• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM GOOGLE SAO CHO "SANG" - GOOGLE LIKE A PRO!

Bạn có biết: Google là một trong những nguồn tự học cực hiệu quả cho bất kì ai thuộc level nào? Các nguồn học tập chất lượng đã không còn khan hiếm, và nhờ Google, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm và tự giải đáp cho những thắc mắc, vấn đề của chính mình. Nếu bạn chưa có kĩ năng tìm kiếm Google, điều đó quả là thiệt thòi cho chính bạn đấy.

Vậy thì “google” sao cho “pro”?

Trước tiên, hãy tìm hiểu qua một chút về cách bộ máy tìm kiếm này hoạt động. Khi bạn muốn tìm kiếm một thông tin nào đó trên Google, bạn gõ những từ/ cụm từ/ hoặc các câu hỏi đó trên thanh tìm kiếm. Google sẽ “tiếp nhận yêu cầu” của bạn, quét qua từ khoá trong câu hỏi, sau đó thông qua một vài thuật toán, Google hiển thị những đường link (mà Google cho rằng) có câu trả lời phù hợp với những gì bạn yêu cầu. Những bài viết này sẽ có chứa từ khoá mà bạn tìm kiếm. Vậy bí mật ở đây nằm ở cách search từ khoá.

1. Chỉ search những keyword có liên quan

Việc search những cụm từ tiểu tiết như là “những thứ” hay “các điều”, “các tips”,… có thể khiến bộ máy tìm kiếm nhiễu loạn, không phân biệt rõ ý chính bạn muốn tìm là gì. Ví dụ:


Bạn đang muốn tìm hiểu về cách xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả, thay vì tìm cả cụm “Cần làm gì để lên một kế hoạch truyền thông Thương Hiệu hoàn chỉnh”, bạn có thể thử “lên kế hoạch truyền thông thương hiệu”, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị chính xác hơn nhiều, theo đúng vấn đề chính mà bạn muốn tìm kiếm.

2. Keyword nên ngắn gọn, súc tích

Các từ không cần thiết kiểu “thì”, “là”, “mà”, “và”, “tôi”, “bạn”,… có thể dẫn đến các kết quả không liên quan đến những thông tin mà bạn thực sự cần. Bạn đang băn khoăn xem marketing và PR khác nhau ở chỗ nào, rất có thể bạn sẽ ngồi gõ “những điểm khác nhau giữa marketing và PR”. Tuy nhiên, đừng làm vậy mà hãy “sang” lên! Bạn chỉ cần tìm “phân biệt PR marketing” mà thôi.

3. Tìm kiếm thông tin ở một website cụ thể

Nếu muốn tìm kiếm thông tin từ một website duy nhất mà bạn thấy đáng tin cậy, hãy thêm đuôi này vào sau keyword: “site:<url>”. Vậy nên, khi muốn tìm đọc những bài về insight trên blog của iMaSo VN, bạn sẽ gõ vào thanh công cụ tìm kiếm là: insight site:https://imasovn.blogspot.com/


4. Mở các tab mới

Bằng cách mở một tab mới mỗi lần click vào một link trong phần kết quả, bạn có thể dễ dàng so sánh các nội dung ở các trang web khác nhau để chắt lọc những thứ phù hợp với mình.

Tóm lại, các bước để googling đúng cách:

  • Nảy ra một câu hỏi hay một ý tưởng trong đầu
  • Chuẩn bị một bộ từ khoá thể hiện chính xác ý tưởng đó
  • Hãy cố gắng tuân theo đúng luật của bộ máy tìm kiếm
  • Tra Google: Lướt qua một vài kết quả hiển thị đầu tiên, sau đó chọn ra nội dung tốt nhất có thể
  • Kiểm tra nhanh mức độ chân thực và hữu ích của thông tin.
  • Thử áp dụng kết quả tìm kiếm được để giải quyết vấn đề của bạn, nếu không phù hợp thì thử các kết quả khác, chỉ tốn thêm chút thời gian mà thôi.

Có phải là xấu khi “cái gì không biết” thì đều “tra Google”?

Nếu bạn có thể ghi nhớ được mọi thứ thì còn gì tuyệt bằng, nhưng nếu không thể thì cũng không sao. Hầu hết chúng ta không phải là học giả uyên bác, thông thái mọi khía cạnh trong cuộc sống, nên hãy sử dụng google như một công cụ để học hỏi điều mới nằm ngoài lĩnh vực của mình. Ngay cả khi học rồi thì bạn vẫn có thể quên, và những lúc như vậy lại tra google. Cứ lặp đi lặp lại như vậy kiến thức như một lẽ tự nhiên sẽ khắc sâu trong não bộ của bạn và tầm hiểu biết của bạn sẽ càng ngày càng được mở rộng. Đó không phải là một điều quá tốt sao?
Share:

GOOGLE : ĐỘNG LỰC ĐẰNG SAU HÀNH VI TÌM KIẾM CỦA NGƯỜI DÙNG

Dù có ý định đi du lịch vòng quanh châu Âu hay chỉ đơn giản là mua một chiếc sạc dự phòng, “lên Google” đã trở thành thói quen không của riêng ai. 

Ngoài những yếu tố như sự sẵn có của thông tin hay mong muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ thì đâu là những động lực tâm lý đằng sau hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng? Theo Lisa Gevelber, phó chủ tịch marketing toàn cầu của Google, người tiêu dùng tìm kiếm thông tin để (1) có được cảm xúc háo hức, (2) tự tin vào lựa chọn của mình và (3) mang lại cho bản thân những trải nghiệm tốt nhất.

Tìm kiếm thông tin khiến người tiêu dùng háo hức

Càng có thêm hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng càng trở nên háo hức trước “viễn cảnh” về những trải nghiệm tích cực mà họ sắp có được. Đây là lý do mà các hãng phim hay tung ra trailer một vài tháng trước ngày công chiếu để khiến khán giả “phát cuồng”. Nếu không được xem trước một vài thước phim, cảnh quay đáng giá, chắc hẳn khán giả cũng chẳng có lý do gì để chờ đợi, háo hức hay săn vé cho bằng được.


Dù muốn hay không, hành vi mua hàng của con người luôn bị chi phối bởi các quy luật tâm lý và cảm xúc háo hức, mong đợi có sức ảnh hưởng hơn chúng ta tưởng. Khi lên google tìm kiếm thông tin về một chiếc điện thoại, từ thông số về camera, cho tới tốc độ xử lý hay độ bền của pin,… người tiêu dùng không chỉ có cơ sở đánh giá chất lượng của chiếc điện thoại, cân nhắc liệu nó có xứng với “đồng tiền bát gạo” hay không. 
Cái mà họ có được còn là những cảm xúc háo hức khi nghĩ về những tấm hình họ sẽ chụp, những trò chơi mà họ sẽ cài đặt hay sự ngưỡng mộ mà bạn bè, đồng nghiệp dành cho họ.

Nói cách khác, quá trình tìm kiếm thông tin bản thân nó cũng trở thành một phần của trải nghiệm tiêu dùng, với vai trò xây dựng nên kỳ vọng của người tiêu dùng trước khi họ đưa ra quyết định cuối cùng. Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin không chỉ để biết, họ tìm kiếm để được trải nghiệm, thỏa mãn trí tò mò, tận hưởng cảm xúc háo hức khi có một thứ gì đó để trông đợi, mong chờ.

Tìm kiếm thông tin khiến người tiêu dùng trở nên tự tin

Khi lựa chọn nhà hàng cho buổi họp mặt gia đình vào cuối tuần, chúng ta mong muốn mọi người được thưởng thức những món ăn ngon và có những giây phút thoải mái, vui vẻ bên nhau. Còn về phần mình, chúng ta mong muốn được nhìn nhận là người “sành ăn”, “có gu” hay nhiều kinh nghiệm sống.


