• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

LÊN TOP GOOGLE CỰC ĐƠN GIẢN BẰNG HÌNH ẢNH CHO WEBSITE

Bạn có biết rằng, hình ảnh trong bài viết chính là cách để giúp bạn đạt điểm cao hơn trong SEO. Và cũng là cách được đánh giá nội dung bài viết cao bởi Google. Từ Google Search chúng ta sẽ nhận được lượng truy cập và chuyển đổi cao. Nhờ vào hình ảnh chất lượng. Bài viết sau đây sẽ giúp tối ưu hóa lên Top Google bằng hình ảnh.

1. Hình ảnh đúng nội dung

Luôn khuyến khích bạn nên sử dụng hình ảnh tự chụp, ảnh gốc hơn là những ảnh có sẵn từ nguồn khác. Bởi vì hình và bài viết phải có sự liên quan để thể hiện được nội dung bên trong. Chính vì thế nên cần sử dụng hình ảnh đúng và sát với nội dung.

2. Tên hình ảnh nên được tối ưu

Đừng nên bỏ qua điều này. Bạn hãy luôn nhớ kiểm tra kỹ và đặt tên cho các hình ảnh trước khi đăng bài. Tên hình ảnh phải liên quan đến nội dung. Để đặt tên cho hình ảnh chuẩn SEO thì cần phải chứa từ khóa. Không viết dấu và sử dụng gạch nối giữa các từ (Google sẽ coi như là dấu cách). Không sử dụng ký tự đặc biệt. Tên ảnh cũng không nên quá ngắn hay quá dài.


Đây chính là những lưu ý để tối ưu hình ảnh chuẩn SEO. Và để Google biết đến hình ảnh nhanh nhất. Bởi các bot của Google sẽ thu thập dữ liệu hình ảnh của bạn. Để giúp người dùng dễ dàng tiếp cận nội dung của hỉnh khi nhìn vào.

3. Lượng hình ảnh trong một bài viết

Việc sử dụng hình ảnh là cách rất tốt để thu hút sự chú ý của người đọc và hạn chế gây nhàm chán. Nhưng cũng nên hạn chế sử dụng quá nhiều hình ảnh. Vì sẽ làm tốc độ tải trang giảm, người dùng sẽ đánh giá bài viết không mang giá trị. Thường đối với 1.000 từ thì cần tối thiểu 3 hình ảnh trở lên để tạo sự hứng thú hơn cho người đọc.

4. Những chi tiết trong hình ảnh cần được tối ưu

Kích thước và dung lượng: kích thước hình ảnh đại diện website thường là 1200x630px. Với hình ảnh chèn vào bài viết thì khoảng tầm 500px đến 700px. Để đảm bảo độ tải trang tốt nhất thì dung lượng không vượt quá 100kb. Cần tối ưu hình ảnh trước khi đăng tải lên website.

Định dạng ảnh:

  • Chọn định dạng JPEG đối với hình ảnh chụp hoặc minh họa. Để giúp hiển thị màu sắc và có kích thước tốt nhất. Sử dụng ảnh PNG nếu muốn sử dụng ảnh không nền (trong suốt).
  • Caption cho ảnh với một đoạn văn mô tả ngắn. Điều này giúp tạo sự thu hút cho người đọc để tìm đến nội dung bài viết của bạn.
  • Căn lề cho hình ảnh: Bạn hãy cân đối giữa bài viết với hình ảnh. Để bài viết nhìn chỉnh chu hơn. Điều này cũng chứng tỏ sự có tâm của người viết. Và người đọc sẽ thấy xứng đáng khi dành thời gian đọc bài viết này.

5. Cài đặt ALT cho hình ảnh



ALT là keyword của ảnh để hướng đến hiển thị tốt nhất từ khóa cần để SEO. Còn giúp hình ảnh trở nên thân thiện với Google. Và giúp hiển thị văn bản thay thế nếu trường hợp ảnh bị lỗi. Thuộc tính chuẩn SEO cần chứa nội dung:

  • Chứa từ khóa (bao gồm từ khóa chính và liên quan)
  • SEO tiếng việt thì viết có dấu
  • Không dùng dấu “-” và kí tự đặc biệt
  • Nội dung ngắn gọn
  • Dùng đúng ngữ cảnh
  • Không dùng chung từ như image,jpg,…
Với những cách tối ưu trên sẽ giúp bài viết của bạn lên Top Google bằng hình ảnh hiệu quả hơn. Hãy áp dụng các cách này vào các bài viết của bạn để có thể cải thiện lượt xem trên Web và tăng nhiều hơn. Chúc bạn thành công!
Share:

4 BƯỚC ĐƠN GIẢN GIÚP GIẢM TỶ LỆ THOÁT TRANG (BOUNCE RATE) HIỆU QUẢ

Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) cao là một trong những vấn đề quen thuộc mà các digital marketer phải đối mặt. Đây là dấu hiệu cho thấy người đọc không tìm thấy những thông tin họ cần trên website của bạn, và đã đến lúc bạn cần đưa ra những biện pháp phù hợp để điều chỉnh tỷ lệ thoát trang về mức có thể chấp nhận được. Vậy làm thế nào để giảm bounce rate trên website? Hãy cùng iMaSo VN tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây nhé!

Tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) là gì? 

Đây là chỉ số cho biết có bao nhiêu người truy cập vào website của bạn và thoát ra ngay lập tức (xem cách tính ở bên dưới).

Bounce rate cao không phải lúc nào cũng báo hiệu website của bạn có vấn đề. Giả sử, một người truy cập vào website của bạn để tìm kiếm địa chỉ hoặc thông tin giờ làm việc của công ty bạn, và sau khi tìm được thông tin họ liền thoát ra ngay. Hành động này không có gì bất thường. Tuy nhiên, mỗi lượt truy cập (visit) vào website của công ty đều có thể coi là một chuyển đổi (conversion) tiềm năng, và vấn đề sẽ xảy ra khi mọi người vào website của bạn, thoát ra và không trở thành khách hàng của bạn. Đây mới là điều bạn cần lưu ý, và nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu lý do vì sao mọi người lại thoát khỏi website của mình nhiều đến vậy. 

Bounce rate được tính như thế nào?

Bounce rate của một website là phần trăm số người truy cập vào website và không có thêm bất kỳ hành động nào trên website đó (ví dụ như điền form thông tin, click sang trang khác, mua hàng, v.v…). Nói cách khác, bounce rate thể hiện lượt xem trên 1 trang duy nhất của website (single-page view). Bounce Rate được tính theo công thức sau.




Như vậy, nếu một website có tổng lượt truy cập là 100, trong đó có 40 lượt thoát trang, bounce rate sẽ là 40%.

