng hơn, nếu các doanh nghiệp đổi mới để thoả mãn nhu cầu khách hàng, thì những đổi mới đó vẫn sẽ sử dụng được lâu dài, dù trong hay sau đại dịch. Con người vẫn cần ăn, ngủ, làm việc và làm mọi thứ họ thường làm, nền kinh tế ở Châu Á -Thái Bình Dương sẽ lại phát triển từ khủng hoảng COVID-19. Khi Trung Quốc bắt đầu khởi động lại kinh tế và chuỗi cung ứng, chúng ta sẽ chứng kiến ​​sự tái cơ cấu các ngành công nghiệp dựa trên các hành vi tiêu dùng mới. 
Khủng hoảng tài chính năm 1997 đã khai sinh ra nền kinh tế online, với cuộc Cách Mạng Internet, còn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 kết hợp với cuộc cách mạng mobile đã sinh ra một thế hệ người dùng mobile toàn cầu. Vậy xu hướng nào sẽ đi cùng cuộc khủng hoảng do Coranavirus gây ra năm 2019? Liệu chúng ta có dần trở thành một thế hệ quen thuộc với làm việc từ xa, telemedicine, online classes, hay non-face-to-face business?

Thời gian này chính là lúc bạn cần suy nghĩ và chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn sử dụng không tốt thời điểm này, nền kinh tế hậu Corona có thể sẽ trở thành nỗi kinh hoàng với bạn. Tuy nhiên, nếu biết tối ưu hoá thời gian này, cuộc khủng hoảng này có thể là một cơ hội vô cùng lớn. Be smart and be courageous!
Share:

MICRO MOMENTS - KHI MARKETING LEN LỎI VÀO TỪNG KHOẢNH KHẮC CUỘC SỐNG

Quan tâm đến xu hướng tìm kiếm micro moment và cách làm thế nào để tác động đến người mua sắm là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của marketer.

Chúng ta sống trong thế giới của vô vàn sự lựa chọn với rất nhiều thương hiệu, một triệu lẻ một cách để hoàn thành công việc. Và trong bối cảnh đó, ta rất cần những lời khuyên, gợi ý để tham khảo (trong đó có vai trò của các công cụ tìm kiếm).
Phó chủ tịch Marketing của Google tại châu Mỹ – bà Lisa Gevelber nói: Điện thoại di động đã thực sự  thay đổi mọi thứ.  Mọi người đang sử dụng công cụ tìm kiếm cho mọi thứ, mọi quyết định: từ việc lựa chọn công ty tài chính nào để vay tiền, hay đến cả mua 1 cái bàn chải đánh răng họ cũng dùng công cụ tìm kiếm để hỗ trợ tham khảo thông tin.

Khi quyết định mua 1 món đồ giá trị lớn, hoặc phải đưa ra 1 quyết định quan trọng, ví dụ như chọn mua tủ lạnh, chọn nghề để theo, tìm hiểu việc vay 1 khoản tiền từ các công ty cho vay tài chính, chọn nghề nghiệp để theo đuổi… chúng ta thường tham khảo lời khuyên từ bạn bè và gia đình, … và còn cả nguồn thông tin vô tận trên internet nhờ thời đại Digital.


Điện thoại di động đã thay đổi mọi thứ. Với việc truy cập thông tin không giới hạn mọi lúc mọi nơi, mọi thứ đều trong tầm tay, chúng ta đã quen với việc dùng thiết bị để có lời khuyên nhanh chóng & hữu ích, với nhiều chủ đề khác nhau.

Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng ngày nay có xu hướng cân nhắc kỹ mọi thứ, từ sản phẩm cần cân nhắc kỹ (ô tô, xe máy, tủ lạnh..) cho đến các mặt hàng có tính “xem xét thấp” (nước rửa bát, tất chân, bàn chải đánh răng…), vì vậy các Marketer càng có cơ hội tác động đến hành vi người tiêu dùng bằng cách đánh vào sự tò mò, hiếu kỳ và tận dụng tâm lý cần tham khảo lời khuyên

Với khách hàng – Không có quyết định nào là quá nhỏ đến mức không cần cân nhắc.

Không ai muốn mua một loại kem đắp mặt, hay 1 cái ô rẻ tiền chóng hỏng. Ngày nay, bất kể vấn đề gì mà chúng ta cần cân nhắc trước khi mua, cho dù là giá cả, mẫu mã hay chất lượng thì chúng ta đều có xu hướng sử dụng điện thoại di động để tìm hiểu trước – để có đủ thông tin tham khảo, và yên tâm là mình có lựa chọn đúng đắn.
Trong dữ liệu tìm kiếm của google: Mức độ tìm kiếm từ khóa “tốt nhất” không những đã tăng hơn 80% trong 2 năm gần đây, mà số liệu còn cho thấy: tìm kiếm “tốt nhất” đã tăng trưởng cao hơn trong số các sản phẩm có tính “xem xét thấp” so với sản phẩm cần “cân nhắc cao.
Lấy ví dụ về một sản phẩm bạn sử dụng hàng ngày: bàn chải đánh răng – (ai cũng nghĩ cần gì phải xem xét). Có thể bạn không cần cân nhắc nhiều, nhưng có nhiều người làm điều đó. Tìm kiếm trên di động cho từ khóa “bàn chải đánh răng tốt nhất” đã tăng hơn 100% trong 2 năm qua.

Và đây không phải là một xu hướng chỉ có ở vấn đề vệ sinh răng miệng. Một số danh mục khác cho thấy việc phổ biến của việc tìm kiếm “tốt nhất” trên thiết bị di động bao gồm:
  • Ô dù tốt nhất (trên 140%)
  • Phụ kiện du lịch tốt nhất (trên 110%)
  • Chất khử mùi tốt nhất (trên 60%)


Đây là một sự thay đổi thực sự thú vị nếu bạn là 1 marketer làm việc trong lĩnh vực danh mục có tính “xem xét thấp”. Giờ đây, bạn có thể tái tạo lại vai trò Marketing của mình trong việc giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định.

Có lời khuyên nào phù hợp cho tất cả mọi trường hợp?


Khi tìm kiếm lời khuyên từ nguồn khác – có thể bạn sẽ không nhận được những gì mình mong muốn. Tuy nhiên, may mắn thay, với công cụ tìm kiếm, mọi người có thể tìm được lời khuyên cụ thể thực sự và có thể yên tâm rằng họ có thể nhận được thông tin hữu ích.

Lấy ví dụ như việc mua giày.

