Để kinh doanh online, bạn không chỉ cần có một trang web bán hàng chuyên nghiệp (được coi là bộ mặt trực tuyến của doanh nghiệp để khách hàng nhìn vào), mà bạn còn cần tận dụng tốt các phương tiện truyền thông xã hội được đánh giá cao về hiệu quả kinh doanh như Facebook, Instagram, Twitter, hay Zalo,…
Các phương tiện truyền thông xã hội cung cấp cho doanh nghiệp cách thức dễ dàng để tiếp cận và ảnh hưởng đến sở thích của khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, việc quản lý chúng nếu sai sót có thể dẫn đến một số hệ quả không mong muốn, chẳng hạn như “chảy máu” nguồn ngân sách từ việc chạy quảng cáo hay tổ chức các cuộc thi có giải thưởng lớn.
Đặc biệt là Facebook, nếu như doanh nghiệp của bạn đang không hiện diện trên trang mạng xã hội này thì đó quả là một thiếu sót lớn. Chỉ cần cung cấp những nội dung hữu ích, kèm theo đó là tích cực tương tác với người dùng trên trang Facebook, doanh nghiệp sẽ thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người và kích thích được họ cùng tham gia vào quảng bá thương hiệu của bạn.
1. Fanpage Facebook là gì?
Fanpage trên Facebook có thể hiểu là một landing page thu nhỏ hoặc trang web trên Facebook đóng vai trò như bộ mặt cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn.
Nó khác với một Profile Facebook cá nhân (được thiết kế cho mọi người). Trong khi Profile Facebook của bạn đại diện cho bạn như một người, thì Fanpage đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn.
Trang Fanpage chứa nhiều thông tin như thông tin liên hệ của doanh nghiệp, trang web, giờ làm việc, địa điểm và những thông tin cơ bản khác. Trang Fanpage cũng là một nền tảng tuyệt vời để đăng các bài viết, sự kiện và ảnh trên blog của bạn.
Các trang này được thiết kế để thu hút người hâm mộ dưới dạng like và theo dõi trang. Điều này có nghĩa là người hâm mộ sẽ được thông báo về các thay đổi mới cho trang Fanpage nếu bạn có bất kì bài post mới hay cập nhật mới nào.
Khác với Facebook cá nhân, Fanpage doanh nghiệp không giới hạn số người theo dõi. Nếu như Facebook cá nhân chỉ cho phép tối đa 5.000 bạn, thì với Fanpage doanh nghiệp, bạn có thể mở rộng vòng kết nối thoải mái.
Đối với nhiều công ty, trang Facebook Fanpage là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông xã hội.
2. Các bước xây dựng Fanpage để bán hàng trên Facebook hiệu quả từ con số 0
2.1. Chọn đúng tên là cách xây dựng Fanpage hiệu quả
Khi nói đến tối ưu hóa fanpage, bạn cần chọn đúng tên để Google có thể nhớ và tìm thấy đúng trang bán hàng của bạn một cách nhanh nhất. Đây là chìa khóa cho thấy tầm quan trọng của bạn trong con mắt của Google. Hãy cẩn trọng nhé, vì bạn chỉ có thể chọn một lần và nó là vĩnh viễn.
Đó là lý do giải thích cho việc nếu bạn nhồi vào tiêu đề một từ khóa chung chung sẽ không mang lại bất cứ hiệu quả nào, bởi Google sẽ khó có thể nhận biết, phân biệt để khuyến khích người tìm kiếm truy cập, thậm chí là nó có thể xem bạn như một “thùng rác” vô giá trị.
Thay vì thế, bạn cần một cái tên thương hiệu đại diện doanh nghiệp cho thấy cá tính riêng của mình, đây là mục đích thực sự đằng sau bất cứ một trang Facebook Business nào.
2.2. Hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp của bạn trên Facebook
Hãy cập nhật đầy đủ phần ảnh đại diện, ảnh bìa, liên hệ và các thông tin cần thiết khác được yêu cầu hoàn thiện trong hồ sơ doanh nghiệp.
Một hồ sơ hoàn chỉnh cho thấy thái độ chuyên nghiệp và là một tín hiệu rõ ràng cho khách hàng mục tiêu thấy rằng bạn đang thực sự hoạt động kinh doanh trên Facebook một cách nghiêm túc.
Mặt khác, để đảm bảo mục đích thống nhất trên tất cả các kênh truyền thông xã hội, bạn hãy chắc chắn rằng hình ảnh được sử dụng phù hợp, ảnh bìa chuẩn kích cỡ là 851 x 315 px nhé!
