SHOPIFY LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN BÁN HÀNG HIỆU QUẢ TRÊN SHOPIFY TỪ A - Z

 Thương mại điện tử hiện nay đang rất phát triển tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp bán hàng truyền thống đều đã chuyển sang hình thức bán hàng online bằng việc xây dựng các website. Đối với những người đang muốn thử sức với kinh doanh online quốc tế thì nền tảng điện tử Shopify chính là lựa chọn tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu về Shopify trong bài viết này.

 

Shopify là gì?

Shopify là một nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu của công ty cùng tên. Được thành lập vào năm 2016, Shopify đã phát triển và trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp kinh doanh online trên nền tảng thương mại điện tử.

Công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử dựa trên mô hình subscriptions. Điều này có nghĩa là Shopify cung cấp cho các doanh nghiệp đăng ký một bộ công cụ cho phép tạo một trang web bán hàng trực tuyến, hoàn chỉnh với mọi thứ được thiết lập và hoạt động ngay lập tức.

Không giống với những nền tảng như Magento hay OpenCart đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức về website, hosting hay HTML mới sử dụng được. Shopify được thiết kế đặc biệt dành cho những người mới bắt đầu với website và thương mại điện tử. Bạn chỉ cần biết sử dụng internet là đủ để có thể làm chủ và sử dụng Shopify.

Ai phù hợp để sử dụng Shopify?

Bất kì ai muốn sở hữu kênh bán hàng online thông qua website đều có thể sử dụng Shopify. Tuy nhiên, Shopify đặc biệt nổi tiếng trong cộng đồng Dropshipping và POD ( Print on Demand).

Nếu bạn đang bán POD, Shopify đã kết nối với những nền tảng POD phổ biến như Printful, Dreamship, Teezily, GearLaunch, Printify,...

Đối với dropshipping, Shopify là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang có ý định kinh doanh theo mô hình này với việc kết nối với AliExpress để đăng sản phẩm, Google Shopping cho quảng cáo và Stripe, PayPal cho cổng thanh toán.

Tại thị trường Việt Nam, khá nhiều thương hiệu Việt Nam đang sử dụng nền tảng Shopify nhằm phục vụ mục đích bán hàng nội địa. Những đối thủ chính của Shopify tại thị trường Việt Nam có thể kể đến Haravan và Sapo.

Ưu điểm của Shopify là gì?

Dễ sử dụng: Đây là lý do lớn nhất mà các doanh nghiệp kinh doanh online trên nền tảng thương mại điện tử yêu thích Shopify. Shopify dễ dàng sử dụng với ngay cả những người không hiểu biết quá nhiều về mặt kỹ thuật. Với Shopify, bạn có thể thiết kế website bán hàng thân thiện với người dùng, đăng bán sản phẩm, tạo các chương trình khuyến mãi, đẩy bán và xử lý đơn đặt hàng một cách dễ dàng.

Thi trường rộng lớn: Thay vì sở hữu 1 website thông thường và chỉ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định, với Shopify cơ hội tiếp cận khách hàng của bạn tăng lên rất nhiều lần, bất kì ai đều có thể truy cập và mua sản phẩm của bạn.

Chi phí thấp: Phí hàng tháng bạn phải cho việc bán hàng trên Shopify tương đối thấp: Gói cơ bản có giá 29$/tháng và gói trung cấp có giá 79$/tháng.

Giao diện đẹp mắt: Shopify cung cấp cho người bán rất nhiều giao diện website hoàn toàn miễn phí trong Shopify Theme Store. Ngoài những chủ đề có sẵn, Shopify Theme Store cũng có những giao diện thu phí bắt mắt hơn để cho người bán có thêm nhiều lựa chọn để tối ưu cho shop của mình.

Nhiều tính năng lựa chọn hỗ trợ: Bạn có thể truy cập hỗ trợ kỹ thuật mỗi giờ trong ngày thông qua điện thoại, trò chuyện trực tiếp hoặc email. Tùy chọn tự giúp đỡ cũng luôn có sẵn.

Nhược điểm của Shopify là gì?

