• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

07 BÍ QUYẾT GIÚP WEBSITE CỦA BẠN NỔI BẬT TRÊN GOOGLE

Mỗi khi bạn tìm kiếm 1 từ khóa, Google sẽ trả về cho bạn hàng triệu kết quả. Trong đó, trang kết quả đầu tiên thường sẽ được nhiều lượt click nhất. 
Tuy nhiên, trong nhiều kết quả hiển thị trên cùng một trang lại có sự cạnh tranh mãnh liệt hơn bởi vì ai cũng muốn người dùng click vào website của mình thay vì những trang web khác. Một điều hiển nhiên rằng kết quả hiển thị bình thường sẽ không mang lại lượng traffic cao. Vì thế, bạn cần thiết phải quan tâm đến việc làm thế nào để website của mình nổi bật hơn khi người dùng tìm kiếm trên Google. Bài viết này sẽ giúp bạn làm điều đó.

1. Tiêu đề sáng tạo, thân thiện với công cụ tìm kiếm.


Một tiêu đề hợp lý, thân thiện với công cụ tìm kiếm nhất có độ dài trong khoảng 50-55 kí tự. Nếu bạn để dài quá Google sẽ tự động cắt bớt, chỉ hiển thị đủ chữ và dấu 3 chấm đằng sau. Khi đó, người đọc sẽ không nắm được toàn bộ nội dung tiêu đề của bạn và rất dễ bỏ qua. Bạn cũng chú ý không nên để tiêu đề bài viết quá ngắn bởi Google sẽ tự động chèn thêm domain vào, làm mất tính thẩm mỹ khi hiển thị.

2. Thẻ mô tả (Meta Description) hấp dẫn.

Thẻ mô tả có thể không có lợi ích gì cho thứ hạng trên Google nhưng đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn cạnh tranh trong mắt người tìm kiếm. Vậy nên, trong giới hạn chuẩn nhất từ 140-150 kí tự, bạn hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan. Thường dòng này sẽ bao trọn nội dung của bài viết. Thêm vào đó, bạn có thể đưa ra một khẩu hiệu “Call to action” để gây tò mò và thu hút người xem.

3. Thiết lập quyền tác giả - Google Authorship


Khi bạn thiết lập quyền tác giả, bài viết của bạn sẽ được hiển thị thêm hình ảnh đại diện và tên tác giả. Cách thức hoạt động là cho phép bạn gửi các robot lập chỉ mục của Google thêm thông tin tác quyền trên các nội dung trong trang web của bạn. Từ đó, bất cứ khi nào trang web của bạn xuất hiện trong hệ thống, Google sẽ tự động chèn thêm hình ảnh và tên tác giả trong danh sách kết quả trả về khi tìm kiếm.

Điều này không những làm bạn nổi bật hơn những kết quả tìm kiếm khác không có mà còn giúp bạn khẳng định niềm tin và sự nghiêm túc với người dùng.

4. Thiết lập bản đồ Google


Việc thiết lập bản đồ bản đồ Google cho website rất có lợi cho quá trình kinh doanh online của bạn, cho dù là công ty lớn hay cửa hàng nhỏ. Điều sẽ sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh của bạn và càng nhiều site dẫn tới thì cơ hội tối ưu cho SEO càng tích cực hơn. Đồng thời, trong kết quả tìm kiếm trên Google cũng sẽ xuất hiện địa chỉ, bản đồ cung cấp thêm thông tin trực quan hơn đến người dùng.

5. Chèn thanh menu điều hướng


Thường ở trên các tiêu đề bài viết, bạn sẽ thấy một thanh menu điều hướng có dạng như: Trang chủ > Làm website bán hàng > 7 bí quyết giúp website của bạn nổi bật trên Google. Những đường link được kết nối qua thanh này sẽ kích thích spider đánh giá cấu trúc tổng thể của website một cách nhanh chóng. Điều quan trọng nữa là thanh menu điều hướng này sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Google làm ngắn gọn URL dưới Title SEO và giúp người dùng dễ hình dung cấu trúc, đường dẫn của bài viết ngay cả khi chưa click vào. Đồng thời, họ sẽ theo dõi được vị trí hiện tại và di chuyển qua lại những thư mục khác trong trang.

6. Hiển thị Star ratings


Một cách thức đặc biệt để website của bạn vừa tăng cường được thứ hạng lại vừa có được sự tin tưởng của người dùng khi tìm kiếm đó là yêu cầu khách hàng đưa ra đánh giá. Những ngôi sao cùng số liệu đi kèm (như trong hình ở trên) biểu thị mức độ đánh giá của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp. Một kết quả hiển thị phần review đó sẽ nổi bật hơn những kết quả không có và sẽ tối ưu hơn nếu càng được nhiều xếp hạng và đánh giá.

7. Liên kết trang web

Một lý do chính cho việc Google ngày càng có ít kết quả hiển thị trên một trang tìm kiếm đó là sự gia tăng của các trang web liên kết. Theo đó, các trang nội bộ sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của trang web chính. Bạn hãy theo dõi ví dụ bên dưới, khi người tìm kiếm truy vấn “portable space”, các trang nội bộ về từng loại sản phẩm được xuất hiện thụt lùi vào bên trong nhưng chiếm khá nhiều diện tích dưới đó. Điều này rất dễ dàng khiến người dùng ấn tượng với link website của bạn trong trang tìm kiếm. Hơn nữa, các trang nội bộ giúp họ nắm bắt được phần nào tổng quan về website của bạn. 

Tuy nhiên, hiện tại chưa có cách nào để bạn thiết kế liên kết trang web trên Google. Điều bạn có thể làm là phát triển cả về tổng số lượng trang và lưu lượng truy cập của chúng. Khi tới một mức độ tương đối, Google sẽ thông báo và chỉ định danh sách tìm kiếm trên Google của bạn đã được liên kết những trang nội bộ thích hợp.
Share:

CẬP NHẬT SỰ THAY ĐỔI KHUNG GIỜ "VÀNG" ĐĂNG BÀI TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao bài viết của mình không có nhiều tương tác trong khi content “chất”? Lý do rất đơn giản, hãy xem lại thời gian đăng bài của mình. Một bài viết có chất lượng bao nhiêu mà được đăng tải vào khung giờ ít người online thì ai – sẽ là người tương tác với bạn?
 

Với sự phát triển của marketing trên các nền tảng mạng xã hội, các thương hiệu luôn cố gắng tìm ra thời điểm thích hợp nhất để đăng bài viết. Nếu bài viết được đăng vào đúng “giờ hoàng đạo” thì sẽ tối ưu lượng tương tác, mở rộng phạm vi tương tác và từ đó tỉ lệ chuyển đổi cũng tăng theo. 

Content dù có hay đến đâu, nhưng nếu đăng bài không đúng thời điểm thì cũng không đạt được kết quả tốt nhất. Vậy thời điểm nào được coi là “khung giờ vàng” để đăng bài trên các mạng xã hội?

Báo cáo mới nhất về thời điểm thích hợp để đăng bài trên các mạng xã hội

Sự thật là không hề có khoảng thời gian hoàn hảo nào để tương tác với tất cả mọi người trên tất cả các nền tảng mạng xã hội. Để trả lời cho câu hỏi “khung giờ vàng” là mấy giờ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đối tượng khách hàng của bạn là ai, ngành hàng của bạn là gì, sản phẩm của bạn ra sao,... Ngoài ra, nội dung bài đăng, tính nhất quán cũng là những yếu tố cần xem xét khi bạn đăng bài trên Facebook, Twitter, Instagram hoặc LinkedIn. 