Mọi người muốn tìm hiểu về những điều tốt nhất – và theo một số cách rất riêng tư và cụ thể. Dưới đây chỉ là một mẫu tìm kiếm cụ thể trên thiết bị di động:
  • Giày chạy bộ tốt nhất
  • Giày tốt nhất cho y tá
  • Giày chạy bộ đường dài tốt nhất
  • Giày tốt nhất cho người bị nẻ gót chân
Tính chất của việc tìm kiếm lời khuyên nhiều khi mang tính cá nhân và liên quan đến lối sống hơn.

Ví dụ,

chúng tôi đã thấy tỷ lệ tăng trưởng lớn trên thiết bị di động cho cả “sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa tốt nhất” và “thói quen chăm sóc da tốt nhất chỉ cần 30 giây” – những điều mà mọi người trước đây hiếm khi tìm kiếm. Khám phá dữ liệu tìm kiếm trong danh mục bạn quan tâm và hiểu được, điều mà mọi người muốn biết là gì sẽ giúp bạn có được cách làm để đạt được mục tiêu marketing của mình.

Trải nghiệm khách hàng là trọng tâm và không thể thay thế


Chúng ta thường quay sang nhờ người khác giúp mình đưa ra quyết định mặc dù có sự trợ giúp của công cụ tìm kiếm.


ví dụ,

ta thường tận dụng kiến ​​thức chuyên môn & hiểu biết của những người khác bằng cách tìm kiếm các đánh giá và xếp hạng sản phẩm, ảnh và blog, người review, kols … . để có những trải nghiệm của người khác giúp ta dễ lựa chọn hơn. Chúng ta muốn biết được cả điểm tốt và chưa tốt của sản phẩm thông qua trải nghiệm của những người khác.

Việc tìm kiếm đánh giá sản phẩm đang ngày càng phổ biến trong những năm qua. Đặc biệt, trong hai năm qua, tìm kiếm trên thiết bị di động với “đánh giá sản phẩm” đã tăng hơn 35%.

Không chỉ vậy, mọi người đang ngày càng chuyển sang video trên thiết bị di động để xem tận mắt đánh giá. Trở lại với câu chuyện về bàn chải đánh răng. Có phải mọi người đang tìm kiếm đánh giá ngay cả đối với mặt hàng cơ bản đó không? Chắc chắn rồi. Tìm kiếm trên thiết bị di động cho “đánh giá bàn chải đánh răng” đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua.

Làm cho thương hiệu của bạn trở thành chuyên gia


Nghiên cứu của Google cho thấy rằng mọi người đang chuyển sang thiết bị di động và chủ động tìm kiếm lời khuyên trên tất cả danh mục, ngay cả đối với những vấn đề nhỏ nhặt.


Bằng cách làm cho thương hiệu của bạn dễ dàng để tìm thấy (SEO, ADWORDs, Social) và tin cậy như chuyên gia (uy tín thương hiệu-brand). Lúc người tiêu dùng đang cần được hướng dẫn, bạn có thể đảm bảo bạn ở đó với lời khuyên phù hợp bất cứ khi nào mọi người cần bạn. Mang đến cho họ thông tin và mẹo thực sự hữu ích, từ đó có thể nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng.


Đừng quên 1 số liệu rất quan trọng này: 48% người dùng điện thoại thông minh sẽ mua từ các công ty cung cấp nội dung video chứa các thông tin hướng dẫn liên quan đến sản phẩm.

Lời kết

Micro Moment – hành vi tìm kiếm tức thời thực sự là một “xu hướng tìm kiếm” đầy tiềm năng – marketer hay cố gắng nắm bắt để cuối cùng tạo ra “trải nghiệm tuyệt vời” nhất cho khác hàng.
Share:

CÁCH LIÊN HỆ CẤP TỐC FACEBOOK ĐỂ "CẦU CỨU" KHI GẶP SỰ CỐ

Khi sử dụng Facebook, chắc hẳn không ít lần bạn gặp phải vấn đề cần sự support của Facebook. Thế nhưng, bạn lại không biết làm cách nào để liên hệ với họ. Đặc biệt đối với người làm marketing thì Facebook không chỉ đơn thuần là tài khoản cá nhân, nó còn là tài khoản quảng cáo và liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh của bạn.

1. Liên hệ Facebook trong các trường hợp khẩn cấp

Facebook cá nhân bị xóa/khóa


Đây là vấn đề hệ trọng đầu tiên.

Nếu gặp tình huống này, các bạn liên hệ Facebook theo các form sau:

Fanpage bị xóa/khóa


Khi fanpage của các bạn gặp sự cố, hãy liên hệ facebook qua các kênh sau:

2. Liên hệ Facebook khi tài khoản quảng cáo (Facebook Ads) gặp vấn đề


Bạn liên hệ FB theo các mẫu sau nhé:


3. Liên hệ Facebook khi tài khoản bị HACK


Khi tình hình chơi các app nhảm, hoặc dịch vụ trao đổi like/comment... còn nhan nhãn, thì chuyện facebook của bạn bị hack chẳng có gì lạ cả.

Trước khi biết cách liên hệ FB, bạn cần xem xét thử xem liệu tài khoản của bạn có bị hack hay không.

Nhiều khi bạn đang bị hack mà không biết đấy!

Kiểm tra ngay các dấu hiệu sau nhé:
  • Email bị đổi
  • Ngày sinh nhật bị đổi
  • Tên bị đổi
  • Tự động gửi lời mời kết bạn đến người lạ (cái này các bạn trao đổi comment/like bị hoài nè)
  • Tự động inbox (cái này mấy bạn bị hack và inbox nạp card điện thoại hay bị)
  • Tự động like/comment các post lạ
  • Tự động viết status
  • Vào Nhật ký hoạt động và xem có dấu hiệu nào bất thường nữa không (Bạn gõ link facebook của bạn và /allactivity để vào. Ví dụ, link facebook của bạn là facebook.com/tuilatui thì link nhật ký hoạt động là facebook.com/tuilatui/allactivity)
Nếu bạn bị 1 trong các dấu hiệu trên, nghĩa là 101% bạn bị hack rồi.

Đầu tiên, hãy đổi mật khẩu facebook ngay lập tức.

Tiếp theo, vào ngay link sau để thông báo cho facebook: http://www.facebook.com/hacked
Nhớ kỹ, đừng để mất bò mới lo làm chuồng.
Tuyệt đối không chơi các app nhảm và tham gia các dịch vụ trao đổi like/comment..., tức là bạn đã phòng ngừa 95% rủi ro bị hack rồi.​

4. Liên hệ Facebook khi không đăng nhập được


Đây cũng là vấn đề các bạn thường xuyên gặp phải.

Phần lớn nguyên nhân là do bạn quên mật khẩu.

Nhưng cũng có nhiều khi, lỗi xuất phát từ vấn đề bảo mật của FB.

Nếu bạn không thể đăng nhập FB, hãy liên hệ theo các biểu mẫu dưới đây:


5. Liên hệ Facebook khi gặp các vấn đề khác


Chúc các bạn thành công!
Share:

CHIẾN LƯỢC STP LÀ GÌ? ÁP DỤNG STP TRONG MARKETING DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Đa phần các công ty không thể nào có thể phục vụ được tất cả mọi đối tượng khách hàng cũng như không thể đáp ứng, thỏa mãn hết nhu cầu của họ. Vậy nên các công ty luôn chọn cho mình một phân khúc khách hàng để chăm sóc và phục vụ họ một cách tốt nhất thông qua những chiến lược Marketing riêng của công ty. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu chiến lược STP là gì và quá trình này diễn ra như thế nào?

Chiến lược STP là gì?

STP là viết tắt của cụm từ Segmentation (Phân khúc thị trường), Targeting (Lựa chọn thị trường theo mục tiêu) và Positioning (Định vị sản phẩm trên thị trường). 

1. Phân khúc thị trường (Segmentation)

Thị trường luôn có đa dạng nhiều khách hàng khác nhau và một công ty không thể đáp ứng được hết nhu cầu của tất cả mọi đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, các chuyên gia Marketing trong công ty phải xác định xem “đánh” vào phân khúc nào sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất cũng như thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất từ đó dễ dàng đưa ra được chiến lược Marketing hiệu quả.


Tùy vào mỗi phân khúc khác nhau, công ty sẽ đưa ra các chiến lược marketing để phù hợp với phân khúc đó. Ta có thể phân khúc thị trường theo:

  • Phân khúc thị trường theo địa lý
  • Phân khúc thị trường nhân khẩu học -xã hội học
  • Phân khúc thị trường theo hành vi người tiêu dùng
  • Phân khúc theo đặc điểm tâm lý
Phân khúc thị trường giúp các công ty, doanh nghiệp có thể phân bố hiệu quả nguồn lực để tập trung đầu tư vào thế mạnh, năng lực lõi để tăng lợi thế cạnh tranh.


Dựa trên độ nhạy cảm thị trường và thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng, từ những ngày đầu hoạt động vào thị trường Việt Nam, OPPO hiểu phân khúc 3-6 triệu đồng là đại diện phản ánh lớn nhất sức tiêu thụ của thị trường. Chính vì vậy, nhãn hàng tập trung phát triển sản phẩm mạnh hướng vào phân khúc tầm trung để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt.

2. Lựa chọn thị trường mục tiêu (Targeting)

Sau khi xác định được phân khúc thị trường đầu tư và nguồn lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu. Xác định thị trường mục tiêu bao gồm việc đánh giá sự hấp dẫn của mỗi phân khúc thị trường và chọn lựa một hay nhiều thị trường để thâm nhập. Doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường mục tiêu của mình hợp lý để đề ra các chiến lược marketing phù hợp với thị trường lựa chọn.  


Với những doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh cùng đội ngũ nhân lực dồi dào nên hướng tới lựa chọn thị trường Mass Marketing (Marketing đại trà) để phục vụ tối đa nhưng với doanh nghiệp có nguồn tài chính và nhân lực hạn hẹp nên sử dụng Individuals Marketing (Marketing cá nhân) để phục vụ thị trường này với giá cao.


Ví dụ: Starbucks Coffee chủ yếu đánh vào thị trường khách hàng là nhân viên văn phòng, những người có thu nhập cao nên vị trí của Starbucks luôn nằm ở các vị trí trung tâm đắc địa, tòa nhà các công ty lớn (thường là tầng trệt) để tiếp cận khách hàng tốt nhất. Trong khi đó Gemini Coffee lại đánh vào phân khúc cafe cho khách hàng tầm trung, trẻ, có thu nhập trung bình, với triết lý đồ uống “ngon-bổ-rẻ”.

3. Định vị sản phẩm trên thị trường (Positioning)

Sau khi đã quyết định thâm nhập vào thị trường nào, công ty cần phải tạo ra sự khác biệt về sản phẩm của mình so với những sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, định vị trong tâm trí người tiêu dùng. 


Để thành công, doanh nghiệp luôn cần có phương thức chào hàng, giới thiệu sản phẩm khác biệt, độc đáo và trong Marketing gọi là “định vị sản phẩm”. Định vị thương hiệu sản phẩm trên thị trường giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi cho mình. Thêm vào đó còn giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật trong thế giới Marketing Mix ngày nay, tạo lợi thế và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Định vị sản phẩm có thể dựa vào các chiến lược sau: định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính của sản phẩm; dựa vào giá trị (lợi ích) của sản phẩm đem lại cho khách hàng; dựa vào đối tượng khách hàng; định vị so sánh.

Vai trò của chiến lược STP trong doanh nghiệp

Nếu sản phẩm công ty bạn tầm trung, không có gì độc đáo, khác biệt so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì rất khó để đưa sản phẩm của bạn thâm nhập sâu vào thị trường. Vậy nên mỗi công ty cần phải xác định cho mình một chiến lược STP thích hợp để có thể đưa ra chiến lược Marketing chính xác và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, lôi kéo khách hàng về công ty của mình tạo lợi nhuận cao nhất có thể.
Share:

30 TIPS VIẾT TIÊU ĐỀ CUỐN HÚT THÔI MIÊN MỌI KHÁCH HÀNG

Viết tiêu đề hiệu quả chính là một mỏ neo để toàn bộ bài viết nương theo. Nó tóm tắt mọi điều ta muốn nói, duy trì nhiệt huyết và gây tò mò cho người đọc. Ta cũng có thể thay đổi tiêu đề trong quá trình viết, nhưng tôi luôn bắt đầu bằng một tiêu đề để toàn bộ công việc được khởi động và phát triển tiếp.