2.3. Đặc biệt chú ý đến phần “Về chúng tôi” trên trang Fanpage Facebook
Sự thật là, bất cứ người dùng nào khi truy cập vào trang Facebook Business đều muốn biết tất cả các chi tiết về doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như: địa điểm văn phòng, dịch vụ mà bạn cung cấp, khung giờ làm việc,…
Vì vậy, hãy cung cấp cho họ những thông tin đầy đủ trong mục “Về chúng tôi”, nhằm nhấn mạnh các giá trị và lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có thể mang lại cho khách hàng.
Tương tự như thẻ Meta Description, bạn cần có một mô tả ngắn khoảng 155 ký tự với những từ ngữ chính xác, bao gồm cả từ khóa nhắm mục tiêu về doanh nghiệp để thông tin có thể được hiển thị một cách chính xác nhất trong các kết quả tìm kiếm từ Google, cả trên máy tính để bàn hay các thiết bị di động.
Đồng thời nhớ thêm cả các liên kết đến trang web bán hàng của bạn hoặc các trang đích để bán hàng trong phần mô tả ngắn vì nó giúp cải thiện đáng kể khả năng được tìm thấy của các trang nội dung đó.
2.4. Cung cấp số điện thoại và địa chỉ trang Facebook của bạn
Các thiết lập Facebook cho thấy lĩnh vực kinh doanh, địa điểm, số điện thoại,… luôn đóng vai trò vô cùng đặc biệt. Nó không chỉ cung cấp cho người đọc nắm rõ thông tin mà còn tạo cơ hội để trang Facebook Business của bạn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Google chỉ đơn giản là quan tâm nhiều hơn đến các trang cung cấp thông tin liên lạc cụ thể.
Vì vậy, hãy chắc chắn điền đầy đủ thông tin về địa chỉ doanh nghiệp, từ đường phố đến quận/huyện, tên thành phố và số điện thoại cố định của bạn. Điều đó sẽ giúp định vị thương hiệu doanh nghiệp trong các kết quả tìm kiếm địa phương.
Đó là những bước nền cần thiết để bạn bắt đầu xây dựng Fanpage thôi. Tiếp theo đây sẽ là những bí kíp để giúp bạn Tối ưu hóa Fanpage trên Facebook hiệu quả để bán hàng online hiệu quả hơn gấp trăm lần.
3. Cách tối ưu hóa Fanpage Facebook giúp bán hàng hiệu quả
3.1. Chăm sóc Fanpage liên tục và đồng nhất
Dù Facebook được dùng đơn thuần là kênh quảng bá hay kết hợp cả kinh doanh online thì việc lập ra Fanpage đều nhằm mục đích tiếp cận và tương tác với khách hàng.
Có thể nói Fanpage là một môi trường để doanh nghiệp và người tiêu dùng trao đổi thông tin, tiếp xúc với nhau. Thế nên đừng bao giờ để Fanpage của bạn đóng bụi, dăm bữa nửa tháng mới đăng vài thông tin quảng cáo ngắn ngủi.
Nội dung Fanpage phải thường xuyên cập nhật, ít nhất 3 lần trên một tuần vào những thời điểm cụ thể. Việc đăng tải nội dung giúp Fanpage của bạn luôn giữ được sự tươi mới, cho khách hàng cảm thấy bạn vẫn đang hoạt động và sẽ có những dự án mới trong thời gian tiếp theo.
Cần lưu ý là những nội dung này phải thống nhất với nhau trong cùng chiến dịch, ví dụ bạn định ra tháng này sẽ thực hiện chiến dịch Marketing Facebook nhằm giới thiệu sản phẩm mới thì 80% nội dung bạn viết phải xoay quanh mục đích ấy. Việc đồng nhất nội dung này sẽ giúp bạn lưu lại thông điệp lâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
3.2. Thông điệp ngắn gọn, hình ảnh sống động
Như đã nói rất nhiều lần, trên mạng Internet nói chung và Facebook nói riêng, hàng ngày có cả nghìn thông tin được đăng tải nên người ta sẽ chẳng bỏ thời gian ra để đọc những bài viết dài đến cả nghìn chữ không hình ảnh minh họa đâu.
Fanpage của bạn không phải trang diễn thuyết, cũng không phải nơi đăng tải cảm xúc, triết lý sống hay dạy đời người khác, nó là công cụ để bạn thực hiện các chiến dịch Marketing Facebook, là nơi để bạn giao tiếp với người tiêu dùng, thế nên chỉ cần đăng tải thông điệp ngắn gọn kèm hình ảnh sống động là đủ.