Hạn chế về mặt chức năng: Shopify được tải sẵn với hầu hết tất cả các tính năng cơ bản mà các doanh nghiệp mới bắt tay vào kinh doanh online cần để xây dựng một cửa hàng trực tuyến. Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp đều có một số yêu cầu chuyên biệt và Shopify thường không có các tính năng để đáp ứng các nhu cầu cụ thể đó. Đây là nơi các tiện ích bổ sung xuất hiện. Nhiều thương nhân cuối cùng cần phải mua một số tiện ích bổ sung để có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh online của họ.

Các tiện ích bổ sung “phải trả phí”: Như đã nói ở trên, Shopify chỉ cung cấp hầu hết mọi tính năng cơ bản, do đó người bán thường phải tìm các tính năng nâng cao dưới dạng các tiện ích bổ sung và “mất phí”.

Phí giao dịch: Mặc dù hầu hết các giỏ hàng đã giảm hoàn toàn phí giao dịch. Shopify vẫn giữ lại mức phí 0,5% đến 2,0% (tùy thuộc vào gói giá của bạn).

Hệ sinh thái của Shopify

Shopify sở hữu một tảng hệ sinh thái phong phú giúp cho bạn có thể sở hữu những công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất trên thế giới vào thương mại điện tử.

Shopify App Store

Nếu như Android có Google Play, iOS có Apply App Store, thì Shopify App Store chính là hệ sinh thái ứng dụng của Shopify. Lí do hơn 1 triệu khách hàng đang gắn bó với Shopify vì họ có thể tuỳ biến website bán hàng online trở thành ông lớn với hơn 3.000 ứng dụng trả phí và miễn phí của Shopify.

Bất kể bạn cần tính năng gì, từ livechat cho đến đánh giá sản phẩm, email marketing, chương trình tích điểm, customize,... tất cả đều trở nên dễ dàng.

Có thể bạn chưa biết, chỉ riêng trong năm 2019, Shopify đã chi trả hơn 1 tỷ USD cho những đối tác phát triển ứng dụng trên Shopify.

Shopify Theme Store

Đây là nơi bạn lựa chọn những theme (template hay giao diện) để sử dụng cho website bán hàng của bạn. Những theme này được thiết kế theo ngành nghề và dễ dàng tuỳ chỉnh theo ý muốn của bạn. Bạn có thể mua 1 theme cao cấp để sử dụng hoặc đơn giản là chọn 1 theme miễn phí để dùng.

Shopify hiện tại có hơn 10 themes miễn phí cho bạn lựa chọn để bắt đầu.

Shopify Experts

Shopify Experts là nơi mà bạn có thể tìm kiếm những chuyên gia trong lĩnh vực Store Set up, Graphic Design, Digital Marketing,...

Shopify API

Shopify cung cấp tài liệu API để cho bạn có thể dễ dàng tích hợp với bất kì hệ thống của bên thứ ba nào. Dễ dàng tích hợp với phần mềm của bên thứ ba, hay hệ thống ERP, CRM nội bộ của doanh nghiệp.

Shopify tại thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, Shopify được biết đến rộng rãi trong cộng đồng kiếm tiền online như Dropshipping, Print on Demand. Tuy nhiên, đối với những khách hàng truyền thống kinh doanh tại thị trường Việt Nam, Shopify chưa được sử dụng nhiều vì một số rào cản ngôn ngữ và công nghệ.

Dù vậy, năm 2020 được dự báo là năm mà Shopify sẽ phát triển một cách mạnh mẽ tại Việt Nam khi những rào cản được xoá bỏ.

Tiếng Việt: Hiện tại Shopify chưa hỗ trợ tiếng Việt, tuy nhiên Shopify dự kiến sẽ công bố giao diện quản lý admin tiếng Việt trong năm 2020.

Zipcode: Khác với hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam không sử dụng Zipcode. Việc điền Zipcode khiến khách hàng gặp khó khăn khi nhập thông tin địa chỉ giao hàng. Shopify dự kiến sẽ xoá bỏ Zipcode và thay vào đó là hệ thống lựa chọn Tỉnh/Thành phố, Quận/Huyện, Phường/Xã.

Vận chuyển COD: Shopify đang tiến hành tích hợp với những nền tảng giao hàng phổ biến ở Việt Nam như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm và những đối tác có cổng API. Dự kiến hoàn thành Quý IV/2020

Cổng thanh toán: Hiện tại khách hàng sử dụng Shopify tại thị trường Việt Nam đã có thể sử dụng cổng thanh toán VTCPay, OnePay. Tương lai sẽ tích hợp VNPAY và những ví điện tử như Momo, ZaloPay, GrabPay.