Dù muốn hay không, lựa chọn của người tiêu dùng ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới cách họ đánh giá bản thân. Không ai mong muốn trở thành một người mua “ngờ nghệch”, thiếu kinh nghiệm. Khi đưa ra một sự lựa chọn mà không có sự nghiên cứu, tính toán từ trước, người tiêu dùng không chỉ đứng trước nguy cơ hoài phí thời gian, tiền bạc hay sức lực. Cái họ e ngại còn là cảm giác bất an, lo lắng nếu lựa chọn nhầm.

Ngoài ra, những thông tin tìm kiếm được còn đóng vai trò định hướng trong suốt hành trình trải nghiệm của người tiêu dùng.
 Điều này đặc biệt đúng trong ngành du lịch. Trước khi “dấn thân” vào một địa điểm xa lạ, biết được mình cần tiêu bao nhiêu tiền, đi những địa điểm nào, đi trong bao lâu… là điều mà bất cứ ai cũng cần chuẩn bị. Xét về khía cạnh tâm lý, sự chuẩn bị này giúp củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào lựa chọn của bản thân và từ đó khiến họ tự tin, an tâm hơn.

Tìm kiếm thông tin giúp người tiêu dùng tạo cho mình những trải nghiệm tốt nhất

Người tiêu dùng đang ngày một trở nên kĩ tính và khắt khe hơn với mỗi lựa chọn của mình khi đứng trước vô số sản phẩm, dịch vụ tương đương nhau về chất lượng và giá cả. Cái họ muốn không chỉ là “tốt” mà còn phải “tốt nhất” cho bản thân trong phạm vi mà họ có thể chi trả. Không ít người tiêu dùng sẵn sàng thực hiện một “công cuộc điều tra” nhằm đảm bảo họ không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào khiến sản phẩm này trở nên nổi trội, hay sản phẩm kia trở nên yếu thế. Do đó, tìm hiểu thông tin không còn là một nhu cầu mà đã trở thành áp lực. Người tiêu dùng cảm thấy họ buộc phải nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, nếu không, họ có nguy cơ rơi vào những tình huống tiêu cực lẽ ra đã có thể phòng tránh từ trước.


Xu hướng lựa chọn kĩ càng này có thể thấy ngay trong hành vi ăn uống của người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của Google, những người “ám ảnh” với menu đồ ăn của các nhà hàng đang tăng cao. Bằng chứng là lượt tìm kiếm cho từ khóa “menu” đã tăng hơn 55% trong vòng hai năm qua.
Một cách ngắn gọn, “Tôi muốn tìm hiểu trước để không bao giờ phải hối hận” chính là “tiếng lòng” của người tiêu dùng hiện đại.

Một vài lưu ý dành cho marketers

Đối với marketers, việc thấu hiểu những khoảnh khắc và cách tư duy của người tiêu dùng đem lại cơ hội tuyệt vời để đồng hành với người tiêu dùng trong hành trình mua hàng và đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Sau đây là một vài phương pháp marketers có thể áp dụng nhằm tiếp cận tốt hơn tới các khách hàng “đam mê” việc nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ.

Cung cấp các giải pháp giúp người tiêu dùng sắp xếp, hệ thống hóa những thông tin mà họ tìm được, chẳng hạn như danh sách những điều cần biết trước khi đi du lịch ở một địa điểm nào đó, top các nhà hàng được đánh giá cao nhất, so sánh các sản phẩm mà khách hàng đã nhấn vào xem, tổng hợp review từ các nguồn uy tín, tổng hợp câu trả lời cho các câu hỏi thường thấy nhất,…

Tạo điều kiện cho quá trình tìm kiếm thông tin được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, chẳng hạn như tối ưu giao diện website cho thiết bị di động, thiết lập hệ thống tư vấn 24/24, cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ, chính sách đổi trả, bảo hành (nếu có) trên các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu, lựa chọn hình ảnh hấp dẫn, đem lại hình dung rõ ràng nhất cho người tiêu dùng,…

Tạm kết

Bên cạnh mong muốn tìm hiểu kĩ lưỡng về sản phẩm, dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng, hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng còn tiềm ẩn những động lực về mặt tâm lý. Thứ nhất, quá trình tìm kiếm thông tin cũng chính là trải nghiệm tiêu dùng khi nó mang lại cho người tiêu dùng cảm giác háo hức trước những gì họ sắp được đón nhận. Thứ hai, càng biết nhiều về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng càng tự tin và an tâm hơn về lựa chọn của mình. Cuối cùng, khi phải đối mặt với quá nhiều sự lựa chọn tương đương nhau, đào sâu thông tin là cách duy nhất để người tiêu dùng phân biệt giữa cái “tốt” và “tốt nhất”, phòng tránh tối đa những hối tiếc sau này.
Share:

CÁC "ÔNG LỚN" QUẢNG CÁO DỊP GIÁNG SINH NHƯ THẾ NÀO?

Những quảng cáo Giáng Sinh sau đây không chỉ có nội dung hấp dẫn mà còn chứa nhiều chi tiết ý nghĩa thu hút hàng triệu lượt xem.

1. Coca-Cola – “A Bridge for Santa”

Quảng cáo Giáng Sinh của Coca Cola kể về một chú bé mồ côi mẹ sống cùng bố tại một ngôi làng hẻo lánh, mọi liên lạc với bên ngoài hầu như rất khó khăn vì cây cầu duy nhất đã cũ nát. Vì vậy, cậu bé nghĩ rằng Giáng sinh này ông già Noel sẽ không xuất hiện để tặng quà. 


Cậu viết điều ước của mình vào một vỏ chai coca rỗng và treo nó lên cái cây cao nhất. Người bố đã đọc được và cố gắng sửa cây cầu nhưng mọi nỗ lực đều thất bại cho đến khi có sự chung tay của những người hàng xóm. Sau đó, hãng Coca-cola đã giúp cậu bé có một Giáng sinh tuyệt vời bên ông già Noel.

2. Quảng cáo Giáng sinh của công ty thực phẩm Edeka

https://www.youtube.com/watch?v=V6-0kYhqoRo

Clip quảng cáo Giáng Sinh mới của công ty thực phẩm Edeka ở Đan Mạch vừa đăng tải từ ngày 28/11 đến ngày 4/12 đã hút 23 triệu lượt xem trên Youtube. Thông điệp từ đoạn quảng cáo muốn đưa ra là “Dù bạn có bận rộn thế nào thì hãy cố gắng dành thời gian cho gia đình vào dịp Noel. Bởi vì bạn không bao giờ biết khi nào là Giáng sinh cuối cùng mà bạn có cùng chia sẻ với cả nhà”.


Đoạn phim quảng cáo giống như một lời cảnh tỉnh cho những ai đang mải mê với công việc mà bỏ bê những người thân yêu.

Nội dung clip xoay quanh nhân vật một ông bố sống phải sống cô đơn một mình vì con cháu của ông quá bận rộn không thể đến thăm ông được và các mùa Giáng sinh ông cũng phải ở một mình. Ông đón Giáng sinh một mình bên tấm hình cả gia đình chụp chung năm này qua năm khác trong lặng lẽ. Và mỗi khi chứng kiến cảnh gia đình hàng xóm vui vẻ, đoàn tụ vào ngày lễ này ánh mắt ông lại đượm buồn…

Sau đó, ông đã gửi cho các con của mình thông báo rằng ông đã qua đời và họ đã vội vàng trở về. Tưởng rằng ông đã không đợi để đón lễ Giáng sinh đông đủ bên gia đình thì ông xuất hiện sau cánh cửa và giải thích rằng những gì ông muốn chỉ là cùng các con ăn một bữa cơm trong dịp lễ Giáng sinh.
 Đó như một cơ hội và thức tỉnh những ai đã quá bận rộn với công việc mà quên đi những người quan trọng đang chờ đợi mình.