Thông thường nội dung trên Fanpage chỉ nên từ 100 đến 150 từ, sử dụng các động từ mạnh, các cấu trúc từ vần điệu dễ nhớ, hình ảnh ấn tượng có liên quan. Đừng nhầm lẫn giữa những gì chúng tôi đang nói với các câu khẩu hiệu, bạn đang giao tiếp với khách hàng chứ không phải rêu rao quảng bá trắng trợn, thế nên dù ngắn gọn cũng cần mang lại cảm giác thân thiết, không nên cụt lủn.
3.3. Mang đến giá trị cho người tiêu dùng
Không ai tốn công theo dõi Fanpage của bạn nếu nó chẳng mang lại lợi ích gì cho họ, muốn có nhiều người quan tâm thì hãy “chăm sóc” nội dung thật kỹ trước khi đăng tại. Nội dung bài viết của bạn có thể đi theo một số hướng sau đây:
Kiến thức hữu ích: Ví dụ bạn chuyên bán áo thun in hình, hãy đăng những bài viết liên quan như cách giặt áo thun để không bị phai màu, cách phơi, là ủi… Đây đều là những kiến thức rất có ích xung quanh sản phẩm và lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh, chắc chắn khách hàng sẽ bị thu hút hơn.
Thông tin sản phẩm, doanh nghiệp: Các chương trình khuyến mãi, những ưu đãi nhân dịp đặc biệt nào đó, giới thiệu sản phẩm mới hay thông tin về dịch vụ khách hàng,… đều là các tin được nhiều người quan tâm.
Một số tin giải trí “hot”: Đã gọi là nơi giao lưu thì bạn đừng để Fanpage của mình chỉ khô khan với những thông tin kinh doanh đơn thuần, hãy sưu tầm một số tin giải trí “hot” hiện hành để đăng tải như một cách đổi gió, nên nhớ là thỉnh thoảng mới đăng thôi nhé.
3.4. Sử dụng hình ảnh cho nội dung bài viết
Trong thời đại thông tin phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp và marketer đều biết đến sức mạnh vô hình của những bức ảnh, đặc biệt là trong cộng đồng xã hội trực tuyến.
Chỉ cần lưu lại trên các trang mạng xã hội, bạn sẽ tìm thấy hàng tá thông tin về phản ứng của mọi người với các bức ảnh, và không ít bức ảnh đã có sức ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng mạng và thế giới.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, các bài post trên Facebook có chứa hình ảnh thu về 120% tương tác so với những bài post chỉ có chữ và chữ.
Bên cạnh đó, não bộ của chúng ta cũng phản ứng nhanh nhạy và hiệu quả hơn với hình ảnh. Trong một biển ký tự, hình ảnh nổi lên như một hòn đảo tuyệt vời, thu hút sự chú ý và tính tò mò của tất cả mọi người.
Vì vậy, để gia tăng độ tin cậy của Facebook với các bài viết, và cũng để thu hút người đọc tương tác một cách tự nguyện, điều bạn cần thực hiện không hề khó khăn chút nào, chỉ cần sử dụng hình ảnh liên quan đến bài viết và phần còn lại để người đọc tự tương tác.
Tuy nhiên, không phải cứ thêm hình ảnh vào bài viết là bạn đã qua mặt được Facebook. Thêm hình ảnh thì đơn giản, nhưng bổ sung hình ảnh nào cho phù hợp mới là điều khó khăn.
Người đọc muốn được nhìn thấy nhiều hình ảnh khác nhau, thường là những thứ hấp dẫn, thu hút ánh nhìn và có thể được mô tả đôi chút ý nghĩa liên quan của bức ảnh trong những dòng đầu tiên của bài viết hoặc dòng giải thích ảnh.
3.5. Đăng nội dung Marketing Facebook đúng thời điểm
Thực tế luôn có những khung giờ tốt và xấu cho việc đăng nội dung lên trang Facebook của doanh nghiệp. Nó quyết định một phần quan trọng đến việc nội dung đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hay không, bởi lẽ người dùng Facebook cũng chỉ thường online nhiều vào những khung giờ nhất định.
Bằng cách phân tích thời gian và mục tiêu đăng bài, bạn có thể xác định chính xác những gì có thể làm tốt nhất cho thương hiệu của mình.
Nếu bạn đang bán hàng trên Facebook thì có lẽ sẽ cần biết một vài con số như tỷ lệ nhập chuột cao nhất là vào khoảng 13 – 16h ngày thứ Tư.
Ngoài ra thì các khung giờ từ 8-9h, 11-12h, 16-17h và sau 20h các ngày trong tuần cũng là thời điểm thích hợp để bạn hoạt động trên trang mạng xã hội này và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
Ngược lại, cuối tuần trước 8h sáng và sau 20h tối lại là khung giờ cấm kị nhất mà bạn không nên hoạt động bởi sẽ không thể thu về được bất cứ hiệu quả gì.