Sàn thương mại điện tử: Tương lai dự kiến tích hợp với Lazada, Tiki, Shopee, Sendo.

Bán tại cửa hàng (POS): Phần mềm bán hàng tại cửa hàng đã tích hợp thành công, đồng bộ với dữ liệu khách hàng, đơn hàng của Shopify.

Xem thêm: Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chuẩn 100%

Hướng dẫn bán hàng hiệu quả trên Shopify từ A đến Z

Trước tiên để bắt đầu sử dụng Shopify, người bán cần có là một máy tính có kết nối internet và một địa chỉ email. Vì ngôn ngữ chính sử dụng trong Shopify là tiếng Anh nên bạn cũng cần có 1 vốn tiếng Anh nhất định hoặc dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng Google dịch để hỗ trợ trong quá trình bán hàng trên Shopify.

Lựa chọn sản phẩm và hình thức bán hàng trên Shopify

Bạn có thể bán gì trên Shopify?

Với nền tảng Shopify, bạn gần như có thể bán mọi thứ từ sản phẩm cho đến dịch vụ như quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm làm đẹp, đồ điện tử, đồ gia dụng hay những sản phẩm như khóa học, dịch vụ, phòng khách sạn hay thẻ thành viên,…

Một số hình thức bán hàng trên Shopify và kiếm tiền với Shopify phổ biến

Fulfillment by Amazon (FBA)/ Private Label: Hình thức này thường được sử dụng trên Shopify như một kênh bán hàng phụ cho các seller bán các mặt hàng chủ yếu liên quan đến soap, fitness supplements, mỹ phẩm, foods,… để kết nối với Amazon. Sau khi có order trên Shopify, hệ thống sẽ gửi đến Amazon để fulfill đơn hàng đó.

Dropshipping: Đây là hình thức giống như cộng tác viên bán hàng, bạn chỉ việc bán sản phẩm mà không phải bận tâm đến việc lưu kho hay vận chuyển đến tay khách hàng. Shopify Dropshippers tại Việt Nam thường tìm những suppliers chủ yếu ở Mỹ về mỹ phẩm, quần áo… hoặc lựa chọn dropship từ Aliexpress. Hình thức dropship đòi hỏi khá cao trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về sản phẩm cũng như từ khóa rất kỹ càng.

Bán áo thun auto fulfillment: Thay vì sử dụng platform cũ như Teespring, nhiều sellers đã dần chuyển dịch qua bán áo thun trên nền tảng Shopify và một platform kết nối với Shopify như 1 nền tảng bền vững khi các nền tảng khác đã có quá nhiều cạnh tranh (ví dụ như Teezily Plus, Printful, CustomCat và Teelaunch. Mình đánh giá cao nhất là Printful và kế đến là Teezily Plus.

Tự bán sản phẩm của chính mình làm ra.

Tạo gian hàng trên Shopify

Bước 1: Mua tên miền của riêng bạn

Điều này không bắt buộc để thiết lập cửa hàng Shopify, nhưng nó được khuyến khích mạnh mẽ. Việc sở hữu 1 tên miền riêng chứ không phải là dạng tên miền phổ biến “myshopify.com.com” sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng và nhận diện tốt hơn cho cửa hàng của bạn. Nó cũng sẽ trở thành một điểm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của bạn sau này. Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một tên miền .com với giá khoảng 10$ /năm trực tuyến, vì vậy đây là một khoản đầu tư xứng đáng mà không quá tốn kém.

Ngoài ra, bạn có thể mua một tên miền ngay thông qua Shopify. Giá ở đây đắt hơn một chút so với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, nó đi kèm với lợi ích đơn giản hóa quá trình kết nối tên miền sau này.

Bước 2: Tạo tài khoản trên Shopify

Shopify cho phép người bán có thể trải nghiệm mọi tính năng trong vòng 14 ngày hoàn toàn miễn phí mà không yêu cầu phải nhập thẻ tín dụng hay bất kì thông tin thanh toán nào.

Sau 14 ngày dùng thử, nếu bạn cảm thấy việc sử dụng Shopify là phù hợp, bạn có thể lựa chọn các gói dịch vụ của Shopify tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp hay cá nhân.