3. Quảng cáo Giáng sinh của tạp chí Love

https://www.youtube.com/watch?v=p20vfxefVYg

Irina Shayk, bạn gái cũ của Critsiano Ronaldo vừa khiến người hâm mộ choáng váng khi mặc áo tắm, khoe thân hình quyến rũ trong quảng cáo Giáng Sinh cho tạp chí Love.


Tháng 12 hàng năm là thời điểm tạp chí Love Magazine bắt đầu thực hiện một bộ ảnh lịch đặc biệt “ấm áp và hoàn hảo” để chào mừng Giáng sinh và Năm mới. Cụ thể, họ sẽ phát hành những đoạn phim về các người đẹp nóng bỏng nhất thế giới. Mỗi ngày một phim, bắt đầu từ ngày 1/12 cho đến ngày 24/12, trước thềm thời điểm Thiên Chúa giáng sinh. Năm nay, 4 người xuất hiện đầu tiên là Kendall Jenner, Gigi Hadid, Pamela Anderson và Irina Shayk, bạn gái cũ của Cristiano Ronaldo.

Trong đoạn phim quảng cáo vừa được tạp chí Love chia sẻ trên Youtube, người đẹp Irina Shayk xuất hiện với bộ đồ bikini nóng bỏng. Chưa kể, người xem còn bị thu hút bởi giai điệu sôi động của ca khúc Merry Christmas, Baby của ban nhạc rock The Beach Boys, được chọn làm nhạc nền cho đoạn phim. Tính đến thời điểm hiện tại, những clip của tạp chí Love đã thu hút gần 1 triệu lượt người xem.

4. Volvo Trucks – “Look Who’s Driving”

https://www.youtube.com/watch?v=7kx67NnuSd0


Cô bé 4 tuổi – Sophie đã được thử nghiệm lái xe tải thông qua một thiết bị điều khiển từ xa. Và tất nhiên, việc này không hề dễ dàng. Sophie đã thử thách với vô số chướng ngại vật và cô bé đã thất bại. Tuy nhiên, điều này đã chứng mình được một điều, ngay cả với lái xe kém chuyên nghiệp nhất là một cô bé, dòng xe tải của hãng Volvo vẫn rất bền bỉ.
 

5. Zappos.com – “Zappos Loves Hanover

https://www.youtube.com/watch?v=8s2CnHJD4zE

Zappos.com, trang web chuyên về giày và đồ may mặc trực tuyến đã mang đến điều bất ngờ cho cư dân của Hanover, nơi vốn có rất nhiều khách hàng trung thành của website này. 


Nhân viên của Zappos đã thay mặt ông già Noel gửi đến từng gia đình hơn 1.900 thùng quà đặc biệt bao gồm các sản phẩm của hãng, từ tất, mũ len đến balo, giày dép.
Share:

OKRs: GOOGLE ĐÃ SỬ DỤNG MODEL NÀY TRONG QUẢN TRỊ MỤC TIÊU NHƯ THẾ NÀO?

Vào năm 1999, John Doerr – nhà đầu tư mạo hiểm đến từ Mỹ – đã giới thiệu phương pháp quản trị dữ liệu OKRs đến ban lãnh đạo Google ngay khi công ty thành lập chưa đầy một năm. Đến nay, khi Google đã trở thành một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, OKRs vẫn tiếp tục được sử dụng kể từ ngày đó. Qua bài viết này, imaso VN sẽ cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn sâu hơn về phương pháp quản trị doanh nghiệp của Google qua việc phân tích và đo lường dữ liệu.

OKRs là gì?

Google đã và đang sử dụng một quy trình gọi là OKRs nhằm giao tiếp, đo lường và hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp. Vậy, OKRs là công cụ như thế nào mà khiến một tập đoàn lớn vẫn trung thành sử dụng sau rất nhiều năm như vậy?

OKRs thực tế là một phương pháp đo lường rất đơn giản chỉ với hai thành phần chính: Mục tiêu (Objectives)Kết quả trọng điểm (Key Results). Mục tiêu ở đây chính là mục tiêu quan trọng nhất của dự án còn Kết quả trọng điểm sẽ hỗ trợ đo lường mục tiêu đã đề ra. OKRs là một trong những mô hình tiêu chuẩn mới dành cho quản trị doanh nghiệp, thay thế cho những hệ thống khác như MBOs (Management by objectives – mô hình quản trị theo mục tiêu) nhằm nhấn mạnh vai trò của mọi cá nhân trong một tổ chức.

OKRs thường được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến trình của nhân viên so với kế hoạch và phối hợp giữa mức độ ưu tiên và các mốc thời gian quan trọng của tập thể. Doanh nghiệp cũng cũng sử dụng OKRs để giúp nhân viên tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất và tránh bị phân tâm bởi các mục tiêu tuy khẩn cấp nhưng ít quan trọng hơn.

Google đã áp dụng OKRs như thế nào?

Đối với Google, điều quan trọng nhất là đội ngũ nhân sự, bao gồm cả nhân viên và quản lý cấp cao, đều có khả năng phân bổ thời gian và công sức một cách hợp lý – dù là với tư cách cá nhân hay là thành viên của một tập thể. OKRs chính là công cụ đắc lực nhất bổ trợ cho yêu cầu đó và được coi là một phương tiện để phối hợp hành động của các cá nhân thành một mục tiêu tập thể tại Google. “Ông lớn” ngành công nghệ đã áp dụng OKRs như sau:

Mục tiêu phải trả lời được câu hỏi: “Cái gì?”

Chúng phải:
  • Thể hiện rõ ràng mục đích
  • Có thể tham vọng nhưng phải thực tế
  • Phải hữu hình, khách quan và không được mơ hồ – chúng phải rõ ràng đến mức người ngoài cũng cảm thấy hợp lý và dễ hiểu 


Việc hoàn thành mục tiêu phải cung cấp một giá trị rõ ràng nào đó cho Google.

Kết quả trọng điểm phải trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào?”. Chúng phải:
  • Thể hiện các cột mốc có thể đo lường được, mà nếu đạt được, sẽ góp phần thúc đẩy (các) mục tiêu một cách tích cực.
  • Mô tả kết quả, không phải những hoạt động cần làm để đạt được kết quả đó. Nếu mục Kết quả trọng điểm của bạn chứa những động từ như:  “phân tích”, “tham gia”,.. thì chúng đang đi sai hướng. Thay vào đó, hãy mô tả kết quả cuối cùng sau khi những hoạt động này xảy ra. 
  • Phải đính kèm bằng chứng của việc hoàn thành. Bằng chứng này phải có sẵn, đáng tin cậy và dễ tìm kiếm. Một vài ví dụ về bằng chứng bao gồm đường link liên kết đến tài liệu, ghi chú hay báo cáo số liệu.
Bản chất của OKRs là những cặp mục tiêu-kết quả lớn lao – chúng ta không mong đợi sẽ hoàn thành tất cả những gì đã đề ra một cách dễ dàng. (Nếu bạn làm được điều đó thì chứng tỏ bạn chưa thực sự nghiêm khắc và táo bạo trong việc thiết lập OKRs). Thông thường, Google sẽ chấm điểm cho hiệu suất của nhân viên bằng các thang màu sắc. Cụ thể hơn: 
  • 0.0-0.3 điểm: màu đỏ
  • 0.4-0.6 điểm: màu vàng
  • 0.7-1.0 điểm: màu xanh

Một ví dụ thực tế về việc áp dụng OKRs tại Google

Mục tiêu: Cải thiện danh tiếng của Blogger (một nền tảng của Google)

Kết quả trọng điểm:

  • Tiếp cận với người dùng Blogger một cách cá nhân.
  • Thiết lập tài khoản Twitter cho Blogger và thường xuyên cập nhật các cuộc thảo luận liên quan đến sản phẩm.
  • Phát biểu tại ba sự kiện để khẳng định lại vị trí dẫn đầu của Blogger trong ngành.