3.6. Thêm đánh giá và bình luận về trang – cách xây dựng fanpage bán hàng hiệu quả
Bạn có để ý thấy rằng nhiều trang Facebook Page có phần bình luận và đánh giá theo các ngôi sao không?
Tính năng này chỉ xuất hiện nếu bạn thiết lập trang Facebook Page cho doanh nghiệp, shop kinh doanh và bổ sung vào đó địa chỉ kinh doanh của bạn. Còn nếu bạn đang tạo trang mới, bạn sẽ không bỏ qua được tính năng này đâu vì đây là thông tin bắt buộc bạn phải điền.
Nếu bạn đang có một trang Facebook Page và muốn chuyển thành trang cho doanh nghiệp, bạn có thể thay đổi trong phần About, chnj Page Info và chọn lại thông tin trong phần Category.
Ngay sau khi chỉnh sửa và bổ sung thông tin về địa điểm kinh doanh đầy đủ, tính năng Đánh giá và bình luận sẽ sớm hiển thị trên trang Facebook Page của bạn.
3.7. Thêm nút kêu gọi hành động
Một lưu ý nho nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với trang Fanpage của bạn, đó là sử dụng một nút kêu gọi hành động – CTA. Và điều tuyệt vời nhất đó là bạn chỉ mất vài giây để làm được điều này.
Nếu bạn chưa sử dụng CTA cho fanpage của mình, bạn sẽ thấy một nút “Add Action Button” tại vị trí hiển thị của nút CTA. Khi click vào nút này, bạn sẽ có một menu hiển thị các lựa chọn CTA phù hợp với bạn cùng với đó là định dạng xem trước trên các thiết bị hiển thị khác nhau.
Mặc dù vậy, lựa chọn CTA lại phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh cũng như tập khách hàng mà bạn hướng tới, với 11 lựa chọn khác nhau:
- Book Now (đặt ngay): Để hướng dẫn người dùng đến đặt bàn tại nhà hàng của bạn, hoặc một phòng trong một khách sạn hoặc một loại hình tương tự như đặt phòng.
- Contact Us (Liên hệ với chúng tôi): Bạn có thể sử dụng để hướng dẫn người dùng đến một hình thức liên lạc, hoặc nếu bạn cảm thấy tự tin, nó có thể là một nút để gửi email trực tiếp cho bạn.
- Use App (Dùng ứng dụng): Nếu công ty của bạn có ứng dụng riêng của mình, đây có thể là nút để người dùng mở ứng dụng đó trên thiết bị di động.
- Play Game (Chơi trò chơi): Nếu bạn là một công ty phát triển ứng dụng di động, đây có thể là nút liên kết đến trò chơi mới nhất của công ty bạn.
- Shop Now (mua ngay): Đưa người dùng đến thẳng cửa hàng trực tuyến của bạn.
- Sign Up (đăng ký): Đưa người dùng đến một Form đăng ký thành viên hoặc điều gì đó tương tự thế.
- Watch Video (xem video): Bạn tùy chọn Video để mời người dùng xem thông qua nút.
Cùng với đó, CTA sẽ được đặt link trực tiếp đến 1 trang web như trang chủ, trang nội dung hay trang sản phẩm. Điều này giúp bạn điều hướng trực tiếp người dùng từ fanpage đến ứng dụng kinh doanh hoặc website của bạn.
Tuy nhiên, sẽ thật là thiếu sót nếu không đo lường hiệu quả mà nút CTA đem lại. Bạn có thể sử dụng dạng link rút gọn hoặc link có gắn mã theo dõi để đo lường, kiểm soát và đưa ra thay đổi phù hợp với nút CTA của mình.
Vì thế, để tận dụng hữu ích từ fanpage, bạn hãy cân đối mọi thứ từ số lượng fan cho tới chất lượng nội dung các post và các hoạt động giúp kích thích tăng trưởng tương tác họ.
Để tăng doanh thu thì bạn không thể bỏ qua thị trường béo bở là Facebook. Và vấn đề quản lý fanpage luôn là nỗi đau đáu của nhiều chủ shop kinh doanh online. Hiểu được vấn đề đó, iMaSo VN hỗ trợ gói thiết kế và chăm sóc fanpage trong vòng 30 ngày nhằm hỗ trợ việc bán hàng trở lên dễ dàng hơn!
NẾU CẦN HỖ TRỢ, VUI LÒNG LIÊN HỆ TẠI ĐÂY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét