• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

VÌ SAO THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM VIỆT NAM CHƯA ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI VIỆT?

Vì sao mỗi năm Việt Nam chi cả triệu đô nhập mỹ phẩm ngoại? Nhìn lại cách đây gần 20 năm người tiêu dùng Việt chỉ biết đến những cái tên “made in Vietnam” như Thorakao. Nhưng khi những thương hiệu mỹ phẩm ngoại bắt đầu tràn vào Thorakao dần bị quên lãng. Đến nay gần như chỉ có những phụ nữ trung niên còn chuộng sản phẩm này. Vậy điều gì đã khiến mỹ phẩm Việt thua ngay trên sân nhà, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.


Tổng quan thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có doanh thu khoảng 15.000 tỷ đồng một năm (xấp xỉ 700 triệu USD). Theo Nielsen, mức chi của người tiêu dùng Việt Nam cho mỹ phẩm chưa nhiều, bình quân chỉ 4 USD một người mỗi tháng, trong khi Thái Lan là 20 USD. Tuy vậy, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mức tăng trưởng cao của thị trường mỹ phẩm trang điểm Việt Nam được phản ánh trong sự gia tăng số lượng người trang điểm cũng như số tiền họ chi trả cho những sản phẩm mỹ phẩm. 

Khi ngoại hình trở nên quan trọng hơn, người tiêu dùng chi nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp và cả các dịch vụ chăm sóc da (spa, phòng khám da liễu). Theo báo cáo Insight handbook 2019 của Kantar Worldpanel, phân khúc lớn nhất của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam là skincare. Số tiền chi tiêu trung bình cho các loại sản phẩm như tẩy trang, dưỡng ẩm và kem chống nắng tăng đều qua trong bốn năm từ 2015 – 2018. Trong đó, sản phẩm tẩy trang tăng 1.5 lần, dưỡng ẩm tăng 1.2 lần và kem chống nắng tăng 1.8 lần.

Thế nhưng, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam chỉ chiếm 10% thị trường, họ đang nỗ lực giành lại thị trường có doanh thu hấp dẫn này. Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận (90% các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài). Hầu hết mỹ phẩm ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại tại Việt Nam. 

Nguyên nhân khiến thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam không được lòng người Việt

Mỹ phẩm Việt hoàn toàn đủ sức thuyết phục người tiêu dùng bởi chúng ta có lợi thế lớn về các thảo mộc, nguyên liệu thiên nhiên để cạnh tranh với các dòng sản phẩm của Hàn Quốc.


Chi phí sản xuất một sản phẩm làm đẹp tại Việt Nam không hề cao, bởi các nguyên liệu có sẵn trong nước mà không cần nhập ngoại. Nhưng mỹ phẩm Việt vẫn thua thiệt ngay trên sân nhà, đó là do thiếu tiềm lực tài chính để đẩy mạnh quảng cáo, làm thương hiệu, đồng thời sự kém nhạy bén trong nghiên cứu thị trường khiến brand Việt ngày càng lép vế.

Product: Thương hiệu nội địa vẫn dậm chân tại chỗ với các dòng sản phẩm cũ. Với nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, đồng thời các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài không ngừng tung ra các dòng sản phẩm mới, có thể thấy mỹ phẩm nội địa khó thể cạnh tranh nổi khi chưa có đủ dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 

Place: Kênh phân phối mỹ phẩm Việt còn khá “thưa thớt”, không thể phủ rộng bằng các thương hiệu nước ngoài. Điển hình như Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn, các kênh phân phối của công ty hiện tại chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và các chợ. Cho đến nay sản phẩm của công ty này vẫn chưa có mặt tại các trung tâm thương mại. Không chỉ không thể phân phối được vào các trung tâm thương mại, các thương hiệu nội địa cũng ít hoặc không xây dựng cửa hàng riêng để bán, trưng bày sản phẩm và thực hiện các hoạt động tư vấn sản phẩm.

Packaging: bao bì của mỹ phẩm Việt vẫn chưa đủ bắt mắt và hiện đại, trong khi các sản phẩm Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu lại có thiết kế đa dạng từ đáng yêu tới sang trọng, tinh tế. 

Promotion: Xây dựng thương hiệu thiếu chiến lược bài bản. Ví dụ như Mỹ phẩm Ngọc Lan bác sĩ Khuông (thương hiệu Cô Lan), hẳn nhiều người tiêu dùng trẻ sẽ cảm thấy rất sến khi lấy hình tượng “cô Lan” đã khá đứng tuổi để làm hình tượng cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các thương hiệu cũng không tận dụng triệt để được các kênh quảng bá. 

Xu hướng mỹ phẩm châu Á và cơ hội phát triển cho các thương hiệu mỹ phẩm

Ngày nay, trang điểm và chăm sóc da dần trở thành một thói quen trong lối sống của người châu Á, đặc biệt là phụ nữ, đối với họ, làm đẹp cũng là một cách chăm sóc sức khoẻ bên cạnh việc ăn uống sạch và tập thể dục. Sự phát triển của công nghệ số và tác động của chúng lên cuộc sống thường ngày đã tạo nên sự thay đổi đáng kể trong lối sống của người châu Á.


Kết cấu hạ tầng được cải thiện, tốc độ đáp ứng dịch vụ nhanh chóng, sự tiện nghi khiến tiêu chuẩn sống của họ được nâng lên. Những thay đổi này không chỉ tác động tới nhận thức của người châu Á về gìn giữ thanh xuân và sức khoẻ, mà còn tác động đến kỳ vọng của họ đối với các sản phẩm làm đẹp.

1. Beauty comes from within 

Người tiêu dùng châu Á khi chọn mỹ phẩm rất quan tâm tới Thành phần. Họ am hiểu và giàu kiến thức về các thành phần khác nhau trong mỹ phẩm, biết rõ thành phần nào là tốt cho họ. Do đó, công khai thành phần một cách minh bạch là một cách tuyệt vời để thương hiệu quảng bá hình ảnh và tương tác với khách hàng.

An toàn là một vấn đề quan trọng hàng đầu tại châu Á, họ có xu hướng ưa thích các thành phần organic hoặc chiết xuất từ thiên nhiên. Xu hướng này dẫn tới các thương hiệu định vị mỹ phẩm chứa thành phần thiên nhiên, lấy đó làm lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường.

Dược mỹ phẩm đang dần phổ biến tại châu Á. Dược mỹ phẩm chứa những thành phần giúp chuyên trị các vấn đề về da một cách hiệu quả. Ban đầu, các sản phẩm này chỉ dành cho đối tượng có bệnh da liễu đặc biệt như chàm, hiện nay chúng được sử dụng để giải quyết những vấn đề phổ biến hơn, như hồi phục da nhạy cảm, hoặc bảo vệ da khỏi tác hại của ô nhiễm môi trường. Dược mỹ phẩm được tin rằng chúng đủ dịu nhẹ để dành cho tất cả mọi người, nhưng hiệu quả hơn nhiều so với mỹ phẩm thông thường.

Pollution care là một nhu cầu khá mới, nhu cầu này ngày càng tăng cao theo thời gian. Nhu cầu pollution care xuất phát từ 2 phía: một mặt do sự tiến bộ trong phát triển sản phẩm, mặt khác, do truyền thông đã thay đổi thói quen của bạn, khiến bạn nghĩ cần có chế độ bảo vệ da hàng ngày. Ví dụ về sản phẩm chống lão hoá, hoặc chống tia UV. Bạn có thể không cần biết thứ bạn mua sẽ hoạt động ra sao, nhưng bạn được bảo rằng nó vô cùng cần thiết để giúp bạn trẻ mãi, giúp da bạn được bảo vệ. Ngày càng nhiều brand ra mắt với lời tuyên bố này trên thị trường, sức mạnh của truyền thông về vấn đề này ngày càng mạnh mẽ. Sự đồng bộ giữa truyền thông và phát triển sản phẩm khiến nhu cầu pollution care ngày càng lớn, và dần trở thành một thói quen phổ biến của người phụ nữ châu Á.

Cách truyền thông về công dụng sản phẩm cũng thay đổi đáng kể, điều này cho thấy sự chuyển dịch trong nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng châu Á. Các thương hiệu ít quảng cáo các chức năng như làm trắng da, thay vào đó là quảng cáo công dụng chống oxy hoá, hồi phục da, tăng khả năng đàn hồi… Điều đó cho thấy xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng vẻ đẹp nguyên bản, thay vì cố gắng thay đổi chúng.

Một số công dụng chính đang được các thương hiệu claim gần đây: for sensitive skin, bioactive ingredients, anti-inflammatory, medicinal properties, recommended by dermatologists, soothing, intensive moisturiser, treats acne, mild yet effective

2. On-demand beauty

Công nghệ và cơ sở hạ tầng đang thay đổi phong cách sống của người châu Á, đồng thời tác động mạnh mẽ đến kỳ vọng của họ vào các sản phẩm dịch vụ. Cuộc sống của họ gắn liền với sự tiện nghi và được phục vụ theo nhu cầu – “muốn gì được nấy”. Chính kỳ vọng này đã thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt những format mới trong cả sản phẩm skincare và makeup.

