• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

NÊN CHỌN QUẢNG CÁO GOOGLE ADS HAY FACEBOOK ADS?

Nếu bạn là một chuyên gia Digital Marketing, chắc hẳn bạn đã bị khách hàng đặt câu hỏi này đến cả tỉ lần. “Vậy giữa Google Ads VS Facebook Ads, nên chạy quảng cáo Google hay Facebook, kênh nào sẽ hiệu quả hơn với doanh nghiệp của anh?”


Câu trả lời chính xác nhất là: Còn tùy vào từng trường hợp!

Trong bài viết này, IMASO VN sẽ so sánh quảng cáo Google và Facebook cố gắng phân tích và đưa ra cho bạn những gợi ý để áp dụng 2 loại hình quảng cáo phổ biến nhất này một cách hiệu quả.

Cuộc chiến giữa Google Ads vs Facebook Ads



Chúng ta đều hiểu rằng doanh nghiệp nhỏ thường có ngân sách marketing hạn chế và việc cân nhắc xem nên chi tiêu tiền quảng cáo vào đâu khá là khó khăn. Trước tiên hãy so sánh để hiểu rõ ràng sự khác nhau giữa Google Ads vs Facebook Ads đã. Trong bài viết này, IMASO VN sẽ làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của hai kênh này để giúp anh chị em doanh nghiệp có quyết định chính xác về kênh sẽ trả về hiệu quả tốt hơn so với chi phí marketing của mình.

Những tiến bộ về công nghệ trong vòng những năm gần đây đã giúp những người làm marketing và khách hàng có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Và do đó, nó cũng thay đổi cả cách chúng ta tìm kiếm, truyền tải và tiếp nhận thông tin. Nó thậm chí còn thay đổi cả cách chúng ta mua sắm và tiêu dùng sản phẩm.

Trước khi đi thẳng vào kết luận kênh nào mang về lợi nhuận tốt hơn, hãy tìm hiểu và so sánh những điểm khác nhau giữa quảng cáo google và facebook.

Google Ads là gì?

Được thành lập vào năm 1998, Google đã vươn lên trở thành công cụ tìm kiếm được sử dụng bởi hơn 70% số người dùng trực tuyến. Con người giờ đây có thể tìm kiếm tất cả những gì mà họ muốn từ sản phẩm, mẹo vặt, videos, những cửa hàng và địa chỉ xung quanh nhà họ,… chỉ trong vài tích tắc.


Hiện nay, Google xử lý hơn 40.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây, hơn 3 tỷ mỗi ngày và hơn một nghìn tỷ mỗi năm. Và sự tăng trưởng này bắt đầu mạnh mẽ và không có dấu hiệu dừng lại kể từ đầu năm 2000. Hãy tưởng tượng việc này đã, đang và sẽ tác động như thế nào lên môi trường quảng cáo.

Đã từng được biết đến với cái tên Google AdWords, Google Ads là nền tảng quảng cáo pay per click (trả phí trên mỗi cú nhấp chuột) lớn và phổ biến nhất thế giới. Những công cụ tìm kiếm khác cũng sử dụng kỹ thuật này cho nền tảng quảng cáo của mình. Nhưng vì Google quá phổ biến với khách hàng nên khi nhắc đến quảng cáo trả phí, người dùng sẽ nghĩ ngay đến Google Ads.


Hình ảnh ở trên là những kết quả tìm kiếm trả về cho từ khóa “dịch vụ dọn nhà Hà Nội”. Hãy để ý những kết quả tìm kiếm đầu tiên với khung “Quảng cáo” bên tay trái. Google không chỉ trả về những kết quả sát với truy vấn, mà còn đưa ra những kết quả dựa trên vị trí của bạn.

Facebook Ads là gì?

Nếu Google Ads phổ biến với tìm kiếm trả phí, thì Facebook Ads chắc chắn là tiên phong với mạng xã hội trả phí (paid social). Facebook đã thay đổi hành vi của khách hàng và tạo ra một nền tảng kết nối con người mạnh mẽ, nơi mà chúng ta có thể lên tiếng về quan điểm cá nhân, những trải nghiệm và tương tác, kết nối với những chủ đề mà chúng ta thích.


Tại sao Facebook Ads lại phổ biến đến thế trong cộng đồng những nhà quảng cáo và chủ doanh nghiệp. Sở hữu một khối lượng dữ liệu người dùng khổng lồ, thật không ngạc nhiên khi năm ngoái, chiếm đến 25% tổng ngân sách quảng cáo trực tuyến của toàn thế giới.

Facebook thu nhặt nhiều dữ liệu hơn cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng. Trang bạn thích, chủ đề bạn tương tác, bạn bè, ngày sinh nhật, vị trí hiện tại, kỳ nghỉ vừa qua của bạn và nhiều hơn thế nữa. Ngân hàng dữ liệu này giúp Facebook tạo ra những giá trị cho nhà quảng cáo dễ dàng nhắm trúng người dùng mục tiêu hơn bao giờ hết.

Vì lý do này mà Facebook Ads phổ biến với các chủ doanh nghiệp nhỏ vì chúng cung cấp khả năng xác định khách hàng mục tiêu và chỉ quảng cáo đến những người thực sự có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một chức năng mạnh mẽ mà không nhiều nền tảng quảng cáo có thể cung cấp một cách chi tiết đến thế.

So sánh quảng cáo Google và Facebook – Cách mà chúng vận hành

Muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi “nên chọn quảng cáo google hay facebook?” để áp dụng vào ngành nghề dịch vụ của bạn thì bạn cần hiểu rõ quy chế hoạt động của từng loại quảng cáo.

Cách quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên google

Google Ads giúp chủ doanh nghiệp nhắm đối tượng mục tiêu dựa trên các truy vấn tìm kiếm của họ trên Google, hay còn được gọi là từ khóa. Những quảng cáo này tập trung trả về những kết quả tìm kiếm liên quan và giải quyết được nhu cầu cụ thể của người dùng.

Từ góc độ người dùng

Khi họ lên Google và tìm kiếm một từ khóa, họ thường lướt qua kết quả trả về trong chưa đến một giây. Những trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm thường hiện những danh sách quảng cáo ở đầu trang.

Từ góc độ nhà quảng cáo

Nền tảng Google Ad giúp họ tạo ra những chiến dịch hiển thị khi người dùng tìm kiếm một từ khóa mà họ muốn quảng cáo đến. Để tiếp cận người dùng chính xác hơn, những doanh nghiệp địa phương có thể nhắm đối tượng tìm kiếm từ khóa liên quan đến họ trong 1 phạm vi lãnh thổ cụ thể. Bằng cách đó họ không phải trả phí cho những nhấp chuột từ khách hàng đến từ các địa phương khác, những người mà không thể đến cửa hàng của họ để xem hoặc trải nghiệm dịch vụ.

Một khi chiến dịch được thiết lập, quảng cáo của bạn gia nhập một vòng đấu giá với các nhà quảng cáo khác cũng lựa chọn từ khóa tương tự. Và Google sẽ hiển thị quảng cáo với giá thầu cao nhất cùng nội dung hữu dụng với người dùng nhất. Tất nhiên, Google cung cấp một loạt công cụ để thiết lập chiến dịch nhưng đây là những thứ cơ bản nhất mà bạn nên biết.

Cách mà Facebook Ads vận hành

Cách mà Facebook Ads vận hành giúp nhắm quảng cáo đến đối tượng dựa trên hành vi và khuôn mẫu mà bạn lựa chọn trên nền tảng quảng cáo. Không dựa trên truy vấn tìm kiếm của người dùng như ông anh Google. Facebook cung cấp sự lựa chọn nhắm mục tiêu đa dạng dựa trên nhân khẩu học, giúp nhà quảng cáo nhắm đến đối tượng dựa trên hành vi, sở thích và sở ghét.


Hình ảnh trên phản ánh một ví dụ về những loại hình (formats) quảng cáo khác nhau trên Facebook Ads. Bạn có thể thoải mái lựa chọn formats hiển thị (image, video, carousel) và vị trí đặt quảng cáo.

Vậy giữa Google Ads và Facebook, nên chọn kênh nào mang về lợi nhuận tốt hơn và đo lường như thế nào?

Từng có thời điểm các kênh truyền thống như in ấn là chiến lược trọng điểm của các doanh nghiệp. Hoạt động marketing bị phụ thuộc vào các phương tiện thông tin đại chúng với hy vọng rằng ai đó sẽ thấy quảng cáo và ghé thăm cửa hàng để mua sắm mà không biết hiệu quả thực sự của chiến dịch này ra sao.

Chúng ta đã đi một bước tiến rất xa so với thời điểm đó và ngày nay những chủ doanh nghiệp và nhà quảng cáo có những công cụ digital chuyên sâu điều chỉnh và đo lường được theo mong muốn của họ. Những công nghệ quảng cáo mới này giúp họ quảng bá doanh nghiệp theo những cách thức và formats khác nhau trong khi vẫn nhắm trúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Càng ngày mọi thứ càng được cải tiến hơn…

Khoa học máy tính (computer science) và phân tích dữ liệu đã giúp việc đo lường các chiến dịch và đếm lượng chuyển đổi được dễ dàng theo thời gian thực. Thật tuyệt vời là nền tảng quảng cáo có thể bắt trúng hành vi của mỗi người ghé thăm và quảng cáo lại đến họ một lần nữa. Mức độ này thể hiện rằng ngày nay internet chứa nhiều dữ liệu dồi dào hơn bao giờ hết để giúp bạn tối ưu hiệu quả chiến dịch của mình.