Tại sao Google lại triển khai OKRs thành công?

Không một tập đoàn nào lại có nhiều kinh nghiệm tập thể trong việc triển khai OKR hơn Google.

Kể cả khi công ty tăng quy mô, các quản lý vẫn tiếp tục ban hành các hướng dẫn và biểu mẫu OKRs định kỳ cho nhân viên của mình. Sau đây là một vài lý do khiến OKRs được áp dụng thành công tại Google: 

  • Mục tiêu mang tính tham vọng, và đôi khi có thể sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người
  • Kết quả trọng điểm phải có khả năng được đo lường và dễ dàng chấm điểm bằng một con số (Google sử dụng thang điểm 1 để phân loại từng kết quả trọng điểm vào cuối mỗi quý)
  • Các OKRs phải được công khai, tất cả các thành viên trong công ty nên thấy được những gì mà người khác đang và đã làm nhằm góp phần phát triển công ty
  • Số điểm hoàn hảo nhất mà nhân viên nên đạt được là 0.6-0.7. Nếu ai đó liên tục nhận được những số điểm cao như 1.0, điều đó chứng tỏ OKRs của họ vẫn chưa đủ “tham vọng” (và chưa đạt những tiêu chuẩn đã nêu trên). Những nhân viên có mức điểm thấp không nên bị trừng phạt, mà quản lý nên coi đó là một nguồn dữ liệu hữu ích để điều chỉnh OKRs cho các quý tiếp theo. 
  • OKRs không phải là một tiêu chuẩn dùng để đánh giá nhân viên. Bản chất của OKRs là các mục tiêu của công ty và cách mà mỗi nhân viên có thể đóng góp cho mục tiêu đó. Đánh giá hiệu suất – cụ thể hơn là đánh giá cách một nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao trong một khoảng thời gian nhất định – nên được sử dụng độc lập với OKRs.
  • OKRs chéo phòng ban (Cross-team OKRs): Nhiều dự án quan trọng tại Google yêu cầu sự đóng góp từ các nhóm hay phòng ban khác nhau. OKRs là một công cụ lý tưởng để đảm bảo hiệu quả của sự phối hợp này. Các OKRs chéo phòng ban nên được bao gồm trong mỗi nhóm OKRs riêng của từng nhóm nhỏ. Ví dụ: nếu phòng Tài chính, Marketing và Nhân sự đều cần tham gia vào một chiến dịch quảng cáo mới, mỗi phòng ban đó đều nên bổ sung OKRs mô tả cam kết của họ đối với dự án chung.

Bài học quản trị cho các doanh nghiệp và startup

Các chỉ số đo lường hiệu suất rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt đối với một lĩnh vực năng động và luôn thay đổi như kinh doanh. Ưu điểm của OKRs chính là đây là một hệ thống minh bạch, cho phép mọi người thấy rõ mục tiêu và điểm số của người khác, từ đó giúp các thành viên hiểu được nhiệm vụ của các cá nhân khác trong một tập thể và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm. 


OKRs đang thu hút rất nhiều công ty bởi vì nó tuy đơn giản và dễ hiểu nhưng lại đem đến hiệu quả cao so với nhiều phương pháp quản trị khác. Từ case study về Google, sau đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng OKRs: 

Giới thiệu OKRs đến tổ chức:

Một yếu tố quan trọng của OKRs là tính minh bạch. Khi mang OKR đến một tổ chức mới, hãy đảm bảo tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều hiểu rõ về OKR là gì, tại sao phương pháp này lại hữu ích và cách nó hoạt động. Nghiên cứu cho thấy hiệu suất sẽ cao hơn khi mọi người đều thể hiện cam kết với mục tiêu của họ. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là đảm bảo tất cả mọi người đều thoải mái với OKRs. Hãy nhớ: Đồng nhất, kỷ luật, ưu tiên và giao tiếp – OKRs nên được công khai giữa các team.

Thực hiện phát triển OKRs

Mặc dù các cách tiếp cận sẽ khác nhau tuỳ vào ngành nghề và doanh nghiệp, trước khi đề ra các mục tiêu của tổ chức, hãy để các nhóm nhỏ và từng cá nhân tự đặt ra mục tiêu cho riêng mình nhằm phục vụ cho các mục tiêu lớn hơn. Điều này sẽ giúp tạo ra một mối liên kết xuyên suốt một tổ chức. Hãy luôn nhớ, OKRs không phải là một danh sách kiểm tra, liệt kê những điều phải làm. OKRs được sử dụng để xác định những tác động mà tập thể muốn đạt được, từ đó đưa ra các phương pháp để đạt được tác động đó.

Chấm điểm OKRs 

Điểm lý tưởng nhất của OKRs sẽ nằm trong khoảng 60-70%. Điểm thấp hơn nghĩa là tổ chức chưa thực sự khai phá hết tiềm năng của bản thân và đang đi thụt lùi so với khả năng thật. Điểm cao hơn nghĩa là các mục tiêu chưa thực sự đủ khắt khe. Ngoài ra, OKRs không đồng nghĩa với đánh giá hiệu suất. OKRs không phải là một phương tiện toàn diện dùng để đánh giá một cá nhân (hoặc một tổ chức). Thay vào đó, nó được sử dụng như một bản tóm tắt về những gì một cá nhân đã làm trong thời gian qua và cho thấy những tác động đối với OKRs lớn hơn của tổ chức.

Cập nhật OKRs

Thường xuyên cập nhật OKRs sẽ cho mọi người cơ hội điều chỉnh những thông tin mới, từ bỏ các mục tiêu không có khả năng xảy ra và tập trung hơn vào các mục tiêu mới được hưởng lợi từ các nguồn lực bổ sung.

Tạm kết

Nhờ áp dụng thành công OKRs, Google đã và đang là một trong những tập đoàn công nghệ thành công nhất thế giới, với một lực lượng lao động nhiệt huyết và luôn hướng về một mục tiêu chung. Lợi ích chính của OKRs so với những framework quản trị khác là nó khiến mỗi cá nhân hiểu được tầm quan trọng trong công việc của họ đối với tập thể, từ đó tăng sự tương tác, động lực và quyết tâm chung. Việc áp dụng framework OKRs sẽ giúp nâng cao hiệu suất của các chiến dịch và dự án doanh nghiệp, thông qua phân tích và thường xuyên cải tiến dữ liệu.

Share:

QUẢNG CÁO GMAIL ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO DOANH NGHIỆP?

Gần đây, hình thức quảng cáo Gmail đang thu hút sự quan tâm của hàng triệu nhà kinh doanh ở Việt Nam. Gmail là một trong những sản phẩm của Google, nên Gmail vẫn luôn là phương tiện và nhu cầu của người dùng Internet. Hằng ngày, chúng ta thường sử dụng Gmail cho công việc và học hành, tuy nhiên Gmail ở thời buổi công nghệ tiên tiến đã nâng cấp vượt bậc. Xu hướng quảng cáo này đang trở thành một phương tiện truyền thông hiệu quả mà doanh nghiệp nên cân nhắc.

1. Quảng cáo gmail là gì

Khái niệm quảng cáo gmail

Quảng cáo gmail là quảng cáo hiển thị trong các tab Quảng cáo và Xã hội thuộc phần hộp thư đến của bạn. Các quảng cáo này thường có phần mở rộng khi khách hàng nhấp, giao diện hiển thị lên sẽ tương tự như một email bình thường.


Tuy nhiên, quảng cáo mở rộng này có thể chứa hình ảnh, video hoặc một biểu mẫu cho khách hàng điền. Ưu điểm lớn nhất của loại quảng cáo này là nhà quảng cáo có thể kết nối đến từng đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó giúp nhắm mục tiêu quảng cáo tốt hơn.