Serums và masks (mặt nạ) là sản phẩm chăm sóc da mặt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á. Sự phổ biến của chúng bắt nguồn từ nhu cầu chăm sóc chuyên sâu, đồng thời mong muốn hiệu quả ngay tức khắc.

Face mask có thể khiến làn da trông bóng mịn và trẻ lại sau một đêm. Còn Serum chữa trị và cải thiện các vấn đề khác nhau về da (như dưỡng, cấp ẩm, tái tạo da, ngăn ngừa mụn…), với tinh chất dạng lỏng mỏng nhẹ, dễ dàng thấm sâu vào da, giúp da ngậm nước. Cả serum và mask đều đáp ứng mong muốn “tiện lợi” của người tiêu dùng, bởi chúng đáp ứng nhu cầu của họ chỉ với một hoặc hai bước.

3. Natural beauty 

Mơ ước sau cùng của giới làm đẹp châu Á hiện nay là sở hữu một làn da đẹp hồng hào một cách tự nhiên. Nhưng để có được “vẻ ngoài tự nhiên” đó không hề đơn giản. Những sản phẩm trang điểm giúp tạo nên hiệu ứng “trang điểm mà như không” phổ biến hiện nay gồm có: kem nền, BB creams, kem che khuyết điểm.

Xu hướng làm đẹp này đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm có chức năng chéo – vừa trang điểm vừa dưỡng da. Ví dụ như, sản phẩm dưỡng da có chức năng trang điểm, giúp người dùng có làn da căng bóng. Tone-up cream và tinted sun là sản phẩm giúp người dùng giảm bớt bước trang điểm, mà vẫn đạt được hiệu quả tương tự.

Ngày càng nhiều sản phẩm trang điểm có chức năng dưỡng da. VD: Lancome có một dòng sản phẩm trang điểm chứa serum Genifique giúp chống lão hoá. The Face Shop, Sekkisei, L’Oréal, và Sunplay, ra mắt sản phẩm kem nền có chức năng chống nắng tại Vietnam.

4. Beauty that’s “just for me”

Thông thường, kem nền có 3-4 tông màu, giờ đây số lượng tông màu đã lên tới 5 hoặc hơn. Hơn nữa, người tiêu dùng còn có thể tuỳ chỉnh cách trang điểm sao cho gần nhất với màu da của họ.

Sự cá nhân hoá về màu sắc như trên đang là xu hướng của các sản phẩm make-up. Người tiêu dùng châu Á thích một sản phẩm được “may đo” cho họ hơn là các sản phẩm mà ai cũng sử dụng được. Nó khiến họ cảm thấy đặc biệt.

5. Male Grooming – các thương hiệu “dành cho nam” vẫn chưa khai phá hết mức tiềm năng của thị trường.

Tầm quan trọng của thị trường làm đẹp cho nam giới không thể xem nhẹ. Dù hiện tại độ lớn của thị trường vẫn còn nhỏ và nhu cầu của khách hàng vẫn còn phức tạp để khai thác, nhưng đây là một thị trường tiềm năng để phát triển, đặc biệt bởi sự nổi dậy của thế hệ nam giới mới. Số lượng nam giới sử dụng sản phẩm chăm sóc da đang từ từ tăng trưởng ở châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan.


Người mua hàng nam giới đang ngày càng mua sắm nhiều mặt hàng khác nhau, thêm nhiều sản phẩm vào thói quen sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, phần lớn họ vẫn chưa mua hàng của các thương hiệu dành riêng cho nam, mà mua của các thương hiệu unisex, đây chính là cơ hội cho các thương hiệu dành cho nam nắm bắt.

Đối với việc chăm sóc da, những cơ hội cho các thương hiệu nam là sản phẩm lotions, cream và mask. Những công dụng mà nam giới tìm kiếm ở sản phẩm chăm sóc da gồm có kiềm dầu, làm sạch, dưỡng ẩm, chống lão hoá, và chống nắng. 
Trong đó kiềm dầu là nhu cầu lớn nhất. Nếu các thương hiệu có thể phát triển dòng sản phẩm dành riêng cho nam giới, thì sẽ chiếm được phân khúc tiềm năng này từ unisex brands.

Tương lai của thị trường mỹ phẩm nam ở châu Á sẽ ngày càng phức tạp, và còn nhiều cơ hội phía trước để nắm bắt. Hiện tại, danh mục sản phẩm của các thương hiệu đều có vẻ thiếu hụt sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của phân khúc này. Trong khi đó, xu hướng những người nổi tiếng với vẻ đẹp “trung tính”, những nam nghệ sỹ có vẻ ngoài nữ tính đều cho chúng ta thấy thị trường làm đẹp cho nam sẽ còn phát triển màu mỡ như thế nào.
Share:

4 KIỂU HÀNH VI MUA HÀNG THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Thấu hiểu cách người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng là 1 năng lực không thể thiếu của Marketers, giúp Marketers biết cách tác động vào quá trình này, dẫn đến việc người tiêu dùng mua sản phẩm của chúng ta.

Có nhiều cách để hệ thống hóa hành vi của người tiêu dùng, một trong những cách hiệu quả và dễ áp dụng là mô hình hành vi mua hàng dựa trên 2 yếu tố: mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với nhãn hàng và mức độ khác biệt giữa các thương hiệu, sản phẩm.

Dựa vào mô hình này, có thể chia hành vi mua hàng của người tiêu dùng thành 4 nhóm chính: Hành vi mua hàng phức tạp, hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng, hành vi mua hàng theo thói quen, hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng.



Hành vi mua hàng phức tạp

Đây là hành vi xuất hiện trong trường hợp người tiêu dùng (NTD) có mức độ quan tâm cao tới mặt hàng và có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu. Sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng này thường có giá trị cao, mức độ mua không thường xuyên, thể hiện địa vị, đẳng cấp, tính cách của người tiêu dùng. Chính bởi có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu nên NTD có nhu cầu tìm hiểu rất kĩ về sản phẩm, đến khi hoàn toàn tự tin là họ biết rõ nó mới ra quyết định mua. Nhiệm vụ của người làm Marketing trong nhóm này là giúp NTD dễ dàng tìm kiếm thông tin và hiểu về sản phẩm.

Bất động sản và bảo hiểm là hai ngành hàng rất tiêu biểu cho hành vi mua hàng phức tạp của người tiêu dùng. Chính vì nhu cầu muốn tìm hiểu kĩ về sản phẩm trước khi bỏ ra một số tiền lớn để mua, đội ngũ sales hùng hậu chăm sóc khách hàng tận “chân tơ kẽ tóc” là điểm đặc trưng của các công ty có khách hàng thuộc nhóm này.

Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng

Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng là hành vi của người tiêu dùng trong ngành hàng “tiêu dùng nhanh”, liên quan đến sở thích cá nhân, giá bình dân, mức độ dùng thường xuyên, tuy nhiên mức độ quan tâm không cao nên quyết định thường được đưa ra rất nhanh chóng. Trong nhóm này, khác biệt giữa các nhãn hiệu tạo ra sự hứng thú mua sắm cho người tiêu dùng. Marketing cần liên tục làm mới sản phẩm, tạo cơ hội cho NTD trải nghiệm và dùng thử.


Ví dụ, đối với dầu gội, một nhãn hàng có thể chia các sản phẩm theo công dụng như ngăn rụng tóc, giảm chẻ ngọn, sạch gàu, theo thành phần như hoa quả, thảo mộc,… Và mỗi dòng dầu gội lại liên tục được làm mới bằng việc “gấp đôi dưỡng chất” hay “chăm sóc như ở spa”,…

Hành vi mua theo thói quen

Hành vi mua theo thói quen thường xuất hiện trong ngành hàng “nhu yếu phẩm”, giá trị thấp, ít quan trọng và mức độ mua thường xuyên. Hầu như không có khác biệt giữa các nhãn hiệu trong ngành, nên NTD thường có khuynh hướng mua theo thói quen và ít cân nhắc, tìm hiểu. Các nhãn hiện trong nhóm này cần “hiện diện” nhiều hơn là “thuyết phục”, độ bao phủ trên các kênh phân phối quan trọng hơn quảng cáo. Marketing cần chú trọng hiện diện và giá cả.

Chẳng hạn, khi bạn đi mua gia vị như muối, đường, bột canh,… ở siêu thị, bạn sẽ thường chú ý và chọn mua sản phẩm của nhãn hàng nào có nhiều sản phẩm được trưng bày nhất, chứ bạn sẽ không mất thời gian nâng lên đặt xuống vì giá cả hay thông điệp mà nhãn hàng mang lại có ý nghĩa hay không.

Hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng

Hành vi mua giảm thiểu sự không hài lòng thường gặp trong những ngành hàng có mức độ quan tâm cao, đòi hỏi sự hiểu biết, mức độ mua không thường xuyên nhưng quan trọng vào có ảnh hưởng lâu dài. Các nhãn hiệu trong nhóm này thường khác biệt không lớn, không dễ phân biệt giữa các nhãn hiệu trong ngành. NTD có khuynh hướng tìm hiểu kỹ, nhưng do khác biệt không lớn, họ thường ra quyết định rất nhanh dựa trên sự tiện lợi hoặc giá cả.