Sau khi đã biết thời điểm tốt nhất một cách tổng quát, dựa trên chiến lược tổng thể, bạn có thể xác định được kế hoạch của mình và quyết định thời điểm hiệu quả nhất để đăng bài trên các mạng xã hội.

Sprout Social đã cập nhật danh sách thời gian thích hợp nhất để đăng bài trên các nền tảng xã hội lớn (bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn). Báo cáo này dựa trên dữ liệu từ hơn 25.000 khách hàng của Sprout.

Bạn có thể xem báo cáo đầy đủ của Sprout tại đây, nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào từng nền tảng mạng xã hội chính và những gì Sprout gợi ý là “khung giờ vàng” để đăng bài trên các mạng xã hội.

Facebook

“Gã khổng lồ” Facebook cho biết hiện tại đã có 2,3 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Do số lượng người dùng khổng lồ của họ và sự đa dạng lớn trong nhân khẩu học của họ, ví dụ như sự trải dài của các quốc gia. Vì thế gần như bạn sẽ không thể lựa chọn thời gian tốt nhất để đăng lên mạng xã hội này. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng người xem.


Qua báo cáo có thể thấy rằng dữ liệu của Sprout cho thấy các bài viết trên Facebook được đăng vào thứ Tư, trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, có mức độ tương tác cao nhất. Thứ Năm và thứ Sáu cũng có sự tương tác tương đối cao, thứ Sáu thời gian tương tác sẽ sớm hơn một chút trong ngày.

Dữ liệu của Sprout cũng cho thấy rằng Chủ nhật có số lượng tương tác trên Facebook thấp nhất vì mọi người có xu hướng ra ngoài vào cuối tuần để giải trí, thư giãn.

Tất nhiên, đây không phải là quy tắc chung, thời điểm phù hợp nhất của mỗi thương hiệu sẽ khác nhau, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một điểm khởi đầu để tiến hành thử nghiệm của mình, từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều của ngày thứ Tư chính là “khung giờ vàng” để đăng bài trên Facebook.

Instagram

Instagram hiện đang là mạng xã hội phát triển nhanh nhất và ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp trong một loạt các lĩnh vực công nghiệp. Khi nói về khung giờ “vàng” để đăng bài trên Instagram, chúng ta cần cân nhắc một số yếu tố liên quan đến hành vi người dùng. Instagram được tạo ra cho thiết bị di động và rất hiếm khi được sử dụng trên máy tính để bàn hay laptop, vì thế đối tượng sử dụng Instagram sẽ là những người có xu hướng dùng smartphone. Thuật toán của Instagram sẽ xếp hạng các bài đăng theo hành vi và mối quan hệ của người dùng (với những người đăng bài), sở thích, tính kịp thời và mức độ tương tác… 


Mặt khác, Instagram đặc biệt phổ biến với những người từ 18 đến 35 tuổi và đang nhanh chóng trở thành mạng xã hội ưa thích của họ. Hãy tự đặt ra câu hỏi: Đối tượng này sẽ thường online vào thời gian nào nhất? Dù vậy, tính kịp thời là một yếu tố xếp hạng cho Instagram, nhưng nó không quan trọng bằng sự gắn kết và mối quan tâm của người dùng. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn đăng vào thời điểm hoàn hảo, những người theo dõi Instagram bạn vẫn có thể không thấy bài đăng của bạn ở đầu nguồn cấp dữ liệu của họ. Do đó với riêng nền tảng này, chiến lược nội dung là vô cùng quan trọng.

Dữ liệu từ Sprout cho thấy rằng thứ Tư cũng là một “ngày chiến thắng” trên Instagram, ngoài ra mức độ phổ biến của bài đăng từ thứ Sáu từ 10 giờ sáng đến 11 giờ sáng cũng khá cao.

Khá bất ngờ khi thời điểm giữa sáng có thể được coi là “khung giờ vàng” để đăng bài trên Instagram khi đây là quãng thời gian mọi người tương tác nhiều nhất trên nền tảng mạng xã hội này. Có vẻ như người dùng mạng xã hội check Instagram muộn hơn một chút trong ngày, trái ngược với những lý thuyết về việc đăng bài vào sáng sớm hoặc ngay sau giờ tan làm.

Linkedln

LinkedIn là mạng xã hội ban đầu là để phục vụ cho việc đăng các thông tin cá nhân như bản CV, Cover Letter, Resume… Cùng với đó các doanh nghiệp sẽ đăng việc làm lên để tìm ứng viên. Cho đến bây giờ, nó thực sự đã trở thành một mạng xã hội cung cấp cộng đồng cho các doanh nghiệp. Đối tượng của mạng xã hội LinkedIn là những người đi làm, cao cấp hơn là những chuyên gia, nhà tuyển dụng. Vậy liệu chúng ta nên đăng bài vào thời gian họ đang đi làm hay thời gian họ đã trở về nhà sau một ngày dài làm việc mệt mỏi? 

Đến đây chắc hẳn ai cũng sẽ đoán ra thời gian thích hợp nhất cho đăng bài trên LinkedIn là từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối. Nhưng khung thời gian này còn có thể thu hẹp lại hơn nữa.

Thứ nhất, theo thống kê từ LinkedIn, thời điểm nhận được nhiều lượt truy cập nhất là khoảng thời gian giữa tuần, từ thứ Ba đến thứ Sáu hàng tuần. Bởi trong khi thứ Hai thì mọi người còn đang mới bận với việc lên kế hoạch tuần và xử lý nốt công việc tuần cũ thì cuối tuần là lúc họ đang nghĩ về những buổi “chơi bời” trong thứ Bảy, Chủ Nhật. Tiếp đến, mọi người cũng sẽ không dành thời gian toàn bộ của một ngày để truy cập LinkedIn. Có 3 thời điểm trong ngày nhận được nhiều lượt truy cập nhất là từ khoảng 7 rưỡi sáng – 10 rưỡi sáng khi mọi người bắt đầu công việc ngày mới; từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều, đó là lúc họ ăn trưa và “rảnh” để lên mạng xã hội này. Và cuối cùng là từ khoảng 5 giờ chiều – 6 giờ chiều, khi mà một ngày làm việc chuẩn bị kết thúc.

Đặc biệt bạn nên nhớ đừng bao giờ đăng lên LinkedIn nội dung vào buổi tối, nhất là từ sau 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. Cuối tuần thì lại càng không thích hợp cho nền tảng này. Hãy bám sát các khung giờ đã được liệt kê ở trên đối với nền tảng mạng xã hội này.

Twitter

Thời điểm là thuật ngữ, là yếu tố cực kỳ quan trọng trên nền tảng Twitter. Bởi vì mạng xã hội này sử dụng thuật toán newsfeed khá khác biệt với Facebook, Instagram hoặc LinkedIn. Bạn có thể hiểu nôm na là, newsfeed của Twitter phụ thuộc rất lớn vào sự “hồi quy” của các Tweet. Tức là dù bài đăng có sớm hay muộn, cũ hay mới thì khi có 1 ai đó tweet lại thì nó sẽ hiển thị đầu tiên trên tường. Càng nhiều người tweet, thì nội dung đó càng được làm mới liên tục. 