Để tìm kiếm thông tin về bounce rate, hầu hết digital marketers sử dụng Google Analytics (GA). GA sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bounce rate trên từng trang của website và bounce rate trung bình trên toàn bộ website.  Ngoài ra, GA còn cung cấp thông tin về các metric như:

  • Số người truy cập vào website của bạn (Number of visitors)
  • Số trang trung bình được theo dõi trên một lượt truy cập (Average pages per visit)
  • Thời gian ở lại trên trang (Time on site)

Bạn cần lưu ý xem xét tất cả các metric này với nhau thay vì xem từng metric riêng lẻ. Ví dụ: nếu thời gian truy cập trung bình trên website (average time on site) cao và bounce rate cao, điều đó có nghĩa là hầu hết mọi người vào website đều tìm được những thông tin họ cần mà không cần phải điều hướng thêm. Nếu website của bạn có nhiều nội dung chất lượng và có thông tin liên hệ, người truy cập có thể gọi điện trực tiếp cho công ty bạn. Lúc này, dù bounce rate cao nhưng website vẫn thành công. Còn nếu bounce rate cao và website của bạn có rất ít tương tác của khách hàng, bạn cần tìm cách giảm bounce rate. 

Bounce Rate ở mức bao nhiêu là tốt? 

Hầu hết các website có bounce rate nằm trong khoảng 26% đến 70%. Infographic dưới đây cho thấy bounce rate trung bình theo từng ngành hàng. Theo như phân tích, bounce rate là một chỉ số thể hiện tính chủ quan của người truy cập. Do đó, mục tiêu của bạn là giữ bounce rate của website ở mức càng thấp càng tốt, đồng thời tăng conversion rate cho website của mình.


Tuy nhiên, trên thực tế, khi đọc các tín hiệu về bounce rate, nhiều digital marketers không biết khi nào bounce rate cao là bình thường, khi nào là bounce rate cao là bất thường. Đặc biệt, nếu chỉ dựa vào Google Analytics, bạn sẽ không thể đánh giá chính xác và đưa ra các quyết định phù hợp cho website của mình. Bounce rate cao là khi mọi người ở lại trên website của bạn trong khoảng 70 giây trở lên và conversion rate thấp. Ngay cả Google cũng thừa nhận rằng các bài đăng trên blog thường có bounce rate cao hơn, nhưng điều đó chưa đủ nói lên rằng toàn bộ website của bạn đang không hiệu quả. 

Đừng vội hoảng loạn khi thấy bounce rate trên toàn website của bạn ở mức cao trong Google Analytics. Thay vào đó, hãy đánh giá bounce rate trên từng trang riêng lẻ và xem bạn có thể cải thiện điều gì không. Nếu một trang đang có bounce rate cao hơn bounce rate trung bình trên toàn website, bạn cần đi tìm nguyên nhân. Trả lời các câu hỏi sau có thể giúp bạn đưa ra giải pháp cuối cùng:

  • Người dùng ở lại trên trang trong bao lâu? 
  • Họ có tiềm năng trở thành khách hàng của bạn ở một khía cạnh nào đó không? 
  • Họ có quay trở lại trang sau lần truy cập đầu tiên không? 
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cách tăng conversion rate song song với quá trình cải thiện bounce rate trên các trang riêng lẻ này. Chỉ có kiên trì và thử nghiệm trên các trang thích hợp mới giúp bạn cải thiện bounce rate nói riêng và hiệu quả của toàn website nói chung. 

4 lý do có thể khiến Bounce rate ở mức cao

Lý do #1. Nội dung nhàm chán hoặc quá dài dòng

Mọi người thường truy cập vào website để tìm hiểu về một chủ đề nào đó. Nếu nội dung trên website không cung cấp các thông tin mà người dùng cần, họ sẽ nhanh chóng rời đi và nhiều khả năng sẽ chuyển sang một website có nội dung chất lượng hơn. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ độc giả của mình, sau đó tìm hiểu thật kỹ lý do vì sao họ chọn website của bạn thay vì chọn website của các đối thủ khác hoặc ngược lại. Nếu trang của bạn có nội dung quá nhàm chán hoặc không phù hợp, cung cấp những thông tin không đáng tin cậy, sắp xếp lộn xộn hoặc bài viết quá dài dòng, người đọc sẽ rời đi và bước chuyển đổi của bạn sẽ gặp khó khăn. Bạn cần phát triển các nội dung có tính tương tác cao – những nội dung cung cấp chính xác những mong muốn, nhu cầu của độc giả, giúp họ trả lời những câu hỏi mà họ đang băn khoăn và quan trọng là dẫn dắt họ trở thành khách hàng. 

Lý do #2. UI/ UX không tốt

User Interface (UI) hay “giao diện người dùng” là cách sắp xếp, trình bày thông tin, hay chính là những gì mà người dùng nhìn thấy trên website/ app, còn User Experience (UX) hay “trải nghiệm người dùng” là cảm nhận của người dùng khi tương tác, sử dụng một website/ app. Một website có thể có UI tốt nhưng chưa chắc mang lại UX tốt. Trên thực tế, khách truy cập vào website của bạn chỉ đưa ra quyết định ở lại hay rời đi trong vòng vài giây. Nếu màu sắc, bố cục và thanh điều hướng trên website của bạn không khiến họ cảm thấy dễ chịu hay ấn tượng, họ sẽ có xu hướng nhấp vào nút “quay lại” hoặc “đóng cửa sổ” hơn là ở lại và xem thêm các nội dung khác. 


Để tối ưu UI/ UX, từ khóa quan trọng mà bạn cần nhớ là “make it simple”. Hãy tạo bố cục và thiết kế cho website thật đơn giản nhưng đẹp mắt, tạo menu điều hướng dễ sử dụng và cung cấp nội dung vừa đủ để lôi kéo khách truy cập ở lại trang lâu hơn, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi họ thành khách hàng. 

Lý do #3. Lỗi kỹ thuật

Nếu bounce rate trên website của bạn cao một cách bất thường, rất có thể khách truy cập đang gặp phải một rào cản về kỹ thuật. Có thể JavaScript trên website của bạn bị trục trặc hoặc một plugin nào đó bị hỏng, dẫn đến việc người dùng không tải được nội dung trên trang. Những lỗi này có thể đã tồn tại trên website của bạn từ trước nhưng bạn không biết. Nếu nghi ngờ bounce rate trên website cao do lỗi kỹ thuật, hãy thử truy cập vào website của bạn như một người dùng bình thường và tìm xem các lỗi này nằm ở đâu. Nếu có bất kỳ lỗi nào, bạn cần sửa lỗi ngay lập tức để cải thiện bounce rate cho website của mình và duy trì conversion rate ở mức ổn định.

Lý do #4. Tốc độ tải trang chậm

Tốc độ tải trang lý tưởng của một website thường không quá 2 giây. Nếu nhiều hơn 2 giây, khách truy cập sẽ bắt đầu mất kiên nhẫn và rời khỏi trang. Do đó, hãy kiểm tra tốc độ tải trang của website và đảm bảo bạn cung cấp một trải nghiệm dễ chịu, thân thiện với người dùng. Cải thiện tốc độ tải trang thêm vài giây cũng giúp ích rất nhiều cho việc tăng lượng truy cập và chuyển đổi cho website của bạn. Một số nền tảng như GTMetrics – cung cấp báo cáo về tốc độ tải trang hoặc Google’s Search Console – cung cấp insight của người dùng về vấn đề tốc độ tải trang và các lời khuyên hữu ích có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện tốc độ tải trang cho website của mình, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang. 

