• GIẢI PHÁP MARKETING TỔNG THỂ

    Ngay từ khi thành lập, iMaSo VN đã xác định cho mình sứ mệnh... “Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn" Chúng tôi giúp các doanh nghiệp, cửa hàng thay đổi cách bán hàng, quản lý hiệu quả hơn bằng cách cung cấp nền tảng công nghệ đột phá, có thể ứng dụng dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp.

  • FACEBOOK – NƠI KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

    Chủ động tiếp cận khách hàng mới thật nhanh chóng với các hình thức đa dạng trong nội dung và hình ảnh. Bạn có thể nhắm mục tiêu và truyền tải thông diệp thu hút tệp đối tượng có sở thích hoặc mối quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

  • CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

    Bất kể bạn đang làm trong ngành nào, rất có thể, bạn chỉ là một công ty trong biển cạnh tranh. Và nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng, thì marketing là điều bắt buộc. Một khi bạn có được sự chú ý của khách hàng, điều bạn cần lúc này là một thứ gì đó để duy trì nó. Và tất nhiên, không gì tốt hơn một chiến lược branding hiệu quả. .

"CHẠM" TỚI CẢM XÚC KHÁCH HÀNG BẰNG SLOGAN KINH DOANH ẤN TƯỢNG

 Slogan là một trong những chiêu thức marketing bắt buộc những thương hiệu phải có. Câu khẩu hiệu là một công cụ cực kỳ quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu để giúp doanh nghiệp “tỏ tình” hiệu quả với khách hàng. Những câu slogan hay về kinh doanh sẽ giúp thương hiệu của bạn “đánh” trực tiếp vào trái tim khách hàng.

Những câu Slogan hay phải hội tụ những yếu tố nào?

Đầu tiên một doanh nghiệp muốn tạo ra một slogan hay phải có một mục tiêu nhất định để hướng tới. Tiếp theo để ghi nhớ dễ dàng vào tâm trí của khách phải thật ngắn gọn, xúc tích và quan trọng nhất phải dễ hiểu. Nếu không có yếu tố này thì slogan không còn là slogan nữa, bởi chẳng khách hàng nào lại bỏ công để nhớ một dòng slogan dài “ngoằng ngoẵng“.

Không phản cảm là một yếu tố cũng quan trọng cần ghi nhớ. Nó có thể ảnh hưởng thậm chí xúc phạm đến người khác dù chỉ là một bộ phận nhỏ khách hàng. Cuối cùng, hãy nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm: Một slogan hay phải thể hiện tính năng và lợi ích khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Những điều đó sẽ thu hút khách hàng của bạn tiếp cận với thương hiệu giúp họ trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy vậy những yếu tố trên là những điều kiện cơ bản để tạo ra một slogan. Thực tế để tạo ra một slogan hay, gây ấn tượng với người tiêu dùng không phải là dễ, điều này bắt buộc doanh nghiệp có trong mình một thông điệp ấn tượng đủ sức khơi gợi trí tưởng tượng của khách hàng về dịch vụ sản phẩm của mình. Những câu slogan hay dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn đúng đắn và là cảm hứng để tạo ra những thông điệp đắt giá cho thương hiệu.
“MỘT SLOGAN CẦN “ĐỦ DÀI” ĐỂ KẾT NỐI CẢM XÚC VỚI KHÁCH HÀNG”- AL RIES – CHA ĐẺ CỦA ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU. 

Những câu Slogan hay về kinh doanh ấn tượng nhất

1. Nâng niu bàn chân Việt – Bitis

Có thể nói đây là một câu khẩu hiệu kinh điển của Bitis làm lay động trái tim biết bao nhiêu thế hệ. Để hỏi rằng bao nhiêu người nhận ra câu nói này của hãng nào, một điều dám cá với bạn là 9/10 người sẽ nhận ra. Bitis đã tạo ra một slogan hoàn hảo bao gồm những hàm ý, ý nghĩa bên trọng. Nhắc đến Bitis là người ta sẽ nhớ đến câu slogan của hãng. Một thương hiệu Việt làm rất tốt về khoản chiến lược Marketing, giúp hãng định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.

2. Khơi nguồn sáng tạo – Trung Nguyên

Đây cũng là một thương hiệu Việt mang đến thị trường một slogan hay. Sự đúng đắn của Trung Nguyên khi chuyển từ câu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” thành “Khơi nguồn sáng tạo” như hiện nay. Triết lý của Trung Nguyên thể hiện hết qua câu này, sự ngắn gọn, dễ hiểu và làm người đọc thấm thía mỗi lần đọc. Chính điều này làm slogan của Trung nguyên lay động được người tiêu dùng trên thị trường suốt bao năm nay.

3. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu – Prudential

Một doanh nghiệp bước chân vào thị trường Việt Nam những năm 1995 của thế kỷ trước. Có thể thấy đây là một câu slogan khơi gợi cho khách hàng biết bao suy nghĩ. Độ nổi tiếng của câu khẩu hiệu này đã là chủ đề được cái bạn trẻ chế lại, những câu chế lại ngẫu nhiên trở thành hình thức PR miễn phí cho doanh nghiệp. Và câu slogan “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” đã trở nên rất nổi tiếng và mỗi lần nhắc tới thì câu slogan của Prudential sẽ chắc chắn phải được liệt kê vào những câu slogan hay nhất.

Xem thêm: Mindset là gì? Top xu hướng chuyển đổi Mindset cho Marketing thành công

4. Vị ngon trên từng ngón tay (It’s finger lickin’s good) – KFC

KFC là một ví dụ điển hình, nhắc đến câu slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” người ta liên tưởng ngay đến thương hiệu đồ ăn nhanh KFC. Sau gần 50 năm được tin dùng, năm 2011, KFC đã sử dụng một Slogan mới là “So Good”. Mặc dù slogan mới có ưu điểm ngắn gon hơn slogan cũ, nhưng nhìn tổng thể thì rõ ràng slogan cũ sẽ ấn tượng và hài lòng khách hàng hơn. Vì vậy mặc dù không còn là câu khẩu hiệu của hãng, nhưng nhắc đến KFC người ta vẫn ấn tượng về câu nói đi vào tâm trí của biết bao thế hệ.

5. Hãy khác biệt (Think Different) – Apple

Steven Job không bao giờ giớn hạn sự sáng tạo của mình ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi Steven Job quay trở lại Apple, công ty đã thực hiện một chiến dịch cực kì thành công, với slogan đơn giản: “Think Different (Hãy khác biệt). Trong khi những hãng khác cũng có slogan hay không kém như Intel (Intel Inside – Intel ở bên trong) rất phổ biến, thì “Hãy khách biệt” của Apple” còn có sự tác động đến tâm trí của người tiêu dùng hơn. Nó hiện nay là hình mẫu cho những công ty muốn có được sự hoàn hảo từ sản phẩm đến các chiến dịch marketing.

6. Tiếp nguồn sinh khí (Energizing life) – FPT

Để góp mặt vào những câu slogan hay nhất này thì có thể nhận thấy một điều rằng FPT là một công ty công nghệ, phần mềm nổi tiếng nhất hiện nay tại Việt Nam. “Tiếp nguồn sinh khí” có ngụ ý rằng những sản phẩm của FPT sẽ cùng người sử dụng sẽ được FPT thúc đẩy và tạo ra những thành công, cùng nhau xây dựng những nền móng để có tương lai tươi đẹp nhất. Với hình ảnh cá nhân rất tương đồng với slogan mới của thương hiệu FPT, công tác truyền thông hệ thống nhận diện thương hiệu mới của FPT khá tốt trong một số event, hoạt động để tạo dấu ấn về FPT trong khách hàng và cộng đồng.

7. Cứ làm đi (Just do it) – Nike

Xét về độ nhận diện thương hiệu thì không gì có thể sánh được với ông lớn Nike trên mặt trận Slogan. Câu slogan của Nike đã đi vào kinh điển khi nó là một trong những câu nói được nhiều người biết đến nhất, cứ nhắc đến “Just do it” là nhắc đến Nike. Bản thân Nike là một hãng chuyên về kinh doanh đồ thể thao, những mặt hàng ưa vận động và giúp con người thúc đẩy về mặt thể chất. Chính vì thế câu slogan được các chuyên gia nhận định là có tính “thôi thúc” con người, khiến họ dám nghĩ dám làm, hoạt động năng nổ hơn, với dụng ý của Nike là những sản phẩm của Nike sẽ giúp khách hàng đưa họ lên những tầm cao mới và trải bước cùng Nike đến những điều mới.

8. Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất (The happiest place on earth) – Disneyland

Disneyland là công viên giải trí hàng đầu nổi tiếng trên toàn thế giới, với sự “hậu thuẫn” của Walt Disney thì những sản phẩm của công viên gắn liền với những nhân vật rất thân thiết như: Chuột Mickey, Vịt Donald, các công chúa của Disney… Mang trong mình bản chất là một công viên phục vụ cho lứa tuổi thấp hơn vì vậy chiến lược Marketing của Disneyland nhằm tạo ra một slogan dễ nhớ và gây thiện cảm với mọi lứa tuổi nhất là độ tuổi nhỏ. Những câu Slogan hay về kinh doanh không thể không nhắc đến Disneyland “Nơi hạnh phúc nhất trên trái đất” khiến khách hàng mỗi khi đọc lại gây thương nhớ và hình dung về một công viên thú vị nhất hành tinh.