Ứng dụng của quảng cáo gmail:

  • Tạo nhận diện và dấu ấn thương hiệu lên khách hàng
  • Nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng đặc thù, đặc biệt là dân văn phòng hay sử dụng Gmail.
  • Áp dụng đối với những khách hàng tiềm năng đã biết từ trước, sử dụng trong nhiều chiến dịch Remarketing
Ví dụ: Bạn là nhà quảng cáo muốn bán khóa học Tiếng anh. Tặng tài liệu cho mọi người và yêu cầu mọi người để lại gmail hoặc số điện thoại để nhận quà.

2. Ưu điểm của quảng cáo gmail

2.1. Gmail phổ biến, đặc biệt là trên các thiết bị di động

Tiềm năng mà gmail mang lại:

Gmail là một dịch vụ email miễn phí do Google phát hành. Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 1 tỷ người dùng dịch vụ này. Nó phổ biến tới mức, tại Bỉ có tới 30-50% lượng khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ này của Google.

Qua đó có thể thấy được khả năng rất cao là khách hàng tiềm năng của bạn cũng đang sử dụng nền tảng này trong cuộc sống cũng như công việc của họ.

Tương thích với nền tảng di động:

Trong thời đại bùng nổ của các thiết bị cầm tay nói chung và điện thoại di động nói riêng thì gmail được xem là ứng dụng mặc định của một chiếc điện thoại. Từ đó, quảng cáo gmail lại càng có cơ hội phát triển.

Thật vậy, theo báo cáo của Litmus Email Analytics, gần một nửa số tài khoản email được mở trên điện thoại di động và máy tính bảng.



2.2. Quảng cáo gmail có tỷ lệ nhấp cao

Bên cạnh những số liệu mà chúng tôi vừa đề cập ở trên thì thực tế quảng cáo gmail còn mang lại cho bạn những thế mạnh còn lớn hơn thế. Mà cụ thể ở đây là quảng cáo gmail sẽ giúp bạn tác động trực tiếp đến từng đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.

Điều đó được minh chứng thông qua việc quy trình làm việc của nhà quảng cáo. Mà ở đây là bạn có thể nhắm mục tiêu khách hàng một cách chi tiết trước khi “quảng cáo thu gọn” được phân bổ tới hộp thư đến của từng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Nếu quảng cáo của bạn đủ hấp dẫn người dùng, khiến họ quan tâm đến thông báo từ quảng cáo, họ có thể nhấp vào đó và trang web của bạn sẽ được hiển thị lên. Vì vậy mà tỉ lệ nhấp của khách hàng tăng lên một cách đáng kể so với các loại quảng cáo khác.


Hình ảnh mà bạn thấy ở trên là ví dụ cụ thể về cách mà loại quảng cáo hoạt động trên gmail của khách hàng. Bạn có thể thấy, tỉ lệ nhấp vào quảng cáo để “xem nội dung bên trong thư là gì?” rất cao, đôi khi có thể lên tới 100%. Từ đó nếu mục đích của bạn là quảng bá thương hiệu thì loại quảng cáo này gần như là tốt nhất để làm điều đó.

Ngoài ra, ngay cả khi nếu quảng bá thương hiệu không phải là mục đích của bạn thì quảng cáo gmail vẫn tỏ ra là một công cụ hữu hiệu thu thập thông tin từ khách hàng.

Bởi vì những khách hàng đến trang web của bạn từ chiến dịch quảng cáo gmail đều có xu hướng thể hiện hành vi người dùng thực sự chất lượng. Thậm chí họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai của bạn.

2.3. Có nhiều tùy chọn, thoải mái sáng tạo

Quảng cáo gmail cung cấp các tùy chọn sáng tạo và rất thú vị. Quảng cáo loại này không chỉ hiển thị hình ảnh quảng cáo đơn lẻ. Tùy thuộc vào mục tiêu của nhà quảng cáo, họ sẽ có nhiều lựa chọn để cân nhắc như: hiển thị hình ảnh tiêu chuẩn, mẫu quảng cáo đơn lẻ, mẫu quảng cáo đa sản phẩm hay mẫu quảng cáo theo danh mục.


Và nếu những lựa chọn trên vẫn chưa đủ để làm hài lòng bạn thì bạn vẫn có thể sáng tạo tùy ý bằng việc cài thêm mã HTML.

2.4. Tính năng nhắm mục tiêu tốt, tối ưu chi phí

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, một trong những lợi thế chính của quảng cáo gmail là các tùy chọn nhắm mục tiêu tùy chỉnh. Khi chạy các chiến dịch trên gmail, bạn có thể nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các mục như: Sở thích người dùng, Thị trường hoặc Các mối quan hệ xã hội mà Google tiếp nhận được từ hành vi người dùng.

Nhưng điều thú vị ở đây là Google cho phép nhà quảng cáo quét qua chủ đề những email của người dùng. Từ đó giúp nhắm mục tiêu người dùng dựa trên loại email mà họ nhận được và đặc biệt là email đó được gửi từ ai. Điều này mở ra một triển vọng rất lớn trong việc tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Thật vậy, giờ đây bạn có thể nhắm mục tiêu là những người dùng đang nhận email quảng cáo của đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra những quảng cáo gmail thể hiện được sự ưu đãi / sản phẩm / dịch vụ tốt hơn của đối thủ. Nhằm mục đích đưa khách hàng về với sản phẩm / dịch vụ của mình.

Ví dụ: Hãy tưởng tượng một người đàn ông nhận được email quảng cáo về đôi giày chạy bộ từ đối thủ cạnh tranh của bạn. Nhờ chọn mục tiêu theo ngữ cảnh, bạn có thể xác định và nhắm mục tiêu người đàn ông này với những sản phẩm cụ thể hoặc danh mục sản phẩm tốt hơn của đối thủ nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.

Một chiến lược quảng cáo khác cũng không kém phần thú vị chính là nhắm mục tiêu vào những “khoảnh khắc thay đổi cuộc sống”. Cụ thể như vào đầu năm học mới ở trường đại học, một bạn sinh viên có thể sẽ có nhu cầu chuyển nhà, học ngoại ngữ,… Từ đó, khả năng cao là sinh viên này sẽ nhận được một email quảng cáo về dịch vụ của một trung tâm anh ngữ hoặc dịch vụ chuyển nhà.

Cuối cùng, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng quảng cáo gmail với một tính năng hoàn toàn mới gần đây, đó là Đối sánh khách hàng AdWords. Chức năng này cho phép bạn nhắm mục tiêu khách hàng từ cơ sở dữ liệu mà bạn có từ quảng cáo AdWords trước đây.

3. 8 Tính năng nhắm mục tiêu của quảng cáo trên gmail

3.1. Đối tượng chung sở thích

Nhắm mục tiêu những người có sở thích phù hợp với quảng cáo của bạn có tác dụng to lớn trong việc định hình sản phẩm và dịch vụ của bạn trong lòng khách hàng, làm cho họ biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: Bạn có thể nhắm mục tiêu những người quan tâm đến sắc đẹp và sức khỏe, du lịch, tài chính ngân hàng và thậm chí cả những người đọc tin tức. Và nếu những lựa chọn mặc định đó của Google không đủ làm bạn hài lòng, bạn có thể sử dụng đối tượng chung sở thích tùy chỉnh để nhắm mục tiêu những người gồm có:
  • Khách hàng đã tìm kiếm một từ khóa liên quan đến sở thích tùy chỉnh mà bạn chọn.
  • Các ứng dụng mà khách hàng tải xuống và cài đặt trong máy có liên quan đến sở thích mà bạn cài đặt cho chiến dịch của mình
  • Những khách hàng đã thể hiện sự quan tâm đến dịch vụ của bạn trước đây
  • Các trang web mà khách hàng truy cập có liên quan đến danh mục sở thích mà bạn nhắm mục tiêu.