4 bước giúp bạn giảm Bounce Rate cho website


Bước 1. Bắt đầu từ trang có Bounce Rate tệ nhất 

Nếu bounce rate trên toàn website của bạn đang ở mức cao, rất có thể 1 trang nào đó trên website đang có bounce rate tệ nhất. Hãy tìm và tách riêng nó ra, sau đó thử truy cập vào trang đó như một khách truy cập bình thường và ghi chú tất cả những điểm chưa tối ưu. Ví dụ, bạn có thể thực hiện các thao tác sau để tìm ra 1 trang landing page có bounce rate tệ nhất: 
  • Trên thanh menu bên trái của Google Analytics, chọn Behavior -> Site Content -> Landing Pages. 
  • Click chuột vào trang có bounce rate cao nhất và theo dõi các vấn đề trên trang này.
Bạn cũng có thể theo dõi thêm các số liệu khác như time on site, và dù bounce rate cao nhưng người dùng có đạt được mục đích tìm kiếm của mình không. Cuối cùng, hãy nhìn vào trang thiết kế, thanh điều hướng và nội dung của trang để xác định xem giao diện của trang hiện tại đã tối ưu nhất chưa, và bạn có tìm được câu trả lời mà bạn muốn trên trang với tư cách là một người khách truy cập trang hay không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt công cụ recording để theo dõi các phiên truy cập trên website. Bạn có thể thấy họ đang di chuột đi đâu, nhấp chuột vào đâu, và quá trình thoát ra khỏi trang hoặc chuyển đổi diễn ra như thế nào. Website recording còn có thể giúp bạn xem đâu là những điểm cần cải thiện trên website của mình – một giải pháp lý tưởng đối với các website có bounce rate cao. Sau khi cài đặt công cụ recording trên website, hãy quay lại trang có bounce rate cao nhất và theo dõi hành vi của khách truy cập trên trang này trước khi họ rời đi.

Bước 2. Phân tích heatmap để tìm hiểu về hành vi khách hàng cụ thể hơn 

Heatmap là một công cụ visualization giúp xác định hành vi của khách hàng khi truy cập vào website của bạn. Dựa vào màu sắc của các vị trí khác nhau trên website, bạn sẽ dễ dàng xác định được đâu là vị trí được người dùng tương tác nhiều nhất. Khi áp dụng phân tích heatmap trên trang có bounce rate cao nhất, bạn có thể thấy đâu là vị trí khách truy cập hay tương tác, và đâu là vị trí có ít tương tác. Phân tích này có thể cung cấp cho bạn những dữ liệu quan trọng để cải thiện bố cục và nội dung cho các trang chưa tối ưu, góp phần giảm bounce rate theo thời gian.



Bước 3. Bắt đầu chạy A/B Testing

A/B testing là một thử nghiệm giúp bạn đánh giá mức độ hiệu quả của từng phiên bản website khác nhau. Cụ thể, bạn sẽ sao chép một trang hiện có và thay đổi thành một yếu tố trên trang, chẳng hạn như tiêu đề. Khi hiển thị cùng một trang nội dung nhưng với hai tiêu đề khác nhau cho cùng một đối tượng, bạn có thể xác định được đâu là trang thu hút đám đông hơn. A/B testing có vai trò quan trọng trong việc giảm bounce rate trên toàn bộ website, do đó bạn không nên bỏ qua bước này.

Nhiều công cụ website recording và heatmap cũng có tính năng chạy A/B testing. Bạn có thể sử dụng các công cụ này để kiểm tra các yếu tố trên trang web của mình trong thời gian thực. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào thử nghiệm đa biến (MVT) để kiểm tra đồng thời nhiều yếu tố khác nhau trên cùng một trang, từ đó xem yếu tố nào thuộc trang nào hoạt động tốt hơn. Loại thử nghiệm này có thể giúp bạn tạo ra sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố góp phần làm giảm bounce rate và tăng conversion rate. Sau mỗi thử nghiệm, bạn cần áp dụng phiên bản website tối ưu nhất của từng thử nghiệm cho phiên bản website chính thức của mình, sau đó đánh giá mức độ tương tác của khách truy cập. Lưu ý rằng mỗi thử nghiệm cần diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định để có thể cung cấp dữ liệu đầy đủ và hoàn thiện nhất. 

Bước 4. Lặp lại quy trình 

Ngay cả khi bounce rate của website đã giảm, công việc của bạn vẫn chưa kết thúc. Hãy đảm bảo bạn luôn đưa ra những cải tiến phù hợp cho website của mình thường xuyên, thậm chí tính theo giờ để theo kịp nhu cầu luôn thay đổi của độc giả. Bài học rút ra là bạn luôn cần dành thời gian để đánh giá bounce rate, theo dõi các bản website recording, phân tích heatmap, chạy A/B testing và tối ưu hóa bounce rate cho website của mình. Bằng cách ghi chú và theo dõi đều đặn, bạn có thể giữ bounce rate của website luôn ở mức thấp, mang lại conversion rate cao và khiến độc giả của bạn hài lòng nhất có thể.

Kết luận

Như vậy, nếu chỉ nhìn vào bounce rate cao hay thấp, bạn chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác về hiệu quả của một website. Việc bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân tại sao website của bạn có bounce rate cao và so sánh với các yếu tố khác như conversion rate, time on site, v.v… để đưa ra các cải tiến phù hợp. Một số cách như đánh giá nội dung trên website, kiểm tra các vấn đề kỹ thuật và áp dụng một số phương pháp như website recording, phân tích heatmap và A/B testing có thể giúp bạn duy trì bounce rate ở mức thấp, tạo tiền đề cho các chiến dịch Digital Marketing thành công hơn.  
Share:

GOOGLE MY BUSINESS LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI TỪ GMB

Google là nơi sở hữu 3,5 tỷ lượt tìm kiếm thông tin được thực hiện mỗi ngày trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Google chỉ dừng lại là một công cụ tìm kiếm đơn giản mà trên thực tế, có rất nhiều những công cụ của Google mang lại rất nhiều giá trị dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là để phát triển vào công việc Marketing. Trong rất nhiều những công cụ hữu ích của Google, nổi bật hơn hết là Google My Business. Hãy cùng tìm hiểu Google My Business là gì?  Và những lợi ích bất ngờ đến từ công cụ này trong bài viết dưới đây.


Google My Business là gì?

Google My Business hay còn được gọi tắt với các tên ngắn gọn hơn là Google Business. Đây là một công cụ dành cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp để quản lý sự hiện diện trực tuyến của họ trên trang tìm kiếm Google, bao gồm cả công cụ Google Search (Google tìm kiếm) và Google Maps (Google bản đồ). Đặc biệt hơn hết, Google Business là một công cụ hoàn toàn miễn phí và dễ sử dụng, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu cách sử dụng thông qua những hướng dẫn đến trực tiếp từ Google.


