QUẢNG CÁO GDN LÀ GÌ? MẸO CHẠY QUẢNG CÁO GOOGLE DISPLAY NETWORK HIỆU QUẢ

Google không chỉ là kênh tìm kiếm mà còn là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp quảng cáo thu hút khách hàng. Quảng cáo GDN - Google Display Network đang trở thành kênh quảng cáo hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia Marketing đã nhận định rằng: “Muốn xâm nhập vào một thị trường mới, nhất định phải có Google Display Network chống lưng”. Vậy thì GDN là gì? GDN Banner hiển thị ra sao? Làm sao để có thể chạy quảng cáo Google Display Network hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này của iMaSo VN.

Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo GDN (Google Display Networks) là một hệ thống quảng cáo hiển thị, cho phép các nhà quảng cáo đặt banner, hiển thị nội dung quảng cáo dưới dạng hình ảnh, text, video, mobile lên các hệ thống website liên kết với Google.

Quảng cáo này có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể là: tin tức, giải trí, thể thao, thời trang, dịch vụ, du lịch, kinh tế (24h.com, zing.vn, youtube.com, kenh14.vn…). Đây còn là công cụ marketing online đem lại hiệu quả tuyệt vời cho các doanh nghiệp hiện nay.

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng quảng cáo GDN?

Năm 2018, hơn 60% dân số Việt Nam dành trung bình 7 giờ/ ngày để sử dụng internet, GDN tiếp cận hơn 90% số người sử dụng internet với mạng lưới website và ứng dụng lớn giúp sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến.

Khi doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm mới, tổ chức sự kiện hoặc đang có chương trình khuyến mãi thì quảng cáo GDN là một giải pháp hiệu quả giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến hơn 90% người sử dụng internet.

Quảng cáo GDN hiển thị số lượt xem, lượt click, chi phí quảng cáo của mỗi chiến dịch và hiển thị về độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý của từng khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí để tìm ra khách hàng tiềm năng phù hợp.

Sau đây là một số lợi ích mà quảng cáo Google Display Network mang lại cho doanh nghiệp.

Giúp các doanh nghiệp tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng

GDN có độ phủ sóng tiếp cận hơn 90% triệu người sử dụng Internet toàn cầu thông qua các website nổi tiếng khác nhau. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng tạo ra nhu cầu từ khách hàng bằng cách tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng một cách chi tiết và đúng lúc thông qua nhắm mục tiêu như:

Nhắm mục tiêu theo website: Trước khi muốn quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần nghiên cứu khách hàng tiềm năng của họ thường xuyên truy cập vào những website nào.

Mục tiêu nhân khẩu học: giới tính, ngôn ngữ, sở thích, độ tuổi, nghề nghiệp… trên các trang mạng hiển thị khác nhau.

Nhắm mục tiêu theo chủ đề: có rất nhiều chủ đề đa dạng ở mỗi website, doanh nghiệp cần chọn chủ đề phù hợp với sản phẩm/dịch vụ để quảng cáo hiển thị hiệu quả nhất.

Ngoài ra, GDN còn có một tiện ích rất hữu tích cho các doanh nghiệp khi sử dụng quảng cáo GDN là phương pháp Re-marketing (tiếp thị lại) cho phép banner quảng cáo lại sản phẩm/dịch vụ với các khách hàng tiềm năng đã tương tác với quảng cáo trước đó và giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Vì vậy, để chiến dịch quảng cáo đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần kết hợp các mục tiêu để có thể tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng của mình.

Nhiều định dạng quảng cáo giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh quảng cáo  

Hiển thị banner đa dạng (văn bản, hình ảnh, text, video) và với nhiều kích thước khác nhau giúp cho khách hàng chú ý đến sản phẩm. Ngoài ra, banner GDN giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quảng cáo và tăng nhân diện thương hiệu.

Hơn thế nữa, quảng cáo GDN cho phép doanh nghiệp theo dõi và điều chỉnh quảng cáo mọi lúc mọi nơi phù hợp với mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Hình thức thanh toán linh hoạt phù hợp với ngân sách

Quảng cáo GDN giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí với phương pháp thanh toán linh hoạt. Phương pháp thanh toán hiện nay và phù hợp với ngân sách được doanh nghiệp hay sử dụng là:

CPC (Cost per click): phương pháp trả tiền cho 1 lần click chuột

CPM (Cost per 1000 impressions): phương pháp trả tiền cho 1000 hiển thị

Quảng cáo CPD (Cost per Duration) – quảng cáo tính tiền trong một khoảng thời gian thời gian cụ thể cũng được các doanh nghiệp tin dùng với chi phí hợp lí. Doanh nghiệp có thể tham khảo các phương pháp thanh toán trên để thực hiện chiến dịch quảng cáo phù hợp với ngân sách và mục tiêu của từng doanh nghiệp.

Định dạng quảng cáo GDN

GDN có 3 kiểu định dạng chính là Text, Video và Ảnh.

1. Định dạng Text: Dành cho những người không có hình ảnh nhưng vẫn muốn tạo quảng cáo GDN. Hình thức này Uplevo khuyên các bạn không nên sử dụng, do khó đạt được hiệu quả.

