GIÁ VỐN HÀNG BÁN LÀ GÌ? CÁCH TÍNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN CHUẨN 100%

Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí lớn nhất mà doanh nghiệp cần quan tâm tính toán thật kỹ. Vậy giá vốn bán hàng là gì và cách tính giá vốn bán hàng như thế nào là chính xác nhất? Cùng tìm hiểu về giá vốn hàng bán là gì trong bài viết sau!

1. Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán được hiểu là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm. Giá vốn hàng bán bao gồm trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các chi phí liên quan đến các hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, chi phí cho đầu tư bất động sản bán ra trong một thời kỳ,...

GVHB là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính cụ thể là trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp (gross profit) trừ đi Doanh thu. Lợi nhuận gộp cho biết hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc quản lý lao động và nhà cung ứng trong quá trình sản xuất. Ở một số tài liệu, Giá vốn hàng bán còn được hiểu là những chi phí vận hành doanh nghiệp giúp nhà đầu tư, phân tích, nhà quản lý ước tính lợi nhận sau thuế. Nếu Giá vốn hàng bán tăng, lợi nhuận thuần (net profit) sẽ giảm và doanh nghiệp nếu muốn lợi nhuận cao hơn thì sẽ có xu hướng giảm giá vốn.


Sau khi hiểu được giá vốn bao gồm rất nhiều các yếu tố, các chi phí khác nhau thì còn phải tìm hiểu về công ty. Vì mỗi công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có các cách tính giá vốn khác nhau.


Công ty hoạt động chuyên về thương mại: Giá vốn hàng bán sẽ bao gốm tổng tất cả các chi phí trong quá trình nhập hàng về tới kho của công ty, bao gồm các chi phí như: Giá nhập hàng từ các nhà cung cấp sản phẩm, chi phí vận chuyển, các loại thuế, chi phí bảo hiểm của hàng hóa… 


Công ty chuyên về sản xuất: Giá vốn hàng bán của các công ty sản xuất sẽ bao gồm nhiều loại chi phí hơn giá vốn của các công ty thương mại vì phát sinh thêm khoản chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.

Ngoài ra thì giá vốn hàng bán của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định khác nhau theo hợp đồng với nhà cung cấp.


Xem thêm: 03 chiến thuật Marketing Content giúp đột phá doanh thu kinh doanh online

2. Cách tính giá vốn hàng bán.

Hiện nay, có rất nhiều cách tính giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cũng tồn tại một số cách tính khác phù hợp hơn với đặc thù của doanh nghiệp đó. Như vậy, các doanh nghiệp cần cân nhắc để chọn cách tính phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Một số cách tính giá hàng bán tiêu biểu như sau:

Bình quân (Average Cost Method - AVCO)

Phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Nhập trước xuất trước (First in, first out - FIFO)

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho.

Phương pháp nhập sau xuất trước (Last in, first out – LIFO)

Phương pháp nhập sau xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.


Công thức Bình quân gia quyền

Phương pháp tính giá vốn hàng bán bình quân gia quyền thường được sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Đây cũng chính là phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng. Theo phương pháp này thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức MAC = ( A + B ) / C. theo đó:

A : Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập

B : Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
C : Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập

Phương pháp Giá hạch toán

Phương pháp giá hạch toán được sử dụng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho, thường là đối với các doanh nghiệp mua hàng hóa vật tư thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng, chủng loại vật tư hàng hóa nhập, xuất kho nhiều… Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng, giá này thường không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất trước hết phải tính toán hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.

Phương pháp cân đối

Trước hết, tính giá trị thức tế của hàng còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số lượng còn lại cuối kỳ nhân với đơn giá mua hàng lần cuối trong tháng. Sau đó sẽ dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.

Giá vốn hàng bán là khoản chi phí rất lớn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Do đó mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ về chúng, các yếu tố hình thành, công thức và cách quản lý hiệu quả, chặt chẽ nhất.

3. Phân biệt giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán.

Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất của sản phẩm, trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, hoàn thành nhập kho hay tiêu thụ. Có nhiều loại giá thành khác nhau, trong đó có hai loại tiêu biểu xét theo phạm vi phát sinh chi phí:

Giá thành tiêu thụ (hay còn gọi là giá thành toàn bộ) là chi phí sản xuất kinh doanh của sản phẩm đã bán xong, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất làm cơ sở để tính giá bán và lãi.




Giá thành sản xuất là chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn nhập kho hay bán. Bao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.


Giá vốn hàng bán như đã nói ở trên, đó là giá trị thực chứa trong mỗi hàng hoá dịch vụ trong nghiệp vụ trao đổi kinh doanh. Khi xuất kho sản phẩm để bán thì được gọi là giá vốn hàng bán. Nó phản ánh lượng hàng hóa đã bán được của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, mức tiêu thụ hàng hóa cũng như xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh.


Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho, trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua kho thì giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán giá vốn hàng bán. Vì vậy nó bao quát hơn giá vốn hàng bán, nó là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lợi nhuận gộp trong từng kỳ của các doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất. Cũng có giá thành sau khi đã được tính, xác định thì nó trở thành giá vốn trong trường hợp phát sinh một số vấn đề liên quan như xuất bán hay xác định tồn kho.
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

Lưu trữ Blog

vân

0394.17.96.99