9. Kết nối mọi người (Connecting people) – Nokia

Dù Nokia đã qua thời kỳ đỉnh cao của mình, thế nhưng khi nhắc về Nokia chúng ta không thể quên hình ảnh 2 bàn tay kết nối với nhau. Tại thời điểm hoàng kim nhất của mình câu Slogan “Kết nối mọi người” dường như trở nên rất thân quen với khách hàng. Câu khẩu hiệu tuy ngắn gọn mà thông minh này tượng trưng cho tiêu chí của công ty, đó là kết nối tất cả mọi người, gạt bỏ những rào cản, khoảng cách với nhau. Có thể nói Nokia đã rất nỗ lực để thực hiện sứ mệnh của mình thông qua câu slogan này bằng cách không ngừng chế tạo ra những sản phẩm mới với nhiều tính năng, ứng dụng mới với giá thành hợp lý, phù hợp với mọi tầng lớp khách hàng. Nhờ đó mà nhãn hiệu Nokia đã trở thành biểu tượng thân thuộc với tất cả mọi người.

10. Thật sự thiên nhiên – TH True Milk

Một trong những điểm nhấn cho thương hiệu sữa TH True Milk là slogan với thông điệp “Thật sự thiên nhiên”. Thông qua thông điệp này, công ty TH Milk muốn nhấn mạnh sản phẩm sữa của mình được bắt nguồn từ những đồng cỏ xanh và công nghệ hiện đại tại trang trại TH. 

Với một loạt Scandal về nghi vấn sữa bẩn từ các thương hiệu sữa trên thị trường thì TH đã tạo ra một Slogan gây không ít tranh cãi trái chiều. Một là TH tạo ra để nhấn mạnh sữa của mình là “thuần khiết” và khẳng định chất lượng, hoặc đây là chiêu trò quảng cáo Marketing nhằm ám chỉ các đối thủ khác. Dù hiểu theo nghĩa nào nhưng khi đọc Slogan của TH true milk thì khách hàng cảm thấy ngay đây thật sự dễ gây thiện cảm, đây xứng đáng là một trong những câu slogan hay về kinh doanh.

Xem thêm: Chọn màu cho từng ngành kinh doanh

Những câu slogan hay theo từng lĩnh vực, ngành nghề

Dưới đây là tổng hợp những câu slogan hay theo từng lĩnh vực cụ thể bạn có thể tham khảo thêm:

Slogan hay cho quán cafe

- Cafe rang Xay Nguyên Chất

- Cafe – hương vị Cuộc sống

- Cafe – sống cùng đam mê

- Nơi chia sẻ cảm xúc

- Trải nghiệm mới, hoài niệm cũ

- Have it your way – Thưởng thức theo cách của bạn

Slogan hay về dược phẩm

- Bảo Xuân: gìn giữ nét xuân

- Sắc Ngọc Khang: tạm biệt tàn nhang, xua tan vết nám

- LIC: giảm cân đẹp dáng, tự tin tỏa sáng

- Boganic: bổ gan, giải độc, mát gan

- Emhappy: thăng hoa cảm xúc lứa đôi

- Siro ho cảm Ích nhi: Giải cảm, Giảm ho, Tiêu đờm

- BigBB plus: Mũi họng khỏe, trẻ lớn nhanh

- Prospan: thuốc ho cho cả gia đình

- Panadol: giảm đau, hạ sốt, không gây buồn ngủ

- Vì cuộc sống khỏe đẹp hơn

- Chúng tôi chăm sóc sức khỏe của bạn

- Feel better – Live longer

- Chăm sóc sức khỏe – chia sẻ niềm vui

- Chăm sóc sức khỏe gia đình bạn

- Giữ gìn cuộc sống quý giá

- Hạnh phúc cho mọi nhà

- Health for life

- Lựa chọn vì sức khỏe

- Mang bình an đến mọi người

- Vì sức khỏe cộng đồng

Những câu slogan hay về chăm sóc khách hàng

- Tất cả vì khách hàng

- Kề vai sát cánh

- Cho đi nhiều hơn mong đợi

- Your Passion is our Satisfaction – Đam mê của bạn là sự hài lòng của chúng tôi

- Best Service, Right Time, Right People – Dịch vụ tốt nhất, Đúng lúc, Đúng người

- Definitely, We can Serve you better – Chắc chắn, chúng tôi có thể phục vụ bạn tốt hơn

- Service is Everywhere – Dịch vụ ở mọi nơi

- Service Truly Different – Dịch vụ thực sự khác biệt

- Satisfaction is our motto – Sự hài lòng là phương châm của chúng tôi

- Service what you deserves – Phục vụ những gì bạn xứng đáng

- We Believe in Service, and you Know that – Chúng tôi tin vào dịch vụ của mình, và bạn biết điều đó

- Good Space, Good Service – Không gian tốt, dịch vụ tốt

- Sharing the Feelings – Chia sẻ cảm xúc

- You say, We’ll do it – Bạn yêu cầu, chúng tôi làm

- We are here to serve you – Chúng tôi ở đây để phục vụ bạn

Slogan hay về công nghệ

- Nokia: Connecting people – Kết nối mọi người

- Apple: Think different – Suy nghĩ khác biệt

- Toshiba: In Touch With Tomorrow – Kết nối với tương lai

- Adobe: Better by Adobe – Tốt hơn bởi Adobe

- AT & T: Reach out and touch someone – Vươn ra và chạm tới ai đó

- Dell: Easy as Dell – Dễ dàng như Dell

- Hitachi: Inspire the Next – Truyền cảm hứng tiếp theo

- Microsoft: Your potential. Our passion – Tiềm năng của bạn. Niềm đam mê của chúng tôi

- Nintendo: Born to play – Sinh ra là để chơi

- Fujitsu: Possibilities are infinite – Khả năng là vô hạn

- Mozilla Firefox: Your web, the way you like it – Trang web của bạn theo cách bạn thích

- LG – Life’s Good – Cuộc sống tươi đẹp

- Sony – Make believe: Hãy tin tưởng

- Cisco – Tomorrow Starts Here: Ngày mai bắt đầu từ đây

- Seiko Epson – Exceed Your Vision: Vượt quá tầm nhìn của bạn

Slogan hay nông nghiệp

- Thấu hiểu cây trồng

- Sự lựa chọn tốt nhất cho cây trồng

- Phụng sự Nông nghiệp Việt

- Phát triển cùng nhà nông

- Tốt cho đất, khỏe cho cây

- Bạn đồng hành với nhà nông

- Adding Green to your Life – Thêm màu xanh cho cuộc sống

- Grow naturally, Live natural – Phát triển tự nhiên, sống tự nhiên

- Moving the World – Thay đổi thế giới

- The leader of nature – Lãnh đạo của tự nhiên

- Nature for better Future – Tự nhiên vì một tương lai tốt đẹp hơn

Slogan hay cho siêu thị

- Coopmart: Nơi mua sắm đáng tin cậy – Bạn của mọi nhà

- Bic C: Giá rẻ cho mọi nhà

- Vinmart: An tâm mua sắm mỗi ngày

- Walmart: Save Money. Live Better – Tiết kiệm tiền bạc. Sống tốt hơn

- H-E-B: Here everything’s better – Ở đây mọi thứ đều tốt hơn

- Piggly Wiggly: It feels like home – Cảm giác như ở nhà

- Foodland: Think of food, think of Foodland – Nghĩ về đồ ăn, nghĩ về Foodland

- Chất lượng vượt niềm tin

- Sống tiện nghi, vui thỏa chí

- Thích tiện nghi, tùy lựa chọn

- Mua sắm cho gia đình

Những câu slogan hay về chất lượng sản phẩm

- Hòa Phát: Bừng sáng không gian của bạn

- Bitis: Nâng niu bàn chân Việt

- VNPT: Cuộc sống đích thực

- Vinaphone: Không ngừng vươn xa

- Mobifone: Kết nối giá trị – khơi dậy tiềm năng

- Taxi Mai Linh: Tất cả vì khách hàng

- Vietnam Airlines: Sải cánh vươn cao

- PUMA: Forever faster

- Lavie: Một phần tất yếu của cuộc sống

- Comfort: Thơm mát suốt ngày dài năng động

- Chinsu: Thơm ngon tới giọt cuối cùng

Slogan hay về mỹ phẩm

- Enchanteur: Sự lôi cuốn kỳ diệu

- L’Oreal: Because you’re worth it – Bởi vì bạn xứng đáng

- Olay: Love the skin you’re in – Hãy luôn yêu quý làn da của bạn

- Dove: The secret of beautiful hair – Bí mật của mái tóc bóng đẹp

- Sunsilk: Tóc mềm mượt suốt ngày dài

- Vaseline: The Healing Power of Vaseline – Sức mạnh chữa lành của Vaseline

- Maybelline: Maybe She’s Born With It, Maybe It’s Maybelline – Có thể cô ấy đẹp tự nhiên, Có thể là nhờ Maybelline

- Nâng niu vẻ đẹp Á Đông

- Vẻ đẹp tiềm ẩn luôn nằm trong mỗi chúng ta

- Bí mật của vẻ đẹp

- Vẻ đẹp là sức mạnh

- Đẹp mãi với thời gian

- Vẻ đẹp vượt thời gian

Kết luậnSlogan là khẩu hiệu thương mại giúp thương hiệu kết nối gần hơn đến khách hàng. Khách hàng có nhớ và ấn tượng đến thương hiệu của bạn hay không một phần không nhỏ nhờ vào những câu khẩu hiệu dễ nhớ và ấn tượng. 

Những câu slogan hay về kinh doanh, slogan hay cho công ty ở trên sẽ giúp bạn có “cảm hứng” sáng tạo cho doanh nghiệp những câu ấn tượng và đầy ẩn ý làm lay động trí tưởng tượng khách hàng.

Xem thêm: SME là gì? Bài toán chiến lược Marketing Online cho doanh nghiệp SME

Share:

MINDSET LÀ GÌ? TOP XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI MINDSET CHO MARKETING THÀNH CÔNG

 Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0, mọi thứ đang dần thay đổi, máy móc đang dần thay thế cho con người, thực tế ảo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này cũng nói lên được tư duy con người là vô hạn, là thứ không bao giờ có thể biến mất, hay còn được gọi là mindset. Cùng tìm hiểu về mindset là gì và tầm quan trọng của nó trong marketing ngay sau đây!

Mindset là gì?

Mindset được hiểu là tư duy, đề cập đến việc bạn có tin rằng những phẩm chất như trí thông minh và tài năng của con người là những đặc điểm cố định hay có thể thay đổi được. Thông thường mindset sẽ được chia ra làm 2 loại đó là Fixed mindset – tư duy cố định và  Growth Mindset – tư duy tăng trưởng.

  • Những người có tư duy cố định – Fixed mindset thì tin rằng những phẩm chất này là có bẩm sinh, cố định và không thay đổi được.

  • Người có tư duy tăng trưởng growth mindset thì tin rằng những khả năng này có thể được phát triển và tăng cường bằng cách cam kết và làm việc chăm chỉ.

Tư duy đóng một vai trò quan trọng trong cách mà bạn đối phó với những thách thức của cuộc sống. Ở trường học thì tư duy tăng trưởng có thể đóng góp cho một thành tích lớn hơn và những nỗ lực gia tăng. Khi đối mặt với một vấn đề như cố gắng tìm kiếm một công việc mới, những người có tư duy tăng trưởng thường tỏ ra khả năng phục hồi cao hơn. Họ có nhiều khả năng kiên trì hơn đối với những thất bại trong khi những người có tư duy cố định lại thường có xu hướng từ bỏ. 

Mindset trong marketing

Marketing Mindset là một phạm trù trong hệ thống tư duy dựa trên góc nhìn Marketing. Có một mindset phát triển trong lĩnh vực này cũng là một nhân tố để bạn có thể tiến xa hơn trong nghề. Dựa trên nhiều thập kỷ nghiên cứu, khoa học đã chứng minh rằng cách chúng ta cảm nhận bản thân là nhân tố chính trong những gì chúng ta có thể đạt được. Nếu chúng ta thấy khả năng của mình là cố định, chúng ta có xu hướng không đi quá xa. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy khả năng của mình có thể vận động và thay đổi, ta sẽ làm việc để cải thiện chúng và đạt được sự xuất sắc.

Điều tương tự cũng có thể nói về một lĩnh vực như tiếp thị. Nếu bạn thấy các quy tắc là cố định, bạn sẽ có xu hướng bị giới hạn bởi các rào cản thông thường về thành tích. Nhưng nếu chúng ta thấy rằng các mô hình, ở một mức độ lớn, có một khả năng vô tận, chúng ta sẽ không bị trói buộc bởi hệ thống tư duy của chính mình.

Đó là lý do tại sao học cách thay đổi các mô hình tư duy của bản thân trong ngành marketing là cực kì quan trọng. Chúng ta đang sống trong một thời đại của sự thay đổi nhanh chóng và không có cách nào ngoài việc thích nghi liên tục.

Xem thêm: "Bậc thầy" tâm lý học Starbucks và 4 "cạm bẫy" chực chờ trên menu

Xu thế chuyển đổi mindset là gì?

Sự phát triển của tiêu dùng sau chiến tranh và các phương tiện đại chúng đã mang đến một xu thế mới. Người làm marketing cho thể tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng của mình bằng việc đầu tư cho một quảng cáo. Hoặc, nếu một doanh nghiệp truyền đi thông điệp đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong việc kinh doanh. Do đó, chính từ thu hút người dùng, các nhà làm marketing đã nắm giữ sự chú ý này.

Với cách làm truyền thống, người làm marketing cố gắng tạo ra những thông điệp chuẩn xác để đưa nó đến với đúng người dùng vào đúng thời điểm. Nếu làm được điều này thì xem như thương hiệu của bạn đã thành công. Việc truyền đi những thông điệp về lợi ích của thương hiệu đang là một cách làm tốt để thúc đẩy lợi nhuận. Thế nhưng, người dùng càng ngày càng trông đợi nhiều hơn vào những thông điệp do đó bạn cần phải thay đổi chiến lược marketing cho thương hiệu của mình, mang đến những trải nghiệm mới hơn, thông minh sáng tạo hơn cho người dùng.

Công nghệ số hiện nay đã giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với đông đảo khách hàng dễ dàng hơn đã khiến người dùng bị cuốn vào quá nhiều quảng cáo và dẫn đến choáng ngợp. Do đó, việc chú trọng vào thông điệp thương hiệu đã không còn hiệu quả mà đầu tư cho giao diện thương hiệu quan trọng hơn. Sự thay đổi giao diện thương hiệu sẽ khiến người dùng dễ dàng nhấp chuột hoặc tải ứng dụng của bạn. Với giao diện thân thiện, đẹp mắt, trải nghiệm liền mạch, chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến bạn nhiều hơn.

Marketer cần nắm vững những xu thế chuyển đổi Mindset nào?

Từ thu hút đến nắm giữ sự chú ý

Có thể gọi đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về lịch sử khi mà sự bùng nổ tiêu thụ sau chiến tranh và sự phát triển của TV như một phương tiện đại chúng đã xảy ra gần như cùng một lúc. Các nhà tiếp thị có thể tiếp cận một phần lớn dân số trên thế giới chỉ với một quảng cáo và người tiêu dùng sẽ nảy sinh mong muốn mua sản phẩm. Một thương hiệu với thông điệp đúng đắn sẽ đạt được doanh thu tức thời.

Vì vậy, thật dễ dàng để các nhà tiếp thị bị ám ảnh bởi quảng cáo và tạo ra nhận thức. Mặc dù họ hiểu rằng những thứ khác, chẳng hạn như khuyến mãi tại cửa hàng, phân phối thương hiệu và dịch vụ, cũng đóng vai trò cực kì quan trọng nhưng vẫn không thể bỏ qua tâm lý là mọi người càng biết nhiều hơn về sản phẩm của bạn, khả năng mua sản phẩm sẽ càng cao. Đó là một ý tưởng đơn giản, nhưng thực sự nó không hề sai, vì vậy các nhà tiếp thị luôn mắc kẹt với nó.

Sau đó, truyền hình cáp xuất hiện đã phân khúc khán giả và nhấn mạnh hơn vào việc nhắm mục tiêu. Các nhà tiếp thị hiện cần nghiên cứu thị trường để xác định các phân đoạn có giá trị, sau đó điều chỉnh kết hợp sản phẩm và thông điệp cho phù hợp. Tuy nhiên, bởi vì những phân khúc thị trường vẫn rất lớn, mọi thứ lại hoạt động chủ yếu theo cùng một cách. Nhận thức quan trọng hơn mọi thứ khác.

Tuy nhiên, ngày nay, công nghệ kỹ thuật số đã phá vỡ mô hình đó. Bây giờ, khi bạn tạo ra một thông điệp tạo ra nhận thức, nó không dẫn tới việc đưa khách hàng tới cửa hàng của bạn, mà lại để tìm kiếm hành vi trực tuyến. Hành vi này, lần lượt, sẽ được theo dõi bởi các đối thủ cạnh tranh của bạn, những người sau đó sẽ nhắm mục tiêu lại những khách hàng tương tự với các ưu đãi mới.

Nói cách khác, bằng cách dựa vào nhận thức, về cơ bản bạn sẽ cung cấp dịch vụ tạo khách hàng tiềm năng cho đối thủ. Và điều đó có nghĩa nhà tiếp thị cần liên tục nắm giữ sự chú ý của doanh nghiệp chứ không phải chỉ đơn thuần thu hút sự chú ý.

Từ việc đưa ra thông điệp đến việc thiết kế trải nghiệm

Trong nhiều thập kỷ, các nhà tiếp thị đã tập trung vào việc tạo ra đúng thông điệp và đưa nó vào đúng người tiêu dùng vào đúng thời điểm. Đối với hầu hết các thương hiệu, điều này đã được chứng minh là một chiến lược thành công. Việc truyền đạt lợi ích của thương hiệu là một cách hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng thế giới đã thay đổi và chúng ta cần phải suy nghĩ lại chiến lược tiếp thị đó.

Ngày nay, người tiêu dùng có thể tương tác với các thương hiệu thông qua các trang web và điện thoại di động cũng như trong một môi trường bán lẻ truyền thống. Từ hầu như bất kỳ địa điểm nào, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, họ có thể thu thập thông tin, đặt câu hỏi, đưa ra các tùy chọn và tiến hành mua hàng. Không nên ngạc nhiên khi bây giờ khách hàng trông đợi nhiều hơn vào những thông điệp thông minh hay sáng tạo.

Khách hàng cho doanh nghiệp cơ hội để phục vụ họ tốt hơn bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực, thông qua việc sử dụng dữ liệu, công nghệ hoặc thậm chí là truyền miệng. Do đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn cuộc sống của khách hàng bằng việc thiết kế những trải nghiệm tuyệt vời.

Công nghệ kỹ thuật số đã cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ và tài nguyên để thực hiện tất cả điều này. Khả năng của doanh nghiệp để tạo ra và xuất bản nội dung, thu thập và phân tích dữ liệu và tương tác với người tiêu dùng trong thời gian thực ngoài những gì mọi người có thể tưởng tượng trong một thập kỷ trước.

Từ việc kiểm soát quảng cáo đến thiết kế giao diện

Thế hệ những nhà tiếp thị trước đã học cách tối ưu hóa chiến dịch, đặc biệt là chiến dịch truyền hình bằng cách mua phương tiện tiếp cận cao. Đó là lý do tại sao chương trình hàng đầu có thể bán với mức phí cao. Nó không chỉ cho phép bạn tiếp cận được nhiều người xem hơn với mỗi điểm, nhưng kết quả là có thể có những người đã liên tục xem đi xem lại quảng cáo của bạn, nhưng cũng có những người lại không xem lần nào.

Vì vậy, các thế hệ nhà tiếp thị đã học cách tối ưu hóa chiến dịch, đặc biệt là chiến dịch truyền hình bằng cách mua phương tiện tiếp cận cao. Đó là lý do tại sao chương trình hàng đầu có thể bán với mức phí cao. Nó không chỉ cho phép bạn tiếp cận được nhiều người hơn với mỗi điểm, mà còn khiến bạn ít có khả năng trùng lặp đối tượng và kết thúc là hiển thị quá nhiều điểm cho cùng một người.

Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật số ngày nay cho phép doanh nghiệp tiếp cận mọi người một cách dễ dàng và bởi vì có quyền kiểm soát nhiều hơn số lần xem quảng cáo, hay sự trùng lặp. Đối với hầu hết các chiến dịch, nhà quảng cáo có thể tiếp cận với những người họ muốn, bất cứ khi nào họ muốn. Bây giờ, vấn đề là người tiêu dùng bị lôi cuốn vào quảng cáo khiến họ trở nên bị choáng ngợp.

Đó là lý do tại sao điểm quan trọng đối với người tiêu dùng không còn là thông điệp thương hiệu, mà là giao diện thương hiệu. Doanh nghiệp có thể kết nối với người tiêu dùng chưa từng thấy trước đây và khiến họ nhấp vào quảng cáo hoặc tải xuống ứng dụng, nhưng tất cả sẽ chỉ là một cú nhấp chuột nếu họ không hứng thú với giao diện của thương hiệu. Trừ khi trải nghiệm ban đầu liền mạch, thân thiện và hấp dẫn, họ sẽ tìm kiếm bạn nhiều hơn.

Kết luận: Thực tế thì việc phát triển tư duy sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng nhiều hơn và có được những chiến dịch thành công hơn. Để có thể lấn sân vào ngành nghề truyền thông quảng cáo thì đòi hỏi các marketer phải liên tục đổi mới tư duy sáng tạo của bạn thân và thực sự hiểu mindset là gì trong marketing để có thể tận dụng nó tốt nhất, tạo các chiến lược tuyệt vời nhất.

Xem thêm: Hành vi mua hàng khác nhau như thế nào giữa đàn ông và phụ nữ?

Share:

QUẢNG CÁO YOUTUBE LÀ GÌ? CÁCH TỐI ƯU HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO TRÊN YOUTUBE

 Là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ hai trên thế giới, Youtube được cho là chứa 80% lưu lượng truy cập internet cả người tiêu dùng năm 2019. Do đó, đây là một công cụ vô cùng quan trọng để tiếp thị. Các doanh nghiệp cần tạo ra một chiến lược content marketing hiệu quả dành riêng cho Youtube để thu lợi từ nền tảng này. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu Quảng cáo Youtube là gì? Cách tối ưu hiệu quả quảng cáo trên Youtube.

Youtube là 1 công cụ tuyệt vời như thế nào?

Theo đánh giá của Alexa, Youtube là một trong những trang web được truy cập nhiều nhất bên cạnh Google, Facebook. Và một thực tế cho thấy rằng càng có nhiều người quan tâm đến một dịch vụ và sản phẩm nào đó, sẽ càng có nhiều người tiêu dùng tiềm năng hơn.

Cũng như các hình thức tiếp thị khác,nội dung nào thú vị hoặc hữu ích sẽ thu hút công chúng sẽ vào xem. Vì vậy, để bạn có hiểu biết và ý tưởng về những nội dung gì sẽ đưa lên trong video của mình, dưới đây là một số bí quyết và lời khuyên có thể giúp ích bạn khi chuẩn bị cho đoạn video để Marketing hiệu quả trên Youtube.

Quảng cáo Youtube là gì?

Quảng cáo Youtube là một hình thức nằm trong hệ thống quảng cáo trên google khi bạn sử dụng dịch vụ này quảng cáo sẽ xuất hiện khi khách hàng xem video trên trang Youtube.com, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ở góc trên bên phải hoặc ở trong video bằng các đoạn text, banner(hình ảnh) hoặc video và ở trang chủ của trang Youtube.

Tối ưu hóa quảng cáo trên Youtube như thế nào?

YouTube (do Google sở hữu) đã trở thành một công cụ tiếp thị đắc lực cho nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, có ngân sách tiếp thị hạn hẹp.

Việc thực hiện một chiến dịch tiếp thị bằng phim video trên YouTube có thể sẽ chẳng mang lại tác dụng gì nếu doanh nghiệp không nắm được 7 bí quyết sau đây.

Các nghiên cứu tiếp thị có tên là Sumall.com đã thu thập dữ liệu từ hơn 30 ngàn doanh nghiệp để phân tích những đặc điểm của các đoạn phim video có tác dụng và không có tác dụng trên YouTube hoặc trên các kênh truyền thông xã hội khác. Từ đó, Dane Atkinson – Tổng giám đốc Sumall.com đã chia sẻ bảy bí quyết dưới đây giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả khi quảng cáo trên Youtube.

1. Những đoạn phim “hoành tráng” chưa chắc đã hữu ích – Đừng đầu tư quá nhiều

Tổng số tiền trung bình đầu tư cho một đoạn phim tự làm trên YouTube chỉ nên trong khoảng 300 USD. Ngoài ra, cũng chỉ nên bỏ ra thời gian và công sức vừa phải cho đoạn phim. Điều quan trọng là sử dụng hình ảnh độc đáo, chủ đề sáng tạo hoặc làm mới để tạo nên sự khác biệt để tạo ấn tượng cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

2. Những đoạn phim viral chưa chắc đã mang lại nhiều khách hàng

Thực tế, các đoạn phim có tốc độ lan truyền nhanh đều có đề tài là những vấn đề nhỏ, không mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, cơ bản là mang tính giải trí nhất thời.

Vì vậy, ngay cả khi đoạn phim của doanh nghiệp có được số lượt người xem tăng nhanh trong một thời gian ngắn thì điều đó chưa chắc sẽ có nhiều khách hàng hỏi mua hàng hay ghé thăm trang web của doanh nghiệp.

3. Những đoạn phim quảng cáo trên youtube liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp được chính khách hàng đăng tải sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Cách làm này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc doanh nghiệp tự đăng tải các đoạn phim do mình tự làm. Doanh nghiệp sẽ có thể mất thời gian để đi tìm những khách hàng phấn khởi và hài lòng khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Nhưng sự chia sẻ của những khách luôn tạo ra sức hút lớn đối với những người khác, làm cho nhãn hiệu của doanh nghiệp được nhận biết và thu hút nhiều hơn.

4. Cách tiếp thị truyền thống không nên áp dụng trên Youtube.

Người sử dụng internet, nhất là những người ghé thăm YouTube thường xuyên, thường không có đủ kiên nhẫn để tiếp nhận những đoạn phim chứa đầy các thông điệp quảng cáo, tiếp thị. Rất ít khách hàng hiện nay có đủ tính kiên nhẫn, trong khi đó một số doanh nghiệp lại thường mắc sai lầm là tin vào số lượt truy cập. 

Xin lưu ý là nhiều khách hàng có thể thoát khỏi đoạn phim của doanh nghiệp chỉ sau vài giây nếu họ không cảm thấy hứng thú gì với nội dung vừa xem” – Atkinson khuyến cáo.

5. Những lời bình luận không có quá nhiều tác dụng

Những lời bình luận thường có sức ảnh hưởng nhất định trên các trang như blog, Facebook hay các trang web xã hội khác, nhưng không có nhiều ý nghĩa trên YouTube. Tương tự, số lượt người thích (Like) hay đăng ký (Subscription) cũng không có tác dụng. “Số lần khách hàng đăng tải lại đoạn phim của doanh nghiệp (re-post) sẽ cho biết doanh nghiệp có nhiều khách hàng ủng hộ hay không” – đó là lý do Alkinson nêu ra.

6. Hãy xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được.

Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành tiếp thị trên các kênh truyền thông xã hội, trong đó có YouTube, nhưng khó xác định về mục tiêu và tác dụng của các chương trình tiếp thị. Một số doanh nghiệp khác lại thuê chuyên gia thực hiện các chiến dịch tiếp thị trên YouTube, song lại không nêu rõ những thay đổi cụ thể cần thu được từ các chiến dịch ấy.

7. Kiên nhẫn.

Quảng cáo trên YouTube có tính gián tiếp hơn nhiều so với tiếp thị bằng cách mua các từ khóa trên các trang website tìm kiếm thông tin hay đặt banderole quảng cáo trên các trang web khác. 

Do đó doanh nghiệp phải chịu khó chờ đợi và dõi theo phản ứng trên thị trường. “Có thể phải mất đến sáu tháng thì một chiến dịch tiếp thị bằng phim video trên YouTube mới có tác dụng” – Atkinson chia sẻ.

Lời khuyên để mẫu quảng cáo trên youtube trở nên thu hút

Trước hết bạn cần có bản kế hoạch sơ lược. Đây là bước đầu bạn nên nghĩ về điều gì là các khái niệm cốt lõi hay thông điệp đoạn video muốn truyền tải.

Nếu trọng tâm bạn hướng đến là Marketing thì phải ghi nhớ rằng chiến lược marketing trên Youtube của bạn nên được tập trung vào việc thu hút càng nhiều khách truy cập hoặc người xem càng tốt.