Một ngành hàng tiêu biểu đại diện cho hành vi này là dược phẩm. Người tiêu dùng rất muốn tìm hiểu kĩ nhưng vì đặc thù ngành hàng nặng về kiến thức chuyên môn nên họ khó có thể chỉ ra được loại thuốc này tốt hơn loại thuốc kia dựa vào bảng thành phần. Đơn giản, khi cần thuốc giảm đau, phần nhiều mọi người sẽ ra hiệu thuốc và mua bất cứ loại nào có sẵn ở đó thay vì lên mạng tìm xem loại nào tốt nhất và đọc review về nó.
Share:

VÌ SAO CHỈ BIẾT "CHẠY ADS" SẼ KHÔNG THỂ ĐI ĐƯỜNG DÀI VỚI DIGITAL?

Nhiều digital marketers trẻ vẫn quan niệm rằng chạy Ads (quảng cáo) là kỹ năng quan trọng hàng đầu của một Marketer, giúp công ty tăng doanh thu nhờ tiếp cận được khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Tuy nhiên, về lâu dài, “chạy Ads” không phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự “thành” hay “bại” trong sự nghiệp của một digital marketer.

Tại sao lại như vậy? Trong bài viết này, hãy cùng
tìm hiểu lý do vì sao nếu chỉ biết “chạy Ads” sẽ không thể đi đường dài với Digital Marketing thông qua các kết quả nghiên cứu và một số chia sẻ của bà Lê Diệp Kiều Trang – Cựu CEO Facebook Việt Nam nhé. 


Inbound Marketing sẽ ngày càng tìm được chỗ đứng so với Outbound Marketing (các hoạt động marketing tập trung vào quảng cáo)

Outbound Marketing là các hoạt động Marketing như quảng cáo ngoài trời, sự kiện, email Marketing (tới Cold Data), tiếp thị qua điện thoại, internet, quảng cáo truyền hình… nhằm giúp đội ngũ sales và marketing chủ động tiếp cận khách hàng để xem họ có quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của công ty không. Mỗi ngày, khách hàng “bội thực” với hàng trăm mẫu quảng cáo Outbound Marketing và luôn tìm cách để chặn các thông tin quảng cáo kiểu này. Thay vào đó, họ tự tìm kiếm thông tin trên Google hay social media, bởi không bị làm phiền và chủ động quyết định cái mình muốn xem.

Chính vì vậy, Inbound Marketing đang là giải pháp hữu hiệu được các doanh nghiệp hướng đến. Cụ thể, với Inbound Marketing, các digital marketer sẽ lên chiến lược nội dung trên website, social media hoặc các kênh truyền thông khác để giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Vì vậy mà khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp thông qua việc truy cập trang web, gọi điện thoại chờ đội ngũ sales tư vấn, sau đó mua hàng hoặc thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Cách này giúp thương hiệu của bạn tương tác với khách hàng dễ dàng và hiệu quả hơn, đồng thời xác định được ai là khách hàng tiềm năng. 


Outbound Marketing trong ngắn hạn có thể giúp các công ty tìm được khách hàng nhanh chóng, nhưng chi phí sẽ cao và ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt. Với Outbound Marketing, kĩ năng chạy quảng cáo là rất quan trọng. Trong khi Inbound Marketing lại thiên về mang giá trị dài hạn và cần đầu tư rất nhiều công sức, yêu cầu năng lực làm nội dung và tư duy phân phối nội dung, quản lý đa kênh. Vì vậy, một doanh nghiệp cần kết hợp cả Outbound Marketing và Inbound Marketing để đảm bảo phát triển bền vững trong ngắn và dài hạn. 

Chính vì thế, không hề bất ngờ khi trong số 11 kỹ năng được đưa ra trong một báo cáo của Alimeter năm 2019, kĩ năng chạy quảng cáo (Outbound Marketing) không phải là kỹ năng được đánh giá cao nhất ở một Digital Marketer. Xếp đầu bảng là kỹ năng phân tích dữ liệu đa kênh, đa hoạt động để đưa ra chiến lược tối ưu cho các hoạt động Digital. Xem danh sách các kĩ năng khác ở dưới đây. 



Các platform thay đổi thuật toán liên tục và nếu chỉ biết chạy Ads bạn sẽ luôn bị cuốn theo

Nếu chỉ tập trung vào Paid Advertising để mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu, bạn sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các platform. Ngoài việc nắm rõ các tiêu chí lập quảng cáo, bạn còn phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của từng platform để tối ưu hóa khả năng hiển thị của quảng cáo, tăng khả năng tiếp cận, tương tác… Tuy nhiên, các platform như Facebook, Google sẽ có những thay đổi về thuật toán theo thời gian khiến bạn không khỏi hoang mang, lại phải bắt đầu một loạt các quy tắc chạy Ads mới. 
 
Các Digital Marketer lão làng đều không bao giờ để bản thân bị phụ thuộc quá nhiều vào nền tảng. Họ quan sát sự thay đổi của thuật toán qua thời gian, tìm ra những điểm logic và lý giải nguyên do đằng sau vì sao các nhà cung cấp quảng cáo lại muốn làm vậy. Từ đó, họ học và áp dụng rất nhanh vào bối cảnh mới khi có thuật toán mới.

Chưa hết, Digital Marketing ngày càng xuất hiện nhiều nền tảng mới. Một hai năm gần đây là sự bùng nổ của TikTok, hay In-app Advertising (ví dụ như Grab, Spotify)… Nếu chỉ quan tâm tới chạy Ads, bạn dễ rơi vào nhóm các Digital Marketer “nháo nhào” về xu hướng, lại cắp sách đi học cái mới, mà có thể cái mới đó sẽ lỗi thời trong một, hai năm tới. Vượt lên trên các kỹ năng chạy Ads đó là tư duy, là cách tiếp cận chiến lược (strategic approach) của một marketer, đi từ phần ngọn vấn đề rồi mới tới phần đuôi phân phối quảng cáo (chạy Ads). Nếu bạn chỉ nắm được phần đuôi thì chắc hẳn công việc sẽ chẳng thể nhàn đi được mà chỉ có ngày một nhiều và rối lên thôi. 

Thiếu tư duy lên chiến lược Digital Marketing bài bản


Theo bà Lê Diệp Kiều Trang – Cựu CEO Facebook Việt Nam, nếu chỉ dành phần lớn thời gian “chạy Ads”, hẳn bạn sẽ chạy rất giỏi và thành thạo. Tuy nhiên, nếu bạn không chú trọng cho việc planning – chẳng hạn như lập chiến lược marketing bài bản cho sản phẩm, không vạch ra lộ trình phát triển hệ thống kênh đường dài, hay không quan tâm tới tầm quan trọng của sự sáng tạo, cách tạo thông điệp bài bản, trúng insight… thì sau này chán công việc chạy Ads, các bạn khó lòng có thể tự tách ra làm một công việc khác, như tự ra mắt một sản phẩm từ đầu tới cuối. 

Đây là một điểm trừ rất lớn khiến bạn khó thăng tiến trong sự nghiệp, bởi vì để có thể đi xa trong ngành Digital Marketing ngày nay, bạn buộc phải trở thành một nhân viên kiểu “full-stack”: làm được mọi thứ từ lên chiến lược, nghiên cứu thị trường, lên ý tưởng, chuẩn bị content, thiết kế, dựng video, chạy Ads, tối ưu SEO, đo lường hiệu quả chiến dịch, v.v…
 
Vì vậy, lời khuyên dành cho các bạn muốn theo đuổi ngành Digital Marketing đó là hãy trau dồi bản thân mỗi ngày. Đừng chỉ “đốt tiền” cho quảng cáo mà hãy học và nắm chắc các kiến thức về Marketing Foundation như mô hình nghiên cứu thị trường 3C, Marketing Mix, trang bị các kỹ năng mà digital marketer cần có như Data Analysis, Content Planning, Design, SEO, v.v… Điều quan trọng nhất vẫn là thấu hiểu khách hàng, hiểu về sản phẩm để có thể tạo ra những thông điệp truyền thông phù hợp, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và mang lại cho khách hàng những giá trị mà họ đang tìm kiếm.
Share:

HƯỚNG DẪN CHẠY QUẢNG CÁO GOOGLE ADS HIỆU QUẢ VÀ NHANH CHÓNG

Bạn có biết rằng hiện nay quảng cáo Google chính là một phương thức quảng cáo mang lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp và mang khách hàng về vô cùng hiệu quả. Vậy đâu mới là bí quyết quảng cáo Google Ads hiệu quả và tối ưu nhất. Imaso VN sẽ chia sẻ cho bạn 6 bí quyết sau để tối ưu quảng cáo Google Ads nhé!