Theo nghiên cứu từ nguồn cấp dữ liệu RSS, hành vi của người dùng Twitter khá giống LinkedIn. Do đó khung thời gian vàng nên đăng bài của 2 nền tảng này là giống nhau. Mọi người thường có nhu cầu check Twitter khi họ đang trên đường đến công ty bằng các phương tiện công cộng, hay như giờ nghỉ trưa và trước khi kết thúc một ngày làm việc. Những thời gian đó tâm trí của họ không dành cho công việc nên họ dễ xao nhãng vào Twitter hơn. Trong tuần, chúng ta vẫn nên đăng vào thứ Ba đến thứ Sáu, và hạn chế các bài post vào ban đêm nhé!

Hãy thử đăng bài vào những khung thời gian trên ở các nền tảng này để kiểm nghiệm về khung giờ “vàng” nhé. Dù vậy, bạn cần lưu ý rằng phải trau chuốt nội dung nữa vì dù gì thì đối tượng của bạn sẽ luôn vị thu hút bởi những bài đăng thú vị và đánh trúng Pain Point. Các thuật toán của mạng xã hội thay đổi liên tục, do đó bạn nên cập nhật thường xuyên để tự cho mình những chiến lược hợp thời nhất.
Share:

SHOPEE MALL LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC KINH DOANH HIỆU QUẢ VỚI SHOPEE MALL

Đối với những người mới kinh doanh chưa biết đến Shopee, cụm từ Shopee Mall chắc hẳn sẽ rất mới lạ. 
Tuy nhiên, cho dù bạn đã là những tín đồ của Shopee cũng chưa chắc đã hiểu hết tất tần tật những điều về Shopee Mall. Vậy Shopee Mall là gì? Những lợi ích mà shopee mall mang lại là gì? Cách để mua - bán hàng online trên Shopee Mall như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Shopee Mall là gì?

Shopee Mall thực chất chỉ là một gian hàng đặc biệt trên Shopee, là nơi chỉ bày bán các sản phẩm chính hãng từ những thương hiệu, nhà bán hàng uy tín, những thương hiệu và người bán này đã được Shopee đánh giá dựa trên tiêu chí mà họ đưa ra.

Khi mua sắm trên gian hàng Shopee Mall, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của các sản phẩm cùng những ưu đãi cực kì hấp dẫn mà các gian hàng bình thường chưa thể có.


Nếu bạn là Người Mua tại Shopee Mall, bạn sẽ được xem là đồng ý với các điều khoản và điều kiện được mô tả trong Điều Khoản Dịch Vụ Shopee Mall khi bạn mua hàng trên Shopee Mall.

Tương tự, nếu bạn là Người Bán tại Shopee Mall, bạn sẽ được xem là đã đồng ý với các điều khoản và điều kiện được mô tả trong Điều Khoản Dịch Vụ Shopee Mall nếu bạn tiếp tục tham gia bán hàng tại Shopee Mall.

Đối với nhà bán hàng

Shopee Mall dành cho những nhà bán hàng là đơn vị cung cấp/phân phối chính thức của các nhãn hiệu uy tín được Shopee đánh giá dựa trên các tiêu chí họ đưa ra.

Với lượng đơn hàng lớn, nhà bán hàng trên Shopee Mall phải đảm bảo có số lượng hàng tồn kho cao trong suốt thời gian tham gia bán hàng.

Shopee Mall sẽ được gắn nhãn Shopee Mall để phân biệt với Shop yêu thích.

Đối với người mua hàng

Để mua hàng trên shopee mall, người mua truy cập vào địa chỉ: https://shopee.vn/mall/. Tại đây, người mua có thể hoàn toàn yên tâm khi mua sắm kèm với những chính sách hấp dẫn:
  • Chính sách 7 ngày Trả hàng/ Hoàn tiền: So với các sản phẩm thông thường chỉ có 24h để gửi yêu cầu trả hàng/hoàn tiền, các sản phẩm mua từ Shopee Mall sẽ có thời gian yêu cầu Trả Hàng/ Hoàn tiền lên đến 7 ngày.
  • Chính sách đảm bảo hàng chính hãng: Sản phẩm trên Shopee Mall cam kết 100% là hàng chính hãng. Nếu phát hiện hàng giả/nhái, Shopee sẽ tiến hành hoàn trả 100% giá trị sản phẩm cho bạn.
Chính sách vận chuyển miễn phí: Khách hàng mua đơn hàng từ 99.000 trở lên sẽ được hỗ trợ phí vận chuyển tối đa 50.000 (Shop khác phải 180.000 trở lên).

Lưu ý: Các sản phẩm đăng bán tại Shopee Mall được gắn tag Mall bên cạnh tên sản phẩm.



Thực ra, Shopee Mall gần giống như dạng Shop yêu thích, có nghĩa là Shop được cộng đồng đánh giá cao, có tỉ lệ giao dịch cao….v…v..

Có nên mua hàng trên Shopee Mall không?

“Có nên mua hàng trên Shopee Mall không?” Vẫn rất nhiều khách hàng còn hơi e ngại về “bộ mặt” mới của Shopee Mall. Dưới đây sẽ là lời khuyên chân thành nhất của chúng tôi dành cho các bạn.


Dù là bạn mua hàng ở Lazada, Tiki, Shopee, Sendo hay bất cứ sàn thương mại điện tử nào, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm mình vẫn thường xuyên khuyên mọi người nên lựa chọn các gian hàng chính hãng để mua, vì khi đó rủi ro khi mua hàng online sẽ thấp nhất.

Trên Shopee Mall cũng vậy, ngoài việc thời gian đổi trả dài hơn, đổi trả dễ dang hơn thì các Shop ở Shopee mall đều là các thương hiệu hoặc cửa hàng lớn nên sẽ thường xuyên có chương trình khuyến mãi để quảng cáo nhiều hơn. bạn sẽ có nhiều cơ hội săn hàng giá rẻ hơn. Các thương hiệu bán hàng online họ cũng có riêng bộ phận chăm sóc khách hàng nên khi bạn cần hỗ trợ hoặc khiếu nại sẽ được trả lời nhanh hơn.

Quyền lợi của người bán khi tham gia bán hàng trên Shopee Mall

Khi tham gia bán hàng trên Shopee Mall thì lợi ích mà bạn nhận được rất nhiều và hữu ích. Vì Shopee Mall là gian hàng đặc biệt và có uy tín cao, nên Shopee có giành cho gian hàng này rất nhiều điều:
  • Có cơ hội tiếp cận 1 lượng lớn khách hàng. Vì lượt hiện diện ở trang chủ của Shopee sẽ cao hơn so với các shop bình thường hoặc shop yêu thích.
  • Được miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 99.000 đồng.
  • Được ưu tiên khi tham gia các chương trình khuyến mãi đặc biệt.
  • Được Shopee đào tạo và hỗ trợ các chương trình giúp tăng doanh số.
  • Thương hiệu của nhà bán hàng được quảng bá rộng rãi và ngày càng uy tín đối với khách hàng.
Chỉ nhiêu đó thôi đã quá tuyệt vời rồi phải không ạ. Nhưng trước hết để đạt được điều kiện trở thành Shopee Mall cũng là cả một quá trình nỗ lực dài hơi. Hãy bắt đầu cố gắng ngay từ bây giờ. Biết đâu mai sau thành công sẽ đến từ sự cố gắng của bạn. Chúc các bạn thành công.

Điều kiện để trở thành Shopee Mall?

Shopee sẽ gửi thư mời nếu Shop của bạn đạt điều kiện tham gia Shopee Mall. 

Trước khi nói về điều kiện, mình nghĩ đa số các thông tin dành cho bạn sẽ chỉ mang tính chất tham khảo. Vì để được trở thành Shopee mall điều kiện là vô cùng khó. Con số chính xác sẽ thay đổi theo từng thời điểm nên không thể nói chính xác điều kiện giúp bạn trở thành Shopee Mall được.

Nhưng hãy xem hình ảnh 1 shop được trở thành Shopee Mall để biết điều kiện nhé

Chưa hết đâu, xem hình ảnh dưới đây để biết những điều kiện khi đã trở thành Shopee Mall nữa nhé!



Quy trình trả hàng, hoàn tiền khi bán hàng trên Shopee Mall

Những lý do mà người mua có thể yêu cầu bạn hoàn tiền hoặc người mua trả lại hàng
  • Sản phẩm bị móp méo, bể vỡ: người mua sẽ phải gửi kèm hình ảnh để xác thực trong vòng 24h.
  • Sản phẩm bị lỗi kỹ thuật.
  • Sản phẩm giao không đúng với đơn đặt hàng: sai sản phẩm hoặc không đúng với mô tả.
  • Không đủ phụ kiện đi kèm sản phẩm.
  • Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Sản phẩm đã qua sử dụng.
Sau khi người mua yêu cầu trả hàng hoặc hoàn tiền. Shopee sẽ thông báo cho bạn qua ứng dụng Shopee. Bạn sẽ phải tiến hàng xử lý theo quy trình sau:

Bước 1:

Sau khi khách hàng gửi yêu cầu, dựa theo lí do khiếu nại. Shopee sẽ quyết định có nhận hàng hoàn trả về Trung tâm xử lý trả hàng để đánh giá hay không.

Nếu khách khiếu nại chưa nhận được hàng. Shopee sẽ yêu cầu đơn vị vận chuyển cung cấp biên bản giao hàng. Nếu đơn vị vận chuyển không cung cấp được biên bản giao hàng có xác nhận của Người mua. Shopee sẽ xem như gói hàng đã bị thất lạc và sẽ thanh toán cho Người bán. Đồng thời hoàn tiền cho Người mua (trong trường hợp Người mua đã thanh toán trước bằng thẻ tín dụng).

Nếu khách khiếu nại đơn vị vận chuyển giao sai hàng. Shopee sẽ yêu cầu đơn vị vận chuyển tới thu hồi hàng sai, và tìm hàng đúng hoàn về cho Người bán.

Với các lý do khác, Shopee sẽ tiến hành thu hồi sản phẩm về Trung tâm xử lý trả hàng để đánh giá.

Bước 2:

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hàng hoàn trả từ Người mua. Shopee sẽ đánh giá và ra quyết định “Chấp nhận” hoặc “Từ chối yêu cầu”.

Nếu chấp nhận, hàng hoàn trả sẽ được gửi trả về cho Người bán trong vòng 7 ngày làm việc.

Nếu từ chối, hàng hoàn trả sẽ được gửi trả về cho Người mua.

Bước 3:

Shopee sẽ gửi thông báo kết quả cho bạn qua email. Nếu bạn có thăc mắc về kết quả đánh giá của Shopee. Bạn sẽ gửi mail qua địa chỉ: support@shopee.vn để Shopee hỗ trợ bạn.

Quy định về bán hàng chính hãng

Người Bán tại Shopee Mall cam kết và đảm bảo rằng tất cả các Hàng Hóa cung cấp thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee (bao gồm cả hàng hóa bán ở Shopee Mall) là hàng chính hãng, chưa qua sử dụng và không bị cấm kinh doanh/hoặc hạn chế giao dịch hoăc bị cấm vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc Chính sách cấm/hạn chế sản phẩm  và Chính sách vận chuyển của Shopee.


Nghiêm cấm việc đăng bán Hàng Giả tại Shopee Mall.  Hàng Giả có nghĩa là sản phẩm được sản xuất mô phỏng chi tiết hoặc chính xác sản phẩm cùng loại của một nhãn hiệu hoặc thương hiệu nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho Người Mua và có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
  • Sản phẩm vi phạm quy đinh pháp luật ở nơi đăng bán;
  • Sản phẩm là hàng giả hoặc hàng nhái của một sản phẩm đã có mặt chính thức trên thị trường;
  • Sản phẩm chưa từng được sản xuất bởi nhãn hàng có liên quan;
  • Sản phẩm có chứa một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trên chính sản phẩm đó, bao bì của sản phẩm hoặc vị trí khác có liên quan mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu;
  • Sản phẩm có chứa thiết kế (ví dụ: nhân vật hoạt hình hoặc phối màu) đã được cấp bảo hộ sở hữu trí tuệ mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đó;
  • Sản phẩm có chứa các yếu tố gây nhầm lẫn với các sản phẩm khác (ví dụ: hàng nhái sản phẩm đã được bảo hộ có hoặc không có logo bị chỉnh sửa) mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có liên quan;
  • Sản phẩm không có chứa nhãn hiệu đã được bảo hộ trong đăng bán, nhưng sản phẩm được giao cho Người Mua có chứa nhãn hiệu hoặc dấu hiệu đã được bảo hộ; và
  • Hình ảnh của sản phẩm đăng bán có chứa nhãn hiệu hoăc dấu hiệu đã được bảo hộ.
Sản phẩm của nhà sản xuất thiết bị gốc (“OEM”) được phép đăng bán với điều kiện là các sản phẩm đó không có chứa logo của nhãn hiệu chính thức khác ở bất kỳ hình ảnh sản phẩm OEM nào, cũng như không có nhãn hiệu chính thức nào khác được thể hiện ở bất kỳ phần nào trong chỉ dẫn hoặc mô tả của sản phẩm.

Người Bán tại Shopee Mall cam kết và đảm bảo rằng Người Bán tại Shopee Mall sở hữu tất cả các quyền phân phối, dưới hình thức độc quyền quyền phân phối hoặc nhận ủy quyền quyền phân phối, tùy trường hợp cụ thể, đối với Hàng Hóa cung cấp trên Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee (bao gồm cả hàng hóa bán ở Shopee Mall)
.
Shopee có quyền yêu cầu Người Bán tại Shopee Mall cung cấp các tài liệu về quyền phân phối của mình vào bất cứ thời điểm nào.

Làm thể nào để biết sản phẩm thuộc Shopee Mall?

Nếu bạn sử dụng máy tính thì bạn có thể truy cập Shopee Mall qua link này >>> https://shopee.vn/mall/, sau đó bạn tìm sản kiếm sản phẩm cần mua.


Nếu bạn truy cập Shopee Mall trên Shopee App có thể xem hình ảnh bên dưới

Các shop thuộc Shopee Mall sẽ có logo như hình dưới

Cách bán hàng trên Shopee Mall giúp tăng doanh thu 

Tập trung vào hình ảnh và thông tin giới thiệu sản phẩm

Mẹo bán hàng trên Shopee Mall hiệu quả đó là mang đến hình ảnh chỉnh chu, sắc nét luôn được người tiêu sử dụng đánh giá cao vì sự chuyên nghiệp. Sau khi đăng ký Shopee Mall, bạn nên đưa ra những hình ảnh chất lượng giới thiệu được mọi góc của sản phẩm, như vậy sẽ rất khả quan trong việc thu hút khách hàng đến sản phẩm của bạn. 


Hoặc bạn có thể phân phối những hình ảnh hay video giới thiệu trải nghiệm thực tế của user về các sản phẩm. Giúp khách hàng hiểu rõ về hơn về sản phẩm, chắc chắn phần trăm hoàn trả hàng sẽ giảm.

Ngoài tập trung vào hình ảnh, thông tin của sản phẩm nên được chú ý. Thông tin về đặc điểm của sản phẩm nên được giới một cách cụ thể và chi tiết nhất đây cũng là cách bán hàng trên Shopee Mall đang được rất shop ứng dụng vì giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, giúp tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Thêm hashtag

Bạn hãy tận dụng tính năng hashtag trên Shopee.

Đây là một cách bán hàng trên Shopee Mall giúp các sản phẩm của bạn tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Nên chọn các từ khóa cho hashtag liên quan đến kế hoạch truyền thông thương hiệu và quảng bá sản phẩm của bạn.

Các từ khóa nên dựa vào xu hướng tìm kiếm mua hàng. Ví dụ gắn hashtag cho các sản phẩm chuyên dành cho mùa hè như là #giainhietmuahe, #dieuhoa,…

Việc sử dụng hastag sẽ giúp gia tăng sự nhận diện thương hiệu shop của bạn. Như vậy sẽ giúp điều hướng khách hàng đến gian hàng của bạn hơn. Lời khuyên dành cho bạn là nên đưa tên thương hiệu của mình vào hashtag để dẫn khách hàng đến shop của mình. Ví dụ #giayBitis

Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất

  • Hãy cảm ơn khách khi nhận được lời khen.
  • Hãy xin lỗi khách nếu vận chuyển hàng chậm trễ.
  • Hãy vui vẻ chấp nhận đổi trả hàng nếu khách phản hồi sản phẩm không đúng như mong đợi.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách, đồng thời đây là điều kiện trở thành Shopee Mall.

Ví dụ về tiêu chí trong dịch vụ khách hàng khi shopee đánh giá là tỷ lệ phản hồi khách hàng. Tốc độ phản hồi của bạn nhanh và sớm trong vòng 12h sẽ được shopee đánh giá là tích cực.

Thường xuyên tham gia các ưu đãi của Shopee dành cho shop đăng ký Shopee Mall

Có rất nhiều chương trình ưu đãi của Shopee Mall dành cho các shop đăng ký Shopee Mall như là flash sales, giao hàng miễn phí,..

Mặt hàng của bạn nên phù hợp với xu hướng mua hàng tại thời điểm tham gia chương trình khuyến mãi của shopee.  Và đây chính là cơ hội tốt giúp bạn thúc đẩy mua sắm của khách hàng, giúp tăng doanh thu hiệu quả, tạo điều kiện trở thành Shopee Mall.
Share:

HƯỚNG DẪN BÁN HÀNG ONLINE HIỆU QUẢ TRÊN AMAZON CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

 Khi Amazon được mở ra vào năm 1995, trang web chỉ bán duy nhất một loại hàng hóa, đó là sách. Trong vòng một tháng kể từ khi thành lập, công ty đã chuyển những cuốn sách đến hơn 40 quốc gia khác nhau. Kể từ đó, Amazon đã trở thành một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 44% tổng doanh số thương mại điện tử tại Hoa Kỳ trong năm 2017. 

Khi bán hàng trên Amazon, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình tiếp cận với toàn thế giới. Cùng tìm hiểu cách bán hàng Online hiệu quả trên Amazon cho người mới bắt đầu.

Amazon là gì?

Amazon là website thuộc sở hữu của công ty Amazon Inc dành riêng cho thị trường Mỹ và là website bán lẻ hàng đầu thế giới hiện nay. Amazon là nơi mọi người có thể tìm mua bất cứ đồ gì một cách trực tuyến. Nơi đây là trang thương mại điện tử với tất cả sản phẩm đạt chất lượng cao thuộc mọi lĩnh vực.

Bán hàng trên amazon có hiệu quả không? 

Mua sắm trên amazon là cách mua sắm thông minh bởi bạn có thể mua sản phẩm chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu của mình. Amazon có chính sách bảo vệ khách hàng rất tốt mà ít trang thương mại điện tử nào có được. 

Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra kỹ thông tin người bán hàng vì đây là một trong những yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm bạn đang lựa chọn. Nhiều người đã nhận ra Amazon là mảnh đất màu mỡ để phát triển việc kinh doanh của mình, bởi bạn chỉ cần một chút thời gian để đăng ký bán hàng trên amazon và bỏ ra 9,99$ là bạn đã có lượng khách hàng vô cùng lớn mà không cần có kho chứa hàng. Đây là một trong những lợi thế khi kinh doanh trên trang thương mại điện tử. 

Không những thế, Amazon sẽ vẫn tiếp tục mở rộng thị trường sang các quốc gia lớn khác giúp tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiếp cận với kho hàng hóa khổng lồ từ nền kinh tế bậc nhất là nước Mỹ. Có 4 lý do nổi bật khiến bạn nên sử dụng amazon để kiếm tiền đó là:
  • Đã có rất nhiều người thành công từ việc kiếm tiền trên amazon
  • Hoa hồng thu lại cao
  • Có thể hưởng hoa hồng của nhiều sản phẩm cùng một lúc trên amazon
  • Dễ dàng tích hợp với website
  • Đầu tư chi phí không nhiều
  • Có thể tăng trưởng vượt trội trong những mùa mua sắm

Điều kiện để bán hàng trên Amazon

  • Khi bán hàng trên Amazon thì người tạo gian hàng phải cung cấp chính xác địa chỉ cũng như thông tin hàng hóa, thời gian giao hàng và đơn vị vận chuyển.
  • Giao hàng tận nơi cho khách hàng hàng: Đây là một yêu cầu bắt buộc nên bạn phải hiểu rõ được hình thức vận chuyển, các loại chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như phụ phí cho đơn hàng và thông báo cho người tiêu dùng bởi họ sẽ không trả phí cho những khoản phát sinh.
  • Chăm sóc khách hàng: Bạn cũng cần có một chút vốn ngôn ngữ tiếng anh để trả lời, chăm sóc khách hàng, giải đáp thắc mắc của họ nhanh nhất.
  • Các khoản phí: các khoản phụ phí, phí vận chuyển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt,…người bán phải nắm rõ, có thể xuất VAT khi người mua yêu cầu
  • Quy định bán hàng: Bạn phải cung cấp được hình ảnh sản phẩm thực tế, chi tiết và là hình ảnh bản quyền cũng như mô tả sản phẩm cụ thể.

Nên bán hàng gì trên Amazon?

Bạn muốn kinh doanh mặt hàng gì thì đầu tiên bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường để biết được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra thì bạn cũng cần nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh của mình rồi điều chỉnh lại cho phù hợp với người tiêu dùng quốc tế. 
Rất nhiều sản phẩm Việt Nam được bán trên Amazon, tuy nhiên sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao thì bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ. Bạn có thể tìm kiếm sản phẩm đang bán chạy tại quốc gia khác bằng các bước sau.

Bước 1: Bạn tìm từ khóa Amazon Best Seller sau đó có thể tìm được những sản phẩm đang bán chạy nhất trên Amazon.

Bước 2: Sau đó chọn New releases – sẽ hiển thị mục những sản phẩm mới được đăng bán mà bán chạy nhất, Tab này sẽ luôn được cập nhật thường xuyên.

    + Mover and Shakers: Những sản phẩm bán chạy trong 24h qua là những sản phẩm bán chạy nhất trong vòng 24h qua, amazon cập nhật nó từng giờ.
    + Most wishes for: Những sản phẩm người tiêu dùng thêm vào giỏ hàng nhưng chưa mua.

Xác định sản phẩm nên bán trên Amazon vô cùng quan trọng bởi nó tác động đến việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn nắm rõ được các thông tin về sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm thì bạn có thể tìm ra sản phẩm phù hợp để kinh doanh trên amazon.

Nên sử dụng tài khoản “Free Individual” hay “Professional”

Sau khi đã nghiên cứu thị trường và lập một tài khoản trên amazon thì việc lựa chọn tài khoản miễn phí hay tài khoản trả phí là một điều rất nhiều người đau đầu lựa chọn. Nếu chưa có điều kiện hoặc chưa chắc chắn thì bạn nên dùng tài khoản miễn phí trước. Còn nếu bạn đã nghiên cứu kĩ lưỡng và tìm được sản phẩm kinh doanh phù hợp thì bạn nên sử dụng tài khoản trả phí Professional bởi nó có những lợi thế và ưu điểm vô cùng lớn.

Lợi ích của tài khoản Professional so với tài khoản Free Individual là gì?

Bạn sẽ mất phí 40$ 1 tháng đối với tài khoản professional, tuy nhiên bạn sẽ được miễn phí tháng đầu tiên và sẽ được hưởng mọi chính sách của amazon ví dụ như
  • Không bị giới hạn sản phẩm list (tài khoản free chỉ được list tối đa 40 sản phẩm/tháng)
  • Được mở sẵn 20 category khi bán hàng
  • Bạn sẽ không phải chịu khoản phí 0.99$ cho mỗi sản phẩm được bán
  • Bạn có thể chạy quảng cáo cho sản phẩm của mình trên amazon (tài khỏan miễn phí không làm được)

Lưu ý khi bán hàng trên amazon
: Hiện nay dù bạn đăng ký tài khoản nào thì amazon cũng sẽ trừ 39.99$ từ tài khoản của bạn, tuy nhiên nếu bạn chỉ muốn sử dụng tài khoản miễn phí thì hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Amazon để được hỗ trợ hoàn khoản phí đó.

Một số mẹo bán hàng trên Amazon hiệu quả

Xây dựng thương hiệu của bạn

Trước khi bắt đầu bán sản phẩm của mình, bạn sẽ muốn tập trung xây dựng thương hiệu của mình. Làm thế nào để thương hiệu của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.

Kelly Fedio, người sáng lập của One Savvy Life, cho biết trước tiên bạn nên xác định ngách bán hàng của bạn và các sản phẩm bạn muốn bán. Từ đó, phân tích sự cạnh tranh của bạn để xác định giá cả phù hợp. Bạn sẽ muốn tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhất cho người tiêu dùng của mình. Và đừng quên đặt chính sách trả lại tốt cho doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn.

Tiếp thị trang của bạn

Thiết lập tài khoản của bạn có thể dễ dàng tuy nhiên thu hút khách hàng tiềm năng đến trang lại không phải một vấn đề đơn giản. Tuy nhiên, Amazon giúp bạn thực hiện một phần công việc đó, mang lại lưu lượng truy cập và người mua đến danh sách của bạn.

“Để thành công trên Amazon, bạn chỉ cần biết cách tận dụng lợi thế của họ cho doanh nghiệp của riêng bạn”, cô nói. Điều này bao gồm việc sử dụng Quảng cáo sản phẩm được tài trợ của Amazon, Quảng cáo nội bộ Amazon và Thực hiện bởi Amazon.

Khuyến khích đánh giá

Nếu bạn muốn người tiêu dùng chọn bạn trên các thương hiệu khác, bạn sẽ cần đảm bảo đánh giá của bạn là tích cực. Nếu không, bạn sẽ cần phải xác nhận trực tiếp.

“Luôn đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu”, Fedio nói. “Trả lời nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng, chủ động và phản hồi các đánh giá tiêu cực nhanh nhất có thể, và luôn làm tốt hơn để khiến khách hàng hài lòng”

Thiết lập thực hiện bởi Amazon (FBA)

Amazon cung cấp chất lượng tuyệt vời về dịch vụ giao hàng, đó là lý do tại sao người tiêu dùng rất trung thành với công ty. Có thể hiểu là bạn chỉ cần bán, ship hàng “hãy để Amazon lo”.

FBA là một dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của bạn với tư cách là người bán, chẳng hạn như các mặt hàng vận chuyển được lưu trữ tại các trung tâm thực hiện và xử lý các vấn đề dịch vụ khách hàng. Các chuyên gia sử dụng FBA sẽ đảm bảo khách hàng của họ nhận được dịch vụ hiệu quả nhất có thể. Họ sẽ giúp bạn bảo quản và quản lý hàng hóa. Khi có đơn hàng Amazon sẽ tự động đóng gói và vận chuyển cho khách hàng.

Câu hỏi thường gặp trên Amazon

Khi nào sẽ tính chi phí hàng tháng

Tài khoản Professional sẽ bị tính phí ngay khi đăng ký tài khoản.

Làm sao để quản lý tài khoản bán hàng trên Amazon?

Sử dụng trang Seller Central của Amazon để quản lý hoạt động bán hàng của mình. Bạn có thể sử dụng Seller central để đăng tải sản phẩm, cập nhật hàng hóa, cập nhật sản phẩm, quản lý đơn hàng và quản lý thanh toán.

Làm sao khi sản phẩm bạn muốn đăng bán không nằm trong Catalog?

Nếu sản phẩm bạn muốn bán không nằm trong danh mục bán lẻ của Amazon thì bạn có thể tạo trang mới bằng cách lựa chọn “add a product” trong tài khoản của bạn sau đó liệt kê sản phẩm trên website. Tuy nhiên, amazon cũng không đảm bảo sản phẩm bạn muốn bán sẽ được chấp nhận.

Có nên lựa chọn kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp không?

Bạn sẽ phải trả 40$ phí đăng ký kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp hàng tháng để bán hàng trên Amazon. Tuy nhiên, nếu bạn bán hơn 40 sản phẩm/tháng thì nên đăng ký Professional Selling Plan với nhiều tiện ích như:
  • Số lượng sản phẩm đăng bán không giới hạn
  • Có thể đăng bán sản phẩm trên ngành hàng mà Amazon đã khóa
  • Hỗ trợ tải nhanh sản phẩm thông qua Excel
  • Tùy chỉnh phí ship với từng sản phẩm


Khi nào bạn sẽ nhận được thanh toán

Sau khi xác nhận hàng đã được vận chuyển tới khách hàng thì Amazon sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bạn, thông thường amazon sẽ chi trả sau mỗi 2 tuần.

Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon

Trước khi lập tài khoản trên Amazon thì bạn cần chuẩn bị các thông tin như tên giao dịch, địa chỉ, thông tin liên lạc, số điện thoại cố định, mã số thuế cá nhân. 

Sau khi bạn đăng ký tài khoản và được Amazon phê duyệt thì bạn sẽ cần chuẩn bị nguồn hàng có sẵn chuyển tới kho của Amazon. Hãy ưu tiên các sản phẩm dưới 2kg  vì nếu quá nặng thì chi phí vận chuyển rất cao. Amazon sẽ lo tất cả các dịch vụ liên quan, tuy nhiên bạn sẽ mất khoảng 20% giá bán.

Thủ tục đăng ký tài khoản trên Amazon

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 loại tài khoản miễn phí với nhiều giới hạn và tài khoản trả phí (40$/tháng) với nhiều ưu đãi.

Thanh toán

Nên đăng ký một tài khoản ngân hàng Mỹ để nhận tiền từ Amazon, bởi khách hàng nước ngoài sẽ luôn sẵn sàng trả tiền trước khi nhận hàng và amazon sẽ nhận tiền trước rồi chuyển cho bạn.

Nên tìm hiểu kỹ về cách thức xuất nhập khẩu hàng hóa

Hiểu được cách thức xuất nhập khẩu, các loại phí khi bán hàng trên amazon cũng như khoản phí xuất nhập khẩu hàng hóa là điều cần thiết khi bán hàng trên trang thương mại điện tử quốc tế.

Hoàn thiện sản phẩm mình muốn bán

Mô tả sản phẩm thật ngắn gọn trong  khoảng 10 từ ngữ, tuy nhiên bạn nên có hình ảnh sản phẩm rõ ràng, chi tiết và am hiểu về sản phẩm của mình để có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào của khách hàng.

Tạo thương hiệu khác biệt

Thương hiệu khác biệt cũng là cách khiến khách hàng ghi nhớ vào tiềm thức, đây sẽ là đòn bẩy giúp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

Tuân thủ luật Amazon

Bất cứ trang thương mại điện tử nào cũng có luật riêng của mình, bạn muốn kinh doanh trên amazon thì phải tuân thủ luật của họ. Hãy trung thực và làm đúng để tránh ảnh hưởng tới doanh số bán hàng và tránh bị amazon đưa vào danh sách đen.

Thông tin liên hệ phải rõ ràng

Điều này tuyệt đối quan trọng bởi nó cũng sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng gian hàng của bạn hơn, hơn nữa bạn cũng có thể nhận được những hợp đồng lớn từ các doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ chỉ vì không đầy đủ thông tin liên lạc nhé.

So sánh Ebay và Amazon, nên bán hàng trên ebay hay amazon?

Amazon và Ebay là đối thủ chính của nhau hiện nay.

Nhìn chung thì cách bán hàng trên amazon và ebay tương tự nhau, tuy nhiên cùng so sánh giữa 2 trang đình đám này để lựa chọn nên bán hàng trên nền tảng nào nhé.

Giống nhau

  • Đều là Website thương mại điện tử lớn trên thế giới.
  • Nơi thực hiện các giao dịch mua bán toàn cầu thông qua mạng internet.
  • Không nhiều đối thủ cạnh tranh.
  • Đều ra đời năm 1995.


Khác nhau

- Hình thức bán
  • eBay: Tập trung vào hình thức đấu giá.
  • Amazon: Tập trung vào giá cố định.
- Thuế
  • Amazon: Các công ty có trách nhiệm cho thuế kinh doanh của họ với bất kỳ sản phẩm nào đưa ra bán trên Amazon
  • eBay: eBay cung cấp một hệ thống tích hợp thêm thuế vào giá bán của họ nên sẽ có lợi cho họ vì sẽ không bị mất thuế trừ vào giá bán gốc.
- Giá trung bình
  • eBay: eBay có sức hấp dận vì người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm mong muốn với giá thấp nhất.
  • Amazon: Khách hàng của Amazon chú trọng hơn đến chất lượng và tình trạng sản phẩm hơn là về giá cả nên giá ở Amazon sẽ cao hơn trên eBay.
- Vận chuyển
  • eBay: Sử dụng chi phí vận chuyển tăng lên dựa theo giá sản phẩm
  • Amazon: Dựa trên loại sản phẩm

Dù còn khá mới mẻ với thị trường Việt Nam song không thể phủ nhận sức mạnh của Amazon trong việc xây dựng thương hiệu của bạn. Trên đây là cách bán hàng Online hiệu quả trên Amazon và một số mẹo giúp bạn thành công hơn trên trang thương mại điện tử này. Chúc bạn thành công!
Share:

TOP 08 XU HƯỚNG MARKETING CHO NGÀNH XÂY DỰNG MỚI NHẤT

Digital marketing hiện đang là xu hướng dẫn đầu trong nền tảng Marketing Việt Nam. Trong ngành nghề Xây dựng cũng đang dần có bước tiến trong lĩnh vực này, việc ứng dụng Digital marketing giúp cho doanh nghiệp quản lý chiến dịch hiệu quả và kết nối với khách hàng tốt hơn. 

Dưới đây là 8 xu hướng dành cho ngành nghề Xây dựng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng và phát triển mạnh mẽ.

1. Marketing trên nền tảng Google

Đây được xem là công cụ được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, Google trở thành “từ điển” lớn nhất hiện nay và là công cụ tìm kiếm với nguồn dữ liệu khổng lồ. Khách hàng xem sự đánh giá website của Google như 1 sự uy tín thương hiệu và luôn đặt niềm tin lớn khi tìm kiếm từ khóa trên mạng. 

Google đặt ra nhiều thuật toán để đánh giá thương hiệu website, tuy nhiên hình thức digital marketing online trên Google chỉ được chia làm 2 loại đó là Google Ads và SEO.
Trong ngành nghề Xây dựng đây được xem là nền tảng tiên quyết, khách hàng có xu hướng tìm kiếm doanh nghiệp, sản phẩm trên Google cao hơn nhiêu so với những nền tảng khác. Việc đẩy mạnh marketing trên Google sẽ giúp cho độ uy tín của doanh nghiệp tăng cao và giúp cho khách hàng nhanh chóng tìm đến doanh nghiệp nhiều hơn.

2. Facebook marketing

Có thể xem Facebook hiện nay là sự khởi đầu của ngành nghề Xây dựng trong chiến dịch marketing. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, có 58 triệu người Việt Nam sử dụng, Facebook trở thành trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay. 
Dù không có thế mạnh về lượt tìm kiếm của khách hàng mục tiêu trong nền tảng này, nhưng đây là môi trường để doanh nghiệp về ngành nghề xây dựng quảng bá thương hiệu và tiếp cận với đối tượng khách hàng nhanh chóng với nhiều hình thức nhất.

Với lượng data người dùng khổng lồ như thế, Facebook hứa hẹn sẽ trở thành nền tảng cốt lõi sắp tới trong ngành nghề Xây dựng tại Việt Nam.

3. Đi sâu vào Visual Media

Yếu tố Visual Media hay còn được biết đến là Influencers, KOLs hay những người nổi tiếng. 
Chiến lược Marketing trong ngành xây dựng để thành công thì có lẽ khó mà thiếu được yếu tố này. Một người nổi tiếng sẽ có tiếng nói, sức lan tỏa rộng rãi, đặc biệt là với những ai ở trong ngành xây dựng thì lời nói của họ còn tạo dựng niềm tin để những khách hàng tiềm năng thay đổi nhận thức và thực hiện hành vi mua hàng. Chi phí để thuê KOLs, Influencers hay Celebs cũng được cho là ít đắt đỏ hơn chạy quảng cáo Facebook, Google mà tệp khách hàng được đánh trúng hơn.

4. Youtube – “Gã khổng lồ” nguồn video toàn cầu

Hiện nay Youtube là kho lưu trữ video lớn nhất toàn cầu, mặc cho sự thành lập và phát triển của nhiều nền tảng video khác, Youtube luôn là ông hoàng trong lĩnh vực video hiện nay. Cũng bởi thế, hình thức marketing online trên Youtube là một phương tiện hiệu quả, giúp kết nối người dùng và doanh nghiệp. Có 2 cách làm marketing online trên Youtube đó là: Marketing Youtube có phí và Marketing Youtube free.
Đối với ngành nghề Xây dựng, hình thức marketing youtube có phí là hình thức được nhiều doanh nghiệp đánh mạnh. Giúp cho khách hàng dần tiếp cận với doanh nghiệp với nhiều hình thức khác nhau và ít tốn nhiều thời gian và công sức.