30 Kỹ thuật viết tiêu đề sau đây đều quý hơn vàng. Nó sẽ giúp bạn viết tiêu đề dễ như ăn cháo.

Bạn sẽ cần 1 tiêu đề chính cho bài viết quảng cáo, thư hay bài viết website của bạn. Nhưng bạn cũng sẽ cần nhiều tiêu đề phụ xuyên suốt bài viết. Các tiêu đề phụ giúp truyền tải thông điệp của bạn, duy trì hứng thú của người đọc và xây dựng niềm khao khát của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Độc giả được chia thành 3 nhóm: nhóm người đọc từng chữ một, nhóm đọc lướt và nhóm “nhảy cóc”. Bạn cần các tiêu đề phụ là để truyền tải thông điệp đến đủ cả ba đối tượng. Do vậy, khi đã sơ lược qua các tuyệt chiêu viết tiêu đề sau đây, bạn có thể thoải mái tạo ra thật nhiều tiêu đề cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn có thể sẽ cần toàn bộ ba mươi cách để viết.

Tiêu đề có quyền năng đưa bài viết của bạn lên thiên đường hoặc xuống địa ngục. Thiên tài viết quảng cáo John Caples từng nói rằng “một tiêu đề hay có thể giúp tăng doanh số 19 lần cho cùng một mẩu quảng cáo”. Còn James Webb – người có công khai phá lĩnh vực quảng cáo – thì phát biểu rằng “một tiêu đề xuất sắc có thể mang lại số lượng phản hồi và doanh số bán hàng nhiều hơn 50%”. Quái kiệt viết quảng cáo David Ogilvy thì bảo rằng “số người chỉ đọc tiêu đề nhiều gấp năm lần số người đọc toàn bộ bài viết”. Còn Claude Hopkins – một trong những chuyên gia viết quảng cáo vĩ đại nhất trong lĩnh sử, với cuốn sách “Khoa học Quảng cáo“ – nhấn mạnh rằng “Chúng ta luôn chọn những gì mình muốn đọc thông qua tiêu đề”.

Thông thường thì tiêu đề chính là tất cả những gì độc giả sẽ lướt qua – vâng, chỉ là lướt qua – trước khi họ giở nhanh những nội dung còn lại. Trung bình, mỗi người thường chỉ dành “4 giây” để đọc một trang báo! Nếu tiêu đề của bạn không thể khiến độc giả dừng lại, nghĩa là bạn vừa đánh mất họ cũng như đánh mất một thương vụ mua bán!

Đây là 30 cách viết tiêu đề chắc chắn sẽ giúp bạn sáng tạo ra những ngôn từ thôi miên hoặc cải thiện những tiêu đề bình thường.

1. Sử dụng những từ khóa mở đầu hiệu quả

Cuối cùng!
Xin giới thiệu!
Mới!

Hãy lưu ý đến tính chất đưa tin và khơi gợi sự hào hứng của những từ ngữ trên. “Mới” là một từ có khả năng thu hút mạnh. Theo nguyên tắc, bạn chỉ nên dùng từ “mới” với sản phẩm được tạo ra hoặc cải tiến trong vòng 6 tháng trước đó. Nếu sản phẩm bạn mới phát minh thì hãy mạnh dạn cho cả thế giới biết điều đó.

2. Giới hạn đối tượng khách hàng

Thợ sửa ống nước!
Các bà nội trợ!
Chân bị đau?

Loại tiêu đề này sẽ giúp mời gọi đối tượng khách hàng bạn nhắm đến. Nếu đang bán một cuốn sách dành cho luật sư, bạn có thể mở đầu bằng câu “Hãy chú ý, hỡi các luật sư!” Bằng cách này, thông điệp của bạn sẽ được tiếp nhận bởi những khách hàng bạn cần.

3. Hứa hẹn một lợi ích

Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!
Mua một tặng một!
Phương pháp mới để kiếm được việc làm chỉ trong 2 ngày!

Lợi ích chính là lý do để mọi người mua hàng. Chẳng hạn như với sản phẩm là cà phê không chứa chất caffeine, việc không chứa caffeine chỉ là đặc tính của sản phẩm; lợi ích chính của sản phẩm này chính là giúp bạn dễ ngủ hơn. Khi một người bị đau lưng, điều họ cần không phải là những viên thuốc mà làm thế nào để hết đau. “Bạn sẽ hết đau lưng trong vòng 10 phút!” cho người đọc biết rằng có một cách trị đau lưng hiệu quả. Chúng ta bán sự giảm đau chứ không bán cách phòng ngừa. Khi bạn nói lên được điều mà khách hàng muốn hoặc cần, bạn sẽ lôi kéo được họ ngay lập tức.


4. Viết tiêu đề dưới dạng tin sốt dẻo

Giải pháp đột phá để chống trộm ô tô
Công thức mới giúp hồi sinh mái tóc
Bảy “Bí mật thất truyền” đã được khám phá

Tin tức là món ăn tinh thần không thể thiếu của quần chúng. Hãy truyền tải sản phẩm dịch vụ của bạn như những tin sốt dẻo và bạn sẽ gây được chú ý. Việc ra một sản phẩm mới chính là tin sốt dẻo. Một sản phẩm cũ có công dụng mới cũng là tin sốt dẻo. Khởi đầu là một cửa hàng nhỏ lẽ khiêm tốn, công ty hóa dược phẩm Arm Hammer đã phát triển mạnh trong nhiều thập kỷ. Họ không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để công chúng sử dụng các sản phẩm của họ – từ việc sử dụng thuốc muối để đánh răng cho đến việc dùng nó để khử mùi – và chỉ một sản phẩm với công dụng khác nhau luôn tạo thành những tin sốt dẻo.

5. Một món đồ miễn phí

Các nhà văn sẽ được miễn phí!
Miễn phí báo cáo thuế!
Cẩm nang hướng dẫn sửa ô tô miễn phí!

Món đồ miễn phí của bạn phải phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến. Cũng cần nhớ rằng, món hàng đó phải thực sự miễn phí – tức là không kèm theo bất kỳ điều kiện hay sự chèo kéo nào. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể làm một món hàng miễn phí vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa có tác dụng phuc vụ việc quảng bá.

6. Đặt câu hỏi gây tò mò

Đâu là 7 bí quyết của thành công?
Bạn có hay mắc phải những lỗi sai này trong tiếng Anh?
Bọ lọc máy nào có thể giúp ô tô của bạn chạy tốt hơn?