Xác định rõ ràng mục tiêu chạy Google Ads

Đây chính là bí quyết quảng cáo Google Ads hiệu quả mà imaso VN muốn giới thiệu tới bạn đầu tiên. Có rất nhiều mục tiêu khi một doanh nghiệp thực hiện quảng cáo trên Google ví dụ như gia tăng đơn hàng, tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng ghé thăm website của bạn, nâng cao tỉ lệ click chuột, quảng bá hình ảnh công ty hay tăng thứ hạng trên Google… Việc xác định rõ mục tiêu quảng cáo sẽ giúp các Marketer chọn được hình thức quảng cáo như CPC, CPM, CPV,…  và đề ra chiến lược chi tiêu hiệu quả và tối ưu nhất.

Lên danh sách từ khóa chi tiết khi chạy Ads



Bộ từ khóa chi tiết chính là một phần quan trọng quyết định sự thành công của chiến dịch quảng cáo Google. Hãy bắt đầu từ những từ khóa mầm, đó chính là từ khóa chính về sản phẩm, dịch vụ của bạn đang cung cấp. Có 4 nhóm từ khóa chính bạn có thể tham khảo đó là: 
  1. Nhóm từ khóa thương hiệu
  2. Nhóm từ khóa sản phẩm, dịch vụ
  3. Nhóm từ khóa đối thủ
  4. Nhóm từ khóa sở thích
Ngoài ra, bạn cần thêm các từ khóa ngắn, từ khóa dài, các từ khóa liên quan khác nữa để đảm bảo rằng những từ khóa bạn lựa chọn là từ khóa khách hàng tìm kiếm.

Test nhiều mẫu quảng cáo khác nhau

Thật sai lầm khi chỉ sử dụng đúng một mẫu quảng cáo trong một chiến dịch Marketing và lại còn sử dụng chúng nhiều lần trong suốt chiến dịch nữa. Tại sao đó lại là sai lầm? Bởi vì bạn chỉ đo lường hiệu quả trên một quảng cáo đó, mà không hề hay rằng nếu bạn chạy những quảng cáo khác sẽ thu về được nhiều khách hàng hơn.

Thêm vào đó, chạy một quảng cáo liên tục quanh năm, suốt tháng cùng target sẽ khiến khách hàng cảm thấy spam và sẽ ẩn quảng cáo của bạn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc giảm tỉ lệ nhấp chuột và mức độ hiển thị của quảng cáo.

Ngoài ra, bạn có thể phân loại khách hàng mục tiêu thành các nhóm nhỏ và tạo những tin quảng cáo riêng phù hợp với các nhóm khách hàng. Khi quảng cáo hiển thị, khách hàng mục tiêu sẽ quan tâm nhiều hơn. Và khi test thử nhiều mẫu tin quảng cáo, bạn sẽ biết rằng đâu là thông điệp mà khách hàng yêu thích nhất sẽ giúp tạo nên bí quyết quảng cáo Google Ads hiệu quả cho riêng bạn.

Sử dụng thêm các tiện ích mở rộng

Trên Google Ads có rất nhiều tiện ích mở rộng. Tốt nhất bạn hãy làm đầy đủ các mục mà Google gợi ý để tăng điểm chất lượng cho quảng cáo cũng như được Google hiển thị tối ưu quảng cáo.

Một số tiện ích Google cho phép hiển thị đó là: Tiện ích vị trí, tiện ích tin nhắn, tiện ích khuyến mãi, tiện ích tự động, tiện ích chú thích,…

Thông điệp quảng cáo cũng cần được thêm vào các đường dẫn mở rộng nhằm tăng tỷ lệ click chuột, nhắm chính xác vào các đối tượng tiềm năng, khách hàng có nhu cầu. Bạn cũng nên đơn giản hóa trải nghiệm người dùng, tạo thông điệp quảng cáo chuyên nghiệp hơn và tối ưu chúng kỹ càng hơn.

Sử dụng các từ khóa dài

Tùy vào mỗi ngành, việc sử dụng từ khóa dài hay ngắn làm từ khóa chính là khác nhau.  Ví dụ như về mảng marketing, bạn nên sử dụng các từ khóa dài làm từ khóa chính, từ khóa ngắn là các từ khóa phụ. Việc sử dụng từ khóa dài tăng độ chính xác khi tìm kiếm đối với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Tuy vậy, dù là chính hay phụ, việc có mặt của từ khóa dài cũng sẽ giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cao hơn từ khóa ngắn. Với từ khóa dài, traffic đôi lúc thấp nhưng giá thầu cũng không cao. Đây là một trong những bí quyết quảng cáo Google Ads bạn nên lưu ý.

Không nên để lãng phí những cú click chuột

Rất nhiều người lãng phí những cú click chuột khi họ nhấp vào quảng cáo và liền out ra ngay khỏi website. Điều này đồng nghĩa với tỉ lệ thoát trang cực kì cao, nó làm giảm hiệu quả quảng cáo của bạn. Google sẽ đánh giá tin quảng cáo không có giá trị, khách hàng thoát trang nhiều thì Google sẽ không ưu tiên hiển thị nhiều.

Trên đây là những bí quyết quảng cáo Google Ads hiệu quả mà các Marketer cũng nên tham khảo nếu mong muốn sử dụng kênh online này để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Share:

TÍNH CHI PHÍ QUẢNG CÁO GOOGLE ADS NHƯ THẾ NÀO?

Chi phí quảng cáo Google Ads là một trong những tiêu chí chính để đánh giá chiến lược chạy quảng cáo có hiệu quả hay không. Chắc chắn có nhiều người sử dụng hình thức này đều có chung thắc mắc tính chi phí quảng cáo Google Ads như thế nào? Bài viết của imaso dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi băn khoăn này!


Tính chi phí quảng cáo dựa trên lượt click quảng cáo

CPC – Cost per click  là tên gọi của cách tính chi phí quảng cáo Google Ads theo số lần click. Khi quảng cáo của doanh nghiệp bạn được hiển thị trên trang tìm kiếm Google. Nếu có người truy cập và click vào quảng cáo thì bạn sẽ phải chịu phí cho Google còn nếu không có lượt click thì bạn sẽ không bị mất tiền.

Nếu doanh nghiệp bạn sử dụng hình thức quảng cáo CPC từ công ty cung cấp dịch vụ, việc số chi phí không quan trọng bằng hiệu quả chuyển đổi đơn hàng từ những lượt click.

Tính chi phí quảng cáo Google Ads dựa vào số lần hiển thị 

CPM – Cost per Thousand là hình thức tính phí quảng cáo dựa trên 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Thông thường, các công ty áp dụng cách tính phí này không quá quan trọng số người click quảng cáo mà chủ yếu hướng tới việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhãn hàng. 

Hình thức quảng cáo tính phí trên CPM nghĩa là bạn sẽ phải trả số tiền nhất định cho số lần quảng cáo được hiển thị.  Phí quảng cáo Google Ads được tính cứ 1000 lần hiển thị và không phụ thuộc vào tỷ lệ click chuột khi người truy cập nhìn thấy quảng cáo.

Tính phí dựa trên lượt xem video

CPV – Cost per View là hình thức tính chi phí quảng cáo Google Ads trên video, điển hình là hiển thị trên Youtube. Khi người dùng Youtube nhấp vào xem một video có liên quan đến nội dung quảng cáo của doanh nghiệp bạn thì Google sẽ hiển thị video của bạn ngay bên cạnh video đang phát. Doanh nghiệp bạn sẽ phải trả phí cho lượt xem video hiển thị này.

Khi khách hàng không click để phát video quảng cáo, tạm ngừng hoặc bỏ qua video mà chưa đủ thời gian bắt buộc thì doanh nghiệp của bạn sẽ không phải chịu phí cho lượt hiển thị này. Khoảng thời gian phát video quảng cáo phụ thuộc vào độ dài và thời gian của video.

Tính chi phí trả theo hành động của người truy cập

CPA – Cost per Action là hình thức tính phí chạy quảng cáo google còn khá mới mẻ tại thị trường marketing Việt. Tính phí theo CPA nghĩa là khi có người có nhu cầu truy cập vào website của doanh nghiệp và đem lại tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng cho doanh nghiệp: đăng ký thành viên, để lại số điện thoại, nạp tiền,…. thì bạn sẽ phải trả tiền cho những hành động phát sinh này. Doanh nghiệp khi áp dụng cách tính phí này có quyền lựa chọn hành động của người truy cập và trả tiền cho hành động đó.

Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã giải đáp thắc mắc tính chi phí quảng cáo Google Ads bằng cách nào? Tùy vào mục đích quảng cáo mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức tính phí để đạt hiệu quả cao mà lại tối ưu được khoản chi thấp nhất.
Share:

5 SAI LẦM LỚN KHI QUẢNG CÁO GOOGLE KHIẾN BẠN TỐN CẢ TRĂM TRIỆU

Sau một thời gian dài tiêu tốn hàng triệu đô la, hàng ngàn chuyển đổi và doanh số cùng các bài đăng blog vô tận. Bạn có thể đã “đè bẹp” đối thủ cạnh tranh. Nhưng đánh đổi điều đó là chi phí về thời gian và tiền bạc là vô cùng lớn. Đã đến lúc đi theo một hướng khác và tránh xa những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể gặp phải với Quảng cáo Google Ads

Mỗi nhà tiếp thị kỹ thuật số đều mắc những sai lầm khác nhau. Việc chúng ta cần làm là tiếp tục thử nghiệm và xem những gì hoạt động tốt cho mình, cải thiện hoặc loại bỏ những gì không hữu ích. Sau đó, mỗi người phải tự học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của chính mình. Những đồng nghiệp xung quanh để không lặp lại chúng một lần nữa.

Bài viết dưới đây chia sẻ câu chuyện của Asi Dayan, một nhà content và tiếp thị chuyên nghiệp cho các các công ty B2B và B2C. Anh ấy đã tiêu tốn 4 triệu USD vào quảng cáo Google Adwords trong 10 năm. Sau đó mới nhận ra những sai lầm của bản thân.

Hãy đọc tiếp để tìm hiểu những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể gặp phải với Quảng cáo Google Adwords và cách tránh xa những sai lầm này.

Bắt đầu nào

Sử dụng quá nhiều từ khóa cùng một lúc

Điều đầu tiên bạn luôn làm khi bắt đầu chiến dịch tìm kiếm là nghiên cứu từ khóa thích hợp. Và sai lầm ở đây là việc sử dụng quá nhiều loại từ khóa để tiếp thị một sản phẩm. Dayan đã nỗ lực rất nhiều cho các chiến dịch tìm kiếm của mình. Anh ấy biết rằng, cuối cùng thì Quảng cáo Google Adwords cũng sẽ mang lại kết quả mà anh mong đợi. Nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì thế, để giữ các chiến dịch tìm kiếm của mình tiếp tục hoạt động, anh ấy đã cố gắng sử dụng nhiều từ khóa cùng một lúc.


Việc cố gắng tìm ra thuật ngữ tìm kiếm phù hợp bằng tất cả nguồn lực đã dẫn đến một chiến lược sai lầm.

Nguyên nhân gây ra sai lầm

Sử dụng quá nhiều từ khóa cũng có nghĩa là có quá nhiều nhóm quảng cáo, viết quá nhiều bài quảng cáo và tối ưu hóa quá nhiều trang đích. Điều này tiêu tốn thời gian và khiến bạn mất tập trung vào các từ khóa thực sự quan trọng.
“Phải mất một thời gian tôi mới hiểu rằng một số chiến dịch của tôi có các loại từ khóa cụ thể đơn giản, không đáng để bỏ công sức. Tôi phát hiện ra rằng một số từ khóa có vẻ phù hợp với những gì tôi đang tiếp thị lại không thực sự mang lại hiệu quả như tôi mong đợi. Và dù tôi có cố gắng tối ưu hóa chúng đến đâu thì nó cũng không mang lại cho tôi tỷ lệ ROI mà tôi đang hướng tới. Tóm lại, tôi đã cho các từ khóa của mình quá nhiều cơ hội và dành quá nhiều thời gian để cố gắng tối ưu hóa chúng”.

Biện pháp tránh xa sai lầm

Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này, hãy bỏ bớt từ khóa của mình và tập trung vào các từ khóa thực sự phù hợp. Sau đó bạn hãy dành cho chúng tất cả thời gian và sự chú ý của mình để thực sự tối ưu hóa chúng. Làm được điều này, bạn có thể cắt giảm chi phí CPA xuống một nửa cho các Quảng cáo Google Adwords và cho phép phân bổ toàn bộ ngân sách của mình cho các chiến dịch và từ khóa phù hợp.

Dành cho GDN quá nhiều thời gian và tiền bạc

Mạng hiển thị của Google (Google Display Network GDN) đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Có vô số cách để bạn sử dụng và tối ưu hóa nó. Cũng có rất nhiều phương pháp nhắm mục tiêu, kích thước và loại quảng cáo Google Adwords khác nhau để bạn sáng tạo.


Bạn có thể để quảng cáo của mình xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên web và tiếp cận hàng triệu người. Nhưng thành thật mà nói, có thể sẽ cực kỳ khó để GDN hoạt động tốt trong việc nhắm mục tiêu đối tượng thờ ơ (cold audience), đặc biệt là so với các kênh hiển thị khác như Facebook hoặc LinkedIn.

Nguyên nhân gây ra sai lầm

Dayan cho biết anh đã thử làm mọi cách, từ việc nhắm mục tiêu theo từ khóa, sở thích, đối tượng tương tự, đến các mối quan hệ. Anh ấy thậm chí còn được hưởng sự hỗ trợ đầy đủ từ một nhóm đại diện chuyên dụng của Google trong việc xử lý nguồn ngân sách khổng lồ mà anh được quản lý vào thời điểm đó. Nhưng dù có một đội ngũ hùng hậu hỗ trợ thì anh ấy cũng không thể làm cho GDN hoạt động tốt trong việc nhắm mục tiêu đối tượng thờ ơ, để mở rộng cơ sở đối tượng của mình.

Dayan chia sẻ: “Điều tôi thực sự sai là đã chi tiêu quá nhiều cho mạng hiển thị Quảng cáo Google Adwords và hy vọng rằng cuối cùng nó sẽ hoạt động, ngay cả khi chi phí CPA cao hơn tất cả các kênh tiếp thị khác và chất lượng người dùng tôi nhận được thì rất thấp. Tôi nhận ra, tôi đã không hiểu rằng, nó đơn giản là không phù hợp với tất cả mọi người. Và nó không phù hợp với những gì tôi đang quảng cáo. Tôi đã tiếp tục cố gắng và cố gắng để khiến cho mạng lưới này hoạt động bằng việc chi hàng ngàn đô la và vô số thời gian, nhưng tôi đã không bao giờ nhận được kết quả mong muốn”.

Biện pháp khắc phục

Tùy vào từng thời điểm, bạn nên cân nhắc việc từ bỏ hay tiếp tục cố gắng tiếp cận đối tượng thờ ơ thông qua mạng hiển thị của Google. Khi đó, bạn sẽ có nhiều thời gian và ngân sách hơn để đầu tư vào các kênh khác, những kênh giúp bạn cải thiện kết quả hoạt động chung của mình.

Sử dụng các SKAG ngay từ khi bắt đầu

SKAG (Single Keyword Ad Groups) là nhóm quảng cáo từ khóa đơn. Sử dụng SKAG cho phép bạn tạo quảng cáo và trang đích cực kỳ chính xác và phù hợp với cụm từ tìm kiếm. Như bạn đã biết, mức độ liên quan càng cao thì tỷ lệ CTR và tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng cao. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với điểm chất lượng. Nghĩa là bạn sẽ trả ít hơn cho mỗi lần nhấp. Như vậy, chi phí CPA bạn cần chi trả sẽ thấp hơn và bạn có thể tiếp tục sử dụng nó.

Việc sử dụng các SKAG mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Nhưng bạn sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng chúng không đúng cách.

Nguyên nhân gây ra sai lầm: Sử dụng SKAG trước khi có dữ liệu về từ khóa

Đây là một sai lầm mà Dayan đã từng gặp phải. Thông thường, anh ấy chỉ bắt đầu sử dụng SKAG sau khi có một lượng dữ liệu đáng kể: “Điều này cho phép tôi chọn ra một số từ khóa hàng đầu của mình và tách chúng thành SKAG”. Đây là việc làm đúng đắn, vì sử dụng SKAG đòi hỏi rất nhiều nỗ lực trong việc viết quảng cáo Google Adwords chính xác và tạo các trang đích cụ thể để khớp với chúng.


Đây cũng là một trong những lý do khiến SKAG chắc chắn không phải là phương pháp phù hợp cho mọi doanh nghiệp hoặc tài khoản.“Tôi nghĩ rằng tôi đã rất thông minh khi sử dụng SKAG ngay từ khi bắt đầu, và hy vọng mình sẽ nhận được kết quả ngay lập tức. Vì vậy, tôi đã thực hiện nghiên cứu từ khóa và bắt đầu xây dựng các chiến dịch và nhóm quảng cáo của mình. Tất cả đều thật hoàn hảo. Tôi đã có rất nhiều nhóm quảng cáo Google Adwords với sự chính xác cao và hoàn toàn phù hợp với trang đích. Có vẻ như tôi đang xây dựng chiến dịch tìm kiếm hoàn hảo”.

Hậu quả của sai lầm

Sử dụng SKAG ngay từ khi bắt đầu sẽ làm xáo trộn tài khoản Quảng cáo Google Adwords của bạn. Khi bạn có quá nhiều nhóm quảng cáo với quá nhiều loại từ khóa và quá nhiều trang đích, thì bạn gần như không thể tối ưu hóa chúng. Điều này có thể khiến bạn gặp rắc rối khi không biết bản thân thực sự cần sử dụng từ khóa nào, viết quảng cáo và thiết kế trang đích của mình ra sao.

Tóm lại, nếu không có dữ liệu thì bạn đang lãng phí rất nhiều thời gian và ngân sách của mình. Những công việc bạn làm đều chỉ mang đến sự vô nghĩa.

Như đã đề cập ở trên, SKAG có thể là một chiến lược tốt nhưng không phải cho tất cả mọi người. Nó thực sự phụ thuộc vào ngân sách mà bạn có và quy mô của nhóm quản lý tài khoản của bạn. Xử lý các chiến dịch SKAG với vốn thời gian ít ỏi và không có dữ liệu là sai lầm bạn cần nên tránh cho chiến dịch của mình.