3.2. Đối tượng có mục đích tùy chỉnh

Mặc dù việc sử dụng dữ liệu về tần suất tìm kiếm và số lần nhấp chuột để nhắm mục tiêu khách hàng bằng từ khóa là rất tốt nhưng Google còn có thêm tùy chọn về lịch sử trình duyệt Chrome, YouTube và các dữ liệu cài đặt ứng dụng của khách hàng. Để từ các dữ liệu đó có thể khai thác được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất.

Ví dụ: Một khách hàng có lịch sử duyệt web là: “cách lập tài khoản ngân hàng A” thì Google sẽ xếp họ vào danh sách những đối tượng có tiềm năng cho ngành ngân hàng. Và việc của nhà quảng cáo là phân phát những quảng cáo trong gmail có nội dung dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Với quảng cáo gmail này, hệ thống sẽ tự động tạo ra danh sách các đối tượng có mục đích muốn mua hàng và phân phát quảng cáo của bạn đến những đối tượng đó. Nhưng chúng tôi thực sự vẫn muốn khuyên bạn nên xem xét kỹ lưỡng để tiếp cận được đối tượng khách hàng có tác động nhiều nhất đến doanh nghiệp của bạn.

3.3. Nhắm mục tiêu tự động

Nhắm mục tiêu tự động có tác dụng tối ưu hóa việc nhắm mục tiêu khách hàng của bạn trên gmail. Việc làm này cho phép bạn tự động tiếp cận 1 đối tượng khách hàng cụ thể với một chi phí thấp hơn so với những phương thức quảng cáo khác.


Nhắm mục tiêu tự động này được phát triển bởi Google để phù hợp với mục đích đẩy mạnh tự động hóa càng nhiều càng tốt. Với những nhà quảng cáo khi mới tạo chiến dịch thì hệ thống sẽ tự động đặt nhắm mục tiêu là “tự động hóa thận trọng”.

Đây có thể là một lựa chọn an toàn cho những nhà quảng cáo mới bắt đầu, nhưng cách tốt nhất là bạn nên tắt tính năng này đi và tự xác định đối tượng khách hàng riêng của mình.

3.4. Đối sánh khách hàng

Như đã nói ở trên thì đối sánh khách hàng sử dụng thông tin mà khách hàng đã chia sẻ với bạn để hệ thống tự động nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người và nhóm người có nhu cầu giống như họ.

Ví dụ: Một trung tâm tiếng anh tạo ra một chiến dịch thu thập thông tin liên hệ của sinh viên bằng cách yêu cầu để lại email để nhận các gói quà như thẻ quà tặng, phiếu mua hàng, gói giảm giá,… thì từ những email này nhà quảng cáo sẽ cung cấp cho Google.

Kết hợp với việc lên chiến dịch quảng cáo thì chỉ cần những sinh viên này sử dụng tài khoản của họ và lướt trên YouTube, Mạng tìm kiếm Google,… có thể thấy được quảng cáo dịch vụ tiếng anh của doanh nghiệp này.

3.5. Nhân khẩu học

Cho phép nhà quảng cáo tiếp cận tới những đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Google với một nhân khẩu học xác định như: giới tính, độ tuổi hoặc thông tin về gia đình họ.

Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn bán sữa non cho trẻ em thì đối tượng mua hàng mà họ nhắm đến là những bà mẹ đang có con nhỏ với độ tuổi trung bình từ 25-34 tuổi.

3.6. Đối tượng đang cân nhắc mua hàng

Nhà quảng cáo sẽ lọc ra những đối tượng khách hàng đang phân vân, cân nhắc mua dịch vụ hoặc sản phẩm tương tự như của bạn hay không. Từ đó chủ động tiếp cận và đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhằm chiếm ưu thế trước đối thủ.

Ví dụ: Dựa vào độ tương tác của khách hàng với trang web của mình mà nhà quảng cáo sẽ lọc ra những người thực sự có quan tâm và đang cân nhắc mua hàng hoặc dịch vụ của bạn. Từ đó chủ động tiếp cận họ bằng quảng cáo hấp dẫn và từ từ đưa họ đến hành động mua hàng.

3.7. Sự kiện trong đời

Ai trong chúng ta cũng đều trân quý khoảnh khắc trọng đại của đời mình. Việc đó có thể là bình thường với người khác nhưng mang một ý nghĩa lớn lao với bạn như vào được một trường đại học mà bạn mơ ước, mua được một căn nhà mới, kết hôn hay chỉ đơn giản là chuyển đến ở một khu phố ít ồn ào hơn mà thôi. Bất kể đó là gì nó đều ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta mãi mãi.

Và với mỗi khoảnh khắc trọng đại đó, có những doanh nghiệp có thể giúp khách hàng tận hưởng tối đa giây phút đó. Và Google cung cấp các tùy chọn quảng cáo nhắm đến mục tiêu là những người đã, đang hoặc sẽ trải qua giây phút đó. Vì vậy ở vị trí của một nhà quảng cáo bạn nên tận dụng cách nhắm mục tiêu này nếu thấy phù hợp nhé. Những sự kiện trong đời này bao gồm:

🎓 Sắp tốt nghiệp đại học
💍 Sắp kết hôn
👰 Mới kết hôn gần đây
📦 Chuyển nhà
📦 Gần đây mới mua nhà
….
Ví dụ: Bạn là một nhà quảng cáo muốn giới thiệu dịch vụ áo cưới đến khách hàng của mình thì sử dụng cách nhắm mục tiêu “Sự kiện trong đời” là một lựa chọn không thể bỏ qua.

3.8. Tiếp thị lại

Bạn cũng có thể tiếp cận những khách hàng đã từng tương tác với sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn, bao gồm: khách hàng truy cập trong quá khứ vào trang web, ứng dụng, video hay danh sách mà bạn có trước đây.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý về danh sách tiếp thị lại quảng cáo bằng gmail cần phải có tối thiểu 100 khách truy cập hoặc người dùng hoạt động trong vòng 30 ngày gần đây để quảng cáo của bạn có thể đủ điều kiện hiển thị.

Hình thức quảng cáo trên Gmail mang lại hiệu quả rõ về nhận diện thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Theo thống kê, doanh nghiệp tăng lượng khách hàng truy cập website, cài đặt ứng dụng và lượt tải về. Hình thức quảng cáo này cho phép các marketer truyền đạt thông điệp với từng cá nhân sử dụng email bài bản. Hình thức quảng cáo Gmail còn giúp doanh nghiệp dễ dàng thành công khi nhắm đúng khách hàng mục tiêu.
Share:

FACEBOOK MESSENGER - CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG

Facebook Messenger là một trong những ứng dụng nhắn tin quan trọng nhất mà các thương hiệu sử dụng để kết nối với khách hàng trên toàn thế giới. Mỗi tháng, các doanh nghiệp trao đổi tới hơn 20 tỷ tin nhắn với người dùng trên Messenger. Nhắn tin hiện là cách ưa thích của mọi người để trò chuyện với một doanh nghiệp khi cần tư vấn và chăm sóc khách hàng. Khoảng 64% người ở các nhóm tuổi nói rằng họ muốn nhắn tin cho doanh nghiệp hơn là gọi điện hoặc gửi email.

Nhưng ứng dụng nhắn tin không chỉ là công cụ hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Facebook Messenger Marketing để thúc đẩy kết quả trong suốt hành trình của khách hàng — từ nâng cao nhận thức đến đảm bảo doanh số bán hàng. Trong bài viết này, imaso VN sẽ đề cập đến cách sử dụng Facebook Messenger cho mọi nhu cầu kinh doanh, đồng thời đưa ra một số mẹo hay nhất cho chiến dịch tiếp thị Facebook Messenger tiếp theo của bạn.