Bước 3: Thiết lập cửa hàng và sản phẩm

Sau khi cửa hàng của bạn được tạo, bây giờ bạn có thể kết nối tên miền bạn đã mua với cửa hàng. Quá trình này khá đơn giản.

Tiếp theo là thêm các sản phẩm đầu tiên của bạn. Giao diện Shopify rất thân thiện với người dùng để bạn có thể dễ dàng từng bước thực hiện thêm, cập nhật và xóa sản phẩm.

Khi bạn public một sản phẩm, sản phẩm đó sẽ xuất hiện ngay trên mặt tiền cửa hàng và khách hàng của bạn có thể mua hàng ngay lập tức.

Điều đau đầu thực sự là thu hút lưu lượng truy cập phù hợp vào cửa hàng của bạn và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng để họ không gặp khó khăn khi mua hàng từ trang web của bạn.

Thu hút khách hàng tới gian hàng của bạn

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu khách hàng của bạn ở đâu? Khách hàng tiềm năng của bạn có hoạt động nhiều nhất trên Facebook hoặc LinkedIn không?… Sau đó, bạn có thể quyết định kênh nào sẽ là nguồn lưu lượng truy cập chính của mình.

Bên cạnh các nền tảng chính như quảng cáo Facebook và Google, bạn cũng có thể để mắt đến các nguồn truy cập khác, có thể là lưu lượng truy cập của khách hàng trên chính cửa hàng của đối thủ.

Nói chung, quảng cáo trả tiền trên phương tiện truyền thông xã hội là để lưu lượng truy cập nhanh chóng, tức thì và chúng có hiệu quả nhất đối với hàng hóa mua xung. Mặt khác, tiếp thị nội dung và SEO mất nhiều thời gian nhưng chúng rất tốt cho việc xây dựng thương hiệu về lâu dài. Cả hai chiến lược có thể được sử dụng cùng một lúc, chỉ là bạn cần quyết định đầu tư bao nhiêu vào mỗi và vào thời gian nào.

Tối ưu trải nghiệm của khách hàng

Sau khi có lưu lượng truy cập ổn định, bạn có thể bắt đầu phân tích để xem loại khách truy cập nào mang lại lợi nhuận cao nhất và tối ưu hóa cửa hàng của bạn để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate optimization).

Đây là lúc bạn nên thực hiện A/B testing và sử dụng tùy chỉnh Trang. Ngay cả khi bạn không có đủ lưu lượng truy cập, vẫn có những cách tốt nhất mà mọi cửa hàng nên tuân theo. Ví dụ: có tốc độ tải nhanh, thiết kế đáp ứng, kiểm tra nhanh và mô tả sản phẩm tốt.

Shopify tự cung cấp một hướng dẫn khá chuyên sâu về vấn đề này mà người mới bắt đầu nên xem qua. Hơn nữa, có những ứng dụng miễn phí mà bạn có thể sử dụng để làm nhanh quá trình này, chẳng hạn như Instant Upsell tự động quảng cáo mã phiếu giảm giá trên các trang sản phẩm tương ứng.

Kết Luận: Bạn sẽ thành công với việc bán hàng trên Shopify nếu như bạn chịu khó tìm tòi và học hỏi, 29$/tháng cho Shopify là 1 số tiền không hề nhỏ tuy nhiên nếu biết cách khai thác, Shopify thực sự là một mỏ vàng mà bạn sẽ nuối tiếc nếu bỏ qua.

Xem thêm: Chọn màu theo từng ngành kinh doanh

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Bài đăng nổi bật

Twitter Profit Hive Review: How I Create Passive Income With Twitter

  Twitter Profit Hive Review-Introduction Welcome to our comprehensive review of Twitter Profit Hive, the ultimate guide to achieving financ...

Recent Posts

XIN CHÀO!!!

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog.
Đây là blog chia sẻ tất tần tật những kiến thức về marketing mà mình đã đúc kết cũng như học hỏi được trong thời gian qua.
Nếu bạn đọc được thông tin hữu ích, đừng quên dành cho mình 1 chia sẻ ủng hộ nhé!
Thanks :)

THEO DÕI IMASO TRÊN FACEBOOK

Lưu trữ Blog

vân

0394.17.96.99