Câu hỏi là một phương tiện quyền năng để mời gọi sự tương tác của người đọc. Nhưng câu hỏi phải có tính gợi mở và hứa hẹn một lợi ích nào đó cho độc giả. Nếu bạn đặt một câu hỏi có thể dễ dàng trả lời hoặc không, e là độc giả sẽ nhanh chóng phớt lờ câu hỏi đó. Nhưng nếu câu hỏi của bạn có vẻ hấp dẫn, nó sẽ lôi kéo người đọc vào mẩu quảng cáo để họ tìm thấy câu trả lời. Đây là một phương pháp tôi ưa thích để khiến cho độc giả bị hút vào bài viết của mình.

7. Mở đầu bằng một chứng thực

“Đây là thứ vũ khí mạnh nhất tôi từng được biết”
“Hai quyển sách này đã giúp tôi trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới”
“Đây chính là lý do vì sao những chiếc xe đua của tôi luôn đánh bại những đối thủ khác”

Những dấu ngoặc kép luôn có sức hút kỳ lạ với người đọc. Nếu câu trích dẫn trong đó có nội dung hấp dẫn như những câu trên, độc giả sẽ không thể không đọc được. Bạn có thể yêu cầu sự chứng thực từ bất kỳ ai đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và những tiêu đề đặt trong ngoặc kép thường hiệu quả hơn – vì những lời thoại luôn gắn liền với cuộc sống của mọi người nên thường gây chú ý tốt hơn.

8. Tiêu đề “Làm thế nào”

Làm thế nào để con cái nghe lời bạn
Làm thế nào để biết xe máy của bạn đang cần được bảo dưỡng
Làm thế nào để có thêm bạn bè và tạo sức ảnh hưởng đến công chúng

Con người luôn khát khao thông tin, nên họ dễ dàng bị thu hút bởi những tiêu đề “Làm thế nào” có thể giúp họ giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu nó đó của mình. Nếu bạn đang quảng cáo máy giặt, bạn có thể viết “Làm thế nào để chọn được một chiếc máy giặt phù hợp”. Bạn có thể làm cho mọi tiêu đề trở nên hấp dẫn chỉ bằng cách thêm vào hai chứ “thế nào”. Ví dụ, “Tôi cắt tóc đẹp” là một tiêu đề rất yếu ớt, nhưng “Tôi cắt tóc đẹp như thế nào” lại nghe rất thu hút.

9. Dùng câu hỏi trắc nghiệm

Bạn thông minh đến mức độ nào? Hãy trả lời bảng câu hỏi sau để biết.
IQ trong Networking của bạn bằng bao nhiêu?
Bạn có đủ những tố chất để thành công?

Mọi người ai cũng thích những câu hỏi trắc nghiệm. Đặt ra một câu hỏi trong tiêu đề dưới dạng một câu hỏi trắc nghiệm. Hiển nhiên, mẩu quảng cáo chỉ phát huy hiệu quả khi các câu hỏi có liên quan đến những gì bạn bán. Nếu bạn đang quảng cáo cho cửa hiệu sửa xe ô tô, bạn có thể hỏi: “Ô tô của bạn có đang thực sự chạy tốt? Hãy trả lời những câu hỏi sau để biết!” Tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm một mục đích là khiến cho độc giả tương tác với bạn. Bảng câu hỏi trắc nghiệm là một cách để đạt được mục đích này.

10. Dùng từ “này’ và ‘vì sao” trong tiêu đề

Những chiếc thuyền này không bao giờ chìm
Vì sao những con chó của chúng tôi đắt hơn?
Vì sao những ván trượt tuyết này được đánh giá là “hoàn hảo”?


Khi sử dụng những từ “này” và “vì sao” trong tiêu đề, bạn đang tạo ra những lời tuyên bố gây chú ý, khiến cho người đọc mong muốn đọc tiếp. Nếu bạn chỉ nói “Ván trượt tuyết của chúng tôi là hoàn hảo”, sẽ có rất ít người quan tâm. Nhưng khi bạn nói “Vì sao ván trượt tuyết này của chúng tôi được đánh giá là hoàn hảo?”, bạn đang khơi gợi sự tò mò – một trong những động lực mạnh mẽ nhất có thể thúc đẩy con người hành động.

11. Xưng “tôi” trong tiêu đề

Họ cười cợt khi tôi ngồi vào đàn piano – cho đến khi tôi bắt đầu chơi đàn
Cuối cùng tôi đã khám phá ra bí kíp để viết hay
Dù ở nơi đâu, mỗi khi tôi quệt mũi, tôi lại kiếm ra tiền

Những tiêu đề xưng ngôi thứ nhất sẽ luôn phát huy tác dụng một khi khơi gợi được trí tò mò hoặc hứa hẹn một lợi ích đủ lớn cho người đọc. Chẳng hạn những ai muốn học chơi piano chắc chắn sẽ bị thu hút bởi tiêu đề trong ví dụ đầu tiên (nó là một trong những tiêu đề quảng cáo thành công nhất mọi thời đại). Việc dùng đại từ nhân xưng “bạn”, “của bạn” trong tiêu đề không phải lúc nào cũng hiệu quả vì chúng là dấu hiệu thường thấy của quảng cáo và người đọc sẽ phòng thủ ngay. Trong khi đó, bạn xưng “tôi”, thông điệp trong tiêu đề sẽ được truyền tải đến người đọc một cách tự nhiên và dễ chịu hơn. Chẳng hạn ví dụ này: “Tôi muốn giúp đỡ mọi người, và đó là lý do tôi mở hãng bảo hiểm của riêng mình!

12. Gọi tên sản phẩm trong tiêu đề

Vitamin của Gymco đã giúp các vận động viên đạt thành tích siêu tốc như thế nào
Thang gập Fiskin đã cứu mạng chồng tôi
Thoughline đã giúp tôi khám phá bí kíp để viết hay

Làm thế nào để trị mụn cóc" là một tiêu đề tốt, nhưng “Làm thế nào mà Vitalism trị dứt mụn cóc” còn tốt hơn. Không phải độc giả nào cũng dừng lại để đọc bài viết của bạn, nên việc đưa tên thương hiệu vào tiêu đề giúp nó truyền tải thông tin được nhiều hơn. Nhưng đừng cố làm cho tên thương hiệu trở thành điểm nhấn chính của tiêu đề. Thay vào đó, hãy tập trung viết tiêu đề có nội dung thật hấp dẫn, sau đó hãy chèn tên công ty vào.