Không chỉ thế, chúng tôi giúp khách hàng của mình gắn mã đo lường lưu lượng truy cập website, tạo chiến dịch remarketing trên cả Google Ads và Facebook Ads nhắm vào những đối tượng đã ra vào landing pages của bạn trước đây. Khi bạn có thể tiếp cận lại những người đã truy cập trang trong quá khứ thì nghĩa là lợi nhuận của bạn bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng. Bởi vì, bạn không còn chỉ gửi đi tương tác với người dùng một lần và hy vọng là họ sẽ mua hàng từ bạn. Thay vào đó, bạn nhắm mục tiêu lại những người đã ghé thăm website của bạn nhưng không thực hiện hành vi chuyển đổi.

Đối tượng nào nên sử dụng Google Ads?

Nếu bạn là một doanh nghiệp mới và muốn tập trung vào gia tăng doanh số, một chiến dịch thu hút lead (đối tượng tiềm năng) trên Google sẽ giúp bạn mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Không đòi hỏi bạn phải có ngân sách quảng cáo lớn, Google tập trung vào nâng cao trải nghiệm người dùng. Google luôn mong muốn truyền tải những gì tốt nhất đến người dùng của họ, nên nội dung bạn tạo ra cũng cần dựa trên nguyên tắc này. Chất lượng của quảng cáo và nội dung website là yếu tố ưu tiên trước ngân sách và là một yếu tố quan trọng xác định thứ hạng tìm kiếm trên Google trong cuộc chiến giá thầu. Để chắc chắn chiến dịch đạt được hiệu quả và đánh bại đối thủ của mình, bạn nên thuê một đơn vị có kinh nghiệm dày dặn trong quảng cáo Google.


Vậy tóm lại, nếu bạn là doanh nghiệp mới với ngân sách tầm trung và mục tiêu đơn giản, Google Ads sẽ là lựa chọn tốt nhất cho câu hỏi “nên chọn quảng cáo Google Ads hay Facebook Ads”.

Khi nào nên sử dụng Facebook Ads?

Với những chiến dịch nhấn mạnh vào độ phủ thương hiệu trên mạng xã hội, quảng cáo Facebook nên được đặt ở vị trí trung tâm trong kế hoạch marketing. Facebook ads không chỉ giúp bạn có cái nhìn và thấu hiểu rõ hơn về insight của đối tượng mục tiêu, mà còn giúp bạn nuôi dưỡng một cộng đồng quan tâm đến vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang giải quyết.
Điều mà ai cũng biết và là yếu tố quan trọng nhất cho sự tăng trưởng doanh nghiệp – truyền miệng (word of mouth). Không nền tảng quảng cáo nào có sức mạnh lớn trong việc tạo ra cộng đồng và 1 lượng lớn fan cho doanh nghiệp hơn Facebook đang làm.

Lợi nhuận thu được từ Facebook có nhiều hơn những gì được đo đếm bằng tiền. Chúng ta đều biết tiềm năng mạnh mẽ của kênh và số lượng người dùng đông đảo đến như thế nào. Điều đó làm cho Facebook trở thành nền tảng quảng cáo hàng đầu khó lòng đánh bại hiện nay.

Như đã nói từ đầu, mỗi loại hình doanh nghiệp lại phù hợp với 1 hình thức quảng cáo khác nhau. Khác biệt đến từ sản phẩm và chân dung khách hàng mục tiêu của mỗi người.

Điều đó lý giải tại sao cái này hiệu quả với chủ doanh nghiệp này, nhưng lại không hiệu quả với người còn lại. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đo lường hiệu quả bằng lợi nhuận thật.

Tóm lại … Nên quảng cáo Google hay Facebook

Để so sánh quảng cáo google và facebook và kết luận được ai là người chiến thắng trong cuộc chiến giữa Facebook Ads vs Google Ads đòi hỏi rất nhiều thử nghiệm với các mô hình kinh doanh đa dạng. Câu trả lời sẽ không chỉ đơn giản như chúng ta đã bàn luận ngày hôm nay. Lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, loại hình và đối tượng hướng đến của doanh nghiệp. Tất cả đều đóng vai trò bình đẳng trong thành công của chiến dịch và hiệu quả lợi nhuận cuối cùng thu về.
"Chọn Google Ads hay Facebook Ads?"
Sự lựa chọn đôi khi không rõ ràng. Nhưng chúng tôi vẫn thường khuyên chủ doanh nghiệp đừng chỉ nhìn vào lợi nhuận mà hãy cân nhắc hiệu quả chiến dịch dựa trên những giá trị mà họ mang lại cho doanh nghiệp của mình. Giá trị có thể là bất cứ thứ gì từ tên tuổi thương hiệu đến tiếp cận khách hàng tiềm năng hoặc thu hút thêm nhiều leads, tỷ lệ chuyển đổi, và số đơn bán ra.

Có thể dễ dàng thấy rằng:

Google Ads sẽ giúp bạn tìm kiếm khách hàng mới ngay lập tức và theo 1 quy trình nhất quán, cụ thể, mang lại cho bạn lợi nhuận nhanh chóng. Trong khi đó Facebook Ads lại giúp các khách hàng mới dễ dàng tìm thấy và hiểu về doanh nghiệp của bạn hơn. Và bằng cách này bạn có thể thu được lợi nhuận lâu dài.

Share:

DOANH NGHIỆP NHỎ CHỌN SEO HAY GOOGLE ADS TRƯỚC?

Trước khi đầu tư quảng bá website, chúng ta luôn băn khoăn sau khi thực hiện, kết quả nhận được sẽ như thế nào? Có hiệu quả hay không? Liệu nó sẽ tốt hơn lên, hay là dậm chân tại chỗ?

Trong bài viết này, IMASO VN đề cập đến hai giải pháp quảng bá website nổi tiếng nhất là SEO từ khóa và Google Ads. Cùng là hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google, nhưng cách thức hoạt động hoàn toàn khác. Với chiến lược hiện có, vậy doanh nghiệp nên lựa chọn như thế nào?

1. So sánh giữa SEO và Google Ads

Trước khi bắt đầu so sánh giữa SEO và Google Ads, bạn cần nhớ về mục đích ban đầu là tăng lượt truy cập cho website. Từ đó, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Và dù bạn sắp chọn SEO, Google Ads hay kết hợp cả hai, thì website vẫn đang là trung tâm cần được đầu tư đúng chiến lược.

a. Sự xuất hiện

Các website chạy Ads sẽ được hiển thị ở 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí ở cuối trang kết quả tìm kiếm trên Google. Dưới 4 vị trí này mới là 10 vị trí của những website làm SEO. Bạn cũng có thể nhận biết các website đang chạy quảng cáo bằng các ký hiệu Ad hoặc Qc.


Vậy với cách hiển thị này, các website chạy quảng cáo sẽ tiếp cận đầu tiên với khách hàng tiềm năng.

b. Thời gian hiện lên Google

Với Ads, dù website bạn xấu đẹp thế nào, chỉ cần trả phí đều được xuất hiện ngay trên Google. Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị một cách nhanh chóng. Nhưng ngay khi bạn hết tiền, website cũng sẽ ngay lập tức không còn được hiển thị nữa.

Với SEO thì khác, bạn cần nỗ lực để lên được top, bao gồm:

  • Thân thiện với Google.
  • Trải nghiệm người dùng tốt.
  • Hiển thị chuẩn trên thiết bị di động.
  • Nội dung chất lượng và không được copy từ nguồn khác.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung mới lẫn tối ưu nội dung cũ.
  • Được nhiều site công nhận và trỏ link tới.
  • ….
Khi làm SEO bạn cần có một quá trình tối ưu trong vòng ít nhất 6 tháng để website lên top. Nhưng khi bạn không tiếp tục làm SEO nữa, thì website không ngay lập tức bị mất đi trên kết quả tìm kiếm. Website của bạn sẽ rớt top dần nếu có các đối thủ khác mạnh hơn đẩy bạn xuống. Trong trường hợp website của bạn có đủ nội lực vẫn có thể duy trì được vị trí top của mình.

c. Về chi phí

Với Ads hết tiền là hết hiện. Chi phí đối với Google Ads được tính trên mỗi lượt click vào quảng cáo. Khi có người dùng click vào website của bạn, bạn sẽ bị trừ một khoản phí.


Với SEO thì ngược lại, chi phí được tính theo số lượng từ khóa. Khi từ khóa lên top bạn sẽ phải trả phí cho người làm SEO. Nhưng bù lại, bao nhiêu người click cũng được. Số lượng click càng nhiều càng có lợi cho bạn. Lúc đó website được đánh giá tốt và có thêm người liên hệ mua hàng.

d. Về rủi ro

SEO hay Google Ads luôn chứa đựng những rủi ro nhất định. Như bạn đã biết, quảng cáo Google tính phí dựa trên lượt click. Do đó, trong trường hợp nhà quảng cáo không kiểm soát được tình trạng click tặc thì bạn có thể tốn kém nhiều chi phí.