Biện pháp khắc phục

Bạn nên bắt đầu với một chiến dịch Quảng cáo Google Adwords có cấu trúc đơn giản và sử dụng các nhóm quảng cáo chứa một loạt các từ khóa có cùng mục đích.

Khi bạn đã có đủ dữ liệu, bạn hãy bắt đầu Quảng cáo Google Adwords bằng việc phân tách các từ khóa hàng đầu về khối lượng và hiệu quả. Sau đó tạo các nhóm quảng cáo Google Adwords chứa các từ khóa này với các loại đối sánh, các quảng cáo có tính liên quan cao và trang đích.

Sử dụng quá ít trang đích

Điều này là hoàn toàn trái ngược với sai lầm cuối cùng. Trước đây, có một thời gian Dayan tập trung vào việc phân nhóm các từ khóa của mình sao cho đúng cách, viết những quảng cáo chất lượng nhất. Mục đích của anh ấy là cải thiện tỷ lệ nhấp, tối ưu hóa giá thầu và làm rõ các báo cáo thuật ngữ tìm kiếm bằng cách thêm từ khóa phủ định. Nhưng tất cả những điều này trở nên không thực sự quan trọng, vì Dayan đã không dành đủ sự chú ý đến các trang đích của mình .


Đừng hiểu sai ý tôi. Không phải là tôi gửi tất cả lưu lượng truy cập của mình đến trang chủ (Đây là lỗi lớn nhất mà bất kỳ nhà tiếp thị kỹ thuật số nào cũng có thể mắc phải). Chỉ là tôi không có đủ trang đích để trả lời hết cho những gì người dùng đang tìm kiếm” – Đây là câu trả lời của Dayan.

Biện pháp khắc phục

Bạn nên đảm bảo rằng mình đã tạo ra một trang đích được chỉ định cho mọi bộ từ khóa trong tài khoản để trả lời cho cùng một mối quan tâm của người dùng.

Với Dayan, anh sử dụng công cụ Wekudo. Wekudo cung cấp một giải pháp đơn giản và tự động để lên kế hoạch cho các sự kiện văn phòng, chẳng hạn như các hoạt động xây dựng đội nhóm. Vì vậy, nếu người dùng tìm kiếm “Hoạt động Xây dựng Đội nhóm Văn phòng”, thì anh ấy sẽ xuất hiện trên một trang đích phù hợp.


Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn tìm kiếm “Xây dựng đội nhóm Văn phòng”?

Điều này không những không gây ra nhiều rắc rối, mà còn giúp Điểm chất lượng và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn .

Không sử dụng toàn bộ sức mạnh của các Tiện ích mở rộng quảng cáo

Tiện ích mở rộng quảng cáo Google Adwords vô cùng hữu dụng. Chúng cho phép bạn có thêm không gian trên trang kết quả tìm kiếm của Google, thêm nhiều dữ liệu có giá trị vào bản sao quảng cáo, khiến mọi người phải sử dụng điện thoại di động để gọi trực tiếp cho bạn, gửi người dùng đến các trang khác nhau trên trang web, hiển thị đánh giá của người dùng và nhiều hơn thế nữa.


Có rất nhiều lý do để bạn sử dụng các tiện ích này và tận dụng toàn bộ sức mạnh của chúng trong các chiến dịch tìm kiếm của mình. Google cho phép sử dụng chúng theo nhiều cách, phân tích kết quả thu được và giúp tối ưu hóa chúng. 
Vậy tại sao lại có sai lầm ở đây?

Sai lầm: Không sử dụng toàn bộ sức mạnh của các Tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads

Có lẽ bạn biết rằng, bạn có thể sử dụng các tiện ích mở rộng ở cấp chiến dịch hoặc cấp nhóm quảng cáo và khớp chúng với nội dung của nhóm quảng cáo bạn tạo.

Dayan nói rằng, trước đây, anh ấy chỉ đơn giản sử dụng bốn hoặc năm tiện ích mở rộng liên kết trang web chung và thêm chúng ở cấp tài khoản. Rõ ràng, anh ấy đã sai. Những gì nên làm là sử dụng nhiều loại tiện ích mở rộng quảng cáo hơn và làm cho chúng mang tính chính xác cao hơn.

Biện pháp khắc phục

Việc cần làm chỉ đơn giản là sử dụng thêm nhiều phần tiện ích mở rộng. Nếu bạn đã có tiện ích mở rộng liên kết trang web, bạn nên thêm nhiều hơn và kiểm tra chúng. Nếu các chiến dịch được kích hoạt trên thiết bị di động, bạn có thể thêm tiện ích mở rộng cuộc gọi cho phép nhấp một click để gọi trực tiếp từ quảng cáo. Bạn cũng nên sử dụng các tiện ích mở rộng chú thích để làm nổi bật những lợi ích bạn cung cấp cho khách hàng. Hãy sử dụng mọi thứ Google cung cấp.

Những kết luận cuối cùng

Như đã đề cập ở trên, mỗi nhà tiếp thị kỹ thuật số đều mắc một vài sai lầm. Nhưng đó không phải là vấn đề. Dù bạn có mắc phải sai lầm nào nêu trên thì bạn vẫn có thể nhận được kết quả tốt và tỷ lệ ROI tuyệt vời. Muốn vậy, bạn phải nhanh chóng rút ra được bài học từ những sai lầm của mình và đọc để biết thêm những công cụ, cách thức nào có thể giúp bạn trong công việc hiện tại.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tránh mắc phải các sai lầm này ngay từ khi bắt đầu các chiến dịch Quảng cáo Google Adwords của mình.
Share:

6 BƯỚC TỐI ƯU TRANG ĐÍCH CƠ BẢN TRONG QUẢNG CÁO GOOGLE ADS

Google Ads được xem như công cụ quảng cáo website quyền lực vì bạn có thể tiếp cận với một số lượng khách hàng khổng lồ. Tuy nhiên để duy trì và phát triển trang web. Bạn cần phải cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tối ưu trang đích trong quảng cáo Google Ads. 

Không phải cứ lên top đồng nghĩa với việc bán được hàng. Khi tối ưu trang đích, tiêu chí quan trọng nhất mà Google dùng để đánh giá điểm của trang đích đó là trải nghiệm người dùng. Vậy bạn cần tối ưu trải nghiệm người dùng cho trang đích như thế nào khi quảng cáo Google Ads?

Nội dung hữu ích và độc nhất

Nội dung có liên quan và có tính độc đáo là 2 tiêu chí xác định nội dung website chất lượng cao. Vì thế khi lên kế hoạch nội dung, các bạn cần phải chú ý về vấn đề này.


Nội dung của bạn cần phải đáp ứng được tiêu chí: người dùng dễ dàng tìm thấy những điều mà bạn hứa hẹn trong quảng cáo, liên kết đến các trang cần phải cung cấp các thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Nội dung độc nhất là nội dung mà chỉ có trên website của riêng bạn. Điều này đặc biệt áp dụng cho các đại lý lớn có website trùng hoặc tương tự như các đại lý, trang web của công ty mẹ khác. Vì thế khi tạo nội dung cho các chiến dịch, bạn nên tránh sử dụng các website trung gian, các trang nhân bản giao diện từ website chính thức.

Sử dụng Site map cho website – nhiều SEOer không coi trọng hay thậm chí không cần đến Site map. Tuy nhiên chúng lại rất tốt cho SEO, nâng cao độ tin cậy và uy tín cho website bởi Google dựa vào đây làm một tiêu chí để xếp hạng website. Ngoài ra, Site map còn giúp người dùng dễ dàng định vị mình đang ở đâu trên website.

Rõ ràng và minh bạch

Để xây dựng lòng tin đối với người dùng, website của bạn cũng cần phải có sự rõ ràng về các thông tin như là: ngành nghề kinh doanh, mức độ tương tác với máy tính, bạn có ý định sử dụng thông tin của khách hàng vào mục đích xấu không.

Bạn cũng hãy tối ưu hóa nội dung trang đích với các thông tin như là: thông tin về doanh nghiệp, tôn trọng những giao dịch với khách hàng, phân phối đúng sản phẩm, dịch vụ, chi phí rõ ràng về sản phẩm, đảm bảo giá, các phương thức thanh toán rõ ràng, minh bạch.

Ngoài ra, cách mà website của bạn tương tác với máy tính của khách truy cập cũng là yếu tố cần được quan tâm. Tránh việc cài đặt hình thức tự động trả lời, không tự động thay đổi cài đặt trình duyệt trên máy của khách.

Bên cạnh đó, về thông tin của khách truy cập, các bạn hãy lưu ý: trừ khi cần thiết thông tin cho việc mua hàng, nếu yêu cầu thông tin cá nhân thì phải có chính sách bảo mật cho khách hàng biết thông tin sẽ được sử dụng ra sao. Bên cạnh đó, hãy đặt tùy chọn giới hạn cho việc sử dụng thông tin người dùng, cho phép người dùng truy cập nội dung website mà không yêu cầu họ đăng ký thành viên.