13. Dùng từ “cần gấp”

Cần gấp – Những ai đang bị căng thẳng thần kinh
Cần gấp – Những anh chàng can trường
Cần gấp – Những nhà quản lý đã sẵn sàng cho các khoản lợi nhuận bất ngờ

Cần gấp” là một từ gây tò mò hiệu quả. Hãy dùng nó để mở tiêu đề và người đọc sẽ không ngừng tìm hiểu vì sao bạn lại cần gấp những người căng thẳng (cho một buổi hội thảo về kỹ năng vượt qua nỗi sợ chẳng hạn), hoặc vì sao bạn lại cần gấp những nhà quản lý (để mời họ tham gia một chương trình học quản lý). Hãy nói chuyện trực tiếp với đối tượng độc giả bạn muốn.

14. Sử dụng từ “đột phá” trong tiêu đề

Đột phá trong hệ thống báo cháy
Tiết lộ một công thức đột phá để điều trị rụng tóc
Cần gấp – Những luật sư muốn thành công đột phá

Từ “đột phá” gắn liền với tính chất nóng hổi, sốt dẻo. Nó có ý nghĩa rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đánh bại mọi đối thủ. Bạn có thể dùng từ ngữ khác có tác dụng tương tự như “kỷ lục”, “mang tính cách mạng”…

15. Vận dụng chữ in hoa và chữ thường

TIÊU ĐỀ TOÀN CHỮ IN HOA RẤT KHÓ ĐỌC

Tiêu đề vừa chữ In hoa và chữ Thường dễ đọc hơn

7 Tố chất khác biệt tạo nên Nhà lãnh đạo Xuất chúng

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Nếu độc giả phải căng mắt lên để đọc tiêu đề của bạn, họ có thể mất tập trung và không thèm đọc nữa.

16. Vận dụng tốt số lượng từ cho phép

Nó thật tuyệt vời!

Đã bao nhiêu lần bạn tự nói với chính mình, “Chưa tôi vẫn chưa được đọc nó; tôi đã muốn đọc nó từ rất lâu rồi!

Còn ai khác muốn sở hữu một bộ bàn ghế nội thất thật đẳng cấp?

Tiêu đề có thể dài hoặc ngắn. Miễn là chúng thu hút được sự chú ý cả những đối tượng khách hàng bạn nhắm đến, khiến họ tò mò hoặc háo hức mua hàng, thì dài ngắn không thành vấn đề. Hiển nhiên, bạn không nên phí phạm câu chữ của mình. Nhưng bạn cũng không nên giới hạn chúng.

17. Nêu bật ưu thế

Áo sơ-mi giảm giá 50%
Ưu đãi đặc biệt khi thay nhớt xe ở đây
Đăng ký tham gia 6 tháng – Được miễn phí thêm 6 tháng


Bạn cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bạn có những chế độ ưu đãi hay khuyến mãi gì trội hơn các đối thủ. Hãy tập trung vào những điểm đó.

18. “Còn ai khác”

Còn ai khác muốn trở thành tác giả viết sách?
Còn ai khác đã từng luôn ca bài ca “Tôi không thể”?
Còn ai khác muốn sở hữu hệ thống chống trộm hoàn hảo?

Còn ai khác” là một cụm từ thu hút hữu hiệu. Nó có ý nghĩa rằng đã có người được sở hữu hoặc trải nghiệm những sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt diệu của bạn và khẳng định rằng những độc giả cũng sẽ có cơ hội tương tự.

19. Bảo hành, bảo đảm.

Thảm chùi chân bảo đảm siêu sạch
Bảo đảm trèo đèo lội suối suôn sẻ – Bằng không chúng tôi sẽ hoàn lại tiền cho bạn!

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà thật giả lẫn lộn. Lời chào hàng của bạn hãy đi kèm với một sự bảo đảm. Nếu bạn có thể khẳng định chế độ đảm bảo hoặc bảo hành ngay trong tiêu đề, nó sẽ thuyết phục độc giả tốt hơn và khiến họ quyết định đọc toàn bộ mẩu quảng cáo.

20. Thừa nhận một khuyết điểm

Chúng tôi chỉ là số hai. Nên chúng tôi không ngừng nỗ lực.
Đầu bếp này nấu được mọi món ngon hảo hạng trừ Salad.

Độc giả sẽ tin tưởng bạn hơn khi bạn thừa nhận rằng mình không hoàn hảo. Trên thực tế đã có quá nhiều những mẩu quảng cáo và thư chào hàng tự nhận mình có khả năng chữa bách bệnh cho mọi vấn đề của bạn. Điều đó chẳng đáng tin chút nào. Trong khi đó, nếu bạn khiêm tốn hơn một tí, người ta sẽ tin tưởng hơn những nội dung còn lại. Bạn chỉ có thể thu hút người khác khi họ đã thực sự tin tưởng bạn.

21. Tập trung vào những kết quả tích cực

Làm trắng răng trong 10 ngày!
Giảm 7kg trong 30 ngày!

Nếu bạn muốn bán được hàng, đừng vẽ nên một bức tranh tiêu cực cho độc giả. Con người ta chi tiền để mua hy vọng và những giấc mơ. Bạn không bán “thuốc tiêu mỡ thừa” mà đang bán “Một cơ thể khỏe mạnh hơn”. Đừng rao bán kem đánh răng bằng cách đe dọa người ta rằng “Răng vàng thật xấu” mà thay vào đó, hãy nói điều họ muốn: “Một hàm răng trắng xinh!” Khách hàng bỏ tiền để mua giải pháp chứ không phải nỗi đau. Những giải pháp của bạn cũng cần phải khả thi hoặc đáng tin. Nếu tiêu đề của bạn nói quá sự thật, người đọc sẽ không tin. “Giảm 7kg trong 30 ngày” là một hiệu quả có thể tin được. Nhưng “Giảm 7kg trong 1 đêm” thì đúng là chuyện không tưởng.

22. Cảnh báo độc giả

Lời cảnh báo dành cho các bác sĩ!
Cánh báo: Lũ trẻ nhà bạn có hay táy máy chiếc loa này?
Cảnh báo dành cho những người chủ doanh nghiệp nhỏ

Bạn có thể gây chú ý cho mọi người bằng cách phát đi một thông điệp cảnh báo. Các cảnh báo luôn có tính chất hứa hẹn thông tin và khơi gợi trí tò mò.

23. Cẩn thận với sự hài hước

Không phải ai cũng thích những trò cười. Một truyện cười có thể vui nhộn với người này nhưng chưa chắc chọc cười được người kia. Và trên thực tế, không nhiều người mua hàng vì những chiêu trò chọc cười, như một câu khẩu hiệu kinh điển của quảng cáo “Không ai mua hàng từ những thằng hề”. 