2. Định dạng Video: Hình thức quảng cáo GDN này rất ít người dùng vì không phổ biến và hiệu quả không cao. Hơn nữa lại có thêm loại hình quảng cáo Video khác nổi trội hơn là Youtube Ads

3. Định dạng Ảnh: Đây là lại quảng cáo GDN phổ biến nhất. Có thể chia làm nhiều kiểu thể thoại khác nhau như ảnh tĩnh, ảnh GIF hay Banner đủ bộ, Quảng cáo đáp ứng nhanh…


Mẹo chạy quảng cáo Google Display Network hiệu quả

#1. Chiến lược giá thầu thông minh

Khi bid giá thầu, đừng nên cố gắng tiết kiệm bằng cách đặt giá thầu nhỏ nhất. Như vậy quảng cáo của bạn khó có khả năng hiển thị. Số lượt hiển thị ít dẫn tới việc mẫu chuyển đổi cũng ít theo. Từ đó đi đến kết quả là đo lường không chính xác.
Dù là các doanh nghiệp lớn, cũng không nên lấy tiền đè người bằng cách bid giá thầu tối đa liên tục để đè mặt các công ty khác. Bạn sẽ không bao giờ biết được kết quả thực sự để ra một mẫu hết bao nhiêu tiền.

Hãy liên tục testing để chọn ra mẫu quảng cáo và cách target chuẩn nhất. Nếu như thị trường tiềm năng, nhưng lại có vài ông lớn đánh chiếm thì nên suy nghĩ đổi vị trí website đặt banner GDN. Quan trọng nhất là tỉ lệ Số tiền/Mẫu chứ không phải CTR hay Số mẫu đổ về. Kiểm soát được Số tiền/Mẫu thì bạn có thể tăng giảm ngân sách tùy ý theo chiến dịch và KPI của công ty đề ra.

#2. Tập trung vào thông điệp trên Banner GDN

Như đã nói ở trên, Banner trong quảng cáo GDN rất quan trọng. Có thể bạn Target đúng, nhưng Banner bạn không thu hút, kém nổi bật hơn đối thủ thì tỉ lệ CTR cũng sẽ giảm. Mẫu banner Google Display Network cũng không nên nhồi nhét quá nhiều text, như vậy sẽ làm kém hấp dẫn và không hút được người đọc.
Banner GDN muốn chạy quảng cáo tốt thì CTA trong đó phải rõ ràng, nổi bật để tăng tỉ lệ click. Tránh dùng mẫu quảng cáo Text Only vì tỉ lệ thành công của định dạng quảng cáo này không cao. Hãy đầu tư thiết kế Banner GDN thật đẹp.

Hạn chế sử dụng loại Quảng Cáo Đáp Ứng vì Google sẽ tự quét website để chọn ảnh, hoặc bạn chỉ up đúng 2 cái ảnh lên thì Google sẽ tự căn chỉnh và làm xấu đi tấm Banner.

Thêm một lưu ý nữa là Banner phổ biến chạy GDN theo 5 kích cỡ sau sẽ được hiển thị nhiều và tăng khả năng chuyển đổi nhiều nhất: 728×90, 300×250, 160×600, 300×600, 320×50. Nhưng iMaSo khuyên bạn nên thiết kế đủ bộ Banner khoảng 20 cái để không bỏ lỡ khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tắt bớt quảng cáo hiển thị trên di động nếu như không có banner tương thích để tiết kiệm ngân sách.

#3. Trang đích phải rõ ràng, kêu gọi chuyển đổi tốt

Nếu như Banner ngắn gọn và có trách nhiệm thu hút và kêu gọi khách hàng click, thì Landingpage lại có chức năng giải thích rõ ràng về sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Đi kèm theo đó là kêu gọi khách hàng gọi hotline, điền form hoặc chat với support để tiến gần hơn với việc mua hàng.

Chính vì vậy trang đích phải được thiết kế đẹp và điều hướng được khách hàng vào chuyển đổi. Content trong Landingpage cũng nên được viết theo cấu trúc AIDA để thôi thúc khách hàng. Đặc biệt là ĐỪNG giải thích QUÁ RÕ về mặt hàng mình đang chào bán. Như vậy sẽ làm cho content quá dài và không cần thiết.

Mặt khác, bạn cũng đang tước đi cơ hội được giao tiếp với khách hàng của chính mình. Tất cả chỉ nên ở mức vừa đủ để khách hàng điền form hoặc gọi điện tìm hiểu tiếp.

#4. Tạo nhiều nhóm quảng cáo để Testing

Nếu ngân sách chạy của bạn lớn, đừng ngại ngùng gì mà không bỏ ra chục triệu để chạy test. Hãy chia đều tiền ra nhiều nhóm quảng cáo ứng với từng mẫu Landingpage, từng mẫu Banner và từng tệp Target. Sau nhiều lần Test, chắc chắn bạn sẽ chọn được ra một tệp ưng ý nhất để đồ dồn tiền vào kéo lại doanh thu.
Dù cho đã lọc ra được tệp Target để chạy quảng cáo GDN một cách tốt nhất rồi, cũng đừng lơ là quên theo dõi mỗi ngày. Vì rất có thể tự nhiên có ông lớn nào khác cùng ngành, chạy đè Target của bạn lúc nào không hay.

Hiện nay, quảng cáo GDN không còn là hình thức xa lạ đối với các marketer. Tuy nhiên hiểu GDN là gì thôi chưa đủ, để tối ưu hoá hình thức quảng cáo này cần sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời, các marketer cần liên tục cập nhật các thay đổi từ google và từ chính khách hàng của mình.
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

Lưu trữ Blog

vân

0394.17.96.99