Khả năng điều hướng của trang đích


Một cách tối ưu hóa trang đích, bạn cần phải tạo khả năng điều hướng phù hợp. Đây là chìa khóa để biến khách truy cập thành khách hàng tiềm năng, tạo sự dễ dàng cho họ để họ tìm được những gì họ đang cần. Đồng thời, trang đích cần có đường dẫn ngắn, dễ dàng giúp cho người dùng mua hoặc nhận sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

Tối ưu SEO

Một website được coi là tối ưu cho SEO khi hỗ trợ tạo các thẻ: Title, Meta Description, Meta Keywords, các thẻ tiêu đề H1, H2, H3…, Thẻ Alt/Alternative. Điều kiện này rất quan trọng nếu bạn muốn có một thứ hạng tốt trong kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó, link web (URL) phải thân thiện, tức là trong các URL cần tránh trùng lặp nội dung (đặc biệt không được trùng lặp với các Categories). URL thường lấy theo title, viết theo dạng tiếng việt không dấu và ngăn cách nhau bởi dấu “-” hoặc “_”.
Ví dụ: http://www.imaso.vn/thiet-ke-website

Tốc độ tải trang

Đây không chỉ là một tiêu chí để Google đánh giá website mà còn là một yếu tố tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi duyệt web. Website tải chậm sẽ gây khó chịu cho người tìm kiếm, thậm chí họ có thể tắt ngay website của bạn trước khi xem được bất cứ nội dung gì nếu thời gian tải trang quá lâu.


Có một số công cụ hữu ích mà bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của website như Google PageSpeed Insights, Pingdom Tools, Neustar Web Performance… Để cải thiện tốc độ tải trang, có một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng. Đó là: hạn chế các thành phần không cần thiết trên trang, nén trang, sử dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt, loại bỏ các plug-in không cần thiết và xem xét lại hosting. 

Thân thiện trên di động

Tỷ lệ người dùng smartphone để truy cập internet càng ngày càng tăng, vì vậy việc tối ưu website cho thiết bị di động là vô cùng cần thiết. Khi tối ưu website cho di động, bạn cần nghiên cứu tương tác của người dùng trên thiết bị di động và máy tính để bàn khác nhau như thế nào, từ đó bạn sẽ biết cần phải tối ưu, rút gọn hay giữ lại phần nào trên phiên bản mobile.


Bạn nên sử dụng website đều là giao diện responsive đã được tối ưu hóa cho mọi kích thước màn hình từ máy tính để bàn, máy tính bảng đến điện thoại di động.

Trên đây là các tiêu chí mà bạn cần đảm bảo cho trang đích khi quảng cáo Google Ads để mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho người dùng. Những nguyên tắc này không chỉ nên áp dụng cho trang đích quảng cáo mà có thể áp dụng cho tất cả các trang để tối ưu trải nghiệm người dùng khi truy cập website của bạn.
Share:

CỤ THỂ HÓA NỘI DUNG: CHÌA KHÓA BIẾN BÀI VIẾT THÔNG THƯỜNG TRỞ NÊN NỔI BẬT

Gần đây, tôi nghe nhiều người phàn nàn rằng: “Làm Content Marketing ngày càng khó. Cạnh tranh với những trang blog viết về cùng một chủ đề giống nhau dường như là điều không thể”. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là: Content marketing không hề khó hơn, chỉ là người đọc ngày càng thông minh hơn. Độc giả không còn muốn đọc những nội dung lặp đi lặp lại, nhạt nhẽo và na ná giống nhau. Họ đã chán ngấy việc bị dẫn dụ bởi các tiêu đề giật gân trên các trang báo. 

Thách thức của những người sáng tạo nội dung hiện nay không phải là sáng tạo ra nội dung gì, mà là phải làm sao để nội dung của mình trở nên nổi bật so với những bài viết có cùng chủ đề khác. Một số chuyên gia marketing cho rằng, để giải quyết vấn đề này, các công ty nên tập trung vào kỹ thuật xây dựng nội dung 10x – nội dung tối ưu hơn gấp 10 lần so với kết quả tìm kiếm cao nhất của một hoặc một vài từ khóa nhất định. Một ý kiến khác lại cho rằng cần triển khai những nội dung ở dạng văn bản dài, nghĩa là tạo ra những bài viết chất lượng có độ dài từ 2000 từ trở lên. 

Còn theo quan điểm của chúng tôi, cách để giải quyết tình trạng “nội dung tầm thường” chính là chiến lược “cụ thể hóa nội dung”.
Hầu hết các trang blog đều cố gắng tạo ra những nội dung quá rộng xoay quanh một chủ đề. Điều này khiến cho các bài viết trở nên quá nhàm chán và chung chung. 
Tuần trước, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát với 9 công ty khách hàng của chúng tôi, về cách họ làm content marketing cho doanh nghiệp của họ. Chúng tôi yêu cầu họ đưa ra ý tưởng bài viết theo những hình thức khác nhau, ví dụ như: case study, các bài viết kể chuyện, bài hướng dẫn, nêu quan điểm, và các bài phân tích số liệu…

Sau khi thu thập câu trả lời, chúng tôi nhận thấy có một điểm chung trong tất cả các ý tưởng được đưa ra: Hầu hết các ý tưởng đều rất chung chung.

Chúng tôi đã nhận được những ý tưởng bài viết kiểu như:
  • “Làm thế nào để startup của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn” – ý tưởng cho một ứng dụng referral SaaS
  • “Bạn chợt nhận ra doanh nghiệp của bạn cần một ứng dụng di động. Vậy bạn phải bắt đầu từ đâu?” – ý tưởng của một công ty phát triển ứng dụng.
  • Ngay cả tôi cũng từng trở thành nạn nhân của những ý tưởng nội dung chung chung kiểu như vậy khi tôi soạn thảo một bài viết về cách “Làm thế nào để tạo nội dung có giá trị” cho blog này, và sếp đã nói với tôi rằng nội dung bài đăng quá rộng.

Tại sao đó là những ý tưởng tồi?

Nếu chỉ nhìn qua, những bài viết như trên trông có vẻ ổn về mặt ý tưởng. Chúng giải quyết được một vấn đề ở mức cơ bản. Chúng cũng thu hút được những độc giả đang quan tâm đến sản phẩm. Nhưng tất cả những ý tưởng này đều thiếu tính cụ thể. Và vấn đề chung của những ý tưởng nêu trên đó là: chúng không phù hợp với một bài blog. Những ý tưởng đó đủ rộng để làm chủ đề cho một trang blog trọn vẹn. 
Tôi sẽ giải thích rõ hơn như sau…



Về ý tưởng “Làm thế nào để startup của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn”

Có rất nhiều blog bàn luận về việc làm thế nào để doanh nghiệp của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn. Vậy nên làm sao có thể gói gọn tất cả những lời khuyên đó trong phạm vi một bài đăng? Nếu ai đó có ý định làm vậy, nhiều khả năng họ sẽ viết được nguyên một cuốn sách hướng dẫn cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, chứ không còn là một bài blog đơn thuần. Việc xây dựng một bài viết với nội dung quá rộng về một chủ đề như vậy sẽ chỉ giúp bạn tạo ra những bài viết có chất lượng ở mức trung bình mà thôi. 

Về ý tưởng “Bạn chợt nhận ra doanh nghiệp của bạn cần một ứng dụng di động. Vậy bạn phải bắt đầu từ đâu?”

Bạn sẽ bắt đầu từ đâu để triển khai bài viết này? Bạn có nhắc đến việc xem xét những quyết định nào cần được đưa ra không? Bạn có nói đến câu chuyện của người dùng không? Bạn có bàn về vấn đề thiết kế không? Bạn có đề cập đến các yếu tố về ngân sách không? Có rất nhiều hướng khác nhau để triển khai bài viết này.

Về ý tưởng cách “Làm thế nào để tạo nội dung có giá trị”

Đây không phải là một bài blog, mà là cả một trang blog. Những blogger chuyên nghiệp luôn dành riêng một chuyên mục để nói về chủ đề này. Nếu tôi cố gắng triển khai một bài viết theo chủ đề, rất có thể tôi sẽ thất bại thảm hại bởi vì có quá nhiều yếu tố cần được nhắc đến để biến phần nội dung trở nên có giá trị. Bài viết kiểu này sẽ viết như thế nào? Bạn sẽ tập trung vào hình thức, câu chuyện, tính mạch lạc, việc nghiên cứu khách hàng hay điều gì khác?

Độc giả của bạn có thể nhận ra những ý tưởng chung chung ở ngay phần tiêu đề.

Bạn thử nghĩ xem…

Tiêu đề thường giống như một món hàng không có giá trị nếu nó gợi mở về một nội dung nhàm chán. Liệu bạn có cảm thấy đủ hấp dẫn để đọc toàn bộ nội dung của một bài viết có tiêu đề “Làm thế nào để xây dựng nội dung có giá trị” không?