1. Lợi ích của việc sử dụng Facebook Messenger cho doanh nghiệp

Cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng

Khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số luôn mong muốn doanh nghiệp của bạn trực tuyến và có thể giúp đỡ họ bất cứ lúc nào. Trong một cuộc khảo sát toàn cầu do Facebook thực hiện, hơn 70% người tham gia cho biết họ mong đợi có thể nhắn tin cho các doanh nghiệp về dịch vụ khách hàng. 

Về cách mọi người sử dụng Facebook Messenger, theo một cuộc thăm dò nghiên cứu của Facebook: Có hơn 81% người tham gia khảo sát nhắn tin cho các doanh nghiệp để hỏi về sản phẩm hoặc dịch vụ. Khoảng 75% người được hỏi nhắn tin cho các doanh nghiệp để được hỗ trợ về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Hơn 74% người được hỏi nhắn tin cho doanh nghiệp để mua hàng trực tuyến.

Xây dựng niềm tin vào thương hiệu

Đây là một lợi ích đơn giản và dễ thấy khi doanh nghiệp sử dụng Facebook Messenger. Nếu doanh nghiệp luôn cởi mở để đối thoại và trả lời câu hỏi từ phía khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng được khách hàng tin tưởng hơn. Trong một cuộc thăm dò của Facebook, phần lớn những người nhắn tin cho các doanh nghiệp nói rằng điều này giúp họ cảm thấy tin tưởng thương hiệu hơn. Thậm chí với một số khách hàng, chỉ cần có thể nhắn tin với doanh nghiệp là đủ để tin tưởng và mua hàng.

Hãy tưởng tượng bạn sắp thực hiện một giao dịch lớn. Nếu bạn phải chọn giữa một công ty có hỗ trợ khách hàng qua tin nhắn và một công ty khác không có, bạn sẽ chọn công ty nào? Một khi khách hàng bắt đầu nhắn tin cho các doanh nghiệp, sử dụng các công cụ nhắn tin trở thành cách hàng đầu của họ để liên hệ với người bán hàng.

Tạo ra khách hàng tiềm năng chất lượng

Khi ai đó liên hệ với doanh nghiệp trên Facebook Messenger, điều đó sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp của bạn theo dõi và chăm sóc khách hàng. Mỗi tin nhắn được trao đổi là một cơ hội để tìm hiểu thông tin có giá trị về khách hàng, giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài. Một khi doanh nghiệp đã trả lời tin nhắn đầu tiên, bạn có thể sẽ muốn liên hệ lại với khách hàng này trong tương lai. Ví dụ, doanh nghiệp có thể theo dõi để đưa ra ưu đãi đặc biệt cho khách hàng , dự đoán nhu cầu, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới có thể phù hợp, v.v.

Tăng ý định mua hàng của khách hàng

Khi khách hàng có thể nhắn tin cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có được lòng tin của khách hàng, và sự tin tưởng giúp khách hàng mua sắm dễ dàng hơn. Trong một cuộc thăm dò trên Facebook, 65% người tham gia cho biết họ có nhiều khả năng mua sắm với một doanh nghiệp mà họ có thể tiếp cận qua trò chuyện.

Thi thoảng, mọi người chỉ còn một câu hỏi duy nhất nữa là sẽ quyết định mua hàng. Bằng cách sử dụng Facebook Messenger để đơn giản hóa việc trao đổi câu hỏi và câu trả lời, bạn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định mua sắm và đưa họ xuống sâu hơn trong phễu Marketing. Đó là một giải pháp có lợi cho cả hai bên.

Phù hợp để trò chuyện về các chủ đề riêng tư

Facebook Messenger là một kênh tốt giúp các cuộc trò chuyện giữ được tính riêng tư. Có thể khách hàng sẽ có những câu hỏi mà họ không muốn hỏi một cách công khai trong phần bình luận về một chủ đề nhạy cảm, hoặc một trải nghiệm tiêu cực về chính sản phẩm của doanh nghiệp cần được giải quyết riêng tư. Bằng Facebook Messenger, doanh nghiệp nên dành thời gian để trò chuyện trực tiếp với khách hàng, cho họ thấy rằng bạn coi trọng vấn đề của khách hàng và quan tâm đến nhu cầu của họ.

2. Cách thiết lập Facebook Messenger cho doanh nghiệp

Đảm bảo rằng Messenger đã được bật

Facebook Messenger sẽ được bật tự động khi bạn tạo một trang doanh nghiệp. Để kiểm tra kỹ hơn, bạn có thể:
  • Đi tới Cài đặt chung của trang (General Settings).
  • Bên cạnh Tin nhắn, hãy đảm bảo chọn “Mọi người có thể liên hệ riêng với Trang của tôi”.
  • Bật Messenger trong Cài đặt chung

Tạo tên người dùng và liên kết Facebook Messenger

Liên kết Facebook Messenger của doanh nghiệp sẽ có dạng m.me/ phía trước tên người dùng trên trang của bạn. Để tìm liên kết, hãy chuyển đến tab Nhắn tin (Messages) trong Cài đặt chung (General Settings). Thêm liên kết này vào phần giới thiệu trên mạng xã hội, trang web, chữ ký email hoặc bất kỳ nơi nào khác mà bạn muốn để khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách dễ dàng nhất.

Thêm nút Gửi tin nhắn vào trang của bạn


Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ muốn thêm nút vào trang của mình với lời kêu gọi hành động “Gửi tin nhắn”. Để thêm nút Gửi tin nhắn (Send Message) vào trang Facebook của bạn:

  • Nhấp vào + Thêm nút (+ Add a Button) bên dưới ảnh bìa trang của bạn. Nếu tranh đã có nút, bạn có thể nhấp vào Chỉnh sửa nút (Edit Button) để thực hiện thay đổi.
  • Chọn Liên hệ với bạn (Contact You) rồi nhấn Tiếp theo.
  • Trong Bước 2, chọn Messenger, sau đó nhấn vào Hoàn thành (Finish).

Viết tin nhắn chào mừng

Lời chào trên Facebook Messenger là một tin nhắn có thể tùy chỉnh mà khách hàng sẽ nhận được khi họ mở phần nhắn tin với doanh nghiệp. Lời chào này sẽ xuất hiện trước khi họ gửi tin nhắn đầu tiên.

Cách viết lời chào trên Facebook Messenger:

  • Đi tới Cài đặt chung (General Settings) trên trang của bạn và chọn Nhắn tin (Messaging).
  • Cuộn xuống và bật Hiển thị Lời chào trên Messenger (Show a Messenger Greeting).
  • Để chỉnh sửa lời chào, hãy nhấp vào Thay đổi (Change).
  • Chọn Thêm cá nhân hóa (Add Personalization). Bằng cách này, lời chào của bạn bao gồm các yếu tố như tên khách hàng, liên kết trang Facebook, trang web hoặc số điện thoại doanh nghiệp của bạn.
  • Khi bạn hoàn tất, hãy nhấn vào Lưu.

Thiết lập Phản hồi nhanh

Bạn có thể sử dụng Phản hồi nhanh (Instant Reply) để tạo phản hồi đầu tiên tự động cho các tin nhắn mới. Thông báo này có thể được sử dụng để thông báo về khung thời gian có thể phản hồi lại tin nhắn, hoặc cảm ơn khách hàng đã liên hệ.
 
Cách thiết lập Phản hồi nhanh (Instant Reply) trên Facebook Messenger:
  • Đi tới Cài đặt chung (General Settings) trên trang của bạn và chọn Nhắn tin (Messaging).
  • Cuộn xuống và chọn Thiết lập phản hồi tự động (Set up automated responses).
  • Nhấp vào Phản hồi nhanh (Instant Reply).
  • Nhấn chỉnh sửa để tùy chỉnh tin nhắn của bạn.
  • Đảm bảo Messenger được đánh dấu trong Nền tảng. Bạn cũng có thể chọn Instagram để sử dụng Phản hồi nhanh ở đó.
Lưu ý: Phản hồi nhanh không được tính vào thời gian phản hồi trên trang của bạn.