Bằng cách xác minh và chỉnh sửa các thông tin liên quan đến doanh nghiệp trên Google My Business, bạn có thể vừa giúp cho khách hàng có nhu cầu tìm thấy bạn vừa có thể mang đến cho khách hàng câu chuyện về doanh nghiệp của bạn. Hơn thế nữa, việc sử dụng Google Business có thể tương tác với những khách hàng mới và cũ và kể cho họ nghe câu chuyện về doanh nghiệp của bạn.

Những lợi ích bất ngờ của Google My Business là gì?

Quản lý thông tin của bạn

Với Google Business, bạn có thể dễ dàng quản lý được thông tin mà người dùng Google có thể nhìn thấy khi họ tìm kiếm đến doanh nghiệp hoặc các sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Các doanh nghiệp đã xác minh thông tin của họ với Google thì Google My Business thường sẽ có khả năng được người tiêu dùng coi là có độ uy tín sẽ được tăng gấp đôi (dựa trên số liệu thống kê đế từ Google). Khi mọi người tìm thấy doanh nghiệp của bạn ở trên Google Maps hoặc là Google Search, hãy đảm bảo rằng họ sẽ có thể quyền truy cập vào để tìm các thông tin cần thiết nhất như giờ, website và địa chỉ của doanh nghiệp bạn.



Tương tác với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp

Một trong những lợi ích tuyệt vời khác của Google My Business cũng không kém phần quan trọng, đó là việc nó giúp bạn đọc và trả lời những đánh giá đến từ khách hàng. Song đó, bạn có thể chia sẻ những hình ảnh liên quan đến thương hiệu và sản phẩm mà bạn đang làm. Google đưa ra những con số cụ thể rằng các doanh nghiệp thêm hình ảnh vào danh sách của họ thì được nhận thêm 42% yêu cầu chỉ đường cho lái xe trên ứng dụng Google Maps và nhận được nhiều hơn 35% số lần nhấp thông qua website của họ so với các doanh nghiệp không có hình ảnh.


Giúp khách hàng nắm bắt kịp thời thông tin và mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp trên các trang tìm kiếm đặc biệt là Google

Google My Business còn giúp cho các khách hàng xem thông tin chi tiết khi thực hiện tìm kiếm thông tin doanh nghiệp. Vậy nên doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể sử dụng Google My Business như một công cụ để giúp cho các khách hàng nắm bắt thông tin và mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp. Bạn sẽ có thể xem thống kê được những thông tin như có bao nhiêu khách hàng gọi cho doanh nghiệp của bạn từ số điện thoại được hiển thị trên kết quả tìm kiếm địa mà bạn cung cấp trong Google Maps và Google Search. 

Hướng dẫn cách đăng ký sử dụng Google My Business đơn giản

Bước 1: Điền tên doanh nghiệp sau đó nhấn vào “Next” để đồng ý với Điều khoản dịch vụ và Chính sách bảo mật của Google và tiếp tục các bước tiếp theo.



Bước 2: Thêm vị trí của doanh nghiệp vào bản đồ

Ở bước này, Google My Business sẽ đưa ra câu hỏi với nội dung là “Bạn có muốn thêm một địa điểm khách hàng có thể ghé thăm, như cửa hàng hoặc văn phòng hay không?”. Vị trí về địa điểm này sẽ hiển thị trên công cụ Google Maps và Google Search khi khách hàng thực hiện việc tìm kiếm doanh nghiệp của bạn. Nếu đồng ý nhấn Yes ngược lại bạn muốn bỏ qua nhấn No.


Sau khi nhấn Yes, một bảng địa chỉ sẽ hiện lên. Bước tiếp theo là bạn chỉ cần điền thông tin địa chỉ sau đó nhấn vào “Next” để tiếp tục xác định vị trí của bạn khi hiển thị trên Google Maps. Sau đó, Google sẽ đưa ra câu hỏi bạn có địa điểm nào khác nữa hay không. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều địa chỉ khác hãy nhấn “Yes” và thêm một hoặc nhiều địa chỉ nữa, còn không bạn hãy nhấn “No”.

Bước 3: Lựa chọn danh mục kinh doanh phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.



Bước 4: Lựa chọn những thông tin liên lạc mà  bạn muốn hiển thị cho khách hàng biết để dễ dàng liên hệ hoặc di chuyển đến. Bạn có thể hiển thị số điện thoại hotline, URL website hoặc địa chỉ doanh nghiệp.



Bước 5: Hoàn thành


Cuối cùng Google sẽ trả về cho bạn câu hỏi “Bạn có muốn nhận thông tin liên lạc với các mẹo và đề xuất cá nhân hóa để gia tăng sự hiện diện của doanh nghiệp trên Google không?” 
Nếu đồng ý chọn Yes còn không chọn “No” và nhấn vào Next. Sau đó, bạn chỉ cần nhấn “Finish” là hoàn tất đăng ký với Google Business.

Sau bài viết này, hy vọng chúng ta đã phần nào hiểu được Google My Business là gì? Cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Chúc các bạn đăng ký thành công và đặt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Share:

SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM GOOGLE SAO CHO "SANG" - GOOGLE LIKE A PRO!

Bạn có biết: Google là một trong những nguồn tự học cực hiệu quả cho bất kì ai thuộc level nào? Các nguồn học tập chất lượng đã không còn khan hiếm, và nhờ Google, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm và tự giải đáp cho những thắc mắc, vấn đề của chính mình. Nếu bạn chưa có kĩ năng tìm kiếm Google, điều đó quả là thiệt thòi cho chính bạn đấy.

Vậy thì “google” sao cho “pro”?

Trước tiên, hãy tìm hiểu qua một chút về cách bộ máy tìm kiếm này hoạt động. Khi bạn muốn tìm kiếm một thông tin nào đó trên Google, bạn gõ những từ/ cụm từ/ hoặc các câu hỏi đó trên thanh tìm kiếm. Google sẽ “tiếp nhận yêu cầu” của bạn, quét qua từ khoá trong câu hỏi, sau đó thông qua một vài thuật toán, Google hiển thị những đường link (mà Google cho rằng) có câu trả lời phù hợp với những gì bạn yêu cầu. Những bài viết này sẽ có chứa từ khoá mà bạn tìm kiếm. Vậy bí mật ở đây nằm ở cách search từ khoá.

1. Chỉ search những keyword có liên quan

Việc search những cụm từ tiểu tiết như là “những thứ” hay “các điều”, “các tips”,… có thể khiến bộ máy tìm kiếm nhiễu loạn, không phân biệt rõ ý chính bạn muốn tìm là gì. Ví dụ:


Bạn đang muốn tìm hiểu về cách xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả, thay vì tìm cả cụm “Cần làm gì để lên một kế hoạch truyền thông Thương Hiệu hoàn chỉnh”, bạn có thể thử “lên kế hoạch truyền thông thương hiệu”, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị chính xác hơn nhiều, theo đúng vấn đề chính mà bạn muốn tìm kiếm.