Với tiêu đề như trên, bạn thậm chí có thể dự đoán những lời khuyên nhạt nhẽo mà bài viết đó đưa ra: 

  • Nó sẽ đưa ra một đoạn giới thiệu chung chung về lý do tại sao content marketing là chìa khóa của mọi thành công.
  • Tiếp theo, nó bắt đầu triển khai vấn đề bằng việc nêu lên rằng content marketing rất khó, và tại sao bạn cần phải xây dựng nội dung có giá trị.
  • Sau đó, nó sẽ đưa ra những quan điểm khiến chúng ta phải khiếp sợ: liệt kê 6 hoặc 7 cấp độ ý tưởng khiến cho nội dung trở nên có giá trị và minh họa bằng 1 đến 3 đoạn văn.
Chúng ta phải thấy 500 bài viết dưới dạng này tràn ngập trên trang chủ mạng xã hội của mình trong năm qua. Và đó là lý do vì sao nội dung mơ hồ sẽ khiến blog của bạn như một đống rác. 

Lý do hàng đầu khiến cho các công ty thất bại trong việc tạo ra những bài viết chất lượng đó là các chủ đề không đủ cụ thể.


Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu cách biến những ý tưởng bài viết chung chung thành những ý tưởng cụ thể dễ nhận được sự đồng cảm từ độc giả hơn.

Thực hiện “Chiến lược cụ thể hóa nội dung” để nâng cấp những ý tưởng chung chung thành những ý tưởng nổi bật

Tôi sẽ bắt đầu bằng một ví dụ để giải thích cụ thể. Nếu tôi có ý tưởng viết về “hướng dẫn cách tìm và thuê content writer”, tôi sẽ không lấy ngay ý tưởng này làm chủ đề cho 1 bài viết, vì nó chưa đủ cụ thể.  Tôi sẽ nghiên cứu chủ đề lớn “Tìm và Thuê content writer”, sau đó khám phá những vấn đề (pain point) trong suốt quá trình tìm và thuê ứng viên của những người đang trong tình huống đó.


Ý tưởng lớn: Tìm và Thuê các blog writer.

Các vấn đề gặp phải:

  1. Quyết định xem nên thuê inhouse content writer, thuê một agency hay thuê người viết tự do.
  2. Tìm những người viết uy tín ở đâu và làm sao để đánh giá năng lực của họ.
  3. Cần phải trả công bao nhiêu cho một bài viết và làm thế nào để quản lý một nhóm người viết.
Khi cả 3 bài viết nêu trên được triển khai, chúng sẽ bao quát được hầu hết các vấn đề trong quy trình tìm kiếm và thuê content writer. Chúng tôi biên soạn cả 3 bài viết, bổ sung thêm một số nội dung và quyết định biến chủ đề này thành một bài chỉ dẫn lớn. Nội dung của cả bài viết sẽ có độ dài trên 5000 từ.

Hãy thử tưởng tượng nếu chúng tôi cố gắng nhồi nhét tất cả thông tin vào trong một bài viết thì sẽ như thế nào…Nó sẽ trở nên quá nặng nề và có lẽ không mang lại lợi ích gì cho người đọc.

Dưới đây là quy trình biến các bài viết chung chung thành các nội dung chất lượng cao

  1. Trước tiên, hãy hiểu rõ vấn đề của khách hàng. Đừng đoán mò. Nếu bạn không biết, hãy bắt tay vào nghiên cứu ngay.
  2. Tiếp theo, suy nghĩ về lý do tại sao một người tìm kiếm lời khuyên về chủ đề đó. Bạn có thể tận dụng công cụ tìm kiếm để biết mọi người đang có xu hướng tìm kiếm những nội dung gì, hoặc sử dụng các diễn đàn hỏi đáp như Quora. 
  3. Cuối cùng, hãy liệt kê tất cả những lý do trên và triển khai thật chi tiết những bài viết về chúng. Nếu những lý do cụ thể này được chứng minh bằng kết quả khảo sát về lịch sử tìm kiếm trên Google của người dùng, hoặc bằng các cuộc hội thoại của họ thì càng tốt.
Tôi có một khách hàng (tên là Sara) đang làm trong lĩnh vực sức khoẻ và làm đẹp, công ty này cung cấp dịch vụ giúp khách hàng healthy eating & weight loss. Họ có một câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình thay đổi của một cô nàng béo phì, sau khi sử dụng dịch vụ của công ty, cô ấy giảm được hơn 30 kg. Họ muốn chia sẻ những bài học của mình về việc giảm cân và làm thế nào để trở nên tự tin hơn.

Trong suốt hơn 1 tuần, chúng tôi đã khai thác những gợi ý tìm kiếm để đưa ra được một danh sách chủ đề phù hợp nhất cho độc giả của công ty này. Sau khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi tìm ra câu hỏi “Vì sao tôi béo” là một từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Đây là một chủ đề có sức lay động mạnh mẽ đối với Sara bởi cô cũng từng trải qua cảm giác tương tự trước đây, và có lẽ đó cũng chính là từ khóa mà cô sử dụng để tìm kiếm những lời khuyên. Từ đó, chúng tôi cho rằng đây rất có thể là một chủ đề hay cho bài viết.

Và rồi Sara viết nó, bài viết rất tốt và có khả năng sẽ trở thành từ khóa được tìm kiếm được ưa chuộng nhất trong một khoảng thời gian dài bởi nó chất lượng hơn nhiều so với các bài viết khác trước đây. Nhưng khi tôi đọc bản nháp của bài viết “Vì sao tôi lại béo thế này?”, tôi nhận ra rằng mỗi một phần nội dung mà cô ấy viết đã có thể trở thành một bài viết độc lập rồi.

Có vô số những chủ đề hay trong cùng một bài viết dài này mà đa số độc giả của Sara quan tâm, chẳng hạn như:

  • Làm thế nào để đối phó với những kẻ bắt nạt khi bạn có thân hình quá khổ.
  • Chế độ giảm cân không giúp cải thiện thói quen ăn những thực phẩm không lành mạnh.
  • Vấn đề của việc “nhịn ăn” (hay nói cách khác là bỏ đói bản thân).
  • Khái niệm về trẻ con gầy yếu, người lớn béo phì – trẻ em có thể ăn bất cứ thứ gì chúng muốn.
  • Các kênh truyền thông tác động đến sự tự tin của con người như thế nào.
  • Tại sao bạn không nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề dinh dưỡng.
  • Tại sao bạn không nên nghe những lời khuyên về dinh dưỡng từ mẹ của mình.
  • Tại sao các tem nhãn thực phẩm lừa dối người tiêu dùng.
  • Tại sao khoa học mới là lời khuyên về dinh dưỡng đúng đắn nhất.
Các phần nội dung này đều là những vấn đề hoặc câu hỏi mà độc giả nghĩ đến, nếu họ đang tìm câu trả lời cho việc “Tại sao tôi béo?” Bây giờ, thay vì triển khai một bài viết có nội dung quá rộng, cô ấy nên triển khai thành 9 bài viết tương ứng khác nhau. Với cách này, tôi chắc chắn rằng cô ấy có thể đi sâu vào từng vấn đề cụ thể (và khiến chúng trở nên khác biệt so với bất kỳ bài viết cùng chủ đề khác). 

Như vậy, việc áp dụng chiến lược cụ thể hoá nội dung đã mang lại nhiều lợi ích hơn gấp 3 lần so với thông thường: 

  • Bài viết dễ triển khai hơn. Thay vì viết một bài dài về chủ đề quá rộng với hàng tỉ góc nhìn có thể khai thác, giờ đây Sara đã có thể phân tích từng chủ đề nhỏ một và có thể diễn giải cực kỳ chi tiết. 
  • Bài viết dễ lay động đến nhiều độc giả hơn. Các chủ đề trực tiếp hướng đến một vấn đề, thách thức hoặc câu hỏi mà độc giả đang quan tâm. Nhờ vậy, bạn có thể xây dựng một sự kết nối sâu hơn với người đọc khi họ có thể liên hệ đến những điều cụ thể.
  • Bài viết sẽ dễ đem đi quảng bá hơn. Giờ đây Sara hoàn toàn có thể tham gia vào các nhóm về dinh dưỡng, khoa học thực phẩm, v.v… và chia sẻ các bài viết của mình trong các nhóm đó. Nếu như không triển khai bài viết theo hướng cụ thể, các nhóm trên sẽ không giúp ích được gì nhiều cho việc quảng bá nội dung của cô ấy. 
  • Bài viết sẽ được xếp hạng cao hơn với những từ khoá tìm kiếm dài. Khi mọi người được hỏi họ thường tìm kiếm lời khuyên về chủ đề này ở đâu, nhiều người trả lời rằng họ tìm trên Google. Bằng cách bám vào từng vấn đề mà độc giả gặp phải, sau đó triển khai những bài viết chi tiết về từng chủ đề cụ thể, những nội dung mà cô ấy tạo sẽ có khả năng trùng khớp với những câu hỏi thường gặp của độc giả cao hơn.
Ok giờ tới lượt bạn, trước khi viết bài tiếp theo, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn cụ thể hơn. 

Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi viết bài viết tiếp theo…

Liệu nó đã đủ cụ thể chưa? Hay bạn còn có thể chia nhỏ ý tưởng của bài viết thành nhiều bài viết khác nữa? Nếu bài viết của bạn chưa đủ cụ thể, bạn sẽ đứng trước nguy cơ tạo ra những nội dung mơ hồ. 
Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99