Những phi vụ bán hàng bằng những chiêu trò gây cười thường thất bại là vì thế. Vì sao ư? Bạn đang bán hàng chứ không phải làm những trò hề. Bạn muốn người ta mua hàng hay chỉ cười rồi thôi? Nếu bạn vẫn muốn bài quảng cáo của mình trở nên hài hước, hãy cố gắng làm cho điểm nhấn gây cười trùng khớp với thông điệp quảng cáo của bạn.

24. “Dễ như trở bàn tay”

Hư ống nước? Chuyện nhỏ!
Một mẹo cực đơn giản để chống dột mùa mưa

Con người ai cũng muốn đạt được kết quả nhanh chóng mà lại dễ dàng. Nếu bạn hoặc sản phẩm của bạn có thể giúp cuộc sống khách hàng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn, hãy nói thẳng điều đó.

25. Cẩn thận với nền đen chữ trắng

Bạn có thể dùng phong cách thiết kế âm bản (nền đen – chữ trắng) cho tiêu đề, nhưng đừng lạm dụng nó trên toàn bộ mẫu quảng cáo, trang web hoặc thư chào hàng của bạn. Hình thức trình bày kiểu âm bản có thẻ gây khó chịu cho người đọc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng nó để làm nổi tiêu đề, nó có khả năng gây chú ý cho người đọc.


26. Cường điệu những lợi ích

Chấm dứt những tháng ngày ngủ như cá mòi! Hãy say giấc như một vị Vua!
Dùng “Gối nhạc” để say giấc cùng Neil Diamond”!

Con người ta luôn thích hành động. Họ khao khát được là một phần của những cuộc chơi. Hãy cho họ biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thú vị như thế nào bằng cách nêu bật và cường điệu những lợi ích chúng mang lại.

27. Sử dụng những khuông mẫu công thức đã được kiểm chứng và thừa nhận

HÀNG MỚI VỀ – Phương pháp thống kê mới!
LỜI KHUYÊN dành cho những người là chủ gia đình!
SỰ THẬT VỀ quy trình sửa giày

David Ogilvy, trong cuốn sách “Lời tự thú của một Nhà quảng cáo” đã liệt kê những từ khóa luôn hiệu quả trong tiêu đề như sau:

Miễn phí

Mới
Làm thế nào
Bất ngờ
Ngay bây giờ
Xin giới thiệu
Xin ra mắt
Ở ngay đây
Hàng mời về
Quan trọng
Cải tiến
Tuyệt vời
So sánh
Sốc/giật gân
Vượt trội
Cách mạngĐáng kinh ngạc
Kỳ diệu
Phép màu
Khuyến mãi
Nhanh chóng
Dễ dàng
Cần gấp
Thử thách
Lời khuyên dành cho …
Sự thật về …
Giảm giá
Nhanh lên nào
Cơ hội cuối cùng
Hiện tượng
Hé lộ
Thành côngĐộc đáo
Hấp dẫn
Bảo đảm
Độc nhất
Đầu tiên
Tình yêu
Quyền năng
Siêu đẳng
Cuối cùng
Tuyệt vời
Số lượng có hạn
Hiện tượng
Ra mắt
Làm thế nào

 

28. Tiết lộ một lợi ích không ngờ

Làm thế nào để cho khán giả đứng lên tán thưởng không ngớt mỗi khi bạn cất tiếng nói

Đây là tiêu đề một cuốn sách của Ted Nicolas viết về kỹ năng dành cho các diễn giả. Một trong những lợi ích không ngờ của cuốn sách là truyền đạt bí kíp làm cho khán giả không chỉ đơn thuần vỗ tay mà còn sao cho khán phòng phải đứng lên tán thưởng – điều mà mọi diễn giả đều khao khát. Hãy tiết lộ cho khách hàng những lợi ích không ngờ tới từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy tự hỏi bản thân “Người ta sẽ được lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình?

29. Nêu những lý do

3 lý do bạn nên viết sách
5 lý do bạn nên gặp bác sĩ ngay hôm nay
7 lý do bạn nên sử dụng dịch vụ giúp việc này


Những lý do sẽ giúp độc giả gắn kết với bài viết của bạn. Nếu muốn hiểu thêm vì sao, họ buộc lòng phải đọc tiếp. Bí kíp để phương pháp này luôn phát huy tác dụng là nhằm thẳng vào đối tượng khách hàng bạn muốn. Nếu bạn đang quảng cáo cho dịch vụ kế toán, hãy cho khách hàng những lý do tại sao họ nên sử dụng dịch vụ kế toán của bạn. Nếu bạn đang quảng cáo cho một tiệm bánh, hãy nêu lên những lý do vì sao bánh của bạn ngon hơn những nơi khác.

30. Thủ pháp trước – sau

Những điều nên và không nên khi chọn mua ô tô đã qua sử dụng

Đây là một thủ pháp quen thuộc để chứng minh sự khác biệt trong dịch vụ của bạn. Nếu bạn đang quảng cáo cho một dịch vụ làm vườn, bạn có thể sử dụng tiêu đề với ý nghĩa biến một khu rừng rậm lộn xộn thành một công viên cây xanh xinh đẹp. Điều bạn làm ở đây là so sánh giữa những gì khách hàng đang có (tức là những vấn đề của họ) với những gì bạn có thể làm cho họ (tức là những giải pháp của bạn).

Làm thế nào để thử nghiệm tính hiệu quả của các tiêu đề


Đây là điều bạn nên làm để biết rằng tiêu đề của mình có hiệu quả – trước khi bỏ ra một khoản tiền lớn đề đầu tư cho nó.
Hãy tự hỏi bản thân: “Tiêu đề này có thể áp vào các bài viết quảng cáo, thư chào hàng hay website của đối thủ không?” Hãy tưởng tượng, sẽ thế nào nếu tiêu đề của bạn được đặt vào quảng cáo của đối thủ. Liệu nó sẽ ăn khớp? Nếu nó khớp, hãy thay đổi ngay tiêu đề của bạn.
Share:

MICRO-MOMENT - "KHOẢNG KHẮC" TỨC THỜI - MARKETING THEO CONSUMER JOURNEY CÓ CÒN HIỆU QUẢ?

Internet ra đời cùng sự phát triển vượt bậc của các tiện ích số đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong diện mạo của marketing ngày nay. Số lượng các kênh truyền thông gia tăng (email, website, mạng xã hội,…), các thương hiệu mọc lên “như nấm sau mưa” tạo nên một “cơn ác mộng” cho người tiêu dùng khi họ bị bủa vây bởi hàng ngàn thông điệp truyền thông mỗi ngày. 