2. Keyword nên ngắn gọn, súc tích

Các từ không cần thiết kiểu “thì”, “là”, “mà”, “và”, “tôi”, “bạn”,… có thể dẫn đến các kết quả không liên quan đến những thông tin mà bạn thực sự cần. Bạn đang băn khoăn xem marketing và PR khác nhau ở chỗ nào, rất có thể bạn sẽ ngồi gõ “những điểm khác nhau giữa marketing và PR”. Tuy nhiên, đừng làm vậy mà hãy “sang” lên! Bạn chỉ cần tìm “phân biệt PR marketing” mà thôi.

3. Tìm kiếm thông tin ở một website cụ thể

Nếu muốn tìm kiếm thông tin từ một website duy nhất mà bạn thấy đáng tin cậy, hãy thêm đuôi này vào sau keyword: “site:<url>”. Vậy nên, khi muốn tìm đọc những bài về insight trên blog của iMaSo VN, bạn sẽ gõ vào thanh công cụ tìm kiếm là: insight site:https://imasovn.blogspot.com/


4. Mở các tab mới

Bằng cách mở một tab mới mỗi lần click vào một link trong phần kết quả, bạn có thể dễ dàng so sánh các nội dung ở các trang web khác nhau để chắt lọc những thứ phù hợp với mình.

Tóm lại, các bước để googling đúng cách:

  • Nảy ra một câu hỏi hay một ý tưởng trong đầu
  • Chuẩn bị một bộ từ khoá thể hiện chính xác ý tưởng đó
  • Hãy cố gắng tuân theo đúng luật của bộ máy tìm kiếm
  • Tra Google: Lướt qua một vài kết quả hiển thị đầu tiên, sau đó chọn ra nội dung tốt nhất có thể
  • Kiểm tra nhanh mức độ chân thực và hữu ích của thông tin.
  • Thử áp dụng kết quả tìm kiếm được để giải quyết vấn đề của bạn, nếu không phù hợp thì thử các kết quả khác, chỉ tốn thêm chút thời gian mà thôi.

Có phải là xấu khi “cái gì không biết” thì đều “tra Google”?

Nếu bạn có thể ghi nhớ được mọi thứ thì còn gì tuyệt bằng, nhưng nếu không thể thì cũng không sao. Hầu hết chúng ta không phải là học giả uyên bác, thông thái mọi khía cạnh trong cuộc sống, nên hãy sử dụng google như một công cụ để học hỏi điều mới nằm ngoài lĩnh vực của mình. Ngay cả khi học rồi thì bạn vẫn có thể quên, và những lúc như vậy lại tra google. Cứ lặp đi lặp lại như vậy kiến thức như một lẽ tự nhiên sẽ khắc sâu trong não bộ của bạn và tầm hiểu biết của bạn sẽ càng ngày càng được mở rộng. Đó không phải là một điều quá tốt sao?
Share:

GOOGLE : ĐỘNG LỰC ĐẰNG SAU HÀNH VI TÌM KIẾM CỦA NGƯỜI DÙNG

Dù có ý định đi du lịch vòng quanh châu Âu hay chỉ đơn giản là mua một chiếc sạc dự phòng, “lên Google” đã trở thành thói quen không của riêng ai. 

Ngoài những yếu tố như sự sẵn có của thông tin hay mong muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ thì đâu là những động lực tâm lý đằng sau hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng? Theo Lisa Gevelber, phó chủ tịch marketing toàn cầu của Google, người tiêu dùng tìm kiếm thông tin để (1) có được cảm xúc háo hức, (2) tự tin vào lựa chọn của mình và (3) mang lại cho bản thân những trải nghiệm tốt nhất.

Tìm kiếm thông tin khiến người tiêu dùng háo hức

Càng có thêm hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng càng trở nên háo hức trước “viễn cảnh” về những trải nghiệm tích cực mà họ sắp có được. Đây là lý do mà các hãng phim hay tung ra trailer một vài tháng trước ngày công chiếu để khiến khán giả “phát cuồng”. Nếu không được xem trước một vài thước phim, cảnh quay đáng giá, chắc hẳn khán giả cũng chẳng có lý do gì để chờ đợi, háo hức hay săn vé cho bằng được.


Dù muốn hay không, hành vi mua hàng của con người luôn bị chi phối bởi các quy luật tâm lý và cảm xúc háo hức, mong đợi có sức ảnh hưởng hơn chúng ta tưởng. Khi lên google tìm kiếm thông tin về một chiếc điện thoại, từ thông số về camera, cho tới tốc độ xử lý hay độ bền của pin,… người tiêu dùng không chỉ có cơ sở đánh giá chất lượng của chiếc điện thoại, cân nhắc liệu nó có xứng với “đồng tiền bát gạo” hay không. 
Cái mà họ có được còn là những cảm xúc háo hức khi nghĩ về những tấm hình họ sẽ chụp, những trò chơi mà họ sẽ cài đặt hay sự ngưỡng mộ mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho họ.

Nói cách khác, quá trình tìm kiếm thông tin bản thân nó cũng trở thành một phần của trải nghiệm tiêu dùng, với vai trò xây dựng nên kỳ vọng của người tiêu dùng trước khi họ đưa ra quyết định cuối cùng. Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin không chỉ để biết, họ tìm kiếm để được trải nghiệm, thỏa mãn trí tò mò, tận hưởng cảm xúc háo hức khi có một thứ gì đó để trông đợi, mong chờ.

Tìm kiếm thông tin khiến người tiêu dùng trở nên tự tin

Khi lựa chọn nhà hàng cho buổi họp mặt gia đình vào cuối tuần, chúng ta mong muốn mọi người được thưởng thức những món ăn ngon và có những giây phút thoải mái, vui vẻ bên nhau. Còn về phần mình, chúng ta mong muốn được nhìn nhận là người “sành ăn”, “có gu” hay nhiều kinh nghiệm sống.


Dù muốn hay không, lựa chọn của người tiêu dùng ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới cách họ đánh giá bản thân. Không ai mong muốn trở thành một người mua “ngờ nghệch”, thiếu kinh nghiệm. Khi đưa ra một sự lựa chọn mà không có sự nghiên cứu, tính toán từ trước, người tiêu dùng không chỉ đứng trước nguy cơ hoài phí thời gian, tiền bạc hay sức lực. Cái họ e ngại còn là cảm giác bất an, lo lắng nếu lựa chọn nhầm.

Ngoài ra, những thông tin tìm kiếm được còn đóng vai trò định hướng trong suốt hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng.
 Điều này đặc biệt đúng trong ngành du lịch. Trước khi “dấn thân” vào một địa điểm xa lạ, biết được mình cần tiêu bao nhiêu tiền, đi những địa điểm nào, đi trong bao lâu… là điều mà bất cứ ai cũng cần chuẩn bị. Xét về khía cạnh tâm lý, sự chuẩn bị này giúp củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào lựa chọn của bản thân và từ đó khiến họ tự tin, an tâm hơn.