Tìm hiểu sự cạnh tranh đối với các từ khóa bạn đã chọn. Nếu không bạn có thể nghiên cứu về các đoạn video đứng đầu hoặc nhiều người xem nhất và phân tích yếu tố nào giúp cho các đoạn video này trở nên phổ biến.

Sau khi nghiên cứu tất cả các yêu cầu và thu thập dữ liệu, bạn cần lập kế hoạch trên kịch bản, nội dung và sau đó bắt đầu giai đoạn tiền sản xuất. Khi chuẩn bị video của bạn, hãy xem xét các cách tiếp cận và hiệu ứng đặc biệt bạn sẽ sử dụng. Để đảm bảo đoạn video chạy tốt, bạn cần phải có một chiến lược chuẩn bị thật kĩ.

Cuối cùng, hãy sử dụng từ khóa bạn đã lựa chọn vào tiêu đề của bạn. Bao gồm các từ khóa được chọn trong thẻ tag và mô tả về đoạn video. Mô tả video sẽ xuất hiện để trả lời các câu hỏi chung của người xem. Hãy ghi nhớ rằng bạn muốn có một kết quả SEO tốt nên bạn thực sự phải biết làm thế nào để tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm.

Tất cả các việc bạn làm có lẽ đơn giản trong việc lên nội dung và thực hiện clip, nghe thì có vẻ dễ dàng, nhưng thực sự mất khá nhiều thời gian để làm được sản phẩm hoàn hảo. Để một clip, video ra đời là cả một quá trình và chỉnh sửa về cả nội dung, hình ảnh, âm thanh, thông điệp để ó một quảng cáo hoàn hảo. Một khi đã nắm vững được nghệ thuật thực hiện một đoạn video tốt, bạn sẽ thu hút được lượt khách hàng lớn.

Như thế, nếu một nhà tiếp thị sử dụng nó để thúc đẩy các sản phẩm hay dịch vụ của mình, chắc chắn rằng nhiều người sẽ có thể xem được những quảng cáo trên youtube. Bên cạnh đó, Youtube có tích hợp tính năng tìm kiếm riêng của nó. Bạn phải tìm tối đa các cụm từ hoặc từ ngữ, có liên quan đến nội dung của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu miễn phí như Google Adwords.
Share:

TIK TOK ADS - XU HƯỚNG TIỀM NĂNG MỚI TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG CHO DOANH NGHIỆP

Tiktok là một nền tảng mạng xã hội được thế hệ Z ưa chuộng. Nó đang trở thành xu hướng tiếp thị số một trên sân chơi quảng cáo. Dự báo trong những năm tiếp theo, quảng cáo Tiktok sẽ trở nên bùng nổ hơn khi được các thương hiệu trên toàn cầu sử dụng. 


Gia nhập vào thị trường tại Việt Nam chỉ mới 2 năm nhưng Tik Tok đã khiến cho các đối thủ hiện tại phải lo sợ bởi tốc bộ phủ sóng và lan tỏa cực kỳ nhanh. Ứng dụng này đã đạt được 150 triệu người dùng hoạt động hàng ngày tính đến tháng 6 năm 2018. Với những bước tiến khủng như thế; Tik Tok đã cung cấp hình thức quảng cáo với mục đích sử dụng ứng dụng như một công cụ kiếm lợi nhuận. Cùng tìm hiểu về quảng cáo Tik Tok trong bài viết này.

Tik Tok là gì?

Tik Tok là mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra các đoạn video ngắn hấp dẫn; chỉnh sửa chúng bằng âm nhạc kèm các hiệu ứng đặc biệt. Sau đó là chia sẻ video bằng tài khoản trong ứng dụng. Tik Tok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới trong quý đầu tiên của năm 2018 và cũng là ứng dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Lý do Tiktok thu hút đông đảo người dùng

Tạo video dễ dàng và nhanh chóng: Tik Tok có một thư viện nhạc nền dồi dào và bộ lọc hình ảnh đa dạng; giúp người dùng có thể tạo một clip 15 giây sáng tạo một cách dễ dàng và cực nhanh chóng.

Hỗ trợ cho các hot vlogger và những người thích sáng tạo video

Sức hút từ những ý tưởng sáng tạo: Nhiều clip trên ứng dụng đã nhanh chóng được viral và trở thành những xu hướng cho phần trình diễn sáng tạo đến nhiều người hơn.

Xây dựng chủ đề và tạo xu hướng dẫn đầu cho người dùng: Ứng dụng đã tạo a các hashtag chủ đề để người dùng cùng làm theo như các trào lưu “Tchutchatcha”; “Beautyguru”; “Poselikeapro”…

Đẩy mạnh việc bán hàng từ những nội dung sáng tạo: Tik Tok cho phép người dùng có thể gắn link các sản phẩm lên video của họ. Từ đó giúp chuyển đổi từ kênh nội dung sang thương mại điện tử ngay lập tức.

Nhiều phiên bản phù hợp với từng thị trường: Tik Tok nhanh chóng mở rộng nhiều phiên bản; lượng người dùng của ứng dụng này đã tăng nhanh chóng và nằm trong Top App được tải nhiều nhất của Thái Lan; Việt Nam;  Indonesia; Nhật Bản và Hàn Quốc.

Độ phủ sóng của ứng dụng Tiktok như thế nào?

Đầu tiên, phải nói đến lượng người dùng trên ứng dụng này. Chỉ sau hơn 3 năm bùng nổ (bắt đầu từ năm 2016), từ 130 triệu Users năm 2017 tăng lên 800 triệu Users năm 2019. Thêm vào đó, Tiktok hiện cũng đang là nền tảng mạng xã hội có lượng tải về nhiều nhất trên App Store với gần 40 triệu lượt/ năm. Con số này vượt xa hơn rất nhiều so với các ông lớn khác như: Youtube, Instagram, Facebook, Snapchat.

Hiện tại Tiktok cũng là nền tảng phục vụ 75 thứ tiếng và có mặt tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới. 150 triệu là lượng người dùng hoạt động mỗi ngày.

Đây quả thực là những con số ấn tượng cho thấy mức độ phủ sóng mạnh mẽ của nền tảng xã hội này.

Tiktok tại thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, Facebook vẫn đang là nền tảng mạng xã hội giữ vị trí thống lĩnh. Thế nhưng theo khảo sát về nhân khẩu học của người dùng ứng dụng này, thì đa số là những người thuộc Gen Z, thế hệ mà những nhà Marketer nên tìm hiểu để tiếp cận đến họ trong tương lai gần.

Hiện nay, Tiktok đang đứng thứ ba về lượt Download trên cả IOS và Android, khoảng 12 triệu người dùng trên một tháng.

Một số đặc điểm của người dùng Tiktok tại Việt Nam hiện nay: Đa số dưới 30 tuổi, thích bắt trend; Thích thể hiện cá tính; Mobile là thiết bị thống trị; Thích du lịch, thời trang, làm đẹp, ăn uống; Quan tâm đến các vấn đề nóng của xã hội.

Tại sao nên tạo chiến dịch chạy quảng cáo Tiktok?

Với độ phủ sóng mạnh mẽ của Tiktok, việc tiếp cận nhanh hơn tới người dùng bằng việc chạy quảng cáo sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp. Việc quảng cáo trên ứng dụng này nhằm mục đích bán hàng, mở rộng, phát triển thương hiệu. Cũng như trên các nền tảng mạng xã hội khác, Tiktok ads sẽ kéo khách hàng của bạn về với các trang đích, như: Lazada, Shopee, Tiki hoặc một website của bạn.

Xem thêm: Quảng cáo Google Ads là gì? 

Các Hình Thức Hiển Thị Quảng Cáo Trên Tiktok

Có thể nói TikTok đang làm một điểm tiếp cận hiệu quả đối với thế hệ Z (thế hệ tiêu dùng mới đầy tiềm năng). Theo thống kê mới nhất của TikTok, thì người dùng của TikTok tập trung nhất vào phân khúc 20-24 tuổi, lối sống hiện đại và dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng, đây cũng chính là đối tượng tiềm năng cho nhiều nhãn hàng.

Hiện nay Tik Tok đang có 4 hình thức hiển thị quảng cáo gồm:

  • Hiển thị khi mở app ( First View Take Over): Với hình thức này, các mẫu quảng cáo dưới dạng ảnh, video hoặc GIF sẽ được hiển thị ngay khi người dùng vừa mở app. Hãy gây ấn tượng với người dùng trong “lần gặp đầu tiên” bằng mẫu quảng cáo đầy sáng tạo, nó sẽ giúp bạn ở trong tâm trí của khách hàng.
  • Hiển thị ngẫu nhiên (Regular Take Over): Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị ngẫu nhiên trong 80 video đầu tiên. Cũng là những mẫu ảnh, video hay GIF, chi phí cho hình thức này sẽ rẻ hơn và bạn phải gây ấn tượng mạnh trong 3s đầu đối với “lần gặp mặt ngẫu nhiên” với khách hàng.
  • Hiển thị một ngày ( One Day Max – In Feed Ads): Hình thức hiển thị này sẽ phù hợp với những nhãn hàng có ngân sách thấp, muốn thử nghiệm với hình thức mới này.
  • Hiển thị thường xuyên ( Brand Premium – In Feed Ads): Sau khi đã thử nghiệm với hình thức một ngày, thống kê số liệu và chạy theo hướng hiệu quả nhất đối với hình thức này.

4 Xu hướng đón đầu "làn sóng" Tik Tok cho Marketer

1. Nội dung quảng cáo Tiktok phải ấn tượng với thời lượng ngắn

Dự báo Cisco VNI cho thấy rằng Internet video sẽ chiếm 79% lưu lượng toàn cầu vào năm 2020. Đặc biệt trong thời đại số, người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn. Nên thời lượng chú ý video của thế hệ Z chỉ trong vòng 8 giây đầu tiên (theo Wyzowl). Các chuyên gia đầu ngành nhận định việc chạy quảng cáo Tiktok cần ngắn gọn nhưng vẫn đủ gây ấn tượng với người dùng.

2. Ưu tiên “ngắn” và “nhanh”

Ứng dụng chặn quảng cáo là giải pháp mà người dùng chọn khi bị làm phiền. Để giải quyết bài toán này, ngắn và nhanh là yếu tố tiên quyết để tiếp cận khách hàng. Trong đó, Tiktok là nền tảng quảng cáo đáp ứng được mong muốn của nhãn hàng qua các hình thức: Brand Takeover (hiển thị quảng cáo trong vòng 5 giây), Top View (hiển thị quảng cáo trong vòng 15 giây) và In-feed ads (hiển thị quảng cáo trên bảng tin người dùng).

3. Quảng cáo Tiktok kết hợp với người có sức ảnh hưởng

Không chỉ số lượng Influencer bùng nổ trong những năm gần đây mà Micro Influencer cũng gia tăng đáng kể. Lý giải cho điều này là người trẻ thường tin và dễ chấp nhận nội dung được đăng tải bởi những người giống họ hơn là đoạn quảng cáo nhắm vào đối tượng mục tiêu là họ. Đây là lý do khiến các thương hiệu chi tiền nhiều hơn trên các kênh quảng cáo của người ảnh hưởng.

4. Tạo sóng trend bằng Hashtag Challenge

Hashtag Challenge là một hình thức tự tạo video theo một chủ đề có đính kèm Hashtag. Nói cách khác, Hashtag trên Tiktok có tổ chức, kết nối để tạo thành sóng trend cho người dùng. Đặc biệt là thông qua các Challenge tích cực. Hashtag Challenge thường do một số influencer dẫn đầu trào lưu. Qua đó, người dùng có thể tham gia vào việc sáng tạo nội dung theo Hashtag của thương hiệu.

Một số lưu ý khi sử dụng quảng cáo Tik Tok


Vì là nền tảng mới nên các marketer cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng quảng cáo trên Tik Tok:

  • Cá nhân không thể tự dưng set-up chiến dịch quảng cáo Tik Tok như các nền tảng khác hiện nay được. Các nhà quảng cáo chuẩn bị chất liệu quảng cáo dựa trên tiêu chuẩn của Tik Tok và Agency cùng Tik Tok sẽ chịu trách nhiệm set-up và tối ưu các chiến dịch quảng cáo.
  • Tik Tok cam kết tối thiểu 500,000 lượt hiển thị mỗi ngày dành cho các quảng cáo; số lượt hiển thị tùy thuộc vào nhu cầu; mục tiêu và ngân sách của nhà quảng cáo.
  • Quảng cáo Tik Tok có thể liên kết về landing page của doanh nghiệp hoặc app download.
  • Quảng cáo sẽ được Tik Tok xét duyệt và thông qua là quảng cáo được hợp lệ trên ứng dụng. Bất cứ hình thức quảng cáo nào khác sẽ đều không được tính là hợp lệ.
  • Quảng cáo của Tik Tok có thể target theo giới tính; khu vực; thiết bị… tương tự như các nền tảng khác.

Kết luận: Mặc dù đã phổ biến tại các nước khác trên thế giới, nhưng tại Việt Nam vẫn còn ít nhãn hàng biết đến hình thức quảng cáo này. Đây sẽ là lợi thế cho những nhãn hàng tiếp cận đầu tiên và chắc chắn rằng sự cạnh tranh tại nền tảng này sẽ ít hơn rất nhiều so với Facebook và Youtube. TikTok đang là một nền tảng tiềm năng của các nhãn hàng, là sân chơi mới cho những nhà quảng cáo và sáng tạo, phân phối quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu nhất.

Xem thêm: Thế hệ Millennials là gì? Cách tiếp cận hành vi mua sắm của Millennials hiệu quả

Share:

LỖI 404 LÀ GÌ? CÁCH KHẮC PHỤC LỖI 404 HIỆU QUẢ NHẤT

Nếu bạn là một người dùng máy tính thường xuyên và việc truy cập vào các trang web là điều không thể thiếu. Chắc hẳn không ít lần chúng ta đã từng gặp qua lỗi “404 Page Not Found” hay còn gọi là “lỗi error 404”. Đây là một lỗi rất khó chịu, gây cản trở khi chúng ta muốn tra cứu thông tin hay đọc báo, nghe nhạc, xem video,…

Vậy lỗi error 404 là gì và làm thế nào để khắc phục lỗi error 404? Chúng ta sẽ tìm ra được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Lỗi error 404 là gì?

Lỗi error 404 thực chất là một mã ở trạng thái HTTP, điều này có nghĩa trang web mà bạn đang muốn truy cập không được tìm thấy trên máy chủ hiện hành. Tin nhắn để báo lỗi 404 thường sẽ được tùy biến theo từng website riêng nhưng chúng đều là 1 lỗi chung. Lỗi này khi xảy ra sẽ gây khó chịu cho người dùng, nhưng tất nhiên là chúng ta sẽ vẫn có cách khắc phục chúng.

Dưới đây chính là một số thông báo lỗi HTTP 404 Error mà người dùng sẽ thường thấy các website gặp tình trạng này:

  • 404 Error
  • 404 Not Found
  • Error 404
  • The requested URL [URL] was not found on this server
  • HTTP 404
  • Error 404 Not Found
  • 404 File or Directory Not Found
  • HTTP 404 Not Found
  • 404 Page Not Found

Thông báo lỗi error 404 đều có thể xuất hiện ở bất cứ trình duyệt nào hay bất kỳ hệ điều hành nào trên máy tính. Hầu hết các lỗi 404 đều thông báo bên trong cửa sổ trình duyệt web thuộc trang đích mà bạn đang muốn mở lên. Trong trình duyệt Internet Explorer, thông báo có nội dung là “The webpage cannot be found” thường được hiểu là để chỉ lỗi lỗi error 404 nhưng cũng có lúc là thông báo này sẽ hiểu thị là “400 Bad Request”. 

Đôi lúc, người dùng sẽ gặp phải lỗi 404 khi mở các đường dẫn thông qua những ứng dụng của Microsoft Office. Khi nhìn thấy thông báo “The Internet site reports that the item you requested could not be found (HTTP/1.0 404)” bên trong chương trình MS Office có nghĩa là  bạn cũng đang bị gặp phải lỗi error 404.

Nguyên nhân xảy ra lỗi 404

Về mặt kỹ thuật, lỗi 404 có thể do chính bạn gây nên, có thể bạn đã gõ sai URL hoặc một trang nào đó đã được di chuyển tới một trang khác hoặc đã bị xóa mà bạn chưa biết. Nhưng tóm lại theo mình nguyên nhân gây ra lỗi 404 có 3 lý do:

- Thay đổi URL – Đây là lý do phổ biến nhất để gây ra một lỗi 404. Khi bạn thay đổi đường dẫn cũ và không thông báo cho các công cụ tìm kiếm thì hiển nhiền các con BOT của Google sẽ không truy cập được và đánh lỗi 404 thông báo lên Google

- Mod Rewrite – Đôi khi, bạn đã chuyển hướng URL đến một trang khác nhưng khi bạn bật mod_rewrite trong .htaccess lên thì có gì sai sót chăng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tính trạng lỗi 404 xảy ra hàng loạt.

- Sai Code – Bất kỳ một đoạn code nào có sai sót thì hậu quả cũng khôn lường. Ví dụ trong wordpress, file index.php hoặc archive.php chỉ không may thôi bạn code nhầm một dấu ” hoặc một chữ nào đó, thì tất nhiên nó sẽ lỗi rồi.

Lỗi 404 làm giảm thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm

Trong SEO thì lỗi không tìm thấy địa chỉ trang đích trên domain của bạn là một lỗi Google đánh rất nặng. Khi website gặp phải nhiều lỗi 404 Google sẽ thông báo việc gia tăng số lượng lỗi 404 và tiếp theo là việc website của bạn bị giảm hạng nhanh chóng trên Google.

Nhiều SEOer không hề để ý đến lỗi này và cũng không khắc phục chúng. Tích tụ nhiều lỗi này khiến điểm chất lượng website của bạn bị giảm xuống toàn bộ các từ khóa sẽ bị đẩy xuống hạng bên dưới. Nguyên nhân khách quan là lỗi này thỉnh thoảng bị sinh ra do việc thu thập thông tin sai của các con bọ tìm kiếm và lỗi truy vấn dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu. Việc của chúng ta sẽ là khắc phục vấn đề này triệt để.

Xem thêm: Backlink xấu là gì? Cách phát hiện và loại bỏ

Làm thế nào để khắc phục lỗi error 404?

Tải lại trang web mà bạn muốn truy cập

Cách đơn giản nhất là hãy tải lại trang web bằng cách nhấn phím F5 quen thuộc hoặc nhấn nút Refresh/Reload trên các trang trình duyệt (thường sẽ là biểu tượng mũi tên quay tròn) hoặc đặt con trỏ chuột vào phần  URL trên thanh địa chỉ rồi nhấn phím Enter. Đây là cách nhanh nhất để khắc phục lỗi error 404 vì đôi khi lỗi này sẽ xuất hiện mà thực tế website mà bạn muốn truy cập không có vấn đề gì, website vẫn hoạt động rất bình thường. Thao tác Refresh sẽ giúp trang tải lại trang và mở page bình thường ngay sau đó.

Kiểm tra lỗi trên URL trên thanh của trình duyệt

Lỗi error 404 thường xảy ra khi bạn nhập sai URL hoặc đường link dẫn từ trang khác bị chèn sai.

Sửa lại URL

Đối với những đường dẫn dài có chứa các danh mục, bạn có thể thực hiện cách xóa bớt đuôi phía sau của URL cho đến khi tìm được website mà bạn mong muốn truy cập. Chẳng hạn như địa chỉ là: www.web.com/a/b/c.htm hiển thị lỗi error 404, bạn có thể khắc phục bằng đường link gọn hơn: www.web.com/a/b/.,  thậm chí là gõ thành trang www.web.com/a/ nếu như vẫn báo lỗi.

Thao tác này sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi  error 404 hoặc ít nhất điều này cũng giúp bạn kiểm tra và khẳng định một điều rằng đây là URL này đúng.

Tìm kiếm trang bằng cách nhập địa chỉ vào thanh công cụ tìm kiếm

Trong trường hợp bạn đã nhập sai URL do bạn quên địa chỉ chính xác của website đó. Hãy nhờ vào sự giúp đỡ của những công cụ tìm kiếm phổ biến như Google Search hay Bing Search,…để hỗ trợ bạn tìm kiếm cho mình địa chỉ trang web chính sáng. Khi tìm được địa chỉ trang mong muốn, đừng quên bookmark lại để có thể tránh lỗi error 404 trong tương lai.

Xóa cache của trình duyệt

Ví dụ như khi bạn truy cập URL đó từ thiết bị là điện thoại thành công nhưng lại không thể thao tác được trên chiếc máy tính bảng. Lúc này, bạn nên xóa bộ nhớ đệm trên phần trình duyệt tablet. Nếu mọi thứ tệ hơn,, bạn cần phải xóa cả cookie trình duyệt nếu xóa cache không mang lại hiệu quả.

Thay đổi máy chủ DNS

Thay đổi DNS trên máy tính nếu toàn bộ các website mà bạn truy cập đều xuất hiện lỗi error 404. Đặc biệt là khi bạn vẫn có thể vào được web này bằng điện thoại hay những các thành phố khác. Lỗi 404 đã xảy ra trên phạm vi toàn bộ website không phải một lỗi phổ biến trừ khi là do ISP (nhà cung cấp mạng) hay chính phủ lọc, chặn các website này để ngăn chặn người dùng truy cập. Cho dù đó là lý do gì thì khi gặp trường hợp này, bạn chỉ còn cách duy nhất là đổi DNS.

Lời kết: Cuối cùng, nếu như mọi cách trên đây đều mang về sự thất bại. Bạn hãy liên hệ trực tiếp đến đội ngũ hỗ trợ website. Họ sẽ giúp bạn khắc phục lỗi error 404 một cách nhanh chóng và chúng sẽ không gây ra cản trở trong công việc của bạn. 

Share:

QUẢNG CÁO GDN LÀ GÌ? MẸO CHẠY QUẢNG CÁO GOOGLE DISPLAY NETWORK HIỆU QUẢ

Google không chỉ là kênh tìm kiếm mà còn là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp quảng cáo thu hút khách hàng. Quảng cáo GDN - Google Display Network đang trở thành kênh quảng cáo hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia Marketing đã nhận định rằng: “Muốn xâm nhập vào một thị trường mới, nhất định phải có Google Display Network chống lưng”. Vậy thì GDN là gì? GDN Banner hiển thị ra sao? Làm sao để có thể chạy quảng cáo Google Display Network hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này của iMaSo VN.

Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo GDN (Google Display Networks) là một hệ thống quảng cáo hiển thị, cho phép các nhà quảng cáo đặt banner, hiển thị nội dung quảng cáo dưới dạng hình ảnh, text, video, mobile lên các hệ thống website liên kết với Google.

Quảng cáo này có thể sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể là: tin tức, giải trí, thể thao, thời trang, dịch vụ, du lịch, kinh tế (24h.com, zing.vn, youtube.com, kenh14.vn…). Đây còn là công cụ marketing online đem lại hiệu quả tuyệt vời cho các doanh nghiệp hiện nay.

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng quảng cáo GDN?

Năm 2018, hơn 60% dân số Việt Nam dành trung bình 7 giờ/ ngày để sử dụng internet, GDN tiếp cận hơn 90% số người sử dụng internet với mạng lưới website và ứng dụng lớn giúp sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến.

Khi doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm mới, tổ chức sự kiện hoặc đang có chương trình khuyến mãi thì quảng cáo GDN là một giải pháp hiệu quả giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến hơn 90% người sử dụng internet.

Quảng cáo GDN hiển thị số lượt xem, lượt click, chi phí quảng cáo của mỗi chiến dịch và hiển thị về độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý của từng khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí để tìm ra khách hàng tiềm năng phù hợp.

Sau đây là một số lợi ích mà quảng cáo Google Display Network mang lại cho doanh nghiệp.

Giúp các doanh nghiệp tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng

GDN có độ phủ sóng tiếp cận hơn 90% triệu người sử dụng Internet toàn cầu thông qua các website nổi tiếng khác nhau. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng tạo ra nhu cầu từ khách hàng bằng cách tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng một cách chi tiết và đúng lúc thông qua nhắm mục tiêu như:

Nhắm mục tiêu theo website: Trước khi muốn quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần nghiên cứu khách hàng tiềm năng của họ thường xuyên truy cập vào những website nào.

Mục tiêu nhân khẩu học: giới tính, ngôn ngữ, sở thích, độ tuổi, nghề nghiệp… trên các trang mạng hiển thị khác nhau.

Nhắm mục tiêu theo chủ đề: có rất nhiều chủ đề đa dạng ở mỗi website, doanh nghiệp cần chọn chủ đề phù hợp với sản phẩm/dịch vụ để quảng cáo hiển thị hiệu quả nhất.

Ngoài ra, GDN còn có một tiện ích rất hữu tích cho các doanh nghiệp khi sử dụng quảng cáo GDN là phương pháp Re-marketing (tiếp thị lại) cho phép banner quảng cáo lại sản phẩm/dịch vụ với các khách hàng tiềm năng đã tương tác với quảng cáo trước đó và giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Vì vậy, để chiến dịch quảng cáo đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần kết hợp các mục tiêu để có thể tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng của mình.

Nhiều định dạng quảng cáo giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh quảng cáo  

Hiển thị banner đa dạng (văn bản, hình ảnh, text, video) và với nhiều kích thước khác nhau giúp cho khách hàng chú ý đến sản phẩm. Ngoài ra, banner GDN giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quảng cáo và tăng nhân diện thương hiệu.

Hơn thế nữa, quảng cáo GDN cho phép doanh nghiệp theo dõi và điều chỉnh quảng cáo mọi lúc mọi nơi phù hợp với mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Hình thức thanh toán linh hoạt phù hợp với ngân sách

Quảng cáo GDN giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí với phương pháp thanh toán linh hoạt. Phương pháp thanh toán hiện nay và phù hợp với ngân sách được doanh nghiệp hay sử dụng là:

CPC (Cost per click): phương pháp trả tiền cho 1 lần click chuột

CPM (Cost per 1000 impressions): phương pháp trả tiền cho 1000 hiển thị

Quảng cáo CPD (Cost per Duration) – quảng cáo tính tiền trong một khoảng thời gian thời gian cụ thể cũng được các doanh nghiệp tin dùng với chi phí hợp lí. Doanh nghiệp có thể tham khảo các phương pháp thanh toán trên để thực hiện chiến dịch quảng cáo phù hợp với ngân sách và mục tiêu của từng doanh nghiệp.

Định dạng quảng cáo GDN

GDN có 3 kiểu định dạng chính là Text, Video và Ảnh.

1. Định dạng Text: Dành cho những người không có hình ảnh nhưng vẫn muốn tạo quảng cáo GDN. Hình thức này Uplevo khuyên các bạn không nên sử dụng, do khó đạt được hiệu quả.

2. Định dạng Video: Hình thức quảng cáo GDN này rất ít người dùng vì không phổ biến và hiệu quả không cao. Hơn nữa lại có thêm loại hình quảng cáo Video khác nổi trội hơn là Youtube Ads

3. Định dạng Ảnh: Đây là lại quảng cáo GDN phổ biến nhất. Có thể chia làm nhiều kiểu thể thoại khác nhau như ảnh tĩnh, ảnh GIF hay Banner đủ bộ, Quảng cáo đáp ứng nhanh…


Mẹo chạy quảng cáo Google Display Network hiệu quả

#1. Chiến lược giá thầu thông minh

Khi bid giá thầu, đừng nên cố gắng tiết kiệm bằng cách đặt giá thầu nhỏ nhất. Như vậy quảng cáo của bạn khó có khả năng hiển thị. Số lượt hiển thị ít dẫn tới việc mẫu chuyển đổi cũng ít theo. Từ đó đi đến kết quả là đo lường không chính xác.
Dù là các doanh nghiệp lớn, cũng không nên lấy tiền đè người bằng cách bid giá thầu tối đa liên tục để đè mặt các công ty khác. Bạn sẽ không bao giờ biết được kết quả thực sự để ra một mẫu hết bao nhiêu tiền.

Hãy liên tục testing để chọn ra mẫu quảng cáo và cách target chuẩn nhất. Nếu như thị trường tiềm năng, nhưng lại có vài ông lớn đánh chiếm thì nên suy nghĩ đổi vị trí website đặt banner GDN. Quan trọng nhất là tỉ lệ Số tiền/Mẫu chứ không phải CTR hay Số mẫu đổ về. Kiểm soát được Số tiền/Mẫu thì bạn có thể tăng giảm ngân sách tùy ý theo chiến dịch và KPI của công ty đề ra.

#2. Tập trung vào thông điệp trên Banner GDN

Như đã nói ở trên, Banner trong quảng cáo GDN rất quan trọng. Có thể bạn Target đúng, nhưng Banner bạn không thu hút, kém nổi bật hơn đối thủ thì tỉ lệ CTR cũng sẽ giảm. Mẫu banner Google Display Network cũng không nên nhồi nhét quá nhiều text, như vậy sẽ làm kém hấp dẫn và không hút được người đọc.
Banner GDN muốn chạy quảng cáo tốt thì CTA trong đó phải rõ ràng, nổi bật để tăng tỉ lệ click. Tránh dùng mẫu quảng cáo Text Only vì tỉ lệ thành công của định dạng quảng cáo này không cao. Hãy đầu tư thiết kế Banner GDN thật đẹp.

Hạn chế sử dụng loại Quảng Cáo Đáp Ứng vì Google sẽ tự quét website để chọn ảnh, hoặc bạn chỉ up đúng 2 cái ảnh lên thì Google sẽ tự căn chỉnh và làm xấu đi tấm Banner.

Thêm một lưu ý nữa là Banner phổ biến chạy GDN theo 5 kích cỡ sau sẽ được hiển thị nhiều và tăng khả năng chuyển đổi nhiều nhất: 728×90, 300×250, 160×600, 300×600, 320×50. Nhưng iMaSo khuyên bạn nên thiết kế đủ bộ Banner khoảng 20 cái để không bỏ lỡ khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tắt bớt quảng cáo hiển thị trên di động nếu như không có banner tương thích để tiết kiệm ngân sách.

#3. Trang đích phải rõ ràng, kêu gọi chuyển đổi tốt

Nếu như Banner ngắn gọn và có trách nhiệm thu hút và kêu gọi khách hàng click, thì Landingpage lại có chức năng giải thích rõ ràng về sản phẩm/dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Đi kèm theo đó là kêu gọi khách hàng gọi hotline, điền form hoặc chat với support để tiến gần hơn với việc mua hàng.

Chính vì vậy trang đích phải được thiết kế đẹp và điều hướng được khách hàng vào chuyển đổi. Content trong Landingpage cũng nên được viết theo cấu trúc AIDA để thôi thúc khách hàng. Đặc biệt là ĐỪNG giải thích QUÁ RÕ về mặt hàng mình đang chào bán. Như vậy sẽ làm cho content quá dài và không cần thiết.

Mặt khác, bạn cũng đang tước đi cơ hội được giao tiếp với khách hàng của chính mình. Tất cả chỉ nên ở mức vừa đủ để khách hàng điền form hoặc gọi điện tìm hiểu tiếp.

#4. Tạo nhiều nhóm quảng cáo để Testing

Nếu ngân sách chạy của bạn lớn, đừng ngại ngùng gì mà không bỏ ra chục triệu để chạy test. Hãy chia đều tiền ra nhiều nhóm quảng cáo ứng với từng mẫu Landingpage, từng mẫu Banner và từng tệp Target. Sau nhiều lần Test, chắc chắn bạn sẽ chọn được ra một tệp ưng ý nhất để đồ dồn tiền vào kéo lại doanh thu.
Dù cho đã lọc ra được tệp Target để chạy quảng cáo GDN một cách tốt nhất rồi, cũng đừng lơ là quên theo dõi mỗi ngày. Vì rất có thể tự nhiên có ông lớn nào khác cùng ngành, chạy đè Target của bạn lúc nào không hay.

Hiện nay, quảng cáo GDN không còn là hình thức xa lạ đối với các marketer. Tuy nhiên hiểu GDN là gì thôi chưa đủ, để tối ưu hoá hình thức quảng cáo này cần sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời, các marketer cần liên tục cập nhật các thay đổi từ google và từ chính khách hàng của mình.
Share:

SME LÀ GÌ? BÀI TOÁN CHIẾN LƯỢC MARKETING ONLINE CHO DOANH NGHIỆP SME

 SME là khái niệm được nhắc đến nhiều trong một vài năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển của Internet và công nghệ 4.0, SME ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc tăng trưởng kinh tế quốc gia và xã hội. Vậy SME là gì? Các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả dành cho SME.

 SME là gì?

SME hay SMEs là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise. Khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

SMEs có thể phân chia đơn giản theo hai loại hình sau: doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp sản xuất sử dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm đem trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người. Doanh nghiệp thương mại đầu tư tiền của, công sức và thời gian vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, có thể tiếp tục phân chia thành hai dạng doanh nghiệp trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm và doanh nghiệp dịch vụ. Sự khác biệt chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tạo ra được những sản phẩm hữu hình có thể cầm nắm và sử dụng được; còn doanh nghiệp dịch vụ cung cấp những sản phẩm vô hình, chỉ xuất hiện khi người dùng yêu cầu.

Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, nông sản, thủy hải sản, hàng tiêu dùng… là doanh nghiệp sản xuất điển hình. Còn các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng - khách sạn, giao thông vận tải, tư vấn, làm đẹp - chăm sóc sức khỏe… là các doanh nghiệp dịch vụ điển hình.

Tất cả các doanh nghiệp SME muốn kinh doanh hiệu quả đều phải đầu tư vào hoạt động marketing. Cả doanh nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp dịch vụ đều không phải ngoại lệ. 

Thực trạng của các doanh nghiệp SME

Theo thống kê, tại Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ. Do vốn và điều kiện kỹ thuật lạc hậu nên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là thực trạng của nền kinh tế Việt Nam cũng như khối doanh nghiệp SME nói riêng.

Ngoài việc khó tiếp cận về vốn, doanh nghiệp SME còn gặp nhiều trở ngại vì chưa có chiến lược phát triển phù hợp. Thiếu khả năng mở rộng thị trường, vấn đề truyền thông, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số… cũng là những vấn đề mà doanh nghiệp SME đang trăn trở.

Bài toán chiến lược Marketing Online hiệu quả cho doanh nghiệp SME

Marketing Online được xem là công cụ giúp cho SME đẩy mạnh định vị thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ này một cách hợp lý và đúng đắn; bởi doanh nghiệp của bạn sẽ rất dễ bị người tiêu dùng lãng quên; đặc biệt là khi chưa có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí của họ. Các thủ thuật tiếp thị kỹ thuật số dưới đây sẽ là những công cụ mà bạn cần cân nhắc để phát triển cho SME của mình.

Kết hợp các nền tảng kỹ thuật số

Ngày nay, với sự phát triển của nhiều nền tảng công nghệ; khách hàng không còn đưa ra quyết định dựa trên việc xem quảng cáo ở một kênh online nhất định nữa. Do đó mà doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi tư duy quảng cáo để có thể bắt kịp hành trình mua sắm của người tiêu dùng; từ đó dẫn đến việc tăng chuyển đổi thành công.

Những công cụ truyền thông trên các nền tảng kỹ thuật số có vai trò rất quan trọng trong quy trình kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, chúng còn có vai trò tác động lên những đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. 

Moment marketing

Moment Marketing (tiếp thị thời điểm) là hình thức marketing được tận dụng bởi nhiều thương hiệu nhằm mục đích tăng tương tác với khách hàng của doanh nghiệp bằng cách đề cập đến một sự kiện thực tế vừa diễn ra.

Moment Marketing còn đề cập đến việc tạo ra các kết nối có liên quan và nhất quán giữa các phương tiện ngoại tuyến và trực tuyến trong thời gian thực. Chìa khóa để thực sự có mặt đúng khi khách hàng phản ứng với quảng cáo truyền hình là khả năng liên kết phương tiện ngoại tuyến với mục đích tìm kiếm. Khi khách hàng tiếp cận với điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay của họ để thực hiện quá trình tìm kiếm; thương hiệu của bạn phải có mặt với thông điệp chính xác tại thời điểm đỏ.

Influencer marketing

Tiếp thị Influencer được xem là xu hướng được nhiều nhãn hàng ưu tiên lựa chọn hàng đầu hiện nay bởi hiệu quả mang lại cực kỳ cao. Sự chứng thực từ những người có sức quan trọng ngày càng trở nên quan trọng. Doanh nghiệp cần xác định những người có số lượng theo dõi lớn có sức ảnh hưởng đến đối tượng mục tiêu của cả bạn lẫn Influencer. Sau đó là tập trung nỗ lực tiếp thị nhờ vào những người có sức ảnh hưởng truyền tải nội dung của thương hiệu.

Video marketing

Xu hướng người dùng trực tuyến sử dụng Youtube và video ngày càng gia tăng trên toàn cầu mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; việc sản xuất phim đơn giản trở nên dễ dàng hơn với việc đăng tải quảng cáo lên mạng xã hội Youtube và nhắm đến mục tiêu khách hàng tiềm năng.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần biến video tiếp thị của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tạo ra nội dung mà mọi người thực sự muốn chia sẻ. Hãy biến video tiếp thị trở thành một câu chuyện sẻ chia đến nhiều người chứ không phải đơn thuần là một video giới thiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Doanh nghiệp cần tập trung vào giá trị cung cấp cho khách hàng của mình. 

Ngắn gọn và chính xác đó là những gì mà khách hàng đang cần ở một quảng cáo từ các nhãn hàng. Hãy thử gây tò mò khán giả bằng cách đặt câu hỏi và sử dụng quảng cáo xem trước để thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức. Video của bạn phải truyền đạt được ngay giá trị từ ban đầu.

Kết luận: Có rất nhiều cách để bạn có thể quảng bá SME, với sự kết hợp đúng đắn của các hoạt động Marketing Online, bạn có thể vừa xác định và tập trung vào những chiến thuật tiếp thị hiệu quả nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình.

Share:

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

vân

0394.17.96.99