Còn riêng với SEO, rủi ro dành cho các nhà đầu tư là có thể sau 6 tháng tối ưu website vẫn chưa lên top.

Các rủi ro này được IMASO VN nêu ra không phải để khiến các chủ website lo lắng. Mà điều đó nhằm giúp bạn hiểu và biết cách lựa chọn các đơn vị uy tín hợp tác để có thể giảm thiểu các rủi ro này.

2. Vậy nên sử dụng cái nào?

IMASO VN không bắt buộc khách hàng phải lựa chọn giữa SEO và Google Ads. Mà bạn có thể linh động và kết hợp cả hai.

SEO là công việc cần có thời gian và phải duy trì liên tục. SEO thường được sử dụng trong chiến lược đường dài của doanh nghiệp. Do đó, những lúc từ khóa chưa lên top, hoặc đang cần triển khai một đợt khuyến mãi nào đó gấp rút hơn. Bạn nên khéo léo kết hợp với quảng cáo Ads cho chiến lược ngắn hạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngân sách của các doanh nghiệp có hạn và buộc phải có sự lựa chọn. Doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược hiện tại là trong ngắn hạn hay dài hạn để đưa ra quyết định.

3. Website mới thiết kế nên dùng SEO hay Ads?


Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ website quan tâm. Nhiều người vẫn nghĩ là website mới chỉ nên làm Ads. Vì quá mới, chưa có một độ “chín” nhất định để Google đánh giá, nên làm SEO cũng không có nhiều tác dụng. Và họ thường chờ khoảng 3 tháng trở lên mới làm.


Đó cũng là một khía cạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài tiếp nhận website của khách hàng và chiêm nghiệm, IMASO VN phát hiện ra một vấn đề lớn.

Đa số sau khi thiết kế website, chủ doanh nghiệp không đầu tư làm SEO ngay, dẫn đến việc phát triển website không chuẩn SEO, nội dung bài viết thiếu chất lượng, không được tối ưu… khiến cho Google đánh giá thấp website.

Đến khi quyết định làm SEO, lại phải tốn nhiều công sức sửa chữa sai lầm cũ, chờ Google cập nhật lại thông tin mới, làm thời gian bị kéo dài ra nhiều.

Do đó chúng tôi có lời khuyên website mới vẫn nên làm SEO ở một mức độ nhất định, để mọi thông tin nội dung đều được tối ưu ngay từ đầu, thì khi đẩy top từ khoá sẽ nhanh hơn rất nhiều. Trong lúc đó, có thể chạy Ads để tạo ra những lượng truy cập đầu tiên cho website.

Thậm chí, triển khai SEO giúp tối ưu chất lượng trang đích còn có tác động tốt đến điểm chất lượng quảng cáo.

4. Làm sao có hiệu quả từ SEO hay Ads?


Dù bạn chọn SEO hay Google Ads, điều tôi muốn bạn lưu ý thêm là làm sao để có được hiệu quả từ nó.

Rất nhiều người mắc sai lầm khi sử dụng link trang chủ chạy quảng cáo Ads hay chọn những từ khoá chung chung để làm SEO.

Có một sự thật là người dùng Google có thể nhấn vào link website của bạn, nhưng không phải ai cũng liên hệ và mua hàng trong lần đầu tiên. Sau khi đã dẫn được traffic từ các công cụ SEO và quảng cáo, việc còn lại bạn cần làm là có các chiến lược Marketing phù hợp để dẫn dắt khách hàng và tạo nên chuyển đổi cuối cùng.
Share:

5 CÁCH ĐỂ CÓ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TÍCH CỰC TỪ KHÁCH HÀNG

Hầu hết, các Marketer thành công đều nhận định rằng Marketing truyền miệng (word-of-mouth) là phương thức tiếp thị có hiệu quả vượt trội khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới. Khác với những quảng cáo thông thường, Marketing truyền miệng là những đánh giá của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định của những khách hàng tiềm năng. 


Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, nhận xét/đánh giá của khách hàng chính là phương thức truyền miệng kiểu mới. Mọi người tìm kiếm những đánh giá và tìm hiểu sản phẩm từ đó, cũng như dựa vào nó để quyết định mua sản phẩm. Vì thế, các đánh giá tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty có khả năng lan truyền nhanh chóng và dẫn đến doanh số bùng nổ. Trong khi đó, những đánh giá tiêu cực lại có thể kìm hãm doanh số bán hàng và khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng về danh tiếng.

Có thể thấy rằng, để nhận được những đánh giá tuyệt vời của khách hàng không chỉ đơn giản là đưa sản phẩm ra thị trường và hy vọng, mà đó là một quá trình lên kế hoạch để lấy lòng người tiêu dùng một cách khéo léo. Trong bài viết này gợi ý những chiến thuật cụ thể mà bạn có thể sử dụng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, khiến họ sẵn sàng để lại một đánh giá tích cực cho sản phẩm.

Tại sao mọi người lại nhìn vào đánh giá trực tuyến?



Thông thường, có bốn lý do để một người tìm đọc những đánh giá trực tuyến: 


1. Để có được bằng chứng xã hội (social proof) từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ trước đó. 

2. Tìm hiểu về sản phẩm họ đang mua 

3. Giảm khả năng mua phải hàng không tốt 

4. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và hạn chế của sản phẩm 

Đương nhiên, mục đích của bất kỳ nhãn hàng nào cũng là nhận được những đánh giá tích cực từ người tiêu dùng và sử dụng chúng để thúc đẩy doanh số bán hàng trên các nền tảng trực tuyến. Dưới đây là 5 chiến thuật giúp bạn có thể áp dụng để đạt được mục đích của mình. 
Xem thêm: 03 chiến thuật giúp tăng doanh thu dịp cuối năm

1. Yêu cầu đánh giá trên nhiều nền tảng

Bước đầu tiên đó là giúp khách hàng đánh giá sản phẩm một cách dễ dàng nhất trên các nền tảng. Nếu trong trường hợp khách hàng cảm thấy quá trình đánh giá này rắc rối và mất thời gian thì họ không sẵn sàng để lại những nhận xét tích cực cho doanh nghiệp. Vì vậy, các phương tiện truyền thông xã hội và trang web đánh giá của bên thứ ba là những nền tảng tuyệt vời để giúp giới thiệu thương hiệu và sản phẩm - dịch vụ của bạn với khách hàng bằng những nhận xét thiện chí.


Một số nền tảng hiệu quả nhất có thể kể đến là:
  • Mạng xã hội: LinkedIn, Facebook Business Page, Instagram, Manta, Youtube (tạo video và yêu cầu đánh giá bên dưới)
  • Google - sử dụng tính năng Google doanh nghiệp của tôi
  • Yellowpages - cung cấp thông tin doanh nghiệp theo từng lĩnh vực như một cuốn danh bạ trực tuyến
  • Foursquare - dịch vụ tìm kiếm và khám phá địa điểm mới trong lĩnh vực khách sạn - nhà hàng
Ngoài những nền tảng trên, còn có nhiều loại trang web đánh giá cho một sản phẩm cụ thể (niche site), tùy thuộc vào ngành bạn đang kinh doanh.

Một số ví dụ điển hình như TripAdvisor là trang web chuyên cung cấp những đánh giá liên quan đến du lịch hay mạng xã hội Foursquare chuyên dùng cho lĩnh vực khách sạn - nhà hàng. Bí quyết của tất cả nền tảng này là làm cho quá trình đánh giá đơn giản hơn nhờ vào việc phân loại sản phẩm - dịch vụ cụ thể. Chính vì thế, người truy cập có thể nhanh chóng thực hiện các đánh giá của mình.


2. Tận dụng tối đa website của doanh nghiệp 

Có thể nói website của doanh nghiệp là một công cụ đắc lực để có được đánh giá tuyệt vời của khách hàng. Việc bạn cần làm là tối ưu hoá trang web và các bài blog của mình, cho phép khách hàng để lại ý kiến nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên lập ra một chiến lược rõ ràng cho tất cả các kênh truyền thông và đảm bảo rằng website của bạn được tối ưu hoá cho cả thiết bị di động.


Còn nếu doanh nghiệp của bạn có một trang thương mại điện tử, bạn có thể xem xét thêm tùy chọn kiểm tra tin nhắn trực tiếp để nhận phản hồi tức thì từ khách hàng. Cách tiếp cận này sẽ thỏa mãn tâm lý muốn được đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của người tiêu dùng, bằng cách giảm thời gian phản hồi tin nhắn và nâng cao dịch vụ khách hàng của công ty.
Xem thêm: 05 bước đột phá doanh số bán hàng từ trải nghiệm online

3. Thu hút đánh giá bằng email 

Đến với chiến thuật này, phương thức Inbound Marketing sẽ là cách để có được đánh giá tuyệt vời của khách hàng nhờ nội dung và sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể, sau khi giao dịch được thực hiện, bạn hãy gửi một email ngắn để yêu cầu đánh giá. Từ đây, bạn sẽ nhận được phản hồi trung thực nhất có thể bởi vì khách hàng cảm thấy như thể họ đang giao tiếp với nhà cung cấp. Với những đánh giá như vậy sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho sản phẩm - dịch vụ của mình trong trường hợp có nhiều đánh giá tiêu cực trong phản hồi từ khách hàng.