5. Mail marketing 

Đây là hình thức marketing được đánh giá cao về phương diện cá nhân hóa đối tượng khách hàng. Tiếp cận khách hàng thông qua email tự động và đánh mạnh vào nhu cầu liên quan đến sở thích, nghề nghiệp, … cá nhân, sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng tiếp cận được với doanh nghiệp hơn.

6. Sử dụng báo chí để quảng bá dự án xây dựng mới

Báo chí cũng là một công cụ tốt để triển khai quảng bá dự án xây dựng mới bên cạnh Social Media. Ngoài những báo giấy truyền thống thì hiện nay cũng có nhiều kênh báo mạng, trang thông tin điện tử đạt lượt traffic cao và hiệu quả PR tốt như Kênh 14, AFamily, Soha, Vnexpress, Dân trí, CafeF, Cafebiz… Đội ngũ nội dung và truyền thông của những trang tin, trang báo này rất chuyên nghiệp tài năng. Họ sẽ biết cách để thúc đẩy thương hiệu của bạn đến với rộng rãi người đọc.

7. Mạng lưới quảng cáo trực tuyến Ads network

Ads network hay còn được gọi là đơn vị quảng cáo trung gian. Có thể nói đây là 1 “agency” cho người mua quảng cáo và người bán quảng cáo, đây là 1 kho lưu trữ nguồn cung quảng cáo từ các nhà xuất bản và phù hợp với nhu cầu của nhà quảng cáo. Thay vì chỉ quảng cáo trên các nền tảng Facebook và top Google thì Ads network là hình thức giúp doanh nghiệp dán quảng cáo trên các trang web khác – có nhu cầu cung cấp vị trí quảng cáo cho doanh nghiệp.

8. Tạo một câu chuyện thành công

Tạo ra một câu chuyện thành công, hay còn là Storytelling – một yếu tố quan trọng của chiến lược Marketing trong ngành xây dựng. 
Câu chuyện ấy có thể được thể hiện ở trong bài PR báo chí và có thể được lồng ghép ở các TVC tình cảm, xúc động. Như TVC về dự án VinCity đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều bạn trẻ trong quá trình vươn lên cuộc sống. Câu chuyện ở đây là mỗi chúng ta luôn khao khát sở hữu một mái ấm để an cư lập nghiệp, nhưng tiềm lực kinh tế có hạn. TVC đã gửi một thông điệp đến với toàn thể mọi người trẻ là hãy cứ ước mơ đi, vì những ưu đãi của VinCity sẽ giúp ước mơ của bạn sớm trở thành hiện thực. Phải nói, những câu chuyện truyền cảm hứng như vậy sẽ là tiền đề thay đổi nhận thức và tiến tới quyết định mua hàng trong ngành này.

Trên đây iMaSo VN đã vạch ra cho bạn 8 chiến lược Marketing trong ngành xây dựng mà bất cứ một thương hiệu nào cũng nên nằm lòng. Để đi đến thành công và quan trọng là quyết định mua hàng của người dùng thì còn là một chặng đường dài đối với lĩnh vực này. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi và nỗ lực với những chiến lược trên thì chắc chắn một ngày không xa, doanh nghiệp công ty của bạn sẽ đạt được những thành tựu đáng kể đấy!
Share:

TOP 5 MẸO KIỂM TRA WEBSITE CHUẨN SEO CHÍNH XÁC

Chúng ta đều biết rằng website là cổng giao tiếp giữa khách hàng tiềm năng và công ty của bạn, thông qua website khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của bạn. 

Nhưng cho dù công ty của bạn có sản phẩm và dịch vụ tốt tới đâu, nếu không đưa website doanh nghiệp của bạn lên top đầu Google thì khách hàng tiềm năng không bao giờ tìm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn điều đó là vô nghĩa. Vì vậy bắt buộc các doanh nghiệp phải kiểm tra Website là thật sự cần thiết.

Kiểm tra Website giúp bạn tối ưu trang web một cách hoàn toàn, không còn “ở một mức độ” nào đó nửa. Hãy mau chóng kiểm tra website của bạn ngay nhé.


1. Website cho phép Google và các công cụ tìm kiếm index

Một website chuẩn SEO là website được cấu hình cho phép các công cụ tìm kiếm như Google hay Cốc cốc viếng thăm và thu thập dữ liệu trên website đó.

Trong quá trình thiết kế website, người thiết kế sẽ tạm thời tắt cấu hình này, để tránh trường hợp khi dữ liệu và thông tin trên website chưa được hoàn thiện, mà đã được Google thu thập.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi bàn giao cho khách hàng, người thiết kế lại quên mở cấu hình này. Nên website hoạt động được một thời gian, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại không có thông tin.

2. URL phải tối ưu

Kiểm tra Website của bạn bằng cách mở web lên và vào 1 trang dịch vụ hay sản phẩm nào đó. Kiểm tra các đường dẫn (URL) của trang web đó có tối ưu không?

Đường dẫn tối ưu là đường dẫn mà nhìn vào, bạn dễ dàng biết được URL đó nói về cái gì. Ví dụ, đường dẫn URL đã tối ưu sẽ có định dạng như sau:

Ví dụ: 
https://imasovn.blogspot.com/2020/08/4-cach-chan-click-ao-tren-google-ads.html

Ngược lại điều đó, một URL chưa được tối ưu sẽ rất khó hiểu. Khi bạn nhìn sẽ không hiểu được và sẽ có nhiều số hoặc kí tự.

3. Có nơi để nhập title và description

Title và description tag là nơi hiển thị tiêu đề và mô tả của nội dung trên kết quả tìm kiếm của Google. Nghĩa là người search sẽ thấy những thông tin này để quyết định có click vào xem website không.
Thẻ title và description của từng trang trên website cần được biên tập, tối ưu. Nếu chưa có, bạn phải yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa để đảm bảo website chuẩn SEO.

4. Phù hợp với các thiết bị di động

Tại sao phù hợp với di động lại là một một trong các yếu tố để kiểm tra website chuẩn SEO?

Hiện nay ngoài các yếu tố cấu hình website để Google ghé thăm và thu thập dữ liệu một cách dễ dàng thì một bước cao hơn của website chuẩn SEO đó là dễ sử dụng, phù hợp khi xài điện thoại và mang lại trải nghiệm tốt cho người xem.

Những website xem khó khăn trên điện thoại, khiến người dùng thấy không thoải mái, thì không có lý do gì Google phải đánh giá cao nó.

5. Tốc độ tải trang

Website tải quá chậm là một trong những yếu tố khiến nó bị người đọc quay lưng và gây khó khăn cho việc thu thập thông tin của Google.

Có rất nhiều yếu tố để kiểm tra website chuẩn SEO và những yếu tố được liệt kê trong bài là những yếu tố cơ bản nhất, được kiểm tra nhiều nhất. Phần lớn các website mới thiết kế trong những năm gần đây đều đạt chuẩn, tuy nhiên cũng có website chưa hoặc không đạt các tiêu chuẩn cơ bản trên do người thiết kế hoặc do người quản trị web chưa nắm các thông tin. Vì vậy sau khi tham khảo bạn hãy nhanh chóng kiểm tra web của mình hay doanh nghiệp đã đạt chuẩn SEO hay chưa và khắc phục ngay nhé!!!
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99