Tìm kiếm thông tin giúp người tiêu dùng tạo cho mình những trải nghiệm tốt nhất

Người tiêu dùng đang ngày một trở nên kĩ tính và khắt khe hơn với mỗi lựa chọn của mình khi đứng trước vô số sản phẩm, dịch vụ tương đương nhau về chất lượng và giá cả. Cái họ muốn không chỉ là “tốt” mà còn phải “tốt nhất” cho bản thân trong phạm vi mà họ có thể chi trả. Không ít người tiêu dùng sẵn sàng thực hiện một “công cuộc điều tra” nhằm đảm bảo họ không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào khiến sản phẩm này trở nên nổi trội, hay sản phẩm kia trở nên yếu thế. Do đó, tìm hiểu thông tin không còn là một nhu cầu mà đã trở thành áp lực. Người tiêu dùng cảm thấy họ buộc phải nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, nếu không, họ có nguy cơ rơi vào những tình huống tiêu cực lẽ ra đã có thể phòng tránh từ trước.


Xu hướng lựa chọn kĩ càng này có thể thấy ngay trong hành vi ăn uống của người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của Google, những người “ám ảnh” với menu đồ ăn của các nhà hàng đang tăng cao. Bằng chứng là lượt tìm kiếm cho từ khóa “menu” đã tăng hơn 55% trong vòng hai năm qua.
Một cách ngắn gọn, “Tôi muốn tìm hiểu trước để không bao giờ phải hối hận” chính là “tiếng lòng” của người tiêu dùng hiện đại.

Một vài lưu ý dành cho marketers

Đối với marketers, việc thấu hiểu những khoảnh khắc và cách tư duy của người tiêu dùng đem lại cơ hội tuyệt vời để đồng hành với người tiêu dùng trong hành trình mua hàng và đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Sau đây là một vài phương pháp marketers có thể áp dụng nhằm tiếp cận tốt hơn tới các khách hàng “đam mê” việc nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ.

Cung cấp các giải pháp giúp người tiêu dùng sắp xếp, hệ thống hóa những thông tin mà họ tìm được, chẳng hạn như danh sách những điều cần biết trước khi đi du lịch ở một địa điểm nào đó, top các nhà hàng được đánh giá cao nhất, so sánh các sản phẩm mà khách hàng đã nhấn vào xem, tổng hợp review từ các nguồn uy tín, tổng hợp câu trả lời cho các câu hỏi thường thấy nhất,…

Tạo điều kiện cho quá trình tìm kiếm thông tin được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, chẳng hạn như tối ưu giao diện website cho thiết bị di động, thiết lập hệ thống tư vấn 24/24, cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ, chính sách đổi trả, bảo hành (nếu có) trên các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu, lựa chọn hình ảnh hấp dẫn, đem lại hình dung rõ ràng nhất cho người tiêu dùng,…

Tạm kết

Bên cạnh mong muốn tìm hiểu kĩ lưỡng về sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng, hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng còn tiềm ẩn những động lực về mặt tâm lý. Thứ nhất, quá trình tìm kiếm thông tin cũng chính là trải nghiệm tiêu dùng khi nó mang lại cho người tiêu dùng cảm giác háo hức trước những gì họ sắp được đón nhận. Thứ hai, càng biết nhiều về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng càng tự tin và an tâm hơn về lựa chọn của mình. Cuối cùng, khi phải đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn tương đương nhau, đào sâu thông tin là cách duy nhất để người tiêu dùng phân biệt giữa cái “tốt” và “tốt nhất”, phòng tránh tối đa những hối tiếc sau này.
Share:

CÁC "ÔNG LỚN" QUẢNG CÁO DỊP GIÁNG SINH NHƯ THẾ NÀO?

Những quảng cáo Giáng Sinh sau đây không chỉ có nội dung hấp dẫn mà còn chứa nhiều chi tiết ý nghĩa thu hút hàng triệu lượt xem.

1. Coca-Cola – “A Bridge for Santa”

Quảng cáo Giáng Sinh của Coca Cola kể về một chú bé mồ côi mẹ sống cùng bố tại một ngôi làng hẻo lánh, mọi liên lạc với bên ngoài hầu như rất khó khăn vì cây cầu duy nhất đã cũ nát. Vì vậy, cậu bé nghĩ rằng Giáng sinh này ông già Noel sẽ không xuất hiện để tặng quà. 


Cậu viết điều ước của mình vào một vỏ chai coca rỗng và treo nó lên cái cây cao nhất. Người bố đã đọc được và cố gắng sửa cây cầu nhưng mọi nỗ lực đều thất bại cho đến khi có sự chung tay của những người hàng xóm. Sau đó, hãng Coca-cola đã giúp cậu bé có một Giáng sinh tuyệt vời bên ông già Noel.

2. Quảng cáo Giáng sinh của công ty thực phẩm Edeka

https://www.youtube.com/watch?v=V6-0kYhqoRo

Clip quảng cáo Giáng Sinh mới của công ty thực phẩm Edeka ở Đan Mạch vừa đăng tải từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 đã hút 23 triệu lượt xem trên Youtube. Thông điệp từ đoạn quảng cáo muốn đưa ra là “Dù bạn có bận rộn thế nào thì hãy cố gắng dành thời gian cho gia đình vào dịp Noel. Bởi vì bạn không bao giờ biết khi nào là Giáng sinh cuối cùng mà bạn có cùng chia sẻ với cả nhà”.


Đoạn phim quảng cáo giống như một lời cảnh tỉnh cho những ai đang mải mê với công việc mà bỏ bê những người thân yêu.

Nội dung clip xoay quanh nhân vật một ông bố sống phải sống cô đơn một mình vì con cháu của ông quá bận rộn không thể đến thăm ông được và các mùa Giáng sinh ông cũng phải ở một mình. Ông đón Giáng sinh một mình bên tấm hình cả gia đình chụp chung năm này qua năm khác trong lặng lẽ. Và mỗi khi chứng kiến cảnh gia đình hàng xóm vui vẻ, đoàn tụ vào ngày lễ này ánh mắt ông lại đượm buồn…

Sau đó, ông đã gửi cho các con của mình thông báo rằng ông đã qua đời và họ đã vội vàng trở về. Tưởng rằng ông đã không đợi để đón lễ Giáng sinh đông đủ bên gia đình thì ông xuất hiện sau cánh cửa và giải thích rằng những gì ông muốn chỉ là cùng các con ăn một bữa cơm trong dịp lễ Giáng sinh.
 Đó như một cơ hội và thức tỉnh những ai đã quá bận rộn với công việc mà quên đi những người quan trọng đang chờ đợi mình.

3. Quảng cáo Giáng sinh của tạp chí Love

https://www.youtube.com/watch?v=p20vfxefVYg

Irina Shayk, bạn gái cũ của Critsiano Ronaldo vừa khiến người hâm mộ choáng váng khi mặc áo tắm, khoe thân hình quyến rũ trong quảng cáo Giáng Sinh cho tạp chí Love.


Tháng 12 hàng năm là thời điểm tạp chí Love Magazine bắt đầu thực hiện một bộ ảnh lịch đặc biệt “ấm áp và hoàn hảo” để chào mừng Giáng sinh và Năm mới. Cụ thể, họ sẽ phát hành những đoạn phim về các người đẹp nóng bỏng nhất thế giới. Mỗi ngày một phim, bắt đầu từ ngày 1/12 cho đến ngày 24/12, trước thềm thời điểm Thiên Chúa giáng sinh. Năm nay, 4 người xuất hiện đầu tiên là Kendall Jenner, Gigi Hadid, Pamela Anderson và Irina Shayk, bạn gái cũ của Cristiano Ronaldo.

Trong đoạn phim quảng cáo vừa được tạp chí Love chia sẻ trên Youtube, người đẹp Irina Shayk xuất hiện với bộ đồ bikini nóng bỏng. Chưa kể, người xem còn bị thu hút bởi giai điệu sôi động của ca khúc Merry Christmas, Baby của ban nhạc rock The Beach Boys, được chọn làm nhạc nền cho đoạn phim. Tính đến thời điểm hiện tại, những clip của tạp chí Love đã thu hút gần 1 triệu lượt người xem.

4. Volvo Trucks – “Look Who’s Driving”

https://www.youtube.com/watch?v=7kx67NnuSd0


Cô bé 4 tuổi – Sophie đã được thử nghiệm lái xe tải thông qua một thiết bị điều khiển từ xa. Và tất nhiên, việc này không hề dễ dàng. Sophie đã thử thách với vô số chướng ngại vật và cô bé đã thất bại. Tuy nhiên, điều này đã chứng mình được một điều, ngay cả với lái xe kém chuyên nghiệp nhất là một cô bé, dòng xe tải của hãng Volvo vẫn rất bền bỉ.
 

5. Zappos.com – “Zappos Loves Hanover

https://www.youtube.com/watch?v=8s2CnHJD4zE

Zappos.com, trang web chuyên về giày và đồ may mặc trực tuyến đã mang đến điều bất ngờ cho cư dân của Hanover, nơi vốn có rất nhiều khách hàng trung thành của website này. 


Nhân viên của Zappos đã thay mặt ông già Noel gửi đến từng gia đình hơn 1.900 thùng quà đặc biệt bao gồm các sản phẩm của hãng, từ tất, mũ len đến balo, giày dép.
Share:

OKRs: GOOGLE ĐÃ SỬ DỤNG MODEL NÀY TRONG QUẢN TRỊ MỤC TIÊU NHƯ THẾ NÀO?

Vào năm 1999, John Doerr – nhà đầu tư mạo hiểm đến từ Mỹ – đã giới thiệu phương pháp quản trị dữ liệu OKRs đến ban lãnh đạo Google ngay khi công ty thành lập chưa đầy một năm. Đến nay, khi Google đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, OKRs vẫn tiếp tục được sử dụng kể từ ngày đó. Qua bài viết này, imaso VN sẽ cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn sâu hơn về phương pháp quản trị doanh nghiệp của Google qua việc phân tích và đo lường dữ liệu.

OKRs là gì?

Google đã và đang sử dụng một quy trình gọi là OKRs nhằm giao tiếp, đo lường và hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp. Vậy, OKRs là công cụ như thế nào mà khiến một tập đoàn lớn vẫn trung thành sử dụng sau rất nhiều năm như vậy?

OKRs thực tế là một phương pháp đo lường rất đơn giản chỉ với hai thành phần chính: Mục tiêu (Objectives)Kết quả trọng điểm (Key Results). Mục tiêu ở đây chính là mục tiêu quan trọng nhất của dự án còn Kết quả trọng điểm sẽ hỗ trợ đo lường mục tiêu đã đề ra. OKRs là một trong những mô hình tiêu chuẩn mới dành cho quản trị doanh nghiệp, thay thế cho những hệ thống khác như MBOs (Management by objectives – mô hình quản trị theo mục tiêu) nhằm nhấn mạnh vai trò của mọi cá nhân trong một tổ chức.

OKRs thường được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến trình của nhân viên so với kế hoạch và phối hợp giữa mức độ ưu tiên và các mốc thời gian quan trọng của tập thể. Doanh nghiệp cũng cũng sử dụng OKRs để giúp nhân viên tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất và tránh bị phân tâm bởi các mục tiêu tuy khẩn cấp nhưng ít quan trọng hơn.

Google đã áp dụng OKRs như thế nào?

Đối với Google, điều quan trọng nhất là đội ngũ nhân sự, bao gồm cả nhân viên và quản lý cấp cao, đều có khả năng phân bổ thời gian và công sức một cách hợp lý – dù là với tư cách cá nhân hay là thành viên của một tập thể. OKRs chính là công cụ đắc lực nhất bổ trợ cho yêu cầu đó và được coi là một phương tiện để phối hợp hành động của các cá nhân thành một mục tiêu tập thể tại Google. “Ông lớn” ngành công nghệ đã áp dụng OKRs như sau:

Mục tiêu phải trả lời được câu hỏi: “Cái gì?”

Chúng phải:
  • Thể hiện rõ ràng mục đích
  • Có thể tham vọng nhưng phải thực tế
  • Phải hữu hình, khách quan và không được mơ hồ – chúng phải rõ ràng đến mức người ngoài cũng cảm thấy hợp lý và dễ hiểu 


Việc hoàn thành mục tiêu phải cung cấp một giá trị rõ ràng nào đó cho Google.

Kết quả trọng điểm phải trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào?”. Chúng phải:
  • Thể hiện các cột mốc có thể đo lường được, mà nếu đạt được, sẽ góp phần thúc đẩy (các) mục tiêu một cách tích cực.
  • Mô tả kết quả, không phải những hoạt động cần làm để đạt được kết quả đó. Nếu mục Kết quả trọng điểm của bạn chứa những động từ như:  “phân tích”, “tham gia”,.. thì chúng đang đi sai hướng. Thay vào đó, hãy mô tả kết quả cuối cùng sau khi những hoạt động này xảy ra. 
  • Phải đính kèm bằng chứng của việc hoàn thành. Bằng chứng này phải có sẵn, đáng tin cậy và dễ tìm kiếm. Một vài ví dụ về bằng chứng bao gồm đường link liên kết đến tài liệu, ghi chú hay báo cáo số liệu.
Bản chất của OKRs là những cặp mục tiêu-kết quả lớn lao – chúng ta không mong đợi sẽ hoàn thành tất cả những gì đã đề ra một cách dễ dàng. (Nếu bạn làm được điều đó thì chứng tỏ bạn chưa thực sự nghiêm khắc và táo bạo trong việc thiết lập OKRs). Thông thường, Google sẽ chấm điểm cho hiệu suất của nhân viên bằng các thang màu sắc. Cụ thể hơn: 
  • 0.0-0.3 điểm: màu đỏ
  • 0.4-0.6 điểm: màu vàng
  • 0.7-1.0 điểm: màu xanh

Một ví dụ thực tế về việc áp dụng OKRs tại Google

Mục tiêu: Cải thiện danh tiếng của Blogger (một nền tảng của Google)

Kết quả trọng điểm:

  • Tiếp cận với người dùng Blogger một cách cá nhân.
  • Thiết lập tài khoản Twitter cho Blogger và thường xuyên cập nhật các cuộc thảo luận liên quan đến sản phẩm.
  • Phát biểu tại ba sự kiện để khẳng định lại vị trí dẫn đầu của Blogger trong ngành.

Tại sao Google lại triển khai OKRs thành công?

Không một tập đoàn nào lại có nhiều kinh nghiệm tập thể trong việc triển khai OKR hơn Google.

Kể cả khi công ty tăng quy mô, các quản lý vẫn tiếp tục ban hành các hướng dẫn và biểu mẫu OKRs định kỳ cho nhân viên của mình. Sau đây là một vài lý do khiến OKRs được áp dụng thành công tại Google: 

  • Mục tiêu mang tính tham vọng, và đôi khi có thể sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người
  • Kết quả trọng điểm phải có khả năng được đo lường và dễ dàng chấm điểm bằng một con số (Google sử dụng thang điểm 1 để phân loại từng kết quả trọng điểm vào cuối mỗi quý)
  • Các OKRs phải được công khai, tất cả các thành viên trong công ty nên thấy được những gì mà người khác đang và đã làm nhằm góp phần phát triển công ty
  • Số điểm hoàn hảo nhất mà nhân viên nên đạt được là 0.6-0.7. Nếu ai đó liên tục nhận được những số điểm cao như 1.0, điều đó chứng tỏ OKRs của họ vẫn chưa đủ “tham vọng” (và chưa đạt những tiêu chuẩn đã nêu trên). Những nhân viên có mức điểm thấp không nên bị trừng phạt, mà quản lý nên coi đó là một nguồn dữ liệu hữu ích để điều chỉnh OKRs cho các quý tiếp theo. 
  • OKRs không phải là một tiêu chuẩn dùng để đánh giá nhân viên. Bản chất của OKRs là các mục tiêu của công ty và cách mà mỗi nhân viên có thể đóng góp cho mục tiêu đó. Đánh giá hiệu suất – cụ thể hơn là đánh giá cách một nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao trong một khoảng thời gian nhất định – nên được sử dụng độc lập với OKRs.
  • OKRs chéo phòng ban (Cross-team OKRs): Nhiều dự án quan trọng tại Google yêu cầu sự đóng góp từ các nhóm hay phòng ban khác nhau. OKRs là một công cụ lý tưởng để đảm bảo hiệu quả của sự phối hợp này. Các OKRs chéo phòng ban nên được bao gồm trong mỗi nhóm OKRs riêng của từng nhóm nhỏ. Ví dụ: nếu phòng Tài chính, Marketing và Nhân sự đều cần tham gia vào một chiến dịch quảng cáo mới, mỗi phòng ban đó đều nên bổ sung OKRs mô tả cam kết của họ đối với dự án chung.

Bài học quản trị cho các doanh nghiệp và startup

Các chỉ số đo lường hiệu suất rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt đối với một lĩnh vực năng động và luôn thay đổi như kinh doanh. Ưu điểm của OKRs chính là đây là một hệ thống minh bạch, cho phép mọi người thấy rõ mục tiêu và điểm số của người khác, từ đó giúp các thành viên hiểu được nhiệm vụ của các cá nhân khác trong một tập thể và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm. 


OKRs đang thu hút rất nhiều công ty bởi vì nó tuy đơn giản và dễ hiểu nhưng lại đem đến hiệu quả cao so với nhiều phương pháp quản trị khác. Từ case study về Google, sau đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng OKRs: 

Giới thiệu OKRs đến tổ chức:

Một yếu tố quan trọng của OKRs là tính minh bạch. Khi mang OKR đến một tổ chức mới, hãy đảm bảo tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều hiểu rõ về OKR là gì, tại sao phương pháp này lại hữu ích và cách nó hoạt động. Nghiên cứu cho thấy hiệu suất sẽ cao hơn khi mọi người đều thể hiện cam kết với mục tiêu của họ. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là đảm bảo tất cả mọi người đều thoải mái với OKRs. Hãy nhớ: Đồng nhất, kỷ luật, ưu tiên và giao tiếp – OKRs nên được công khai giữa các team.

Thực hiện phát triển OKRs

Mặc dù các cách tiếp cận sẽ khác nhau tuỳ vào ngành nghề và doanh nghiệp, trước khi đề ra các mục tiêu của tổ chức, hãy để các nhóm nhỏ và từng cá nhân tự đặt ra mục tiêu cho riêng mình nhằm phục vụ cho các mục tiêu lớn hơn. Điều này sẽ giúp tạo ra một mối liên kết xuyên suốt một tổ chức. Hãy luôn nhớ, OKRs không phải là một danh sách kiểm tra, liệt kê những điều phải làm. OKRs được sử dụng để xác định những tác động mà tập thể muốn đạt được, từ đó đưa ra các phương pháp để đạt được tác động đó.

Chấm điểm OKRs 

Điểm lý tưởng nhất của OKRs sẽ nằm trong khoảng 60-70%. Điểm thấp hơn nghĩa là tổ chức chưa thực sự khai phá hết tiềm năng của bản thân và đang đi thụt lùi so với khả năng thật. Điểm cao hơn nghĩa là các mục tiêu chưa thực sự đủ khắt khe. Ngoài ra, OKRs không đồng nghĩa với đánh giá hiệu suất. OKRs không phải là một phương tiện toàn diện dùng để đánh giá một cá nhân (hoặc một tổ chức). Thay vào đó, nó được sử dụng như một bản tóm tắt về những gì một cá nhân đã làm trong thời gian qua và cho thấy những tác động đối với OKRs lớn hơn của tổ chức.

Cập nhật OKRs

Thường xuyên cập nhật OKRs sẽ cho mọi người cơ hội điều chỉnh những thông tin mới, từ bỏ các mục tiêu không có khả năng xảy ra và tập trung hơn vào các mục tiêu mới được hưởng lợi từ các nguồn lực bổ sung.

Tạm kết

Nhờ áp dụng thành công OKRs, Google đã và đang là một trong những tập đoàn công nghệ thành công nhất thế giới, với một lực lượng lao động nhiệt huyết và luôn hướng về một mục tiêu chung. Lợi ích chính của OKRs so với những framework quản trị khác là nó khiến mỗi cá nhân hiểu được tầm quan trọng trong công việc của họ đối với tập thể, từ đó tăng sự tương tác, động lực và quyết tâm chung. Việc áp dụng framework OKRs sẽ giúp nâng cao hiệu suất của các chiến dịch và dự án doanh nghiệp, thông qua phân tích và thường xuyên cải tiến dữ liệu.

Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99