Ngoài ra, nếu bạn không muốn yêu cầu đánh giá hay lấy cảm nghĩ của khách hàng, thì có thể xem xét việc thêm vào email một đường link dẫn đến một cuộc khảo sát trực tuyến. Các cuộc thăm dò ý kiến và khảo sát như vậy được thiết lập khá dễ dàng và hệ thống có thể phân tích dữ liệu cho bạn. Với cách tiếp cận này, bạn có thể xác định thông tin thu thập được và doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu trên để tìm hiểu thêm về khách hàng của mình.


4. Khuyến khích quá trình đánh giá 

Trong trường hợp bạn nhận thấy rằng công ty không nhận được số lượng đánh giá như mong muốn hoặc bạn có ý định tặng quà cho khách hàng, hãy xem xét thêm các hình thức khích lệ quá trình thu thập đánh giá. Vì mọi người đều tin rằng thời gian của họ là quý giá, nên hãy cho họ lý do để thực hiện đánh giá cho sản phẩm - dịch vụ của bạn. Với các ưu đãi như phiếu giảm giá, thẻ quà tặng hay tổ chức các cuộc thi đều có thể khuyến khích quá trình đánh giá của khách hàng và thậm chí có thể làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi khách hàng quay lại và mua sắm lần nữa.

Công ty Birchbox là một ví dụ điển hình cho phương pháp khích lệ quá trình đánh giá. Cụ thể, Birchbox khuyến khích mọi người để lại nhận xét bằng cách cung cấp điểm Birch Points cho các khách hàng thân thiết. Kể từ năm 2010, thương hiệu này đã phát triển từ một công ty khởi nghiệp khiêm tốn về lĩnh vực làm đẹp và trở thành thương hiệu đứng vị trí thứ 6 trên thế giới có dịch vụ đăng ký phổ biến. Chắc chắn rằng, một phần của thành công này là nhờ các chương trình khuyến khích đánh giá dựa trên lòng trung thành của khách hàng.

5. Yêu cầu đánh giá đúng thời điểm



Yêu cầu khách hàng đánh giá vào đúng thời điểm sẽ giúp bạn tận dụng được nhiều lợi ích hơn từ quy trình này, góp phần cải thiện dịch vụ khách hàng của công ty. Cho dù đó là trên mạng xã hội, website của công ty hay trong email thì sự phản hồi đúng lúc cũng đều quan trọng. Một số trường hợp mà bạn có thể thực hiện các yêu cầu đánh giá: 

  • Sau khi khách hàng tích cực tương tác với thương hiệu
  • Sau khi khách đặt lại đơn hàng
  • Khi người dùng tag công ty trên các kênh social media
  • Khi bạn phát hiện người dùng dành nhiều thời gian trên trang web của công ty hoặc khi họ giới thiệu sản phẩm của bạn tới những khách hàng mới.
Chủ ý của phương pháp này là tiếp cận khách hàng khi họ đã cảm thấy thỏa mãn hoặc hài lòng và đương nhiên những đánh giá thương hiệu nhận được cũng sẽ tích cực hơn.

Tóm lại, trong quá trình kinh doanh sẽ không có công thức nào hoàn hảo để nhận được những đánh giá tuyệt vời của khách hàng. Nhưng doanh nghiệp vẫn có thể đạt được điều này nếu tham khảo các chiến thuật được giới thiệu phía trên, kết hợp với kế hoạch rõ ràng để thành công trong việc thu hút đánh giá của khách hàng cho sản phẩm của mình.
Share:

CÁCH TỐI ƯU TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG CHO TRANG ĐÍCH KHI QUẢNG CÁO GOOGLE ADS

Tối ưu trang đích có nghĩa là bạn sẽ cần làm cho website, hoặc landing page của bạn thật thân thiện với người đọc và bộ máy tìm kiếm google. Vậy tối ưu trang đích như thế nào?


Sau khi thiết kế website bán hàng, hoặc tạo một landing page, để thu hút khách truy cập vào website thì bạn cần phải tquảng bá website. Hiện nay, Google là bộ máy tìm kiếm được nhiều người sử dụng nhất với hàng tỉ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Vì vây. Google Ads được xem như công cụ quảng cáo website quyền lực vì bạn có thể tiếp cận với một số lượng khách hàng khổng lồ, bạn không cần tốn nhiều thời gian để SEO website mà chỉ trong 1 thời gian ngắn đã có thể lên top 0 trên trang kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, không phải cứ lên top đồng nghĩa với việc bán được hàng. Nếu khách hàng click vào trang mà bạn quảng cáo nhưng website lại bị chậm, lỗi hay không thân thiện thì chính bạn đã đánh mất đi cơ hội bán hàng của mình. Vì vậy, việc tối ưu website, đặc biệt là trang đích khi quảng cáo là vô cùng cần thiết, nếu không bạn sẽ mất tiền vô ích. Khi tối ưu trang đích, tiêu chí quan trọng nhất mà Google dùng để đánh giá điểm của trang đích đó là trải nghiệm người dùng. Vậy bạn cần tối ưu trải nghiệm người dùng cho trang đích như thế nào khi quảng cáo Google Ads?

Tối ưu nội dung trang đích

Nội dung website phải hấp dẫn, đầy đủ, đúng với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của bạn. Trong đó trang đích cũng phải có nội dung liên quan và phù hợp với title và meta description của quảng cáo. Bên cạnh đó, website cần được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý, tạo điều kiện cho người đọc dễ khai thác và tìm kiếm thông tin trong trang.


Sử dụng Site map cho website – nhiều SEOer không coi trọng hay thậm chí không cần đến Site map, tuy nhiên chúng lại rất tốt cho SEO, nâng cao độ tin cậy và uy tín cho website bởi Google dựa vào đây làm một tiêu chí để xếp hạng website. Ngoài ra, Site map còn giúp người dùng dễ dàng định vị mình đang ở đâu trên website.

Tối ưu SEO trang đích

Một website được coi là tối ưu cho SEO khi hỗ trợ tạo các thẻ: Title, Meta Description, Meta Keywords, các thẻ tiêu đề H1, H2, H3…, Thẻ Alt/Alternative. Điều kiện này rất quan trọng nếu bạn muốn có một thứ hạng tốt trong kết quả tìm kiếm.
 


Bên cạnh đó, link web (URL) phải thân thiện, tức là trong các URL cần tránh trùng lặp nội dung (đặc biệt không được trùng lặp với các Categories). URL thường lấy theo title, viết theo dạng tiếng việt không dấu và ngăn cách nhau bởi dấu “-” hoặc “_”.

Ví dụ: http://www.abc.com/day-la-url-than-thien.html

Nếu bạn đang dùng website wordpress thì có một công cụ hỗ trợ SEO đắc lực đó là ứng dụng Tùy chỉnh SEO. Ứng dụng sẽ chấm điểm SEO cho từng trang của bạn và bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh các thẻ một cách dễ dàng.

Điều hướng link

Điều hướng link là việc bạn gắn link trong bài viết đến các trang khác. Không chỉ gắn link theo từ khóa SEO mà bạn nên gắn để tối ưu trải nghiệm người dùng, đó là anchor text phải giúp người dùng hiểu khi click vào link họ sẽ đọc được cái gì, nhờ đó bạn có thể tăng time on site cũng như điều hướng người dùng đến những trang mình muốn.


Dựa trên hành vi người dùng và các đánh giá từ bộ máy tìm kiếm, một số quy tắc chung để tạo Internal Link hiệu quả và được đánh giá cao đó là: Internal Link trỏ về trang chủ; Internal Link trỏ về Category chứa nó; Internal Link trỏ về Category khác; Internal Link trỏ về các bài viết trước nó, sau nó; Internal Link trỏ về bài viết trong Category khác; Internal Link trỏ về chính nó.

Tốc độ tải trang

Đây không chỉ là một tiêu chí để Google đánh giá website mà còn là một yếu tố tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi duyệt web. Website tải chậm sẽ gây khó chịu cho người tìm kiếm, thậm chí họ có thể tắt ngay website của bạn trước khi xem được bất cứ nội dung gì nếu thời gian tải trang quá lâu. Có một số công cụ hữu ích mà bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của website như Google PageSpeed Insights, Pingdom Tools, Neustar Web Performance…


Để cải thiện tốc độ tải trang, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng, đó là: hạn chế các thành phần không cần thiết trên trang, nén trang, sử dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt, loại bỏ các plug-in không cần thiết và xem xét lại hosting.


Thân thiện trên di động


Tỷ lệ người dùng smartphone để truy cập internet càng ngày càng tăng, vì vậy việc tối ưu website cho thiết bị di động là vô cùng cần thiết. Khi tối ưu website cho di động, bạn cần nghiên cứu tương tác của người dùng trên thiết bị di động và máy tính để bàn khác nhau như thế nào, từ đó bạn sẽ biết cần phải tối ưu, rút gọn hay giữ lại phần nào trên phiên bản mobile.

Trên đây là 5 tiêu chí mà bạn cần đảm bảo cho trang đích khi quảng cáo Google Ads để mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho người dùng. Những nguyên tắc này không chỉ nên áp dụng cho trang đích quảng cáo mà có thể áp dụng cho tất cả các trang để tối ưu trải nghiệm người dùng khi truy cập website của bạn.
Share:

6 LÝ DO PHỔ BIẾN KHI CHẠY GOOGLE ADS KHÔNG HIỆU QUẢ

Quảng cáo quá đắt, không sinh ra được chuyển đổi, không tăng được doanh thu, không đạt được đủ lượng click mong muốn, v..v


Những vấn đề trên đang hiện hữu tại rất nhiều doanh nghiệp khi tự triển khai hoạt động quảng cáo Google.

Vậy lý do cho những vấn đề trên cùng giải pháp cho chúng là gì?

1. Không am hiểu công cụ


Doanh nghiệp luôn nghĩ rằng việc tự triển khai Google Ads sẽ luôn tiết kiệm hơn khi thuê ngoài


Điều đấy hoàn toàn đúng.

Nhưng chỉ khi doanh nghiệp có đủ khả năng và kiến thức để vận dụng thành thục công cụ quảng cáo của Google và đa có nhiều kinh nghiệm triển khai. Tuy vậy, imaso vn lại thường thấy một số trường hợp sau:

Tự học về triển khai: cách này được nhiều doanh nghiệp nhỏ áp dụng. Điều này hoàn toàn khả thi khi hiện nay không hề thiếu những lớp học dạy chuyên sâu về Google Ads uy tín. Tuy nhiên, do thiếu hụt về kinh nghiệm cũng như phân tán thời gian cho các công việc khác, doanh nghiệp sẽ cần rất nhiều thời gian tiền bạc để có thể làm hiệu quả, tối ưu về chi phí.

Thuê người về làm: Khả thi hơn nhưng vẫn có hạn chế khi doanh nghiệp thường chỉ tuyển được các bạn executive có kinh nghiệm 1 – 2 năm, thiếu kinh nghiệm về ngành hàng, sản phẩm cũng như kỹ năng tối ưu chuyên sâu. Các nhân sự giỏi hơn sẽ tốn nhiều chi phí hơn và khó tuyển.

Chính vì thế, các chiến dịch Google Ads của doanh nghiệp khi được imaso VN tiếp nhận và tư vấn thường gặp rất nhiều lỗi kỹ thuật sau:

Không sử dụng từ khóa phủ định

Khá nhiều doanh nghiệp khi được kiểm tra tài khoản vẫn đang gặp lỗi này.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có làm bước này nhưng không triệt để, chỉ áp key phủ định 1 lần lúc setup tài khoản sau đó không thêm nữa.

Việc thêm các key phủ định phải được thêm và kiểm tra gần như hàng ngày.

Lý do chính bởi vì, theo thống kê của Google, 15% truy vấn tìm kiếm hàng ngày trên Google là những từ hoàn toàn mới chưa được tìm kiếm bao giờ.

Hơn nữa không ai có thể chắc được là người dùng sẽ search chính xác cụm từ nào, nên sẽ có rất nhiều truy vấn không mong muốn cắn tiền quảng cáo của bạn, khiến bạn tốn thêm nhiều chi phí.

Thiếu tiện ích mở rộng.

Theo 1 thống kê, có tiện ích mở rộng trong quảng cáo sẽ tăng đến 15% tỷ lệ click vào kết quả quảng cáo, một con số không hề nhỏ.

Thiếu hoặc thiết lập sai tiện ích mở rộng sẽ làm giảm hiệu quả của quảng cáo, giảm điểm chất lượng, gia tăng chi phí.

Thông điệp quảng cáo không phù hợp.

Ví dụ khách hàng search“máy lọc không khí cũ” (như hình dưới đây) nhưng nội dung quảng cáo của bạn chỉ có thể trả về với nội dung chung chung như “Máy lọc không khí chính hãng, giá hợp lý” thì vẫn không thể hiệu quả bằng nội dung quảng cáo nhắm đúng đến nhu cầu mua một chiếc máy lọc không khí đã qua sử dụng của người dùng.



Hơn nữa, việc không nắm được insight của khách hàng và của từng nhóm từ khóa sẽ khiến doanh nghiệp làm ra những mẫu quảng cáo chung chung, từ đấy là giảm đi hiệu quả trong việc chạy quảng cáo.

Xác định sai vị trí địa lý quảng cáo

Tưởng chừng khó có thể sai nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn mắc phải lỗi này. Ví dụ như hình dưới đây: Dù doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ lắp mạng ở Hà Nội nhưng quảng cáo vấn xuất hiện với truy vấn địa lý “Thái Bình”



Tối ưu quảng cáo cho thiết bị di động

Hơn 63% chi tiêu cho quảng cáo nằm trên thiết bị di động, cộng với hơn 45% người dân Việt Nam sở hữu smartphone, tối ưu quảng cáo cho các thiết bị mobile là điều bắt buộc. Tuy nhiên chưa nhiều doanh nghiệp để ý điều này.

Với thiết bị di động, doanh nghiệp cần tối ưu quảng cáo cho 3 yếu tố cơ bản sau:
  • Nội dung quảng cáo hiển thị đầy đủ trên màn hình điện thoại.
  • Có tiện ích mở rộng phù hợp, đặc biệt là tiện ích cuộc gọi.
  • Landing page thân thiện với các thiết bị di động.

Landing page chưa phù hợp

Landing page là một phần quan trọng để trong việc tính điểm chất lượng của quảng cáo.

Không ít trường hợp, khi đi tư vấn cho khách hàng, imaso VN đã gặp tình trạng landing page được thiết kế vô cùng sơ sài, thiếu thông tin sản phẩm, giá thành, và đặc biệt là CTA.

Landing page cho quảng cáo cần đảm bảo được một số tiêu chí cơ bản sau:
  • Giải quyết được insight người dùng
  • Có lời kêu gọi hành động hợp lý
Lấy ví dụ như hình dưới đây, khi search:“mua nhà ở Hà Nội”, quảng cáo thứ 3 đã trỏ về landing page với nội dung liên quan đến việc mua nhà nghỉ dưỡng ở tận… Phú Quốc.


Không thực hiện A/B Testing

Bản thân Google đã khuyến cáo khi làm Google Ads, doanh nghiệp nên có từ 3 – 5 mẫu quảng cáo khác nhau để kiểm tra xem mẫu nào đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, nếu làm quảng cáo Google Ads bài bản, nội dung quảng cáo không phải thứ duy nhất bạn cần phải test.
Từ việc setup từ khóa, mục tiêu ngắm chọn, vị trí địa lý, landing page, v.v đều cần có sự đánh giá, và thử nghiệm.

Nếu doanh nghiệp chỉ dừng lại với những nhận định ban đầu thì khó có thể tối ưu quảng cáo một cách hiệu quả.

2. Không có mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch của mình

Thực hiện quảng cáo với mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu sẽ có sự khác biệt lớn so với việc tăng lead, tăng chuyển đổi hay sale.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai tư vấn thực tế, imaso VN nhận thấy nhiều doanh nghiệp đang thiếu 1 mục tiêu rõ ràng ngay từ khi bắt đầu

Đa số doanh nghiệp chỉ hy vọng quảng cáo sẽ giúp họ tăng doanh thu, lợi nhuận ngay lập tức. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi đó là mong muốn của mọi doanh nghiệp.


Dù vậy, trong từng giai đoạn cụ thể và với từng sản phẩm, ngành hàng cụ thể, doanh nghiệp cần có một mục tiêu khác nhau.

Lấy ví dụ: sản phẩm A là một sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường, vậy việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là thực hiện các chiến dịch tăng nhận diện thương hiệu, giáo dục thì tường với GDN, Youtube trong giai đoạn đầu nhằm gia tăng uy tín cho sản phẩm, dịch vụ.

Sau một thời gian, khi khách hàng mục tiêu đã biết đến thương hiệu, những chiến dịch chuyển đổi, bán hàng mới có hiệu quả.

Ngoài ra, không có mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ không có bộ KPI phù hợp để đo đếm được sự hiệu quả, từ đó không thể tối ưu hiệu quả quảng cáo.

3. Phân tích từ khóa chưa kỹ

Từ khóa là trọng tâm trong mọi chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.

Việc phân tích và nghiên cứu từ khóa không kỹ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của chiến dịch quảng cáo của bạn sau này.

Ví dụ: Khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm:“Iphone 7 plus màu đỏ 128GB” nhưng bạn lại làm nội dung quảng cáo cho sản phẩm“Iphone 7 plus” nhưng không cụ thể màu sắc và dung lượng.

Tiếp đó, landing page trả về là“Iphone 7plus màu đỏ”hoặc“Iphone 7 plus 128GB”. Cả hai kết quả này đều không phù hợp với nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm dẫn đến việc họ nhiều khả năng sẽ có hành động back trở lại khi không tìm được điều mình cần.

Vậy nên.việc phân tích từ khóa cần đảm bảo được 2 yếu tố:
  • Phân tích hết được các nhu cầu tìm kiếm của khách hàng
  • Phân loại thành những từ khóa chuyển đổi và từ khóa thông tin
Tuy nhiên để biết chính xác từ khóa nào có khả năng chuyển đổi, bạn vẫn cần phải test quảng cáo thử một thời gian với mẫu số đủ lớn. Nhiều khi các từ khóa thông tin, truy vấn hỏi đáp vẫn có thể mang lại chuyển đổi.

Việc phân tích tư khóa chưa kỹ sẽ thường dẫn đến những lỗi sau khiến chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp không hiệu quả:
  • Chỉ quảng cáo cho các từ khóa thương hiệu, hotkey
  • Quảng cáo cho quá nhiều từ khóa

Chỉ quảng cáo cho các từ khóa thương hiệu, hotkey

Việc chỉ quảng cáo cho các từ khóa thương hiệu, hotkey sẽ khiếndoanh nghiệp bỏ lỡ những key có tính chuyển đổi cao.

Như case study dưới đây, các truy vấn bao gồm các từ như“chia sẻ cách lắp đặt…” , “cách lắp đặt…”vẫn có thể tạo ra chuyển đổi mặc cho đây chỉ là các từ khóa thông tin.


Điều này cho thấy hành vi của khách hàng rất phức tạp và chuyển đổi có thể đến từ bất kỳ loại truy vấn tìm kiếm nào.
Vậy nên nghiên cứu từ khóa cùng thiết lập đúng cách là rất quan trọng để tối ưu hiệu quả quảng cáo.

Quảng cáo cho quá nhiều từ khóa không phù hợp

Ngoài phân tích từ khóa chưa kỹ, sử dụng đối sánh rộng, không thường xuyên theo dõi phủ định từ khóa không phù hợp là nguyên nhân chính cho việc vấn đề này.

Việc này khiến doanh nghiệp đang phung phí tiền quảng cáo cho nhiều từ khóa không liên quan, từ khóa sản phẩm không thuộc doanh nghiệp, từ khóa không có khả năng chuyển đổi, v.v

Ví dụ nếu bạn chỉ bán “điều hòa toshiba” thì không nên phí tiền quảng cáo cho các truy vấn như “điều hòa panasonic”, “điều hòa daikin” được.


Doanh nghiệp nên sử dụng chức năng phủ định từ khóa để loại bỏ những từ khóa không phù hợp.

4. Không có các chiến dịch remarketing

Remarketing, hay tiếp thị lại là một hình thức quảng cáo phù hợp cho mọi mục tiêu của doanh nghiệp cho dù đó là tăng nhận diện thương hiệu, tăng uy tín cho sản phẩm dịch vụ hay tăng chuyển đổi, tăng sale.


Hơn nữa một lợi thế của việc kết hợp Remarketing đồng thời với các chiến dịch Search hay GDN khác là việc tối ưu về mặt chi phí.

5. Không đo lường chuyển đổi, nhận định sai mục tiêu chuyển đổi

Doanh nghiệp bạn đang đánh giá hiệu quả của quảng cáo bằng cách nào? Lượt click, lượt hiển thị, chi phí trên mỗi lượt click? hay sâu hơn với thời trên trang, bounce rate?

Tuy nhiên tất cả những thông số trên đều không thể hiện rõ ràng được hiệu quả thật sự của quảng cáo.

Hiệu quả của quảng cáo cần phải được đo đếm bằng những hành động có giá trị với doanh nghiệp, thông qua cài đặt chuyển đổi.

Ví dụ như quảng cáo về trang sản phẩm có thể được đo đếm bằng lượt mua hàng. Đối với sản phẩm, dịch vụ cần tư vấn thì đó là lượt điền form, gọi hotline, chat với nhân viên tư vấn, v.v
Những hành động đó đều đóng góp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp, chính vì thế doanh nghiệp sẽ tính được các chỉ số như ROI (tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư) hay ROAS (Tỷ suất lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo). Từ đó hiểu được rõ ràng quảng cáo có đang hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp không.

Không đo lường chuyển đổi cũng như việc đi trong sương mù mà không cầm đèn vậy, bạn sẽ không biết phía trước là gì, nên đi tiếp, dừng lại hay quay đầu tìm hướng khác. Mù mờ trong việc xác định hiệu quả sẽ dẫn tới quyết định sai lầm.

6. Chỉ tập trung đến vị trí TOP 1

Điều doanh nghiệp thật sự cần tập trung là tối ưu được hiệu suất ROI, ROAS, chứ không phải vị trí Top 1

Top 1 có thể đem lại cho bạn nhiều traffic hơn nhưng chưa chắc nhiều chuyển đổi hơn.

Và theo kinh nghiệm của IMASO VN, dù xác định thứ tự quảng cáo không hoàn toàn phụ thuộc vào giá thầu, nhưng nếu bạn muốn có vị trí cao hơn, doanh nghiệp thường sẽ phải trả nhiều chi phí hơn.

Chi phí nhiều hơn, tỷ lệ chuyển đổi chưa chắc cao hơn khiến rất nhiều trường hợp doanh nghiệp cố gắng được hiển thị ở Top đầu nhiều nhất có thể nhưng lợi nhuận thu về lại thua kém khi quảng cáo ở vị trí Top 3,4.


Theo 1 thống kê của Hallam, hơn 50.000 lượt hiển thị quảng cáo của họ thì vị trí trung binh 3 – 4 lại tạo ra nhiều lợi nhuận lớn nhất. Càng gần vị trí 1,2 lợi nhuận doanh nghiệp có được càng giảm.

Lời kết

IMASO VN hiểu để làm quảng cáo hiệu quả, tối ưu về chi phí và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp không hề dễ.

Trên đây mới chỉ là những lý do cơ bản và phổ biến nhất cho việc triển khai quảng cáo Google Ads chưa tốt tại doanh nghiệp

Hy vọng sau bài viết trên, bạn có thể phần nào cải thiện được hiệu quả của các chiến dịch mình đang triển khai.
Nếu doanh nghiệp đang cần sự tư vấn chuyên nghiệp về quảng cáo Google Ads, hãy liên hệ với IMASO VN để được giải đáp nhiệt tình nhé.
Xem thêm: Google: Động lực đằng sau hành vi tìm kiếm của người dùng
Share:

03 CHIẾN THUẬT GIÚP TĂNG DOANH THU DỊP CUỐI NĂM

Vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh trong cùng một tập khách hàng mỗi năm, việc tìm kiếm những ý tưởng quảng cáo hiệu quả mới có tác dụng đối với khách hàng mục tiêu là rất quan trọng. Ranh giới giữa thành công và thất bại thường phụ thuộc vào quảng cáo. Vậy làm thế nào để giải quyết những thách thức của việc thu hút mọi người tìm hiểu về dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn?

Đôi khi tất cả những gì bạn cần chỉ là một chiến thuật tốt để đem đến cho doanh nghiệp của bạn sự xúc tiến. Dưới đây là 03 chiến thuật đơn giản để giúp bạn có thể biến sản phẩm hoặc tổ chức của mình thành tâm điểm chú ý.

Khuyến mại

Đây là những thủ thuật liên quan đến việc làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên dễ tiếp cận hơn, giá cả phải chăng hơn hoặc chỉ đơn giản là tăng thêm giá trị.

1. Giảm giá – Bạn có thể cung cấp giảm giá nhân dịp lễ tết hay các dịp khác cho tất cả mọi người hoặc khách hàng thân thiết của bạn. Nhớ cẩn thận đừng cung cấp quá nhiều, nếu không khách hàng của bạn có thể bắt đầu chờ đợi đợt giảm giá thay vì mua đồ với giá thông thường.


2. Tổ chức cuộc thi – Để khách hàng của bạn tự động tham gia vào một cuộc thi khi họ thực hiện mua hàng. Bạn cũng có thể cung cấp sản phẩm của bạn như là phần thưởng cho một cuộc thi được tổ chức bởi các doanh nghiệp nhỏ khác. Dù bằng cách nào, hãy đảm bảo rằng những cuộc thi này xoay quanh bạn và sản phẩm của bạn.

3. Tặng quà miễn phí – Phát mẫu sản phẩm của bạn, sản phẩm quảng cáo có gắn logo của bạn hoặc các quà tặng khác tại một địa điểm chủ chốt. Điều này cho phép mọi người trải nghiệm đầu tay những gì bạn đang cung cấp tại địa điểm chủ chốt đó.

4. Thẻ khách hàng thân thiết – Cung cấp cho khách hàng sản phẩm giảm giá hoặc miễn phí sau khi đã thực hiện một số lần mua cụ thể.

5. Giảm giá cho các nhóm đối tượng – Đây có thể là một câu lạc bộ hay hiệp hội cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là nhóm những người đã tham dự một sự kiện cụ thể.

6. Cung cấp “đổi cũ lấy mới” – Tặng thưởng cho lòng trung thành của khách hàng bằng cách khuyến khích họ trao đổi sản phẩm cũ của họ để được giảm giá cho một cái gì đó mới.


7. Trưng bày sản phẩm – Trưng bày các sản phẩm trong cửa hàng của bạn một cách khác thường. Sắp xếp chúng thành một kim tự tháp khổng lồ hoặc sử dụng các biểu tượng kỳ lạ. Nếu bạn có cửa sổ ở phía trước, hãy trưng bày sản phẩm bằng cách sử dụng ma-nơ-canh hoặc các đồ vật thú vị khác.

8. Cung cấp vận chuyển miễn phí – Từ “miễn phí” luôn luôn hấp dẫn đối với khách hàng và vận chuyển miễn phí thường là sự giảm giá hợp lý.

9. Cung cấp các phương án thanh toán dễ dàng hoặc trả góp – Đây là những ý tưởng đơn giản và thu hút khách hàng bằng cách làm cho sản phẩm của bạn có giá cả phải chăng hơn.

10. Cung cấp giảm giá theo nhóm hoặc giới thiệu – Đây là loại giảm giá khiến mọi người nói chuyện với nhau. Khuyến khích khách hàng chia sẻ giao dịch của họ với những người khác và họ sẽ làm công việc quảng cáo cho bạn.

11. Đóng gói sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau – Đóng gói các sản phẩm khó bán với các sản phẩm phổ biến hơn của bạn. Vừa khuyến khích được khách hàng mua nhiều hơn lại vừa giải quyết được hàng tồn kho ế đọng của bạn.

12. Bán thêm sản phẩm – Làm nổi bật sản phẩm đắt tiền của bạn. Dành cho những sản phẩm này sự quan tâm nhiều hơn trong cửa hàng hoặc trên trang web của bạn. Chỉ ra lợi ích và lý do tại sao những sản phẩm này tốt hơn.

13. Bán chéo sản phẩm – Khách hàng có nhiều khả năng sẽ mua hàng của bạn thêm lần nữa ngay sau khi mua hàng. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bán chéo một sản phẩm bổ sung.


14. Sử dụng phiếu giảm giá – Phiếu giảm giá có thể được quảng cáo trên báo chí, trên mạng hoặc trên bảng thông báo ở các khu vực đông đúc. Bạn cũng có thể thêm chúng vào bất kỳ vật liệu tiếp thị nào mà bạn phân phối, chẳng hạn như sách giới thiệu hoặc tờ rơi.

15. Cung cấp nâng cấp – Hãy để khách hàng biết khi họ có cơ hội nâng cấp sản phẩm để làm cho nó tốt hơn hoặc thêm vào các chức năng bổ sung.

16. Bán các bộ phận thay thế – Xác định vòng đời của sản phẩm và tìm hiểu thời điểm nó có xu hướng bắt đầu bị hỏng. Giữ liên lạc với khách hàng của bạn để giúp họ được sửa chữa sản phẩm dễ dàng hơn.

17. Cung cấp bảo hành – Bảo hàng giúp tăng lòng tin của khách hàng và nhấn mạnh tính toàn vẹn của bạn.

18. Chính sách hoàn trả dễ dàng – Những khác hàng bốc đồng có nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm mà họ có thể dễ dàng trả lại sau đó nếu muốn.

19. Dùng thử miễn phí – Cho phép dùng thử miễn phí sản phẩm của bạn để khách hàng tiềm năng có thể trở nên quen thuộc hơn với nó.

20. Phiếu giảm giá trên danh thiếp – In lên mặt sau danh thiếp của bạn để nó có thêm tác dụng như một phiếu giảm giá. Điều này sẽ khuyến khích những người bạn đã gặp mua hàng từ bạn.

Tiếp thị/quảng cáo trực tiếp

Tiếp thị và quảng cáo trực tiếp thuyết phục khách hàng của bạn hành động bằng cách nhắm mục tiêu vào họ theo một cách sáng tạo và hấp dẫn. Chúng có thể bao gồm video, âm thanh, các phương tiện in ấn hoặc điện tử.

21. Sử dụng ô tô hoặc xe tải – Bạn có thể bao bọc chiếc xe của bạn bằng nhãn dán hoặc sơn vẽ để quảng cáo cho doanh nghiệp.


22. Biểu tượng, băng-rôn hoặc áp-phích – Giữ trong tầm tay các vật liệu bằng giấy giúp thúc đẩy doanh số bán hàng, chào hàng và chương trình khuyến mãi để sử dụng chúng bất cứ khi nào có cơ hội. Đặt chúng ở những nơi công cộng hoặc trong các doanh nghiệp tư nhân, nơi mọi người tụ tập nếu được cho phép.

23. Danh thiếp – Luôn mang theo danh thiếp bên mình và đưa chúng cho những người mới quen, có mối liên hệ mật thiết và bất cứ ai có thể cần phải liên lạc với bạn. Cung cấp cho khách hàng danh thiếp cộng với một dịch vụ miễn phí hoặc giảm giá khi họ giới thiệu một người mà họ biết đến doanh nghiệp của bạn.

24. Sản phẩm quảng cáo – In các sản phẩm như cốc uống nước hoặc móc chìa khóa để có thể dùng làm quà tặng hoặc sử dụng tại những sự kiện đặc biệt.

25. Sách giới thiệu – Sách giới thiệu đặc biệt là một công cụ tuyệt vời để đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mới.

26. Bưu thiếp – Bưu thiếp viết tay rẻ hơn so với đánh máy và đó là một cách tuyệt vời để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Hãy thử gửi chúng vào các dịp kỷ niệm, sinh nhật hoặc lễ tết.

27. Bản tin – Bản tin cho phép bạn giao tiếp với khách hàng tiềm năng một cách thường xuyên.

28. Thư gửi trực tiếp – Catalog, sách giới thiệu và các tài liệu khác có thể được gửi thư trực tiếp đến khách hàng tiềm năng của bạn.

29. Email ấn tượng – Tạo ra bản tin email bắt mắt để kích thích trí tò mò của mọi người và khuyến khích họ theo dõi.

30. Lịch – Sản xuất lịch quảng cáo trên đó giới thiệu sản phẩm và các thông tin khác về công ty của bạn.

31. Cảnh tượng trực quan – Đặt một cái gì đó bắt mắt bên ngoài cửa hàng của bạn, chẳng hạn như bóng bay hay “hình người bơm hơi”.

32. Phấn vẽ trên vỉa hè – Viết một thông điệp tiếp thị sáng tạo ở những nơi mà mọi người có thể nhìn thấy nó. Phấn vẽ đặc biệt phổ biến ở các trường đại học.


33. Thuê một chuyên gia hoặc công ty tiếp thị – Bạn có thể ủy thác chương trình quảng cáo của công ty bạn cho các chuyên gia bên ngoài. Hãy nhớ tiến hành nghiên cứu và tìm một công ty có chuyên môn mà bạn cần.

34. Trò chơi thực tế luân phiên – Trò chơi thực tế luân phiên giống như một cuộc săn tìm đồ vật phức tạp gắn liền với sản phẩm của bạn. Nó có thể diễn ra trên mạng hoặc trong cuộc sống thực. Những người tham gia có thể lôi kéo bạn bè của họ và thu hút thêm nhiều người đến với thương hiệu của bạn.

35. Email tự động – Hãy thử thiết lập trang web thương mại điện tử của bạn để nó tự động gửi email cho khách hàng khi họ từ bỏ giỏ hàng của mình.

36. Chương trình quảng cáo – Sản xuất một chương trình quảng cáo để phát trên đài phát thanh, truyền hình, cáp hoặc thậm chí ngay trước khi khi chiếu phim ở rạp địa phương.

37. Quảng cáo trên báo hoặc tạp chí – Sử dụng không gian quảng cáo theo định kỳ để thu hút khán giả cụ thể.

38. Tạo một trang web – Ngay cả các doanh nghiệp truyền thống cũng có thể được hưởng lợi từ một trang web chuyên nghiệp với URL dễ nhớ.

39. Quảng cáo bằng banner trên web – Mua banner quảng cáo trên các trang web nhắm mục tiêu vào thị trường cụ thể của bạn. Ý tưởng phổ biến là thêm vào một câu đố trong quảng cáo của bạn và cung cấp giảm giá hoặc ưu đãi nếu người dùng giải được.

40. Video dễ lan truyền – Một đoạn video hài hước hoặc ấn tượng trên Youtube có thể nhanh chóng thu hút lượng khán giả khổng lồ.

41. Video chứng thực – Đề nghị những khách hàng đã đánh giá cao sản phẩm của bạn kể câu chuyện của họ trước máy quay và kết hợp những lời chứng thực này vào chiến dịch TV hoặc Youtube của bạn.

42. Điệp khúc quảng cáo – Biên soạn một giai điệu hấp dẫn và chắc chắn sẽ lưu lại trong tâm trí của mọi người. Thêm nó vào trong quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình hoặc Youtube của bạn.

43. Mã QR – Thêm mã QR (tương tự như mã vạch) vào tài liệu in ấn của bạn để mọi người có thể đi trực tiếp vào trang web của bạn, thêm bạn vào danh bạ hoặc thực hiện nhiều hành động khác chỉ đơn giản bằng cách chụp một bức ảnh.


44. Quảng cáo ngoài trời – Biển quảng cáo và biểu tượng có thể hướng mọi người đến doanh nghiệp của bạn từ một địa điểm đáng chú ý. Bạn có thể sử dụng quảng cáo tại khu vực thể thao ở địa phương của bạn.

45. Tờ rơi để ở kính chắn gió – Đặt tờ rơi hoặc bưu thiếp bắt mắt dưới cần gạt nước kính chắn gió của ô tô trong bãi đỗ xe đông đúc.

46. Tiếp thị ngầm – Bạn có thể khuyến khích “truyền miệng” nhân tạo bằng cách thuê người thảo luận về sản phẩm của bạn trong các khu vực xã hội như quán bar và câu lạc bộ đêm.

47. Sử dụng hộp thư thoại – Tin nhắn thoại của bạn là một cơ hội tiếp thị tuyệt vời để cung cấp giảm giá đặc biệt hoặc đề cập đến sản phẩm mới. Bạn thậm chí có thể thuê một nghệ sĩ lồng tiếng chuyên nghiệp để ghi âm tin nhắn của bạn.

48. Chứng thực của khách hàng – Thu thập lời chứng thực từ những khách hàng hài lòng và đưa chúng vào các tài liệu tiếp thị của bạn.

49. Linh vật nhảy múa – Để ai đó mặc trang phục ngộ nghĩnh và biểu diễn quảng cáo doanh nghiệp nhỏ của bạn ở gần nơi đường xá đông đúc.

50. Mạng xã hội – Duy trì sự hiện diện trên Facebook, Twitter hoặc các mạng xã hội khác trên internet. Chỉ tham gia những mạng xã hội mà bạn có thời gian để duy trì định kỳ.

51. Đèn chiếu – Thuê một chiếc đèn chiếu quảng cáo lớn trong vài đêm. Chúng rất ấn tượng và có thể thu hút mọi người từ xa hàng km.

52. Nhãn dán – Chúng không chỉ dành cho xe của bạn. Nhãn dán có thể được sử dụng trong các không gian công cộng như là một hình thức tiếp thị du kích.

53. Áo phông – Sử dụng những chiếc áo phông với logo của công ty in trên đó. Cung cấp chúng cho nhân viên mặc và họ sẽ thụ động quảng cáo công ty của bạn ở khắp mọi nơi họ đến.

54. Nói “cảm ơn” – Theo đuổi mỗi lần mua hàng với cuộc gọi điện thoại, email hoặc thư cảm ơn khách hàng về việc mua hàng của họ.


Quảng cáo công khai

Quảng cáo công khai là một phương pháp tinh tế hơn được sử dụng để thay đổi nhận thức của mọi người về doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.

55. Tiếp cận với báo chí – Tiếp cận với giới truyền thông về sản phẩm của bạn là một ý tưởng tuyệt vời (đặc biệt khi đó là thị hiếu địa phương hoặc một phần của phong trào phổ biến).

56. Cung cấp dịch vụ miễn phí cho những người đứng đầu ngành – Xác định những người dẫn đầu cộng đồng có thẩm quyền trong ngành kinh doanh của bạn và cung cấp cho họ những sản phẩm, dịch vụ miễn phí. Họ có thể sẽ đem lại lợi ích cho bạn.

57. Tổ chức chuyến thăm quan – Tổ chức chuyến thăm quan doanh nghiệp nhỏ của bạn cho các trường học ở địa phương và tặng cho học sinh viếng thăm một món quà lưu niệm. Nhiều trẻ em sẽ thảo luận về chuyến thăm quan với cha mẹ, đó là cách quảng cáo miễn phí cho bạn.

58. Sản xuất chương trình “làm thế nào” – Đặt một khoảng thời gian phát sóng trên kênh truyền hình địa phương, bạn có thể phải trả tiền cho việc thuê một số thiết bị. Hãy nhớ quảng cáo chương trình trên tài liệu in ấn và trên trang web, blog hay mạng xã hội của bạn.

59. Tham gia buổi diễu hành – Trình diễn sản phẩm của bạn miễn phí tại các cuộc diễu hành hoặc sự kiện có liên quan.

60. Chia sẻ với cộng đồng – Làm tình nguyện hoặc quyên góp để đảm bảo rằng hàng trăm người, nếu không nói là hàng nghìn, sẽ biết đến doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể làm tình nguyện như là một phần của tổ chức phi lợi nhuận hoặc cung cấp sản phẩm/dịch vụ của bạn đến một sự kiện hay buổi quyên góp.

61. Tham dự các sự kiện đặc biệt – Việc xuất hiện tại các sự kiện mà mọi người mời bạn đến có thể giúp thúc đẩy các mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng.

62. Tài trợ sự kiện – Hỗ trợ các sự kiện quan trọng trong ngành kinh doanh của bạn. Những sự kiện mà khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng của bạn đến để học hỏi, phát triển và hội nhập là cơ hội tuyệt vời để quảng cáo doanh nghiệp của bạn.


63. Tổ chức sự kiện trong nhà – Tổ chức ngày mở cửa đón khách, kỷ niệm kinh doanh hoặc giới thiệu sản phẩm. Mời các khách hàng thân thiết của bạn và sắp xếp sự có mặt của một vận động viên, chính trị gia, nhà báo hoặc linh vật thể thao địa phương. Hãy cân nhắc xem liệu có tổ chức phi lợi nhuận hoặc nhóm quan tâm đặc biệt nào muốn tổ chức sự kiện kết hợp với cửa hàng của bạn hay không.

64. Tổ chức diễn đàn kinh doanh – Tổ chức một sự kiện trên mạng hoặc sự kiện mang tính giáo dục sẽ thu hút nhóm khách hàng tiềm năng.

65. Viết bài báo hoặc bài viết – Một ấn phẩm thông tin về chuyên môn lĩnh vực cụ thể của bạn có thể giúp củng cố vị thế của bạn.

66. Viết báo cáo đặc biệt, cẩm nang hoặc sách điện tử – Ấn phẩm điện tử có thể được cung cấp như là một sự khuyến khích đối với những người đến với trang web của bạn và cung cấp địa chỉ email của họ.

67. Gửi thông cáo báo chí – Thông cáo báo chí là một cách tuyệt vời để đánh dấu các dịp có sản phẩm, nhân viên mới hay chương trình khuyến mãi. Hãy nhớ thay đổi các định dạng của mỗi thông cáo báo chí để tạo sự khác biệt. Luôn thêm vào trích dẫn và hình ảnh của những gì bạn đang quảng cáo, đó là 2 yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ nhà báo nào để họ lựa chọn thông cáo báo chí của bạn.

68. Tham dự triển lãm thương mại – Triển lãm thương mại và các sự kiện khác là một nơi tuyệt vời để gặp gỡ khách hàng tiềm năng. Sau khi bạn nhận được danh thiếp từ một người nào đó, hãy viết bất kỳ chi tiết quan trọng nào về họ lên mặt sau để nhắc nhở và tham khảo. Sau đó theo đuổi người này với một thông điệp được cá nhân hóa.


69. Làm blog – Sử dụng blog của công ty bạn để cung cấp những thông tin thú vị và dẫn dắt khách hàng đến phần còn lại trên trang web của bạn.

70. Chữ ký của email – Đừng quên đặt địa chỉ trang web của bạn (và có thể là một khẩu hiệu hoặc thông điệp ngắn gọn) trong phần chữ ký của email. Bạn sẽ quảng cáo doanh nghiệp nhỏ của mình với tất cả các email bạn gửi đi.

71. Đăng bài viết trên trực tuyến – Viết bài cộng tác cho các blog trong lĩnh vực của bạn là một cách tuyệt vời để đưa tên của bạn lên đó.

72. Làm podcast hoặc video podcast – Video và âm thanh là một cách độc đáo, hấp dẫn để gia tăng sự hiện diện trên web của bạn.

73. Bình luận trên các bảng tin và forum – Tạo bài viết trên các diễn đàn trên mạng liên quan đến ngành kinh doanh của bạn. Những bình luận ​​có giá trị có thể giúp thu hút khách hàng tiềm năng đánh giá cao.

74. Tổ chức hoặc tham dự sự kiện trực tuyến – Hội thảo, hội nghị trên web là một cơ hội tuyệt vời để nối mạng.

75. Tổ chức buổi họp mặt công ty – Một bữa tiệc ngoài trời hoặc dã ngoại sẽ không chỉ giúp cho nhân viên của bạn vui vẻ. Nếu họ được phép mang theo bạn bè hoặc người thân, điều đó cũng có thể thu hút họ đến với doanh nghiệp của bạn.

76. Nhảy flash mob – Đây là hoạt động quảng cáo thú vị mà mọi người yêu thích. Tổ chức các tình nguyện viên thực hiện điệu nhảy hoặc hoạt động khác trong một khu vực nổi tiếng tại một thời điểm cụ thể. Xem xét việc để ai đó quay phim lại và sau đó tải lên Youtube.

77. Thiệp mừng dịp lễ tết – Gửi cho khách hàng của bạn thiệp chúc mừng hay thiệp điện tử quảng cáo cho các dịp lễ tết.

78. Quan hệ đối tác kinh doanh – Hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp nhỏ khác trong những ngành kinh doanh khác. Mối quan hệ đối tác cùng có lợi cho phép bạn quảng cáo chéo và nhắm mục tiêu vào thị trường cùng nhau.

79. Tham dự “ngày hội việc làm” – Tình nguyện cung cấp bài phát biểu hay thuyết trình tại ngày hội việc làm của các trường tiểu học, trung học hoặc đại học.

80. “Sống xanh” – Làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thân thiện với môi trường. Quảng cáo hoạt động bảo vệ môi trường của bạn và mọi người sẽ tôn trọng bạn hơn vì điều đó.
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99