Như một lẽ tự nhiên, người tiêu dùng chỉ còn chú ý tới những thông điệp có liên quan tới nhu cầu, sở thích, mối quan tâm của mình. Đây là cơ sở hình thành phương pháp marketing cá nhân hóa, dựa trên việc thu thập hành vi của người tiêu dùng trên các nền tảng số, từ đó cung cấp các thông điệp dành riêng cho họ.

Không dừng lại ở việc truyền tải những thông điệp truyền thông dựa trên sở thích của mỗi người, marketing cá nhân hóa còn hướng tới cung cấp những giải pháp.

Gần đây, nghiên cứu của Google đã chỉ ra một thay đổi rõ rệt trong hành vi của người tiêu dùng hiện đại: Khi đối mặt với các vấn đề hay nhu cầu bất chợt nảy sinh trong cuộc sống, họ kỳ vọng có thể tìm kiếm giải pháp ngay lập tức bằng việc tìm kiếm trên thiết bị di động. Điều này đồng nghĩa với việc marketing cá nhân hóa cần phải thực hiện một nhiệm vụ mới: đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngay trong khoảnh khắc nhu cầu ấy xuất hiện. Những khoảnh khắc này được gọi là Micro-moments.

Micro-moments – cá nhân hóa trong từng khoảnh khắc

1.Khái niệm micro-moments

Micro-moments là những khoảnh khắc mà nhu cầu của người tiêu dùng lên cao nhất, khiến họ chủ động tìm kiếm giải pháp cho mình.


VD: Khi đang chật vật trong bếp với một món ăn chưa từng thực hiện, việc đầu tiên mà phần lớn chúng ta sẽ làm, đó là mở điện thoại lên và tìm kiếm trên Youtube video hướng dẫn làm món ăn đó. Khi đang ngồi trên xe buýt, chúng ta chợt nghĩ đến một cuốn sách được bạn mình giới thiệu, liền vội vàng tìm kiếm tên sách trên Tiki và ấn nút đặt hàng.

Những hành vi tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống lại phản ánh một khía cạnh rất mới trong hành vi của người tiêu dùng: Họ hành động theo từng “đợt sóng” ngắn dựa trên những nhu cầu, vấn đề nảy sinh bất chợt khi đang thực hiện một công việc nào đó (nấu ăn, sửa chữa, học tập, đi xem ca nhạc…). Họ kỳ vọng nhận được giải pháp có hiệu quả ngay lập tức để tiếp tục với nhịp sống của mình.

4 loại micro-moments

Những khoảnh khắc mà nhu cầu của người tiêu dùng lên cao nhất được chia thành 4 loại: I want to know (tôi muốn biết), I want to do (tôi muốn làm), I want to go (tôi muốn đi) và I want to buy (tôi muốn mua). Đối với 4 loại micro moments này, marketers sẽ cần những chiến lược nội dung và kênh tiếp cận khác nhau nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng, từ đó “chiến thắng” ví tiền của họ.

2. Đặc điểm của micro-moments

Gắn liền với hành vi sử dụng thiết bị di động: Phần lớn người tiêu dùng luôn mang theo thiết bị di động bên mình, do đó thiết bị này cũng trở thành nguồn lực đầu tiên họ tìm đến khi có nhu cầu nảy sinh. Phần lớn tương tác hiện nay giữa NTD và thương hiệu đều diễn ra trên các nền tảng di động.

Xảy ra mọi lúc, mọi nơi, không tuân theo consumer journey: Nhu cầu giải quyết một vấn đề nảy sinh diễn ra trong mọi hoạt động sống. Hành trình khách hàng (consumer journey) không còn là một đường thẳng từ nhận thức (awareness) cho tới mua hàng (purchase) mà là tổng hợp của vô số những khoảnh khắc nhỏ lẻ. Chẳng hạn, hành vi so sánh giá cả có thể xảy ra ngay cả khi khách hàng chưa có ý định hoặc điều kiện tài chính để đưa ra quyết định mua hàng. Nhu cầu so sánh giá chính là 1 micro moments bất chợt nảy sinh do nhiều nguyên nhân (tìm thông tin hộ một người bạn hay do tò mò) mà không nhất thiết gắn liền với consumer journey.


Chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, mang tính real-time cao: Cùng là người xem bóng đá, thế nhưng người muốn đi xem trực tiếp tại sân vận động sẽ có nhu cầu khác hẳn người ngồi nhà xem. Cụ thể, họ quan tâm tới giá vé, vị trí ghế, vị trí cổng vào, nơi đỗ xe,… chứ không quan tâm tới chất lượng đường truyền, kênh phát sóng hay trong tủ lạnh có còn đủ bia hay không → micro-moments phụ thuộc rất lớn vào bối cảnh của mỗi cá nhân và chỉ tồn tại khi bối cảnh ấy còn tồn tại. Nhu cầu của người xem bóng đá tại nhà sẽ biến mất nếu anh ta quyết định ra sân vận động xem.

Mỗi micro-moments, một nhu cầu khác nhau: Mỗi ngày, người tiêu dùng nảy sinh vô số nhu cầu khác nhau và dường như “chẳng liên quan”. Họ có thể say mê đọc về các thương hiệu nước hoa thịnh hành hiện nay, thế rồi chuyển sang cách thức trang trí nhà cửa vào ngày Tết hay tìm kiếm địa điểm mua sách cũ.

Xu hướng tiêu dùng của khách hàng

Khách hàng sẽ thay đổi không ngừng – đó là 1 điều tất yếu. Nhu cầu và kỳ vọng vẫn sẽ tiếp tục tang lên, đòi hỏi từ phía khách hàng sẽ ngày càng cao. Họ sẽ muốn được cung cấp đầy đủ thông tin hơn, thông tin có tính cá nhân hóa cao hơn, nhanh chóng hơn nữa. Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho các Marketer – làm thế nào để đón đầu và đáp ứng những điều đó


Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích vai trò của dữ liệu trong việc giúp chúng ta hiểu rõ hơn mọi người đã thay đổi như thế nào kể từ lần đầu tiên chúng tôi đưa ra khái niệm Khoảnh khắc tức thời cách đây 2 năm. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu và thông tin chi tiết bạn cần để phục vụ tốt nhất cho những “thượng đế” ngày nay.

Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99