Tạo câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp

Những câu trả lời này có thể giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi phổ biến một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.


Cách tạo câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp trên Facebook Messenger:

  • Chọn Hộp thư (Inbox) ở đầu trang của bạn.
  • Trong thanh bên của menu bên trái, chọn Trả lời tự động (Automated responses).
  • Nhấp vào Câu hỏi thường gặp (Frequently asked questions).
  • Chọn Chỉnh sửa (Edit).
  • Thêm một câu hỏi và sau đó điền vào câu trả lời của bạn. Doanh nghiệp có thể chọn Thêm hình ảnh để bao gồm logo hoặc hình ảnh bạn chọn. Bạn cũng có thể thêm nút gọi hành động, chẳng hạn như “Tìm hiểu thêm” hoặc “Mua ngay”.
  • Chọn Thêm cá nhân hóa (Add Personalization) để thêm các chi tiết như tên khách hàng, tên quản trị viên, liên kết đến trang Facebook hoặc trang web hoặc số điện thoại của bạn.
  • Lưu câu trả lời.

3. Tips Marketing với Facebook Messenger

Tạo một Facebook Messenger plan

Có nhiều cách để sử dụng Facebook Messenger cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng tất cả mọi lựa chọn. Trước khi bắt đầu, hãy kiểm tra tài nguyên của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính). Hãy ghi nhớ những khả năng này khi tạo kế hoạch Facebook Messenger của mình.

Doanh nghiệp nên xem xét một số vấn đề sau đây để tạo kế hoạch Facebook Messenger:

  • Ai sẽ trả lời tin nhắn? Các câu trả lời sẽ được tự động hóa hay kết hợp cả hai?
  • Thời gian phản hồi mà doanh nghiệp nhắm đến là khi nào?
  • Facebook Messenger phù hợp với kế hoạch Social Media Marketing của doanh nghiệp như thế nào?
  • Doanh nghiệp muốn sử dụng Facebook Messenger trong hành trình của khách hàng như thế nào?
  • Bạn có ngân sách cho việc sử dụng các lựa chọn Facebook Messenger Marketing có trả phí không?
  • Doanh nghiệp có cần thiết phải xây dựng trải nghiệm khách hàng hay không? Doanh nghiệp sẽ sử dụng nhân lực nội bộ hay bên thứ ba?
Với những câu hỏi này được trả lời, việc phân công vai trò và quản lý Facebook Messenger sẽ dễ dàng hơn trong tương lai.

Xác định tiếng nói thương hiệu

Nếu thương hiệu của bạn xuất hiện trên mạng xã hội, rất có thể bạn đã xác định được giọng điệu của thương hiệu. Tuy nhiên, Facebook Messenger cũng nên góp phần củng cố tiếng nói và phong cách của thương hiệu.

Là một nền tảng trò chuyện, Facebook Messenger cho thương hiệu một nơi để trò chuyện với khách hàng một cách cá nhân và thân thiện hơn. Nhưng đồng thời, bạn cũng không nên vi phạm các quy tắc trong khi trò chuyện hoặc trở nên thiếu chuyên nghiệp. Trong một cuộc khảo sát mà Facebook thực hiện, cứ bốn người tham gia thì có ba người nói rằng những quy tắc “chuẩn” khi thương hiệu nhắn tin là cần thiết.

Khi nhắn tin với khách hàng, thương hiệu nên có giọng điệu lạc quan, tích cực và hòa nhập. Tránh quá nhiều lời châm biếm hoặc mỉa mai vì kiểu hài hước này có thể bị hiểu nhầm trên mạng. Các câu trả lời nên ngắn gọn nhưng đảm bảo đủ thông tin cần thiết. Đặc biệt, thương hiệu không nên gửi nhiều tin nhắn và đảm bảo không sử dụng lối viết tắt, từ lóng để khách hàng ở mọi lứa tuổi đều có thể hiểu.


Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng có thể giúp khách hàng thấy rằng bạn đánh giá cao họ. Những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như sử dụng tên của khách hàng khi nhắn tin có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Trong một cuộc khảo sát của Facebook được thực hiện trên tám thị trường toàn cầu, 91% người tiêu dùng nói rằng họ có nhiều khả năng mua sắm với những thương hiệu nhận ra, ghi nhớ họ và chia sẻ thông tin và ưu đãi có liên quan.


Lần đầu tiên ai đó liên hệ trên Facebook Messenger, hãy xem thông tin cơ bản như vị trí và giờ địa phương của họ. Điều này có thể hữu ích khi ai đó hỏi về giờ mở cửa hoặc địa điểm. Sử dụng các chi tiết bạn có trong tay để đưa ra câu trả lời tốt nhất có thể. 

Sau một cuộc trò chuyện, hãy lưu các ghi chú có liên quan như mối quan tâm của khách hàng, các tùy chọn đặt hàng, địa chỉ hoặc các chi tiết khác có thể hữu ích cho các cuộc trò chuyện trong tương lai. Điều này có thể mất thêm thời gian, nhưng nếu doanh nghiệp quan tâm tới điều này, thương hiệu của bạn có thể tạo nên sự khác biệt.

Sử dụng Facebook Messenger Ads

Một cách khác để khơi gợi một cuộc trò chuyện trên Facebook Messenger là sử dụng quảng cáo. Quảng cáo trên Messenger có rất nhiều vị trí và định dạng khác nhau:
  • Quảng cáo nhấn vào để nhắn tin: Quảng cáo này về cơ bản là các bài đăng được tài trợ với nút kêu gọi hành động gửi tin nhắn. Chúng có thể xuất hiện trên toàn bộ nhóm ứng dụng của Facebook như Facebook, Messenger,… Khi ai đó nhấp vào, quảng cáo sẽ mở một cuộc trò chuyện với thương hiệu trên Messenger.
  • Quảng cáo trên Messenger: Các quảng cáo này được đặt trong hộp thư đến Messenger giữa các cuộc trò chuyện. Khi nhấn vào quảng cáo, người dùng sẽ thấy một quảng cáo đầy đủ với nút gọi hành động có thể tùy chỉnh như “Mua ngay”.
  • Quảng cáo trên Messenger Story: Những quảng cáo này xuất hiện trong hộp thư đến Messenger, giữa các story của bạn bè người dùng. Người dùng có thể nhấp vào và xem story toàn màn hình trên thiết bị di động.
  • Tin nhắn được tài trợ: Tin nhắn được tài trợ đến trong hộp thư đến của những người bạn đã trò chuyện trước đó. Đây là một cách tốt để tương tác lại với khách hàng sau khi thời hạn 24 giờ trôi qua với các ưu đãi đặc biệt.

Tạo Facebook Messenger Chatbot

Nếu doanh nghiệp không có nhiều thời gian và nguồn lực, chatbot có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi của khách hàng cho bạn. Một số thương hiệu đã tạo cho chatbot của họ một tính cách riêng. Ví dụ, WestJet đã tạo ra một trợ lý tự động tên là Juliet để xử lý các tin nhắn. Bằng cách thêm tên và một tính cách cho bot, doanh nghiệp này đã có thêm 24% tình cảm tích cực từ phía khách hàng.

Chatbot cũng có thể được sử dụng cho trải nghiệm Marketing trên Facebook Messenger. Vào những ngày lễ, Lego đã tạo ra Ralph the Gift Bot để giúp khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Quảng cáo Click-to Messenger được sử dụng để quảng bá Ralph ở các vùng được nhắm mục tiêu. Khi được nhấp vào, Ralph đặt câu hỏi về việc bạn mua hàng cho ai và đưa ra đề xuất. Ralph kiếm được ROI quảng cáo cao hơn 3, 4 lần so với các quảng cáo được liên kết với trang web Lego.
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99