Một sự thật rằng, không phải cứ có website là có thể bán được hàng trên nền tảng Internet. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao khi làm website xong, marketing quảng cáo các kiểu, lượt truy cập vào trang rất nhiều nhưng tỷ lệ cuộc gọi hoặc nhắn tin lại rất ít thậm chí không có. Trong khi đó, khách hàng tiềm năng của bạn lại lựa chọn đối thủ. Và đáng buồn là, vì lượng đơn hàng quá ít không đủ cho số tiền đã đầu tư vào marketing. Nguyên nhân ở đâu?
1. Website tải quá lâu
Khách hàng sẽ thoát khỏi website trước khi nó kịp hiển thị nếu nó tải quá lâu.
Không cần dùng công cụ, chỉ cần vào website và tự mình kiểm tra, bạn có thể biết được website tải nhanh hay lâu.
Lý do khiến website tải quá lâu có thể do chứa nhiều hiệu ứng, nhiều hình ảnh có kích thước lớn.
Cảm nhận được vấn đề, bạn hãy liên hệ với đơn vị thiết kế và nhờ họ tối ưu lại hoặc tư vấn cách chỉnh sửa hình ảnh để up lên không nặng nữa.
2. Website không thân thiện với di động
Thân thiện với di động đã là tiêu chí bắt buộc với những website ngày nay, và iMaSo VN đã nhắc về vấn đề này cũng rất nhiều lần.
Hiểu được việc nếu không thân thiện với di động sẽ đánh mất một lượng khách hàng, nhiều chủ website đã thực hiện chỉnh sửa để website phù hợp hơn.
Bên cạnh đó vẫn có những người đang chần chừ, bởi vì họ đắn đo chi phí, hoặc ngán phải tìm kiếm nơi chỉnh sửa website.
Nếu bạn quyết định vẫn tiếp tục sử dụng website, và website là điều không thể thiếu với công việc kinh doanh của bạn, hãy cố gắng khắc phục lỗi không thân thiện này.
3. Website mô tả sản phẩm rất sơ sài
Có rất nhiều điều liên quan đến mô tả sản phẩm trên website. Tùy thuộc vào mỗi dòng sản phẩm sẽ có cách mô tả khác nhau. Bạn đang bán hàng online, khách hàng không thấy sản phẩm của bạn một cách trực tiếp. Do đó, khả năng khách hàng tiếp tục thích hoặc ghét đều nhờ vào những dòng mô tả sản phẩm.
Với một website công ty, người ta thường sẽ vào trang giới thiệu nhân viên, nhân lực để đánh giá công ty đó. Các website bán hàng, các mô tả chi tiết, đánh giá kỹ lưỡng về sản phẩm càng không thể bỏ qua. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để khẳng định thương hiệu với khách hàng. Bạn cần đặc biệt chú ý đến việc thiết kế nội dung và trình bày trang web đẹp, chuyên nghiệp.
4. Chất lượng hình ảnh minh họa thiếu chuyên nghiệp
Sản phẩm của bạn tốt nhưng ảnh minh họa là một thảm họa, thiếu chuyên nghiệp cũng là điểm cần khắc phục. Bởi vì, nó khiến khách hàng nhanh chóng bỏ đi mà không cần xem thêm các mặt hàng. Các shop online có đặc điểm khác so với các cửa hàng truyền thống. So với web truyền thống thì khách hàng có thể tận tay cầm và cảm nhận, nhưng online thì không. Sử dụng hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp là cách để người mua có thể hình dung món hàng thế nào. Những bức ảnh quá thiếu sáng tạo, chất lượng kém, bị bể hình hoặc kích thước không phù hợp sẽ là nguyên nhân chính khiến khách bỏ đi.
Khách hàng luôn luôn ưa chuộng xem các ảnh thực tế của sản phẩm khi đã được sử dụng. Hoặc là các bức ảnh chụp ở nhiều góc cạnh khác nhau, thể hiện rõ đặc tính sản phẩm. Ảnh sản phẩm cần có độ phân giải lớn, có thể dễ dàng phóng to thu nhỏ khi cần để người mua xem từng chi tiết. Nếu bạn cung cấp hình ảnh đẹp, rõ và chi tiết cho khách hàng chính là bạn đang thỏa mãn cơn khát shopping của họ. Thậm chí sẽ giúp họ từ không có nhu cầu thành có nhu cầu và hứng thú với sản phẩm của bạn. Vậy nên, khi kinh doanh trên website bạn cần lưu ý điểm này.
5. Quy trình thanh toán "lòng vòng"
Lỗi thường gặp tiếp theo là về quy trình thanh toán “dài dòng”, tốn thời gian. Để khắc phục đòi hỏi việc thanh toán phải nhanh gọn và bảo mật thông tin khách hàng. Các cửa hàng online nên chọn các bước thanh toán cuối cùng đơn giản, thân thiện, tránh gây sao nhãng. Đồng thời vẫn phải đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở để khách hàng có niềm tin về trang web của bạn.
Một số trang web thường hay gợi ý sản phẩm mà người dùng có thể sẽ thích khi thanh toán. Tuy nhiên, điều này lại gây trở ngại cho việc kinh doanh trên website của bạn. Bởi vì, thực ra bước này sẽ gây ra nhiều phiền phức cho khách, làm khách hàng xao nhãng. Khách hàng sẽ chỉ tiếp tục dạo vòng và mua hàng. Họ bỏ quên những sản phẩm quan trọng còn lại trong giỏ hàng. Cuối cùng dẫn đến việc mải mê lựa chọn rồi bỏ đi mà không mua gì.
6. Website thể hiện sự thiếu tin cậy
Ở thương mại điện tử, thương hiệu và niềm tin không thể tách rời nhau. Ví dụ bạn đang sở hữu một công ty uy tín nhất thế giới nhưng website của bạn lại khá nghèo nàn và không thể hiện được điều đó. Thế nên, khách hàng vẫn không thể tin tưởng trang web của bạn và sẽ nhanh chóng rời đi.
Có rất nhiều cách để gây dựng được niềm tin, cải thiện hình ảnh thương hiệu. Song điều quan trọng vẫn là biết được khách hàng đang quan tâm cái gì và lý do tìm kiếm của họ ở sản phẩm này là gì. Nếu nội dung của bạn cung cấp có thể thỏa mãn được suy nghĩ của khách, họ sẽ tiếp tục mua sắm, tham quan trên website lâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp các cách giúp khách hàng đánh giá thương hiệu. Có thể là phản hồi khách hàng, các giải thưởng cộng đồng đơn vị đã đạt được, các câu chuyện về công ty… Từ đó giúp phát triển niềm tin của khách đối với doanh nghiệp.